Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

2021 luận văn Đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị thành phố trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 113 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử
dụng đất đô thị Thành phố Hội An trong bối cảnh biến đổi khí hậu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn thiết kế quy mô dân số đô thị để tính quy mô diện tích.. .14
mỗi loại đất..........................................................................................................14
Bảng 4.1. Dân số và lao động trên địa bàn thành phố năm 2016.............................35
Bảng 4.2. Phân bố các trận lũ theo thời gian từ tháng 9-12....................................40
Bảng 4.3. Diễn biến mặn theo dọc sông Thu Bồn - Hội An....................................44
Bảng 4.4. Thống kê bão từ 2005- 2009.................................................................48
Bảng 4.5. Cơ cấu, diện tích các loại đất xây dựng đô thị của thành phố Hội An tính
đến ngày 31/12/2016.............................................................................................57
Bảng 4.5. Hiện trạng thực hiện các công trình TM-DV-DL trong kỳ kế hoạch......59
Bảng 4.6. Các công trình đang được triển khai xây dựng trong kế hoạch để phục
vụ du lịch của thành phố năm 2017......................................................................60
Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp TP Hội An năm 2016......................60
Bảng 4.8. Thống kê nhà ở theo loại nhà ở năm 2011..............................................62
Bảng 4.9. Hiện trạng sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp năm 2016..........64
Bảng 4.10. Danh mục các công trình vui chơi giải trí công cộng đang được thành
phố tập trung đầu tư xây dựng trong kỳ kế hoạch năm 2016...................................66
Bảng 4.11. Thống kê hiện trạng các tuyến giao thông chính ( đường bộ)................73
Bảng 4.12. Các công trình giao thông đang được xây dựng trong địa bàn thành phố
.............................................................................................................................76


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quản lý chất thải rắn hiện nay................................................. 80
Biểu đồ 2.1. Nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng lên từ năm 1870 đến năm


2000...................................................................................................................... 5
Biểu đồ 4.2. Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan phân theo đơn vị hành chính
năm 2016 ............................................................................................................63
Biểu đồ 4.3. Diện tích đất xây dựng trụ sở công trình sự nghiệp năm 2016 (ha) 65


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Các dòng bức xạ và hiệu ứng nhà kính....................................................5
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính Thành Phố Hội An .....................................................26
Hình 4.2. Sơ đồ thổ nhưỡng thành phố Hội An ......................................................29
Hình 4.3. Hiện trạng giao thông TP Hội An........................................................... 37
Hình 4.4. Xói lở tại bờ biển Cửa Đại .....................................................................46
Hình 4.5. Vị trí các điểm nóng của các loại hình thiên tai...................................... 51
Hình 4.6. Trung tâm lịch sử thành phố bao gồm khu phố cổ và vùng cận phố cổ 52
Hình 4.7. Sơ đồ vùng hành lang chuyển tiếp......................................................... 53
Hình 4.8. Sơ đồ khu vực phát triển........................................................................ 54
Hình 4.9. Sơ đồ khu vực dự trữ phát triển............................................................. 55
Hình 4.10. Sơ đồ hành lang kết nối các khu vực đô thị với nhau............................ 55
Hình 4.11. Sơ đồ phân bố hệ thống môi trường cây xanh trên địa bàn thành phố ....67
Hình 4.12. Các vùng sinh thái của Hội An............................................................. 69
Hình 4.13. Sơ đồ phân tích đất xây dựng đô thị..................................................... 70


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2

Từ viết tắt
BĐKH

UNESCO

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

SDĐ
KT-XH
CTMTQG
GDP
CP
HĐND
UBND
ĐBSCL
GO
ADSL
CDS
GIS

NTTS
CN-ĐT-DV
HEC –RAS

18
19
20

BTCT
TDTT
TM-DV-DL

Chú thích nghĩa
Biến đổi khí hậu
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc
Sử dụng đất
Kinh tế - Xã hội
Chương trình mục tiêu quốc gia
Tổng sản phẩm quốc nội
Chính phủ
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Đồng bằng Sông Cửu Long
Giá trị sản xuất
Đường dây thuê bao bất đối xứng
Chiến lược phát triển đô thị
Hệ thống thông tin địa lý
Nuôi trồng thủy sản
Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ

Mô hình tính toán thủy lực để xác định
vùng ngập lụt
Bê tông cốt thép
Thể dục thể thao
Thương mại- Dịch vụ- Du lịch


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài........................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................................4
2.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu và những tác động từ biến đổi khí hậu............. 4
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm và phân loại đất đô thị.............................................. 9
2.1.3. Quy hoạch xây dựng và kế hoạch SDĐ đô thị ..............................................11
2.1.4. Căn cứ pháp lý............................................................................................ 14
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...............................................................................15
2.2.1. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu lên các đô thị ven biển trên thế giới.................. 15
2.2.2. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu lên các đô thị ven biển Việt Nam..................... 16
2.2.3. Quy hoạch xây dựng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu............................. 17
2.2.4. Đánh giá công tác quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử dụng đât đô thị trong
bối cảnh biến đổi khí hậu...................................................................................... 19
2.3. Một số nghiên cứu có liên quan ......................................................................21

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................... 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 23
3.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................23
3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................23
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu ......................................................23


