Nâng cao - Bài toán đốt cháy este (Đề 1)
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ A và một este B (B
hơn A một nguyên tử cacbon trong phân tử) thu được 0,2 mol CO2. Vậy khi cho 0,2 mol X
tác dụng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư thì khối lượng bạc thu được là:
A. 16,2 gam
B. 21,6 gam
C. 43,2 gam
D. 32,4 gam
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn m gam một este mạch hở X (có CTPT dạng CnH2n – 4O2) thu được
V lít CO2 (đktc) và x gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m với V, x là
7
m = (2,5V − .x)
9
A.
9
m = (1, 25V − .x )
7
B.
7
m = (1, 25V − .x )
9
C.
7
m = (1, 25V + .x )
9
D.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm hai este có công thức phân tử lần lượt là
C3H6O2 và C3H4O2. Toàn bộ sản phẩm sinh ra được hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong
thấy có 45 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi trong tăng 7,2 gam so với ban đầu.
khối lượng nước sinh ra do phản ứng cháy là
A. 7,2 gam.
B. 15,5 gam.
C. 52,2 gam.
D. 12,6 gam.
Câu 4. Hóa hơi 3,35 gam X gồm CH3COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3, CH3COOC2H5 thu
được 1,68 lít hơi X (ở 136,5oC và áp suất 1 atm). Đốt cháy hoàn toàn 3,35 gam hỗn hợp X
trên thì thu được m gam H2O. Giá trị của m là
A. 2,7 gam.
B. 3,6 gam.
C. 3,15 gam.
D. 2,25 gam.
Câu 5. (NC) Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl
metacrylat. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 9
gam kết tủa và dung dịch X. Vậy khối lượng dung dịch X đã thay đổi so với dung dịch
Ca(OH)2 ban đầu là
A. giảm 3,87 gam.
B. tăng 5,13 gam.
C. tăng 3,96 gam.
D. giảm 9 gam.
Câu 6. (NC) Trong 1 bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2
gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy
hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có
CTPT là
A. C2H4O2.
B. C3H6O2.
C. C4H8O2.
D. C5H10O2
Câu 7. (NC) Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este đơn chức X, dẫn toàn bộ sản phẩm đốt cháy
lần lượt qua bình 1 đựng 100 gam dung dịch H2SO4 98%; bình 2 đựng dung dịch KOH dư.
Sau thí nghiệm bình 1 thu được dung dịch H2SO4 92,98%; bình 2 có 55,2 gam muối. CTPT
của X là
A. C4H4O2.
B. C4H6O2.
C. C4H8O2.
D. C3H4O2.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X thấy thể tích CO2 thu được bằng thể tích O2 cần
dùng và gấp 1,5 lần thể tích hơi nước (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Biết X tham gia
phản ứng tráng gương. CTCT X là
A. HCOOC≡CH.
B. HCOOCH=CHCH3.
C. HCOOCH=CH2.
D. HCOOCH2CH3.
Câu 9. X, Y là hai este đơn chức, đồng đẳng của nhau. Khi đốt cháy một mol X thu được a
mol CO2 và b mol H2O. Còn khi đốt cháy 1 mol Y thu được a1 mol CO2 và b1 mol H2O. Biết
a : a1 = b : b1. CTTQ dãy đồng đẳng este trên là
A. CnH2nO2.
B. CnH2n–2O2.
C. CnH2n–4O2.
D. CnH2n–2O4.
Câu 10. (NC) P là hỗn hợp gồm ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z đồng phân của nhau và đều tác
dụng được với NaOH. Khi hóa hơi 3,7 gam X thu được 1,68 lít khí ở 136,5oC, 1atm. Mặt
khác, dùng 2,52 lít (đktc) O2 để đốt cháy hoàn toàn 1,665 gam P sau phản ứng thu được V lít
