Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

DE 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.78 KB, 7 trang )

ĐỀ RÈN LUYỆN BÀI TẬP TỔNG HỢP SỐ

4

(Nguồn: Sưu tầm trên Internet)
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; S=32; Cl=35,5; Na=23;
K=39; Ba=137; Ca=40; Mg=24; Al=27; Fe=56; Cu=64; Ag=108.
Câu 1. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 xM bằng điện cực trơ tới khi nước bắt đầu điện phân ở 2
cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,6 gam. Giá trị x là.
A. 0,4M

B. 0,5M

C. 0,6M

D. 0,3M

Câu 2. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch NaCl 1,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng
điện I = 9,65A trong thời gian 41 phút 40 giây thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân trung hòa vừa đủ V
ml dung dịch HCl 0,4M. Giá trị của V là.
A. 450 ml

B. 625 ml

C. 500 ml

D. 550 ml

Câu 3. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch chứa CuSO4 xM và NaCl yM bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
tới khi khí bắt đầu thoát ra ở 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 27,3 gam. Dung dịch
sau điện phân hòa tan tối đa 9,6 gam MgO. Giá trị x, y lần lượt là.


A. 1,5M và 1,2M

B. 0,75M và 0,6M

C. 1,5M và 0,6M

D. 0,75M và 1,2M

Câu 4. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch chứa FeCl 3 0,5M và CuCl2 1,25M bằng điện cực trơ, tới khi khối
lượng catot tăng 19,36 gam thì dừng điện phân, ở anot thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là?
A. 8,064 lít

B. 7,616 lít

C. 7,840 lít

D. 8,960 lít

Câu 5. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO 3)2 0,75M và NaCl 1M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian 5790 giây thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan
tối đa m gam Fe, biết sản phẩm khử duy nhất của NO3- là khí NO. Giá trị m là.
A. 2,10 gam

B. 2,24 gam

C. 1,40 gam

D. 1,68 gam

Câu 6. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO 3)2 2M và NaCl 1,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp

đến khi khối lượng catot tăng m gam thì dừng điện phân. Cho m gam Fe vào dung dịch sau điện phân thấy thoát
ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO3-) và 9m/14 gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị m là.
A. 22,4 gam

B. 15,68 gam

C. 16,80 gam

D. 13,44 gam

Câu 7. Hòa tan m gam CuSO4 vào 200 ml dung dịch NaCl 1M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung
dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi ở anot thoát ra 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) thì dừng điện phân.
Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng lấy thanh Mg ra lau sạch cẩn thận, cân lại thấy
khối lượng tăng 1,6 gam so với ban đầu. Giá trị m là.
A. 104,0 gam

B. 99,2 gam

C. 96,0 gam

D. 128,0 gam

Câu 8. Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi nước bắt đầu điện phân ở
2 cực thì dừng điện phân thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam
Al2O3. Giá trị m là.
A. 20,4 gam

B. 30,6 gam

C. 15,3 gam


D. 40,8 gam

Câu 9. Cho một miếng Na kim loại vào 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H 2
(đktc). Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong
thời gian 7720 giây thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam Zn. Giá trị m là.
A. 39,00 gam

B. 22,75 gam

C. 19,50 gam

D. 16,25 gam

Câu 10. Cho 63,2 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào 800 ml dung dịch HCl 2,5M (dùng dư) thu được dung
dịch X và còn lại 4,0 gam rắn chưa tan. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến
1


khi khối lượng catot tăng 35,2 gam thì dừng điện phân. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào dung dịch sau điện phân
thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.
A. 57,4 gam

B. 79,0 gam

C. 114,8 gam

D. 86,1 gam

Câu 11. Tiến hành điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 2M và NaCl 0,75M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp

với cường độ dòng điện I = 5A tới khi khối lượng dung dịch giảm 44,25 gam thì dừng điện phân. Cho m gam Fe
vào dung dịch sau điện phân thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và 0,75m gam hỗn hợp
kim loại. Giá trị m là.
A. 39,20 gam

B. 49,0 gam

C. 42,10 gam

D. 36,80 gam

Câu 12. Tiến hành điện phân 100 ml dung dịch chứa FeCl 3 0,5M; CuCl2 1,25M và HCl 1,5M bằng điện cực trơ
với cường độ dòng điện I = 9,65 trong thời gian 1 giờ 31 phút 40 giây thì dừng điện phân thấy khối lượng dung
dịch giảm m gam. Giá trị m là.
A. 28,975 gam