3.3.3. Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp ............................................24
3.3.4. Phương pháp phân tích chính sách.............................................................. 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 26
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành Phố Hội An .........26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................26
4.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội .............................................................................34
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường Thành phố
Hội An .................................................................................................................38
4.2. Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất
đô thị Hội An trong bối cảnh BĐKH ....................................................................39
4.2.1. Tác động của BĐKH đến Thành phố Hội An ............................................39
4.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô
thị Hội An............................................................................................................ 52
4.3. Đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đô thị Hội
An trong bối cảnh BĐKH ....................................................................................78
4.3.1. Đánh giá chung........................................................................................... 78
4.3.2. Đánh giá cụ thể ...........................................................................................79
4.4. Giải pháp cho quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị Hội An
thích ứng với biến đổi khí hậu ..............................................................................83
4.4.1. Giải pháp về hướng phát triển không gian đô thị ........................................83

4.4.2. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng...........................84
4.4.3. Giải pháp xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị .................................................85
4.4.4. Giải pháp quy hoạch nhà ở và tầm cao xây dựng........................................ 86
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 88
5.1. Kết luận......................................................................................................... 88
5.2. Kiến nghị...................................................................................................... 90
PHẦN 6. TÀI LIỆU KHAM KHẢO................................................................. 92
PHẦN 7. PHỤ LỤC ...........................................................................................94


PHẦN 1.
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết đất đai là yếu tố tự nhiên quan trọng, là điều kiện
cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất của con người, là cơ sở nền tảng cho
việc xây dựng các cơ sở kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là địa bàn phân bố
các khu dân cư. Đất đai có một vi trí cố định, với một lượng có hạn trên phạm
vi toàn cầu và phạm vi từng quốc gia.Vì vậy việc quản lý sử dụng đất đai là
một vấn đề cấp thiết, nhất là trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ mà tốc độ phát triển
đô thị, tốc độ đô thị hoá đang tăng nhanh. Trong phát triển đô thị và đô thị hoá
đã nảy sinh rất nhiều vấn đề trong sử dụng đất đô thị, một trong số đó là những
tác động từ BĐKH.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, nó
không chỉ đơn thuần là vấn đề về môi trường mà còn là vấn đề về phát triển,
thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý
và các chính khách trên thế giới. Kofi Annan đã ví biến đổi khí hậu như một
mối đe doạ đối với hoà bình và an ninh toàn cầu, có mức độ nguy hiểm xếp
ngang hàng với xung đột vũ trang, buôn lậu vũ khí hay nghèo đói. Biểu hiện rõ
nét nhất là hiện tượng thời tiết bất thường, trái đất đang nóng lên; hậu quả làm
băng tan, mực nước biển dâng cao, mưa lũ, bão lốc, giông tố gia tăng. Con

người đã và đang phải đối mặt với những tác động khôn lường của biến đổi
khí hậu như dịch bệnh, đói nghèo, mất nơi ăn chốn ở, thiếu đất canh tác, sự
suy giảm đa dạng sinh học... Biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi
ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên khắp hành tinh này, trong
đó có Việt Nam mà biểu hiện rõ rệt nhất ở các đô thị ven biển Miền Trung
trong đó có thành phố Hội An.
Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam mang những nét đặc biệt về
tự nhiên, văn hóa và lịch sử, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới vào năm 1999, Cù Lao Chàm của Hội An được công nhận là Khu bảo tồn
sinh quyển của UNESCO năm 2009. Hiện nay Hội An đã trở thành điểm du lịch
quan trọng của tỉnh Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung. Hội An
đang đặt mục tiêu xây dựng thành phố sinh thái, phát triên bền vững. Tuy nhiên
do vị trí địa lý nằm ở vùng cửa sông ven biển nên Hội An đang phải chịu tác
động mạnh mẽ của các tai biến tự nhiên đang ngày thêm trầm trọng và phức tạp
bởi biến đổi khí hậu toàn cầu (mực nước biển dâng, lượng mưa bất thường,
1


nhiệt độ tăng, hạn hán kéo dài...).
Xuất phát từ tình hình thực tiễn nêu trên, được sự phân công của Khoa Tài
nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế cùng với sự
hướng dẫn của Thầy giáo Hồ Việt Hoàng, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh
giá thực trạng quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị
Thành phố Hội An trong bối cảnh biến đổi khí hậu “ nhằm đánh giá công tác
quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đô thị của địa phương trong thời
gian qua và đề xuất giải pháp thích ứng trong tương lai.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng đô thị và kế
hoạch sử dụng đất đô thị thành phố Hội An trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Đồng thời đề xuất các giải pháp trong công tác quy hoạch xây dựng đô thị và kế
hoạch sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu, khắc phục những mặt tồn tại,
giúp sử dụng đất hiệu quả và ổn định kinh tế - xã hội ở Thành phố Hội An.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, khảo sát hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Tổng hợp tài liệu để phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đến thành
phố Hội An.
- Tập trung đánh giá việc thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử
dụng đất đô thị trong thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH.
- Đề xuất các giải pháp cho công tác lập quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử
dụng đất đô thị Thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Để đạt được mục đích trên cần nắm vững các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá công tác quy hoạch xây dựng và kế hoạch SDĐ đô thị một cách
khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.

