Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài toán đốt cháy chất hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.02 KB, 4 trang )

Ông Thọ dạy hóa - ĐHSPHN - SĐT: 0987066691 - FB: />BÀI TOÁN ĐỐT CHÁY CHẤT HỮU CƠ

I. CÁC KỸ THUẬT XỬ LÝ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon T bằng oxi, sau đó dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1
đựng CuSO4 khan, bình 2 đựng dung dịch NaOH (dư) thì thấy khối lượng bình 1 tăng 5,76 gam và bình 2
tăng 10,56 gam. Phần trăm khối lượng nguyên tố hiđro trong T là
A. 18,18%.
B. 10,00%.
C. 7,69%.
D. 14,29%.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,32 gam hiđrocacbon T cần vừa đủ 9,856 lít O2 (đktc) thu được sản phẩm cháy
gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng nguyên tố hiđro trong T là
A. 5,56%.
B. 11,11%.
C. 7,76%.
D. 10,12%.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 5,28 gam chất hữu cơ T bằng oxi rồi dẫn toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình 1
đựng H2SO4 đặc; bình 2 đựng dung dịch KOH (dư) thì thấy khối lượng bình 1 tăng 4,32 gam; bình 2 tăng
10,56 gam. Tỉ lệ khối lượng nguyên tố cacbon so với nguyên tố oxi trong T là
A. 1,5.
B. 2,4.
C. 1,2.
D. 3,0.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ T cần vừa đủ 0,1 mol O2, thu được sản phẩm cháy gồm 0,08
mol CO2 và 0,08 mol H2O. Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong T là
A. 18,60%.
B. 18,18%.
C. 37,21%.
D. 36,36%.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 5,58 gam chất hữu cơ T cần vừa đủ 5,04 lít O2 (đktc) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm
lần lượt qua bình 1 đựng CaCl2 khan; bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì thấy khối lượng bình 1 tăng


a gam; bình 2 tăng b gam (trong đó 44a - 27b = 0). Phần trăm khối lượng oxi trong T là
A. 38,71%.
B. 25,81%.
C. 45,16%.
D. 51,61%.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam chất hữu cơ T cần vừa đủ 0,54 mol O2, thu được sản phẩm gồm CO2 và
H2O có tổng số mol bằng 0,84 mol. Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong T là
A. 26,67%.
B. 20,00%.
C. 23,33%.
D. 25,25%.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ T cần vừa đủ 2,52 lít O2 (đktc), thu được sản phẩm gồm CO2,
H2O và N2. Dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng P2O5; bình 2 đựng NaOH thì thấy khối lượng bình 1 tăng
1,89 gam; bình 2 tăng 3,96 gam và thoát ra 0,015 mol khí. Phần trăm khối lượng oxi trong T là
A. 35,96%.
B. 15,73%.
C. 17,98%.
D. 31,46%.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,54 gam chất hữu cơ T cần vừa đủ 0,055 mol O2, thu được sản phẩm cháy gồm
CO2; 0,07 mol H2O và 0,01 mol N2. Tỉ lệ khối lượng nguyên tố cacbon so với nguyên tố oxi trong T là
A. 2 : 1.
B. 1 : 2.
C. 3 : 4.
D. 2 : 3.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 13,23 gam chất hữu cơ T cần vừa đủ 10,584 lít O2 (đktc), thu được sản phẩm
cháy gồm CO2, H2O và 0,045 mol N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng
thu được m gam kết tủa. Biết trong T, số mol hiđro gấp 2,25 lần số mol oxi. Giá trị của m là
A. 88,65.
B. 45,00.
C. 40,50.

D. 79,79.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 4,06 gam chất hữu cơ T (chứa C, H, O) cần vừa đủ a mol O2. Dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy vào bình đựng dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình tăng 13,02 gam. Giá trị của a là
A. 0,22.
B. 0,28.
C. 0,30.
D. 0,26.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon T cần vừa đủ 0,3 mol O2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào
bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 12,24 gam. Số mol hiđro trong T là
A. 0,24 mol.
B. 0,36 mol.
C. 0,18 mol.
D. 0,48 mol.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam chất hữu cơ T (chứa C, H, O) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm vào bình đựng
dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 8 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 5,32 gam. Số mol oxi trong T là
A. 0,08 mol.
B. 0,06 mol.
C. 0,02 mol.
D. 0,10 mol.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon T rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào vào bình đựng dung
dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 23,64 gam kết tủa và phần dung dịch có khối lượng giảm 15,48
gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là
A. 1,76.
B. 1,60.
C. 1,64.
D. 1,98.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ T (chứa C, H, O) cần vừa đủ 0,24 mol O2. Hấp thụ toàn bộ
sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch Z có khối
lượng giảm 5,76 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Phần trăm khối lượng oxi trong T là
A. 42,11%.