B. 39,050 gam

C. 30,475 gam

D. 40,550 gam

Câu 13. Hòa tan hết 69,6 gam Fe 3O4 trong dung dịch HCl loãng (vừa đủ), cho tiếp 12,8 gam Cu vào dung dịch
sau phản ứng thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng
điện I = 9,65A tới khi khối lượng catot tăng 21,2 gam thì dừng điện phân. Thời gian điện phân là.
A. 9000 giây

B. 8000 giây

C. 7500 giây


D. 9500 giây

Câu 14. Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO 4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ
dòng điện I = 5A tới khí nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm
32,84 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 8,16 gam Al2O3. Thời gian điện phân là.
A. 10808 giây hoặc 13164 giây

B. 7720 giây hoặc 13124 giây

C. 9650 giây hoặc 13317 giây

D. 11580 giây 12931 giây

Câu 15. Tiến hành điện phân dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và NaCl 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với
cường độ dòng điện I = 9,65A đến khi khối lượng dung dịch giảm 20,215 gam thì dừng điện phân. Dung dịch
sau điện phân vẫn còn màu xanh và hòa tan được tối đa 10,85 gam Fe, biết rằng có khí NO sinh ra là sản phẩm
khử duy nhất của NO3-. Thời gian điện phân là.
A. 3500 giây

B. 4000 giây

C. 3000 giây

D. 4500 giây

Câu 16. Cho một miếng Na vào 150 ml dung dịch HCl 1,2M thu được dung dịch X và 5,6 lít H 2 (đktc). Tiến
hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian
2895 giây. Pha loãng dung dịch sau điện phân bằng nước cất thu được 3,3 lít ml dung dịch Y có pH = a. Giá trị
của a là.

A. 1

B. 2

C. 12

D. 13

Câu 17. Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1A. Khi thấy ở catot bắt
đầu có bọt khí thoát ra thì dừng điện phân. Để trung hòa dung dịch thu được sau khi điện phân cần dùng 100 ml
dung dịch NaOH 0,1M. Thời gian điện phân và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là.
A. 965s và 0,025M

B. 1930s và 0,05M

C. 965s và 0,05M

D. 1930s và 0,025M

Câu 18. Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,2 M với điện cực trơ và cường độ
dòng điện bằng 5A. Sau 19 phút 18 giây dừng điện phân, lấy catot sấy khô thấy tăng m gam. Giá trị của m là.
A. 5,16 gam

B. 1,72 gam

C. 2,58 gam

D. 3,44 gam

Câu 19. Điện phân dung dịch chứa 18,8 gam Cu(NO 3)2 và 29,8 gam KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Sau

1 thời gian điện phân thấy khối lượng dung dịch giảm 17,15 gam so với khối lượng ban đầu . Thể tích dung dịch
sau điện phân là 400ml. Nồng độ mol của các chất trong dung dịch điện phân là.
A. KCl: 0,375M; KNO3: 0,25M; và KOH: 0,25M
2


B. KCl: 0,5M; KNO3: 0,25M; và KOH: 0,25M
C. KCl: 0,25M; KNO3: 0,5M; và KOH: 0,25M
D. Đáp án khác
Câu 20 . Tiến hành điện phân 100 ml dung dịch chứa CuSO 4 2,5M và AgNO3 1M bằng điện cực trơ tới khi khối
lượng catot tăng 23,6 gam thì dừng điện phân. Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, sau khi kết thúc
các phản ứng lấy thanh Fe ra lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng giảm m gam. Biết rằng sản phẩm khử
duy nhất của NO3- là khí NO. Giá trị m là.
A. 10,8 gam
B. 10,1 gam
C. 8,7 gam
D. 14,0 gam
Câu 21. X là este no tạo bởi axit cacboxylic với etylen glicol; Y là axit cacboxylic no, 2 chức (X, Y đều mạch
hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng lượng O 2 vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2 và nước
có tổng khối lượng là 29,36 gam. Mặt khác đun nóng 21,5 gam hỗn hợp E bằng dung dịch KOH vừa đủ thu
được 35,4 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của X là.
A. C4H6O4
B. C6H10O4
C. C7H12O4
D. C5H8O4
Câu 22. Hỗn hợp E gồm một amin X và một amino axit Y (X, Y đều no và có cùng số nguyên tử C; trong Y chỉ
chứa 1 nhóm -COOH). Lấy 0,3 mol hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung
dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y. Cô cạn đến khô
dung dịch Y thu được 39,75 gam rắn khan. Công thức phân tử của X là.
A. C2H7N