2


1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đóng góp thêm cơ sở lý luận mới trong nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH
đến quản lý và sử dụng đất đô thị.
- Góp phần cung cấp tư liệu trong hoạt động quy hoạch xây dựng và kế hoạch
SDĐ đô thị tại địa phương nghiên cứu.
- Đóng góp thêm cơ sở lý luận về công tác quy hoạch xây dựng và kế hoạch
SDĐ đô thị thích ứng BĐKH.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Qua thu thập tài liệu, phân tích và đánh giá thực trạng để chỉ ra một số tồn
tại và đề xuất cho chính quyền thành phố những giải pháp nâng cao hiệu quả
của công tác quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch SDĐ đô thị trong bối cảnh
BĐKH.
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho lập quy hoạch xây dựng
và SDĐ đô thị nhằm phát triển KT-XH thành phố Hội An thích ứng với
BĐKH.

3


PHẦN 2.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu và những tác động từ biến đổi khí hậu
2.1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu ( BĐKH)
Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên
trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay
đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (CTMTQG về
Ứng phó với BĐKH).
Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động
trực tiếp hay gián tiếp của con người gây ra sự thay đổi thành phần của khí
quyển toàn cầu và nó được thêm vào sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát được
trong các thời kỳ có thể so sánh được (Công ước khung của Liên hợp quốc về
BĐKH).
Biến đổi khí hậu: đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể
xác định được (ví dụ sử dụng các phương pháp thống kê…) diễn ra trong một
thời kỳ dài, thường là một thập kỷ hoặc lâu hơn. Biến đổi khí hậu đề cập đến bất

cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ
quả các hoạt động của con người (Ủy ban liên chính phủ về BĐKH).
2.1.1.2. Các nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu
Trong giai đoạn hiện nay, BĐKH chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân tự nhiên:
Bức xạ mặt trời: có chu kỳ hoạt động 11 năm nhưng không có xu thế tăng
hay giảm trong 2 thế kỷ qua.
Hoạt động của núi lửa: một số đợt phun trào lớn vào thời kỳ 1880 – 1920
và 1960 – 1991 (Pinatubo ở Philippine).
Ngoài ra, nguyên nhân chính góp phần làm gia tăng nhanh chóng tiến trình
biến đổi khí hậu trên toàn cầu là do tác động của con người. Tiêu biểu là sự nóng
lên của toàn cầu đã được khẳng định là do hoạt động của con người. Kể từ thời kỳ
tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều
năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua
4


đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm
tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.

Hình 2.1. Các dòng bức xạ và hiệu ứng nhà kính

Biểu đồ 2.1. Nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng lên từ năm 1870 đến năm 2000
Những số liệu về hàm lượng khí CO 2 trong khí quyển được xác định từ các
lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng
hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO 2 trong khí quyển
chỉ khoảng 180 – 200ppm, nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền
công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1980 hàm lượng khí CO 2 bắt đầu tăng
lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng
31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO 2 tự nhiên trong
khoảng 650 nghìn năm qua.

Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), oxit nitơ (N2O)
cũng tăng lần lượt từ 715ppb và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên
1.774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro
5


carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp
nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ozon bình lưu, chỉ mới có trong khí
quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm
phát triển.
Hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân gây tác động đến khí hậu của toàn cầu:
- Nhiệt độ toàn cầu (trái đất) tăng lên.
- Tăng nhiệt độ trong đại dương.
- Nhiệt độ của trái đất tăng sẽ làm tan băng ở Bắc và Nam cực nhanh hơn, mực
nước biển dâng cao. Khi đó nhiều vùng, lãnh thổ sẽ bị ngập chìm, có thể là ngập
chìm vĩnh viễn trong nước.
- Khí hậu của trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay
đổi. Toàn bộ điều kiện sống của con người bị tác động theo hướng tiêu cực. Hoạt
động sản xuất nông, công, lâm, thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện, các dịch bệnh sẽ ngày càng nguy hiểm và
lan truyền gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Do đó, có thể kết luận rằng hiệu ứng nhà kính trong công cuộc cách mạng
công nghiệp và nông nghiệp là những tác nhân trực tiếp gây ra hiện tượng
BĐKH toàn cầu.
2.1.1.3. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
Hiện nay có rất nhiều vấn đề xảy ra bất thường đều cho rằng là do biến đổi
khí hậu (BĐKH) nhưng không phải tất cả là do BĐKH mà các biểu hiện chủ yếu
của biến đổi khí hậu là:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống

của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.

6


- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển.
2.1.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu
a. Tác động đến tài nguyên – Môi trường
* Tài nguyên đất
- Nước biển đâng làm mất đi một diện tích rất lớn đất đai phì nhiêu ở các đồng
bằng ven biển.
- Nhiệt độ tăng, hạn hán liên tục làm cho quá trình hoang mạc hóa, sa mạc hóa,
mặn hóa, ô nhiễm đất ngày càng trầm trọng.
- Mưa lớn lũ lụt kéo dài với cường độ lớn làm cho bờ sông, bờ biển bị sạc lở và
quá trình xói mòn, rửa trôi , ô nhiễm, glây hóa diễn ra mạnh hơn làm cho đất trở
nên bạc màu, thay đổi thành phần và tính chất của đất.
* Tài nguyên nước
Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan
nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu
á dâng lên trung bình 2,4 mm/năm, riêng thập niên vừa qua là 3,1 mm/năm, dự
báo sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng 2,8mm - 4,3 mm/năm.
Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở

của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ
và Trung Quốc, làm khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước châu Á do
BĐKH đã làm thu hẹp các dòng sông băng ở dãy Hymalayas.
* Tài nguyên không khí
Môi trường không khí được xem là môi trường trung gian tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến các môi trường khác. Nó là nơi chứa các chất độc hại gây
nên biến đổi khí hậu và chính biến đổi khí hậu sẽ tác động ngược lại môi trường
không khí, làm cho chất lượng không khó ngày càng xấu hơn.
Tại hội nghị khoa học đánh giá về tình trạng và hậu quả của Trái Đất ấm
dẫn lên tại trường đại học Oxford (Anh Quốc) đã đưa ra kết quả nghiên cứu đó
là nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên 4 độ đến năm 2050 nếu phát thải khí nhà
kính vẫn có xu hướng tiếp tục tăng như hiện nay. Các nhà khoa học cũng cho
rằng nhiệt độ ấm dần lên sẽ ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến một số khu
vực như Bắc Cực, Tây và Nam Phi vì tại những vùng này nhiệt độ sẽ tăng thêm
tới 10 độ.

7


* Tác động đến con người
- Sức khỏe :
Kết quả nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với con người do
tổ chức Global Humnitarian Forum vừa công bố cho biết, hiện nay biến đổi khí
hậu đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm và ảnh hưởng đến cuộc
sống của 300 triệu người trên trái đất do tác động từ những đợt nắng nóng, lũ lụt
và cháy rừng gây ra.
Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn
đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh
thần kinh.
Thiên tai như bão, nước dâng, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, sạt lở đất.v.v..gia

tăng về cường độ và tầng suất là tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián
tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, bệnh tật.
Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt
xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn
trùng, sinh vật mang bệnh, làm tăng số người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan.
- Kinh tế:
Tất cả những nước đều chịu tác động của BĐKH, nhưng những nước bị tác
động đầu tiên và nhiều nhất lại là những nước và cộng đồng dân cư nghèo nàn,
mặc dù họ đóng góp ít nhất vào nguyên nhân BĐKH.Tuy nhiên hiện tượng thời
tiết bất thường bao gồm lũ lụt, hạn hán, bão củng đang gia tăng ngay cả ở những
nước giàu.
Việt Nam là nước đang phát triển, phát thải khí nhà kính gây hiệu ứng nhà
kính ở mức độ còn thấp, nhưng lại phải hứng chịu nhiều tác động của BĐKH.
Theo đánh giá của ngân hàng thế giới (2007), Việt Nam là một trong số các
nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó
vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm nhiều
nhất. Nếu mực nước dâng 1m sẽ có 10 % dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất
khoảng 10 % GDP, nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh
hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 25 % GDP.

8


2.1.2. Khái niệm và đặc điểm và phân loại đất đô thị
2.1.2.1. Khái niệm
Theo luật đất đai 2013 đất đai được phân thành 3 loại là đất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng trong đó đất phi nông nghiệp được
chia làm các loại đất sau: đất ở tại nông thôn, đất ở đại đô thị, đất xây dựng
trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất công
trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đất sử dụng vào mục

đích công cộng, đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, đất làm nghĩa trang, nghĩa
địa, nhà tang lễ, đất sông ngòi kênh rạch, đất mặt nước chuyên dùng, đất làm
nhà nghỉ, làm trại cho người lao động.
Điều 144 Luật đất đai 2013 có nêu khái niệm: "Đất ở tại các đô thị bao gồm
đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao,
trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử
dụng đất.
Luật đất đai 2013 không phân loại đất đât đô thị riêng nên căn cứ theo
điều 55 luật đất đai năm 1993 và điều 1 Nghị Định 88/CP ngày 17-08-1994
của chính phủ về quản lý đô thị:
- Đất đô thị nội thành, nội thị xã, thị trấn, được sử dựng để xây dựng nhà ở, trụ
sở các cơ quan, các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục
vụ công cộng, quốc phòng an ninh và các mục đích khác.
- Đất ngoại thành, ngoại thị đó có quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị cũng được quản lý như đất đô thị.
Như vậy theo khái niệm trên thì đất đô thị được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp:
+ Theo nghĩa hẹp: Đất đô thị là đất nội thành, nội thị
+ Theo nghĩa rộng: Đất đô thị còn bao gồm cả đất ngoại thành có quy hoạch
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Trên cơ sở quy định đó, đất đô thị bao gồm đất nội thành, nội thị, đất ven
đô đã được đô thị hoá. Được quy hoạch sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các
cơ quan, các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở hạ tầng phục vụ
lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và các mục đích khác[5], [8].