hỗn hợp khí (đktc). Giá trị V là
A. 3,024.
B. 1,512.
C. 2,240.
D. 2,268.
Câu 11. Hai chất hữu cơ X và Y đều đơn chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn
5,8 gam hỗn hợp X và Y cần 8,96 lít oxi (đktc) thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ
VCO2 : VH2O = 1 : 1 (đo ở cùng điều kiện). Công thức đơn giản của X và Y là
A. C4H8O
B. C2H4O
C. C3H6O
D. C5H10O
Câu 12. Chất X chứa C, H, O có khối lượng phân tử bằng 74. X tác dụng được với dung
dịch NaOH và dung dịch AgNO3/NH3. Khi đốt cháy 7,4 gam X thấy thể tích CO2 thu được
vượt quá 4,7 lít (đo ở đktc). Chất X là
A. HCOOCH3
B. HCOOC2H5
C. HCOOH
D. CH3COOCH3
Câu 13. Đốt cháy a gam một este sau phản ứng thu được 9,408 lít CO2 và 7,56 gam H2O, thể
tích khí oxi cần dùng là 11,76 lít (các thể tích khí đều đo ở đktc). Biết este này do một axit
đơn chức và một ancol đơn chức tạo nên. Công thức phân tử của este là
A. C5H10O2
B. C4H8O2.
C. C2H4O2.
D. C3H6O2.
Câu 14. E là este của axit cacboxylic no đơn chức (X) và ancol không no đơn chức có một
nối đôi C=C (Y). Đốt a mol E thu được b mol CO2; đốt a mol X thu được c mol CO2; đốt a
mol Y thu được 0,5b mol H2O. Quan hệ giữa b và c là
A. b = c.
B. b = 2c.
C. c = 2b.
D. b = 3c.
Câu 15. (NC) X là hỗn hợp gồm 2 este cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol
hỗn hợp X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thấy xuất hiện 70 gam
kết tủa và khối lượng bình tăng m gam. Giá trị m là
A. 37,8
B. 43,4
C. 31,2
D. 44,4
Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 0,99 gam hỗn hợp hai este đồng phân của nhau, đều tạo bời axit
no đơn chức và ancol no đơn chức. Sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy sinh
ra 4,5 gam kết tủa. Hai este đó là
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3
B. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3
C. HCOOC3H7 và CH3COOC3H5
D. HCOOC4H9 và C2H5COOC2H5
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl
metacrylat. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình 1 đựng H2SO4 đặc thấy khối lượng bình 1
tăng m gam, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thu được 9 gam kết tủa. m có giá trị là
A. 1,17.
B. 1,71.
C. 1,62.
D. 1,26.
Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp M gồm anđehit X và este Y, cần dùng vừa đủ
0,155 mol O2, thu được 0,13 mol CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng
với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được 21,6 gam Ag.
Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và HCOOCH3.
B. CH3CHO và HCOOC2H5.
C. HCHO và CH3COOCH3
D. CH3CHO và CH3COOCH3.
Câu 19. Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, mạch hở A và B (với MB = MA + 28). Đốt cháy
hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 8,4 lít O2 (ở đktc) thu được 6,72 lít CO2 (ở đktc) và
5,4g H2O. Số đồng phân của este A là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl
metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2
đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiên 35,46 gam
kết tủa. Giá trị của m là:
A. 3,24 gam
B. 2,7 gam
C. 3,6 gam
D. 2,34 gam
Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm : ancol X, axit cacboxylic Y và este Z (đều no
đơn chức mạch hở và Y, Z có cùng số nguyên tử C) cần dùng vừa đủ 12,32 lít O2 (đkc) sinh
ra 11,2 lít CO2 (đkc). Công thức của Z là :
A. HCOOCH3
B. CH3COOCH3
C. HCOOC2H5
D. CH3COOC2H5
Câu 22. (CB) Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este hai chức tạo bởi ancol no và axit đơn chức
chưa no có một nối đôi ta thu được 17,92 lít khí CO2 (đktc) thì este đó được tạo ra từ ancol
và axit nào sau đây ?
A. etylen glicol và axit acrylic.
B. propylen glicol và axit butenoic.
C. etylen glicol, axit acrylic và axit butenoic.
D. butanđiol và axit acrylic.
Câu 23. Khi đốt 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị của a là
A. a = 0,3
B. 0,3 < a < 0,4
C. 0,1 ≤ a ≤ 0,3
D. 0,2 ≤ a ≤ 0,3
Câu 24. (CB) Hỗn hợp X gồm axit đơn chức Y, ancol đơn chức Z và este E được điều chế từ
Y và Z. Đốt cháy 9,6 gam hỗn hợp X thu được 8,64 gam H2O và 8,96 lít khí CO2 (đktc). Biết