B. C3H9N
C. C4H11N
D. C5H13N
Câu 23. X là hydrocacbon; Y là hợp chất hữu cơ mạch hở có phần trăm khối lượng các nguyên tố lần lượt là:
%C = 56,693%; %H = 5,512%; %O = 37,795%. Y thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Y không tác dụng với Na nhưng tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng theo tỉ lệ 1 : 3 thu được 1 muối E
duy nhất và 1 ancol F có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam.
+ Cứ 1 mol Y làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 3 mol Br2 trong môi trường CCl4.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 6,384 lít O 2 (đktc) thu được 9,68 gam CO 2 và 3,42 gam
nước. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 24. X là axit cacboxylic no 2 chức; Y là ancol no, đơn chức; Z là este thuần chức tạo bởi X, Y. Đốt cháy
hoàn toàn 33,6 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z thu được 24,416 lít CO 2 (đktc) và 21,96 gam nước. Mặt khác đun
nóng 33,6 gam hỗn hợp E cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được 22,08 gam ancol Y. Công thức cấu
tạo của Z là.
A. (COOC2H5)2
B. CH2(COOCH3)2
C. (COOCH3)2
D. CH2(COOC2H5)2
Câu 25. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na 2O và ZnO vào nước dư thu được dung dịch X trong suốt.
Cho từ từ dung dịch HCl 1,0M vào dung dịch X đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì đã dùng 150ml. Chia dung
dịch X làm 2 phần bằng nhau. Cho từ từ đến hết 375 ml dung dịch HCl 1M vào phần 1 thu được 2a gam kết tủa,
còn nếu cho 725 ml dung dịch HCl 1M vào phần 2 thu được a gam kết tủa. Giá trị m là.
A. 33,25 gam
B. 61,85 gam
C. 76,15 gam
D. 36,75 gam

Câu 26. Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO 3)2 1,5M và NaCl 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
với cường độ dòng điện I = 9,65A đến khi ở anot thu được 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) thì dừng điện phân. Dung
dịch sau điện phân hòa tan tối đa 19,04 gam Fe; biết rằng phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất của
NO3-. Thời gian điện phân là.
A. 5400 giây
B. 3200 giây
C. 4800 giây
D. 6400 giây
Câu 27. X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ no chỉ chứa một loại nhóm định chức, mạch hở chứa C, H, O.
Đốt cháy hoàn toàn a mol X1 cũng như X2, X3, X4, X5 đều thu được a mol nước. Đun nóng 35,76 gam hỗn hợp E
chứa X1, X2, X3, X4, X5 có cùng số mol với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được m gam Ag. Giá trị m là.
A. 174,96 gam
B. 181,44 gam
C. 178,20 gam
D. 175,50 gam
Câu 28. X, Y, Z là 3 hợp chất hữu cơ chứa C, H, O và là đồng đẳng kế tiếp. Hỗn hợp E chứa X, Y, Z có số mol
tương ứng lập thành cấp số cộng; trong đó phần trăm khối lượng của Y chiếm 29,85%. Ở thể hơi hỗn hợp E có tỉ
khối so với He bằng 16,75. Biết rằng Z có 4 đồng phân cùng chức thuộc chương trình THPT. Xác định CTCT
của X, Y, Z.
3


Câu 29. X là axit cacboxylic; Y là andehit no (X, Y đều mạch thẳng). Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam X cũng như
Y đều thu được 13,44 lít CO 2 (đktc) và 5,4 gam nước. Ở điều kiện thích hợp X và Y thỏa mãn phản ứng sau
(đúng với tỉ lệ mol các chất):
X  X' + H2O
2Y + 2NaOH (đặc, nóng)  Y’ + HO-CH2-CH2-OH
Biết rằng X’ không tác dụng được với dung dịch NaHCO3. Cho nhận định định sau:
(1) Đốt cháy hoàn toàn Y’ không thu được nước.
(2) X có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa trắng.