9


2.1.2.2. Đặc điểm đất đô thị
Đặc điểm của đất đai là tính cố hữu, tư liệu sản xuất gắn với hoạt động của
con người nhưng đất đô thị có những đặc trưng chủ yếu để phân biệt với các loại

đất khác:
Có nguồn gốc từ đất tự nhiên hoặc đất nông nghiệp được trang bị cơ sở hạ
tầng công cộng khi chuyển mục đích sử dụng.
Việc sử dụng đất đô thị phải căn cứ vào qui hoạch và dự án đầu tư được phê
duyệt.
Khi người sử dụng đất có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đang sử
dụng thì phải được UBND tỉnh thành phố cho phép.
Từng lô đất trong đô thị có vị trí cố định, mỗi vị trí có đặc thù riêng không
giống với bất kì vị trí nào.
Ngoài ra đất đô thị cũng là tài sản đặc biệt có giá trị cao hơn so với các loại
đất khác bởi vị trí và cơ sở hạ tầng trên đất.
 Có sự mất cân đối giữa cung và cầu, do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh
chóng trong những năm gần đây làm cho dân số đô thị tăng nhanh (về cơ học)
cầu tăng nhanh nhưng cung bị hạn chế mất cân đối.
Nó là công cụ cho việc thực hiện và quản lý sử dụng đất một cách khoa học
của nhà nước, bởi vì khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho
nhu cầu sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội góp phần giải quyết tốt các
mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất để sử dụng một cách có hiệu quả bảo
vệ đất và nâng cao hiệu quả.
2.1.2.3. Phân loại đất đô thị
Đất đô thị được phân chia thành các loại chủ yếu sau:
* Phân loại theo mục đích sử dụng
- Đất dành cho các công trình công cộng như đường giao thông, các công trình
giao thông tĩnh, các nhà ga, bến bãi, các công trình cấp thoát nước, các đường
dây tải điện, thông tin liên lạc.
- Đất dùng vào các mục đích an ninh quốc phòng, các cơ quan ngoại giao và
các khu vực hành chính đặc biệt.
- Đất ở dân cư: bao gồm cả diện tích đất dùng để xây dựng nhà ở, các công trình
phục vụ sinh hoạt và không gian theo qui định về xây dựng và thiết kế nhà ở.
10



- Đất chuyên dùng: xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình văn hoá, vui
chơi, giả trí, các công sở và khu vực hành chính, các trung tâm thương mại,
buôn bán, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đất chưa sử dụng đến: là đất được quy hoạch để phát triển đô thị nhưng
chưa sử dụng.
- Đất nông, lâm, ngư nghiệp đô thị: Gồm diện tích các hồ nuôi trồng thuỷ
sản, các khu vực trồng cây xanh, trồng hoa, cây cảnh, các phố vườn.
* Phân loại theo quy hoạch xây dựng đô thị, đất đô thị bao gồm
- Đất dân dụng: là đất ở, đất phục vụ công cộng, đất cây xanh, đất giao
thông và đất các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Đất ngoài khu dân dụng: đất nông nghiệp, đất kho bãi, đất các trung tâm
chuyên ngành, đất cơ quan ngoài đô thị, đất quốc phòng an ninh, đất chuyên
dùng khác, đất chưa sử dụng.
* Phân loại theo nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, tuỳ theo mục đích
sử dụng, đất đô thị gồm 3 loại:
- Đất cho thuê, chủ yếu để xây dựng các công trình sản xuất kinh doanh và
giao đất sử dụng có thời hạn.
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất.
* Việc sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải tuân theo các quy định về bảo vệ
môi trường, mỹ quan đô thị.
+ Đất đô thị phải được xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng.
+ Mức sử dụng đất vào các công trình xây dựng phải tuân theo các tiêu chuẩn
kỹ thuật quy định [9].
2.1.3. Quy hoạch xây dựng và kế hoạch SDĐ đô thị
2.1.3.1. Quy hoạch xây dựng đô thị
Quy hoạch đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian có mục tiêu

trọng tâm là nghiên cứu những vấn đề về phát triển và quy hoạch xây dựng đô
thị, các điểm dân cư đô thị. Quy hoạch đô thị có liên quan đến nhiều lĩnh vực
khoa học chuyên ngành nhằm giải quyết tổng hợp những vấn đề về tổ chức sản
xuất, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần và nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân; tổ
11


chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nghệ thuật kiến trúc và tạo lập môi trường sống
đô thị.
Đô thị hoá phát triển kéo theo sự gia tăng về số lượng dân cư đô thị, đòi hỏi
sự gia tăng về đất đai xây dựng. Chức năng và hoạt động của đô thị ngày càng
đa dạng và phức tạp, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao và liên tục đổi
mới. Vì vậy quy hoạch đô thị là những hoạt động định hướng của con người tác
động vào không gian kinh tế và xã hội, vào môi trường tự nhiên và nhân tạo, vào
cuộc sống cộng đồng xã hội nhằm thõa mãn những nhu cầu của con người. Công
tác quy hoạch đô thị phải đạt được 3 mục tiêu sau đây:
+ Tạo lập tối ưu cho việc sử dụng các điều kiện không gian cho quá trình sản
xuất mở rộng của xã hội.
+ Phát triển toàn diện, tổng hợp những điều kiện sống, điều kiện lao động và
những tiền đề phát triển nhân cách, quan hệ cộng đồng của con người.
+ Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi giữa con người với thiên nhiên, khai thác và
bảo vệ tài nguyên môi trường.
Việc thiết kế quy hoạch đô thị thường gồm 2 hoặc 3 giai đoạn chủ yếu: xây
dựng quy hoạch sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị, quy hoạch tổng thể và quy hoạch
chi tiết. Quy hoạch sơ đồ phát triển cơ cấu đô thị mang tính định hướng phát
triển đô thị trong thời gian 25 - 30 năm; quy hoạch tổng thể đô thị xác định rõ
cấu trúc đô thị trong thời gian 10 - 15 năm; thiết kế quy hoạch chi tiết các bộ
phận của đô thị là việc cụ thể hoá hình khối không gian, đường nét, màu sắc và
bộ mặt kiến trúc trục phố, trung tâm, các khu ở, sản xuất và nghỉ ngơi, giải trí
của đô thị.