trong X, ancol Z chiếm 50% về số mol. Số mol ancol Z trong 9,6 gam hỗn hợp X là
A. 0,075.
B. 0,08.
C. 0,06.
D. 0,09.
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 20,1 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, không no (có 1 nối
đôi C=C), kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng cần 146,16 lít không khí (đktc), thu được
46,2 gam CO2. Biết rằng trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích. Công thức phân tử của
2 este là
A. C4H6O2 và C5H8O2.
B. C5H8O2 và C6H10O2.
C. C4H8O2 và C5H10O2.
D. C5H10O2 và C6H12O2.
Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl
metacrylat. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 9
gam kết tủa và dung dịch X. Vậy khối lượng dung dịch X đã thay đổi so với dung dịch
Ca(OH)2 ban đầu là:
A. giảm 3,87 gam
B. tăng 5,13 gam
C. tăng 3,96 gam
D. giảm 9 gam
Câu 27. Hỗn hợp X gồm 1 este đơn chức, không no có một nối đôi (C=C) mạch hở (A) và 1
este no, đơn chức mạch hở (B). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm
cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thấy khối lượng
bình tăng 23,9 gam và có 40 gam kết tủa. CTPT của 2 este là
A. C2H4O2, C3H4O2.
B. C3H6O2, C5H8O2.
C. C2H4O2, C5H8O2.
D. C2H4O2, C4H6O2.
Câu 28. Hỗn hợp X gồm andehit Y và este T đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 5,04 lit oxi, sản phẩm thu được có chứa 0,2 mol H2O.
Khi cho 0,2 mol X trên tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng. Lượng bạc tối đa thu
được (hiệu suất 100%) là?.
A. 32,4
B. 64,8
C. 16,2
D. 43,2
Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 29,064 gam hỗn hợp gồm HOC–CHO, axit acrylic, vinyl axetat
và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc,
bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 13,608 gam, bình 2 xuất
hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 318,549.
B. 231,672.
C. 220,64.
D. 232,46.
Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, axetanđehit, metyl fomat
thu được 0,1 mol CO2 và 0,13 mol H2O. Cho m gam X trên vào một lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 4,32.
B. 1,08.
C. 10,08.
D. 2,16.
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: C
nC =
0, 2
= 1,33
0,15
Số nguyên tử Cacbon trung bình:
Suy ra A có 1 Cacbon (HCOOH) và B có 2 Cacbon (HCOOCH3)
Khi tác dụng với AgNO3/NH3:
+ A phản ứng tạo Ag theo tỉ lệ 1:2
+ B phản ứng tạo Ag theo tỉ lệ 1:2
m = 0,15.2.108 = 32, 4 g
Như vậy, khối lượng Ag thu được là: Ag
Khi cho 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng thu được 32,4 gam Ag, nên khi cho 0,2 mol hỗn hợp X
tác dụng thu được khối lượng Ag là:
0, 2.32, 4
mAg =
= 43, 2
0,15
Câu 2: C
PP nhanh nhất
xét 1 mol C5 H 6O2 (cái nào cũng đc)
m=98g
V = 112l ; x = 54 đến đây thử
Câu 3: D
nCO2 = 0,3.3 = 0,9
Khối lượng tăng:
mCO2 + mH 2O − mCaCO3 = 7, 2 ⇒ mH 2O = 7, 2 + 45 − 0,9.44 = 12, 6
Câu 4: D
nX =
1, 68
= 0, 05
22, 4
.(273 + 136,5)
273
Nhận xét: tất cả các chất trong X đều có công thức dạng (CH 2 ) n O2
3,35
= 67 ⇒ 14n + 32 = 67 ⇒ n = 2,5
0, 05
⇒ mH 2O = 2,5.0, 05.18 = 2, 25
MX =
Câu 5: A
Cả 3 chất trên đều có 2π trong phân tử
⇒ nX = nCO2 − nH 2O
⇒
2, 01 − 0, 09.12 − 2nH 2O
32
= 0, 09 − nH 2O ⇒ nH 2O = 0, 065
Khối lượng dung dịch X thay đổi:
∆m = mCO2 + mH 2O − mCaCO3 = 0, 09.44 + 0, 065.18 − 9 = −3,87
Vậy, khối lượng giảm 3,87 gam
Câu 6: B
3n − 2
O2 → nCO2 + nH 2O
2
2x/(3n-2)<-------------------x------------->(2nx)/(3n-2)
Cn H 2 nO2 +
ntr = 2 x +
2x
3n − 2
ns = 2 x − x + 2.