B. 36,84%.
C. 38,83%.
D. 44,45%.
Địa chỉ lớp học: Số 28 - Ngõ 120 - Hoàng Mai - Hà Nội
Trang 1


Ông Thọ dạy hóa - ĐHSPHN - SĐT: 0987066691 - FB: />Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 1,44 gam hiđrocacbon T bằng oxi rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết
vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 13,79 gam kết tủa và khối lượng phần dung
dịch giảm 6,59 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Khối lượng cacbon trong T là
A. 0,84 gam.
B. 1,08 gam.
C. 0,96 gam.
D. 1,02 gam.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ T cần vừa đủ 0,24 mol O2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào
dung dịch Ca(OH)2, thu được 12 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm 0,64 gam so với dung dịch
Ca(OH)2 ban đầu. Biết trong T tổng khối lượng oxi và hiđro bằng 1,76 gam. Số mol oxi trong T là
A. 0,08 mol.
B. 0,06 mol.
C. 0,12 mol.
D. 0,10 mol.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 7,74 gam chất hữu cơ T (chứa C, H, O) rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung
dịch Ba(OH)2, thu được 15 gam kết tủa và dung dịch Z có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch Ba(OH)2
ban đầu là 5,7 gam. Biết trong T khối lượng oxi gấp 16/3 lần khối lượng hiđro. Số mol cacbon trong T là
A. 0,27 mol.
B. 0,15 mol.
C. 0,36 mol.
D. 0,18 mol.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ T cần vừa đủ 0,35 mol O2. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào
dung dịch Ca(OH)2, thu được 14 gam kết tủa và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch

Ca(OH)2 ban đầu là 3,36 gam. Biết trong T số mol cacbon gấp 2 lần số mol oxi. Số mol hiđro trong T là
A. 0,54 mol.
B. 0,56 mol.
C. 0,52 mol.
D. 0,58 mol.

II. XÁC ĐỊNH CTPT CHẤT HỮU CƠ DỰA VÀO SẢN PHẨM CHÁY
1. Bài toán cho số mol chất đốt cháy
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 0,24 mol O2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy
lần lượt qua bình (1) chứa P2O5, bình (2) chứa NaOH đặc (dư) thì thấy khối lượng bình (1) tăng 4,32 gam;
bình (2) tăng 7,04 gam. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.
B. C3H8O.
C. C3H6O2.
D. C2H6O.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 chất hữu cơ X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy
lần lượt qua bình (1) đựng CaCl2 khan, bình (2) đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 5,4
gam và bình (2) thu được 30,0 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2.
B. C4H8O2.
C. C3H4O2.
D. C4H6O2.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam chất hữu cơ X thu được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Tỉ khối hơi
của X so với không khí bằng 3,04. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.
B. C3H8O3.
C. C4H8O2.
D. C3H6O2.
Câu 22: Đốt cháy hết 2,85 gam chất hữu cơ X cần vừa đủ 4,2 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và
H2O theo tỉ lệ 44 : 15 về khối lượng. Biết tỉ khối của X so với C2H6 là 3,8. Công thức phân tử của X là

A. C7H14O.
B. C6H10O2.
C. C6H10O.
D. C7H14O2.
Câu 23: Đốt cháy hết 0,15 mol chất hữu cơ X thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặt khác đốt
cháy hết 1 thể tích hơi X cần vừa đủ 2,5 thể tích O2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Công thức của X là
A. C2H6O2.
B. C2H6O.
C. C2H4O2.
D. C2H4O.
Câu 24 (B-2012): Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hơi hợp chất hữu cơ X (chỉ gồm C, H, O) cần vừa đủ 110 ml
khí O2 thu được 160 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), còn lại 80 ml khí
Z. Biết các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là
A. C4H8O2.
B. C4H10O.
C. C3H8O.
D. C4H8O.
Câu 25: Đốt cháy hết 200 ml chất X chứa C, H, O trong 900 ml O2, thể tích hỗn hợp khí thu được là 1300
ml. Ngưng tụ hết hơi nước chỉ còn 700 ml. Cho tiếp hỗn hợp thu được qua dung dịch KOH dư chỉ còn 100
ml khí bay ra. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức của Y là
A. C3H6O.
B. C3H8O2.
C. C3H8O.
D. C3H6O2.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần vừa đủ 6,16 lít khí O2 thu được 13,44 lít hỗn hợp gồm khí
CO2, N2 và hơi H2O. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro bằng
20,4. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức phân tử của X là
A. C2H7O2N.
B. C3H7O2N.
C. C3H9O2N.