2.1.3.2. Lập kế hoạch và phân phối đất đai xây dựng đô thị
Việc phân bố đất đai sử dụng vào xây dựng đô thị có thể chia thành các
nhóm chính sau đây:
- Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung: bao gồm đất để xây dựng các
công trình sản xuất, kho tàng, các xí nghiệp dịch vụ sản xuất, hành chính quản
lý, đào tạo, nghiên cứu và giao thông phục vụ các hoạt động sản xuất và đi lại
của người lao động.Ngoài ra còn có thể bố trí trong khu đất công nghiệp các
công trình dịch vụ công cộng, thể thao và nghỉ ngơi giải trí.
- Đất các khu ở: bao gồm đất để xây dựng các khu ở mới và các khu ở cũ
(thường gọi là khu hỗn hợp ở, làm việc). Trong các khu đất ở dùng để xây dựng
nhà ở có các công trình dịch vụ công cộng, đất cây xanh, thể dục thể thao và
giao thông phục vụ cho khu ở. Ngoài ra còn bố trí trong khu ở các cơ sở sản xuất
12


không độc hại và sử dụng đất ít, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ sở
nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và tiểu thủ công nghiệp.
- Đất khu trung tâm đô thị: bao gồm đất trung tâm đô thị, các trung tâm phụ và
trung tâm chức năng của đô thị trong các khu quận dùng để xây dựng các công
trình hành chính - chính trị, dịch vụ cung cấp hàng hoá vật chất, văn hoá, giáo
dục đào tạo, nghỉ dưỡng du lịch và các công trình giao thông. Ngoài ra còn có
thể bố trí trong các khu đất trung tâm của đô thị các nhà ở, khách sạn, các công
trình nghỉ ngơi, giải trí, các cơ sở sản xuất không độc hại, chiếm ít diện tích, các
cơ sở làm việc cao tầng.
- Đất cây xanh, thể dục thể thao bao gồm đất vườn hoa, công viên, các bờ sông,
bờ hồ, các mảng rừng cây nhỏ, các khu vườn (trồng hoa, ươm cây) và đất xây
dựng các công trình và sân bãi thể dục, thể thao, cấp đô thị.
Trong khu đất cây xanh, thể dục thể thao có thể bố trí các công trình dịch vụ
công cộng nhà ở, nhà nghỉ khu cắm lều trại nghỉ mát, các cơ sở sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp đô thị.

- Đất giao thông: bao gồm đất xây dựng các tuyến đường chính, đường khu vực,
đường trục đi bộ lớn, tuyến đường sắt, bến bãi giao thông tĩnh, ga đỗ xe và một
số công trình dịch vụ kỹ thuật giao thông. Trong quy hoạch đất giao thông cần
đặc biệt lưu ý đến đất dành cho các công trình ngầm như đường cấp, thoát nước,
đường dây điện và dây thông tin.
Ngoài ra, đất đô thị còn gồm một số khu đất đặc biệt không trực thuộc quản
lý trực tiếp của đô thị như khu ngoại giao đoàn, khu doanh trại quân đội, các khu
nghỉ dưỡng, các cơ quan đặc biệt của Nhà nước.
Khi lập kế hoạch thiết kế đất xây dựng đô thị người ta phải căn cứ vào dự
kiến quy mô dân số đô thị để tính quy mô diện tích mỗi loại đất theo các tiêu
chuẩn thiết kế sau đây:

13


Bảng 2.1. Tiêu chuẩn thiết kế quy mô dân số đô thị để tính quy mô diện tích
mỗi loại đất

Loại đất

Diện tích bình quân
Cơ cấu (%)
(m2 /người)

- Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

10 – 12

10 - 12


- Đất kho tàng:

2–3

2-3

- Đất các khu ở:

40 – 50

40 - 50

3–5

3-5

- Đất cây xanh, thể dục thể thao:

15 – 22

15 - 22

- Đất giao thông:

10 – 13

12 - 14

Tổng cộng đất có chức năng đô thị:


80 – 100

100

- Đất trung tâm đô thị - khu đô thị:

(Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy hoạch xây dựng 2014)
Sự dao động của các chỉ tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình của
khu đất xây dựng, địa chất công trình của khu đất xây dựng, số tầng cao của
công trình, hiện trạng tự nhiên và xây dựng của đô thị.
Đối với chỉ tiêu diện tích đất bình quân đầu người, các đô thị nhỏ thường
lấy chỉ tiêu cao, các đô thị lớn lấy chỉ tiêu thấp.
2.1.4. Căn cứ pháp lý
- Luật Đất Đai 2013
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số Điều của Luật đất đai.
- Luật quy hoạch đô thị 2015
- Luật quy hoạch đô thị 2009
- Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc
- Nghị định 88-CP ngày 17/08/1994 về quản lý và sử dụng đất đô thị
- Nghị định 42/2009 NĐ-CP về việc phân loại đô thị
- Nghị định 29/2007/NĐ-CP về quản lý kiến trúc đô thị
- Nghị định 44/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch
xây dựng
14


- Nghị định 37/2010/NĐ-CP về Lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý Quy hoạch
đô thị
- Nghị định 38/2010/NĐ-CP về Quản lý cảnh quan, kiến trúc đô thị