2nx
3n − 2
2x
2x +
ntr ptr 16
3n − 2 = 16 ⇔ n = 3
=
= ⇔
4nx
ns
ps 19
19
x+
3n − 2
=>X là C3 H 6O2
Câu 7: B
Câu 8: C
Do thể tích CO2 bằng thể tích O2 cần dùng nên X có dạng Cn(H2O)m
n = 1,5nH 2O ⇒ n = 1,5m ⇒ C3 H 4O2
Ta có : CO2
X có thể tham gia tráng gương nên X phải là HCOOCH = CH2
Câu 9: A
Ta thấy tỉ lệ nCO2/nH2O luôn bằng nhau ở mọi chất => đồng đẳng của este no đơn chức =>
đáp án A
Câu 10: D
nX =
1.1, 68
22, 4
.(273 + 136,5)
273
Khi đốt P
= 0,05 ⇒ M X =
3, 7
= 74 ⇒ C3 H 6O2
0, 05
nP = 0, 0225 ⇒ nCO2 = nH 2O = 0, 0225.3 = 0, 0675
⇒ nO2 =
0, 0675.3 − 0, 0225.2
= 0, 07875
2
Thể tích khí còn lại sau phản ứng:
V = nCO2 + nO2 du = 22, 4(0, 0675 + 0,1125 − 0, 07875) = 2, 268
=> Đáp án D
Câu 11: C
Bảo toàn khối lượng:
mCO2 + mH 2O = mX + mO2 ⇒ nCO2 = nH 2O =
5,8 + 0, 4.32
= 0,3
62
0,3.3 − 0, 4.2
= 0,1
1
C : H : O = 0,3 : 0, 6 : 0,1 = 3 : 6 :1
nO =
Câu 12: B
4, 7
nCO2 >
= 0, 2098
22, 4
Khối lượng phân tử bằng 74, xem trong 4 đáp án thì chỉ có 2O nên CTPT sẽ là C3H6O2
X tác dụng được với NaOH nên có thể là axit hoặc este
X tác dụng được với AgNO3/NH3 nếu là axit thì chỉ có HCOOH (loại), nếu là este thì X sẽ là
HCOOC2H5
Câu 13: B
nCO2 = 0, 42; nH 2O = 0, 42
Như vậy, đây là este no đơn chức
⇒ neste =
0, 42.2 + 0, 42 − 0,525.2
= 0,105
2
0, 42
= 4 ⇒ C4 H 8O2
0,105
Số C trong este:
Câu 14: B
Đốt ancol:
nCO2 = nH 2O = 0,5b
Bảo toàn C:
nCeste = nCaxit + nCancol ⇒ b = c + 0,5b ⇒ b = 2c
Câu 15: B
nCO2 = 0, 7
0, 7
= 2,8
Số C trung bình: 0, 25
Như vậy, X là các este no, đơn chức, mạch hở
Suy ra, đốt X sẽ thu được 0,7 mol CO2 và 0,7 mol H2O
Khối lượng bình tăng: 0, 7(44 + 18) = 43, 4
Câu 16: B
Gọi este là CnH2nO2
neste =
0,99 − 0, 045.12 − 0, 045.2
0, 045
= 0, 01125 ⇒ n =
=4
32
0, 01125
Trong 4 đáp án thì chỉ có đáp án B thỏa mãn
Câu 17: A
Ta thấy, mỗi chất đều có 2π trong phân tử
⇒ nhh = nCO2 − nH 2O
⇒
2,01 − 0, 09.12 − 2.nH 2O
32
Câu 18: B
nCO2 = nH 2O = 0,13 ⇒ X , Y
= 0, 09 − nH 2O ⇒ nH 2O = 0, 065 ⇒ m = 1,17
đều no, đơn chức, hở
nX = a; nY = b ⇒ a + b = 0, 05
Bảo toàn oxi: a + 2b + 0,155.2 = 0,13.2 + 0,13 ⇒ a + 2b = 0, 08
=> a = 0,02 ; b = 0,03
nCO2 = an + bm ⇒ 0, 02n + 0, 03m = 0,13 ⇒ 2n + 3m = 13
⇒ n = 2; m = 3 ⇒ C2 H 4O; C3 H 6O2
nAg = 0, 2 = 2nM ⇒
este cũng có phản ứng tráng bạc
CH 3 HCO; HCOOC2 H 5
Câu 19: D
Số mol Oxi trong X: nO = 0,3.2 + 0,3 − 0, 75 = 0,15
n
nCO2 = nH 2O ⇒ n X = O = 0, 075
2
Do
2 este là no, đơn chức.