(3) X là axit HOOC-CH=CH-COOH dạng trans.
(4) X’ là hợp chất hữu cơ có vòng 4 cạnh không no chứa một liên kết C=C.
(5) Đốt cháy a mol hỗn hợp chứa X, Y, X’, Y’ thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + a
(6) X’ và Y’ là đồng phân của nhau.
Số nhận định đúng là.
A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 30. Hòa tan 5,44 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch AgNO 3. Kết thúc phản ứng thu được dung
dịch X chứa 3 muối có cùng nồng độ mol và m gam rắn Y. Giá trị lớn nhất của m là.
A. 30,24 gam
B. 36,72 gam
C. 37,80 gam
D. 32,40 gam
Câu 31. X là axit cacboxylic đơn chức; Y là este no, 2 chức (X, Y đều mạch hở). Lấy 0,5 mol hỗn hợp E chứa
X, Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 1,0 mol Ag. Mặt khác đun nóng 34,56 gam hỗn hợp E
trên với 100 gam dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa 2 muối của 2
axit đồng đẳng kế tiếp và phần hơi có khối lượng 86,68 gam. Công thức ancol tạo nên este Y là.
A. C2H4(OH)2 B. C4H8(OH)2 C. C3H6(OH)2 D. C2H4(OH)2 hoặc C4H8(OH)2
Câu 32. X, Y, Z là 3 este mạch hở (không chứa nhóm chức khác, trong đó X đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn
16,8 gam X cũng như Y và Z đều cần 17,92 lít O 2 (đktc) thu được 7,2 gam nước. Mặt khác đun nóng hỗn hợp E
chứa X, Y, Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được m gam hỗn hợp gồm 2 muối của 2 axit hữu cơ và 19,8 gam
hỗn hợp gồm 3 ancol mà khối lượng phân tử cũng như số mol của chúng lập thành cấp số cộng có công sai
tương ứng là 30 và 0,02. Giá trị m là.
A. 60,24 gam B. 61,12 gam C. 58,64 gam D. 62,32 gam

Câu 33. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong 600 gam dung dịch HNO 3 25,2% thu được dung dịch X
chỉ chứa các muối (không chứa ion NH4+) và hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O. Cho 750 ml dung dịch NaOH
2,8M vào dung dịch X. Lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được (m + 15,2)
rắn; phần dung dịch nước lọc đem cô cạn sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 139,1 gam rắn khan.
Phần trăm thể tích của NO trong hỗn hợp Y là.
A. 33,33%

B. 40,00%

C. 66,67%

D. 60,00%

Câu 34. Hỗn hợp E gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp E thu được khối lượng H2O ít hơn khối lượng CO2 là 5,46 gam. Nếu lấy 1/2 lượng hỗn hợp E ở trên cho
tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thì sau phản ứng thu được 3,9 gam hỗn hợp muối khan. Công thức 2 axit
trong E là.
A. CH3COOH và C2H5COOH

B. C2H3COOH và C3H5COOH

C. C2H5COOH và C3H7COOH

D. HCOOH và CH3COOH

Câu 35. Lên men m gam glucozơ thu được V lít ancol etylic 460 (D = 0,8 g/ml) với hiệu suất của quá trình
60%. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 200 gam dung dịch NaOH 6,4% thu được dung dịch chứa 2 muối có
tổng nồng độ phần trăm (C%) là 9,31%. Giá trị của m và V lần lượt là.
A. 30 gam và 25 ml


B. 30 gam và 30 ml
4


C. 60 gam và 30 ml

D. 60 gam và 25 ml

Câu 36. X là axit cacboxylic no, đơn chức; Y là axit cacboxylic không no chứa 1 nôi đôi C=C (M Xcó mạch cacbon không phân nhánh). Lấy m gam hỗn hợp E chứa X, Y tác dụng với dung dịch NaHCO 3 dư thu
được 2,688 lít CO2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E cần dùng 2,24 lít O 2 (đktc) thu được
2,16 gam nước. Phần trăm khối lượng oxi trong Y là.
A. 71,11%

B. 61,54%

C. 44,44%

D. 55,17%

Câu 37. Thủy phân hoàn toàn a mol tetrapeptit (E) Ala-X-X-Gly (X là amino axit chứa 1 nhóm -NH 2) cần dùng
dung dịch chứa 6a mol NaOH. Mặt khác đốt cháy 11,28 gam E cần dùng V lít O 2 (đktc) thu được sản phẩm cháy
gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 thu được 41,37 gam kết
tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thu được giảm 18,81 gam. Khối lượng phân tử của X là.
A. 132
B. 133
C. 147
D. 161
Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp E gồm 2 este X, Y (M X < MY và không chứa nhóm chức khác)
cần dùng 25,2 lít O2 (đktc) thu được 11,34 gam nước. Mặt khác đun nóng 17,04 gam hỗn hợp E trên với dung

dịch KOH thu được một muối của axit hữu cơ 2 chức và 8,88 gam hỗn hợp 2 ancol đều no có cùng số nguyên tử
cacbon. Công thức phân tử Y là.
A. C5H8O4