- Nghị định 80/2014/NĐ-CP về Thoát nước và xử lý nước thải
- Thông tư 1/2016/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ
tầng kỹ thuật
- Thông tư 10/2010/TT-BXD Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị
- Thông tư 19/2010/TT-BXD về Lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
- Thông tư 01/2013/TT-BXD về xác định và quản lý chi phí lập, thẩm định quy
hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị
- Thông tư 08/2016/TT-BTNMT Quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu và đánh giá khi hậu quốc gia
- Quyết định 2623/QĐ-TTg phê duyệt đề án “ Phát triển các đô thị Việt Nam
ứng phó với BĐKH giai đoạn 2013-2020”
- Quyết định 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Quy chuẩn Việt Nam 01/2014/BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,quy chuẩn
xây dựng.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu lên các đô thị ven biển trên thế giới
a. Thượng Hải
Thiên tai, lũ lụt nghiêm trọng ở Thượng Hải đã xảy ra thời gian gần đây.
Có lẽ những mất mát của thành phố gần đây (3000 người chết và 16 triệu người
phải di cư trong đợt lũ lụt năm 1998) khiến chính phủ Trung Quốc quan tâm đến
thiên tai, thể hiện trong việc chiến lược lâu dài. Lập kế hoạch và chủ yếu là nỗ
lực trồng rừng đã được thực hiện để giảm chảy tràn ở vùng cao.
Tuy nhiên, sự tác động đồng thời của nước biển dâng cùng với việc
tăng mạnh về tần số của mưa và lũ lụt nặng gặp nhau ở địa hình của Thượng
Hải trong một vùng trũng thấp, đất lún xuống do các túi nước ngầm bị khai thác
cạn kiệt, một vùng đất ngập nước dễ bị ngập và lũ lụt dễ xảy ra trong khu vực,
các khó khăn khi di chuyển chỗ ở, không có chỗ để ở, nước sạch cho sinh hoạt
và thiệt hại do tình trạng nghèo của họ. Hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải
15



kém cùng với thu nhập không được tốt của họ cũng là những khó khăn cho
thành phố này, các điểm này kết hợp lại cùng tác động sẽ gây rủi ro đáng kể cho
phần lớn cư dân của thành phố và nền kinh tế Thượng Hải.
b. Mumbai
Thiệt hại lớn nhất của BĐKH ở Mumbai liên quan đến lượng mưa và bão
lụt cực đại, như lũ lụt nặng đã từng xảy ra trong tháng 7/2005. Các đặc điểm
địa hình đa dạng của Munbai, nhiều vùng đất ngập nước và lũ lụt sâu trong
khu vực, các công trình xây dựng yếu kém, điều kiện về sinh kém và xử lý chất
thải kém và khả năng chống chọi kém, cùng nhau tạo ra một thế căng thẳng,
xung đột với hạ tầng cơ sở và điều kiện môi trường, xã hội của Mumbai. Dân số
quá đông tạo ra một số đặc điểm khó đương đầu cho Mumbai.
Tuy nhiên, người ta ghi nhận rằng năng lực đối phó của Mumbai là một
thế mạnh đặc biệt do kết quả của mạng lưới xã hội và hợp tác trong các hình
thức hiệp hội khu nhà ổ chuột. Điều này nổi lên như một phần quan trọng của
khả năng phục hồi của Mumbai trong hoàn cảnh BĐKH. Đó là một hệ thống
đối phó giúp giảm thiểu rủi ro.
c. Rio de Janero
Nhiệt độ tăng lên cùng với hạn hán tạo nên căng thẳng nhiệt độ cho
việc cung cấp nước của Rio.Vấn đề quản lý thất thoát có thể tiếp cản trở thành
phố trong việc phát triển mạnh mẽ hơn nguồn nước ngọt và hệ thống phân
phối. Bên cạnh đó là lũ lụt và sói mòn, sạt lở đất khi nước biển dâng ngày một
tăng mạnh. Cộng thêm điều kiện xây dựng yếu kém, sử dụng đất thiếu sự an
toàn và mật độ dân cư cao cùng với nghèo đói do bất bình đẳng thu nhập, tỷ
lệ tội phạm cao và nhiều vấn đề về vệ sinh và phân loại rác thải.
Cuối cùng, nước biển dâng tác động mạnh đến du lịch mà kinh tế của
Rio chủ yếu dựa trên hoạt động của bãi biển thành phố. Đây là một áp lực lớn,
bởi sự thu hẹp bãi biển của Rio là do sạt lỡ sườn dốc và đồi núi.
Mặc dù nền kinh tế của Rio De Janero là khá mạnh, nhưng một phần đáng

kể GDP của cả nước sẽ bị thụt giảm khi có những thay đổi nếu xảy ra thiên tai
giống như đã xảy ra lũ lụt năm 1967 và 1988.
2.2.2. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu lên các đô thị ven biển Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có tổng chiều dài bờ biển khoảng 3.260
km, phần diện tích biển nước ta chiếm 29% diện tích Biển Đông, rộng gấp 3 lần
diện tích lãnh thổ đất liền. Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng
16