0,3
C=
=4
0, 075
Số nguyên tử C trung bình:
Do đó, 2 este sẽ có 3 và 5 C trong phân tử.
A có công thức là C3H6O2.
Các đồng phân este thỏa mãn.
HCOOC2 H 5
CH 3COOCH 3
Câu 20: D
Quan sát các chất trong X, axit acrylic: CH2=CHCOOH; axit vinyl axetat: CH3COOCH=CH2;
metyl metacrylat: CH2=CH(CH3)2COOCH3 → đều có 2 liên kết pi ở nối đôi C=C và C=O.
Do đo, ở phản ứng đốt cháy: X + O2 → CO2 + H2O.
ta có: n X = nCO2 - n H2O = 0,18 - x
Lại thấy: bình 1 tăng do x mol H2O bị hấp bởi axit H2SO4 đặc, bình 2 xuất hiện 0,18 mol kết
tủa BaCO3↓.
Quay lại phản ứng đốt cháy:
bảo toàn O: 2 × ( 0,18 - x ) + 2n O2 = 0,18 × 2 + x → n O2 = 1,5x.
bảo toàn khối lượng: 4,02 + m O2 = 0,18 × 44 + 18x → m O2 = 3,9 + 18x.
Do đó: 32 × (1,5x) = 3,9 + 18x → x = 0,13 mol → m = 0,13 × 18 = 2,34 gam → Chọn đáp án
D.
► Note: sau kq trên có thể nhớ thêm khi đốt axit cacboxylic không no ( có 1 nối đôi C=C )
đơn chức mạch hở thì luôn có n O2 tham gia phản ứng = 1,5.n nước.
Câu 21: A
Gọi công thức của ancol X là Cn H2n+2O và công thức của Y, Z là CmH2mO2 ( với m ≥ 2)
Cn H2n+2O + 1,5n O2 → nCO2 + (n+1) H2O
CmH2mO2 + (1,5m- 1) O2 → m CO2 + mH2O
Thấy nY+ nZ = 1,5nCO2 - nO2 = 1,5. 0,5 - 0,55= 0,2 mol
Luôn có 0,2.m < 0,5 → m < 2,5 → m = 2
Vậy công thức của Z là HCOOCH3.
Câu 22: A
17,92
=8
22,
4.0,1
Số C có trong este:
Do este là đơn chức nên ancol phải là hai chức
Công thức este: ( R1COO) 2 R2
Nếu coi R1 và R2 là số C của axit và ancol, do axit có 1 nối đôi nên R1 ≥ 3
Mặt khác, 2 R1 < 8 ⇒ R1 < 4
Như vậy, R1 chỉ có thể bằng 3
Este : (CH 2 = CHCOO ) 2 C2 H 4
Như vậy, este tạo bởi etylen glicol và axit acrylic
Câu 23: C
0,3
=3
0,1
Số C trong X:
Giá trị của a phụ thuộc vào số liên kết π có trong X
CTCT của este có 3C và ít π nhất: HCOOC2H5
⇒ π = 1 ⇒ nH 2O = nCO2 = 0,3
CTCT của este có 3C và nhiều π nhất: HCOOC≡CH
⇒ π = 3 ⇒ nH 2O = nCO2 − (3 − 1)nX = 0,1
⇒ 0,1 ≤ a ≤ 0,3
Câu 24: B
nH 2O = 0, 48; nCO2 = 0, 4
Chênh lệch số mol CO2 và H2O chính là số mol ancol có trong X
⇒ nancol = 0, 48 − 0, 4 = 0, 08
Câu 25: B
nkhông khí = 6,525 mol → nO2 = 6,525 x 0,2 = 1,305 mol.
nCO2 = 1,05 mol.