D. C4H9N.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 5,46 gam chất hữu cơ X bằng oxi dư, thu được 4,86 gam H2O và 6,72 lít (đktc)
hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2 và O2 dư. Dẫn Y qua dung dịch NaOH dư thoát ra hỗn hợp khí nặng 3,72 gam
và có tỉ khối hơi so với H2 bằng 15,5. Biết phân tử khối của X bằng 91. Số nguyên tử oxi trong X là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Địa chỉ lớp học: Số 28 - Ngõ 120 - Hoàng Mai - Hà Nội
Trang 2


Ông Thọ dạy hóa - ĐHSPHN - SĐT: 0987066691 - FB: />Câu 28 (Ông Thọ): Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol chất hữu cơ T bằng 0,25 mol O2, thu được 0,32 mol H2O
và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2 và O2 dư. Dẫn toàn bộ Z vào dung dịch KOH dư thoát ra 0,13 mol hỗn hợp
khí có tỉ khối so với He bằng 7,385. Tổng số nguyên tử hiđo và oxi có trong một phân tử T là
A. 10.
B. 13.
C. 11.
D. 12.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 15,12 lít O2 (đktc), thu được sản phẩm gồm
CO2 và H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng
tăng 30,6 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Biết trong X có một nguyên tử oxi. Công thức của X là
A. C2H4O.
B. C3H8O.
C. C3H6O.
D. C2H6O.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 0,36 mol O2, thu được sản phẩm gồm CO2
và H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào bình chứa dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình sau phản ứng
tăng thêm 18,4 gam so với ban đầu. Biết trong X có hai nguyên tử oxi. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.

B. C3H8O2.
C. C3H6O2.
D. C4H6O2.
Câu 31: Đốt cháy hết 0,12 mol chất X cần vừa đủ 10,08 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm
CO2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và thu được 70,92
gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C2H5O2N.
B. C3H9O2N.
C. C3H7O2N.
D. C2H7O2N.
Câu 32: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O, N. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X bằng lượng vừa đủ 0,0875
mol O2. Sục toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy tách
ra 7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 2,39 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu,
đồng thời có 0,336 lít khí thoát ra ở đktc. CTPT của X là
A. C7H19N4O4.
B. C14H21N3O4.
C. C14H23N4O5.
D. C7H17N3O5.
Câu 33: Đốt cháy hết 0,12 mol chất X cần vừa đủ 11,424 lít khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp sản phẩm gồm
CO2, H2O và N2 (trong đó số mol H2O gấp 9 lần số mol N2). Dẫn toàn bộ lượng sản phẩm trên vào bình đựng
dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng dung dịch trong bình sau phản ứng tăng 1,56 gam và thu được 24 gam
kết tủa. Biết 1 phân tử X có 1 nguyên tử nitơ. Tổng số các nguyên tử trong X là
A. 15.
B. 13.
C. 14.
D. 16.

2. Bài toán đốt cháy tổng hợp
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc), thu được 15,4 gam CO2 và a gam H2O.
Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. X là

A. C8H10O2.
B. C6H8O3.
C. C7H6O3.
D. C9H12O2.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ Z bằng lượng vừa đủ 2,40 gam O2, thu được 2,64 gam CO2;
1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công
thức phân tử của Z là
A. C6H14N2.
B. C3H7NO2.
C. C2H5NO2.
D. C4H11N.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 4,10 gam chất hữu cơ A người ta thu được 2,65 gam Na2CO3; 1,35 gam H2O
và 1,68 lít CO2 (đktc). Biết trong một phân tử A có 6 nguyên tử H. Công thức phân tử của A là
A. C3H6O2Na2.
B. C5H6O4Na2.
C. C3H6O2Na.
D. C4H6O4Na2.
Câu 37: Đốt cháy 7,2 gam chất hữu cơ X thu được 2,65 gam muối Na2CO3 và hỗn hợp hơi. Dẫn hơi thu
được lần lượt qua bình I đựng H2SO4 đặc và bình II đựng nước vôi trong dư. Thấy khối lượng bình I tăng
2,25 gam và bình II có 32,5 gam kết tủa. Phân tử X chỉ có hai nguyên tử oxi. X là
A. C3H5O2Na.
B. C7H5O2Na.
C. C6H5O2Na.
D. C4H9O2Na.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, O bằng lượng vừa đủ là 1,0976 lít khí
O2 (đktc) thì sau thí nghiệm thu được H2O và 2,156 gam CO2. Biết tỉ khối hơi (d) của X so với không khí
nằm trong khoảng 3 < d < 4. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.
B. C3H6O3.
C. C3H8O3.