nề nhất (69%) của tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Hằng
năm, hàng chục triệu người phải chịu đựng và sống chung với những diễn biến
thất thường của thời tiết, những ảnh hưởng do BĐKH gây ra: triều cường, bão,
lũ, xâm thực mặn, nước biển dâng, sạt lở, nắng nóng, rét đậm rét hại, mưa đá...
làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, tác động
đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ thống giao thông, cấp thoát nước,
phá hủy kiến trúc cảnh quan sinh thái ven biển và môi trường đô thị, ảnh
hưởng đến sinh kế và tăng tình trạng bệnh tật, đói nghèo đô thị. BĐKH sẽ tác
động trực tiếp và gián tiếp đến toàn bộ môi trường sống của con người và tự
nhiên, tạo nên những thách thức to lớn đối với sự phát triển đô thị, điểm dân cư
nông thôn, đặc biệt là đối với các đô thị ven biển.
Theo dự báo đến cuối thế kỷ XXI, khi nước biển dâng 75cm (so với thời
kỳ 1980-1999) hàng trăm đô thị ven biển của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi BĐKH và nước biển dâng. Thành phố Hội An – một đô thị cổ, thành
phố du lịch của tỉnh Quảng Nam có đặc trưng sinh thái đất thấp vùng ven biển
miền trung nên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề và ngày một
nghiêm trọng từ BĐKH.
Trước thực trạng đáng báo động trên, các nhà hoạch định cần có những
quyết sách mạnh mẽ hơn trong vấn đề quy hoạch đô thị, môi trường để ứng phó
với tình trạng BĐKH - được coi là một trong những vấn đề cấp thiết của thế
giới. Các nhà khoa học nhận định đô thị ven biển Việt Nam đang ngày càng tụt

hậu so với thế giới, vì vậy cần xây dựng chiến lược đô thị quốc gia hợp lý; đẩy
mạnh quy hoạch đồng bộ trên toàn quốc; đổi mới phương pháp quản lý phát
triển đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị; đổi mới thể chế quy hoạch đô
thị, nhất là đối với các đô thị ven biển luôn phải đối diện và sống chung với triều
cường, bão lũ.
2.2.3. Quy hoạch xây dựng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Khu vực ven biển và hải đảo nước ta tập trung phần lớn các đô thị, điểm
dân cư nông thôn. Đến năm 2009, tại 34/63 tỉnh ven biển và ĐBSCL có 405 đô
thị, với dân số ước tính đến 20 triệu người, trong đó có khoảng 4,1 triệu người
sống trong 45 đô thị có vị trí nằm kề sát biển và vùng cửa sông lớn. Tại đây hội
tụ những tài nguyên quan trọng và có giá trị phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Trong thời gian qua, các đô thị khu vực ven biển và hải đảo đã phát triển
mạnh mẽ về chất lượng; hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế
đang từng bước phát triển và hoàn thiện. Phát huy lợi thế về tài nguyên và vị thế
17


của khu vực biển đảo, nhiều đô thị trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại
dịch vụ của vùng, của cả nước và khu vực, trở thành cầu nối quan trọng giữa
Việt Nam với thế giới trên con đường hội nhập kinh tế. Hệ thống đô thị khu vực
ven biển đã đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bên cạnh đó, nội dung quy hoạch xây dựng đô thị đang từng bước phù hợp
với đặc thù của đô thị ven biển thông qua việc tổ chức phân khu chức năng, phát
triển không gian, xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các
khu giải trí, công trình dịch vụ du lịch, khu cây xanh, bảo vệ cảnh quan tài
nguyên môi trường đô thị và khu dân cư.
Hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những thách thức đối với các đô
thị ven biển. Biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và
mực nước biển dâng, do sự mất cân bằng của hệ sinh – khí quyển thế giới gây

nên hiệu ứng nhà kính. Những tác động chủ yếu của BĐKH gồm: sự gia
tăng nhiệt độ; nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới; lũ lụt, lũ quét và sạt lở
đất; hạn hán và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác. BĐKH sẽ tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ môi trường vật chất và xã hội nước ta, tạo nên
những thách thức to lớn đối với các đô thị, điểm dân cư nông thôn cả nước nói
chung, hệ thống đô thị ven biển nói riêng.
Tác động của BĐKH đối với đô thị không chỉ trong 20-50 năm nữa mới
xảy ra như dự báo của các tổ chức khoa học mà thực tế là đang hiện hữu, đặc
biệt trong những ngày gần đây với các hiện tượng thời tiết bất thường trên đất
nước ta. Việc ứng phó với BĐKH không chỉ cho đô thị Việt Nam sau năm 2025
đến năm 2050 và tương lai xa hơn, mà còn hết sức cần thiết cho đô thị đương
đại, bởi vì nếu đô thị hiện nay chịu rủi ro, thiệt hại bởi BĐKH thì việc ứng phó
trong tương lai cũng không còn giá trị.
* Để ứng phó kịp thời với BĐKH trong hoạt động quy hoạch đô thị Việt
Nam cần thực hiện các nội dung sau:
- Cần nhận thức toàn diện về BĐKH và tác động của nó đối với mối quan hệ
giữa các yếu tố tạo lập đô thị gồm: yếu tố tự nhiên, công trình nhân tạo, hoạt
động kinh tế – văn hoá- xã hội, mọi cá nhân, cộng đồng và xã hội ở đô thị.
- Từ nhận thức trên, đổi mới phương pháp quản lý phát triển đô thị mang tính
đơn ngành, nặng về phát triển hình thái không gian vật chất, thiếu linh hoạt sang
phương pháp tiếp cận phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH.
- Đổi mới phương pháp, nội dung lập, tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị: trên
18


×