Giả sử hhX có CTC là CnH2n - 2O2
3n − 3
CnH2n - 2O2 + 2 O2 → nCO2 + (n - 1)H2O
Theo BTKL: mH2O = 20,1 + 1,305 x 32 - 1,05 x 44 = 15,66 gam → nH2O = 0,87 mol.
nhhX = 1,05 - 0,87 = 0,18 mol → MCnH2n - 2O2 = 20,1 : 0,18 ≈ 111,67 → n ≈ 5,83
→ hhX gồm C5H8O2 và C6H10O2
Câu 26: A
nCO2 = 0,09 mol
Vì các chất đều gồm 2O và có 2π trong phân tử nên đặt CTC của hh là CnH2n - 2O2
3n − 3
CnH2n - 2O2 + 2 O2 → nCO2 + (n - 1)H2O
(14n+30)gam---------------n mol
2,01 gam------------------0,09 mol
→ 2,01n = 0,09(14n + 30) → n = 3,6 → nH2O = 0,09 x 2,6 : 3,6 = 0,065 mol.
mdd giảm = m↓ - mCO2 - mH2O = 9 - 0,09 x 44 - 0,065 x 18 = 3,87 gam
Câu 27: D
A có công thức CnH2n-2O2 ( n≥ 3), và B có công thức CmH2mO2 ( m≥2)
Vì dung dịch Ca(OH)2 dư nên nCO2 = nCaCO3 = 0,4 mol
23,9 − 0, 4.44
18
mbình tăng = mCO2 + mH2O → nH2O =
= 0,35 mol
Luôn có nA = nCO2 - nH2O = 0,05 mol → nB = 0,15 -0,05 = 0,1 mol
→ 0,05n + 0,1m = 0,4 → n + 2m = 8
Vậy chỉ có cặp nghiệm nguyên thỏa mãn là n = 4 và m= 2
Công thức của 2 este là C2H4O2, C4H6O2.
Câu 28: B
nO2 = 0,225 mol.
Giả sử hhX gồm CnH2nO và CmH2mO2
3n − 1
CnH2nO + 2 O2 → nCO2 + nH2O
3m − 2
2 O2 → mCO2 + mH2O
CmH2mO2 +
Ta có: nCO2 = nH2O = 0,2 mol.
Giả sử số mol của anđehit và este lần lượt là x, y mol.
nhhX = x + y = 0,1
Theo BTNT O: x + 2y = 0,2 x 2 + 0,2 - 0,225 x 2 → x = 0,05 mol; y = 0,05 mol
số C trung bình = 0,2 : 0,1 = 2.
Ta có: 0,05n + 0,05m = 0,2 → n + m = 4
Để thu được ↓max thì hhX gồm HCHO, HCOOCH2CH3.
nHCHO = nHCOOCH2CH3 = 0,1 mol.
AgNO3 / NH 3
HCHO → 4Ag
0,1--------------------0,4
AgNO3 / NH3
HCOOCH2CH3 → 2Ag
0,1----------------------------------0,2
→ ∑nAg = 0,2 + 0,4 = 0,6 mol → mAg = 0,6 x 108 = 64,8 gam
Câu 29: B
nH2O = 0,756 mol.
Nhận thấy các chất đều có 2O và 2π trong phân tử nên ta đặt CTC của hỗn hợp là CnH2n - 2O2
CnH2n - 2O2 + O2 → nCO2 + (n - 1)H2O
(14n+30) gam----------------------------(n-1) mol
29,064 gam------------------------------0,756 mol
→ 0,756(14n + 30) = 29,064(n - 1) → n = 2,8 → nCO2 = 0,756 x 2,8 : 1,8 = 1,176 mol.
→ m = 1,176 x 197 = 231,672 gam
Câu 30: A
Nhận thấy nC2H5OH = nH2O - nCO2 = 0,13- 0,1 = 0,03 mol
Có nC2H5OH + nCH3CHO + nHCOOCH3 = nCO2 : 2 = 0,05
→ nCH3CHO + nHCOOCH3 = 0,05- 0,03 = 0,02 mol
→ nAg = 2. (nCH3CHO + nHCOOCH3) = 0,04 mol → a = 4,32 gam.