D. C3H8O2.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam chất hữu cơ A bằng oxi rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trong bình
chứa dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 4,08 gam. Biết rằng số mol CO2 gấp 0,75 lần số
mol H2O và phân tử A có một nguyên tử oxi. Công thức phân tử của A là
A. C3H6O.
B. CH2O.
C. C3H8O.
D. C4H10O.
Câu 40: Để đốt cháy hoàn toàn 2,5 gam chất A cần dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có
CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 3,7 gam. Biết trong một phân tử A có 5
nguyên tử cacbon. Công thức phân tử của A là
A. C5H8O2.
B. C5H8.
C. C5H8O.
D. C5H10O.
Địa chỉ lớp học: Số 28 - Ngõ 120 - Hoàng Mai - Hà Nội
Trang 3


Ông Thọ dạy hóa - ĐHSPHN - SĐT: 0987066691 - FB: />Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ A cần vừa đủ lượng O2 bằng 8 lần lượng oxi có trong A
(tính theo khối lượng) thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng tương ứng bằng 22 : 9. Công thức phân tử
của A có thể là
A. C2H4O.
B. CH2O.
C. C3H6O.
D. C4H8O.
Câu 42: Phân tích x gam chất hữu cơ A chỉ thu được a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và 7x =
3(a+b). Tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 3. Công thức phân tử của A là
A. C2H4O.
B. C3H4O2.

C. C2H6O2.
D. C4H10O.
Câu 43: Phân tích a gam chất hữu cơ A thu được m gam CO2 và n gam H2O. Biết m = 22n/9 và a =
15(m+n)/31. Biết tỉ khối hơi (d) của A đối với không khí là 2 < d < 3. Công thức phân tử của A là
A. C3H6O.
B. C3H6O2.
C. C2H4O2.
D. C2H4O.
Câu 44: Oxi hóa hết 4,92 gam chất hữu cơ X chứa C, H, O và N rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 chứa
H2SO4 đặc; bình 2 chứa KOH thấy khối lượng bình 1 tăng 1,80 gam; bình 2 tăng 10,56 gam. Mặt khác, nung
6,15 gam X với CuO thu được 0,56 lít (đktc) khí N2. Số nguyên tử H trong X có thể là
A. 7.
B. 5.
C. 6.
D. 8.
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 27,9 gam chất hữu cơ Z bằng oxi rồi cho sản phẩm sinh ra lần lượt đi qua các
bình đựng CaCl2 khan và KOH dư thì thấy bình CaCl2 tăng thêm 18,9 gam còn bình KOH tăng thêm 79,2
gam. Mặt khác, khi đốt cháy 18,6 gam Z sinh ra 2,24 lít N2 (đktc). Biết rằng phân tử Z chỉ chứa một nguyên
tử nitơ. Tổng số nguyên tử trong một phân tử Z là
A. 13.
B. 15.
C. 14.
D. 16.
Câu 46 (Ông Thọ): Đốt cháy hoàn toàn 3,04 gam chất hữu cơ T (chứa C, H, O, trong đó số nguyên tử oxi
là 2) bằng một lượng vừa đủ không khí (đktc). Dẫn hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng vào dung dịch
NaOH dư, thu được 12,72 gam muối và thoát ra 14,336 lít khí (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2
trong đó O2 chiếm 20% về thể tích. Số nguyên tử hiđro trong T là
A. 6.
B. 10.
C. 8.

D. 12.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam hợp hữu cơ A (chứa C, H, O) trong V lít (đktc) không khí, vừa đủ.
Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam.
Khí không bị hấp thụ thoát ra có tỉ khối so với H2 bằng 106/7. Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong
đó O2 chiếm 20% về thể tích. Công thức phân tử của A là
A. C4H12O2.
B. C3H8O3.
C. C2H6O.
D. C3H8O2.
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X chứa một nguyên tử N trong phân tử bằng lượng không khí vừa
đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong
đó O2 chiếm 20% về thể tích. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N.
B. C3H9N.
C. CH5N.
D. C4H11N.
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất Y (CxHyN) bằng lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ sản phẩm
sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) thoát ra khỏi
bình. Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó O2 chiếm 20% về thể tích. Giá trị của x là
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 1,78 gam chất hữu cơ X chứa C, H, O, N bằng một lượng không khí vừa đủ thu
được hỗn hợp khí và hơi Y. Cho toàn bộ Y đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình
tăng thêm 3,9 gam; trong bình xuất hiện 6,0 gam kết tủa và 6,944 lít N2 (đktc) thoát ra khỏi bình. Giả thiết
không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó O2 chiếm 20% về thể tích. Công thức phân tử của X là
A. C2H7O2N.
B. C3H7O2N.
C. C2H5O2N.

D. C4H9O2N.

Địa chỉ lớp học: Số 28 - Ngõ 120 - Hoàng Mai - Hà Nội

Trang 4



×