B. C6H8O4

C. C7H12O4

D. C5H6O4

Câu 39. X, Y là hai ancol có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC. Z là ancol đơn chức không no chứa một
liên kết C=C. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 7,168 lít O 2 (đktc) thu được 9,68
gam CO2. Oxi hóa X và Y có trong 0,12 mol hỗn hợp E trên bằng CuO nung nóng thu được hỗn hợp F gồm 2
andehit. Toàn bộ F tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam Ag. Giá trị m là.
A. 43,2 gam

B. 28,08 gam

C. 36,72 gam

D. 34,56 gam

Câu 40. Hòa tan 100 gam CuSO4.5H2O vào dung dịch HCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung
dịch X bằng điện cực trơ tới khi khối lượng dung dịch giảm m gam thì dừng điện phân thu được dung dịch Y
không còn anion Cl-. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lấy thanh Mg ra
lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng không đổi so với trước phản ứng. Giả sử hiệu suất các phản ứng đều
đạt 100%. Giá trị m là.
A. 22,43 gam hoặc 22,75 gam

B. 22,75 gam hoặc 33,75 gam


C. 22,43 gam hoặc 33,75 gam

D. 22,40 gam hoặc 25,60 gam

Câu 41. A, B là hai -amino axit no mạch hở chứa 1 nhóm -NH 2 và 1 nhóm -COOH và là đồng đẳng kết tiếp
(MA < MB). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,012 mol A-B; 0,013 mol A-B-A và 0,014 mol A-B-A-B cần
dùng 15,7752 lít O2 (đktc). B là
A. Valin

B. Alanin

C. Glyxin

D. axit anpha-mino butanoic

Câu 42. Hỗn hợp M gồm hai este X, Y đều no, mạch hở (X đơn chức, Y hai chức). Đốt cháy 0,08 mol hỗn hợp
M bằng lượng O2 có thể tích đúng bằng thể tích của CO 2 sinh ra (đo cùng điều kiện). Sản phẩm cháy được dẫn
qua dung dịch Ca(OH)2 dư, kết thúc phản ứng lọc bỏ kết tủa, phần dung dịch nước lọc có khối lượng giảm 8,72
gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác đun nóng 46,8 gam hỗn hợp M bằng KOH dư thu được hỗn
hợp muối có khối lượng m gam và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Giá trị của m là.
A. 64,8 gam

B. 62,7 gam

C. 74,7 gam

D. 69,0 gam

Câu 43. Hỗn hợp (A) gồm 2 hợp chất hữu cơ X, Y đều mạch hở có tỉ lệ mol 1 : 1(X nhiều hơn Y một nguyên tử

C). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp (A), sản phẩm cháy chỉ chứa CO 2 và H2O có tỉ lệ khối lượng tương ứng 22 : 9.
Z là axit cacboxylic no hai chức, mạch hở. Trong điều kiện thích hợp este G thuần chức được điều chế từ Z với
X và Y. Hỗn hợp (B) gồm X, Y, G có tỉ lệ mol 2 : 1 : 2. Đun nóng 8,16 gam hỗn hợp (B) cần dùng 200 ml dung
dịch NaOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi (D) chứa các chất hữu cơ. Lấy toàn bộ (D)
tác dụng dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,08 gam kết tủa. Tên gọi của Z là.
A. axit oxalic

B. axit malonic

C. axit glutaric
5

D. axit adipic


Câu 44. Cho 250 gam dung dịch FeCl3 6,5% vào 150 gam dung dịch Na2CO3 10,6% thu được khí A, kết tủa B
và dung dịch X. Thêm m gam dung dịch AgNO3 21,25% vào dung dịch X thu được dung dịch Y có nồng độ %
cuả NaCl là 1,138%. Giá trị của m là.
A. 120

B. 140

C. 100

D. 160

Câu 45. X là este của axit hữu cơ đơn chức và ancol đơn chức. Đun nóng 7,5 gam este X với 90 ml dung dịch
NaOH 1,0M (lấy dư 20% so với phản ứng). Biết X không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số đồng
phân của X là.
A. 5


B. 6

C. 7

D. 8

Câu 46. Đốt cháy a mol este X mạch hở thu được x mol CO 2 và y mol H2O với x = y + a. Đun nóng 12,0 gam
este X cần dùng 75 ml dung dịch KOH 1M thu được một muối của axit hữu cơ và hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng kế
tiếp. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 47. Đun nóng hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C 5H5O4Cl bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp
chứa các chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng gương. Số công thức cấu tạo của X là.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 48. Đun nóng 0,15 mol este E (không chứa nhóm chức khác) cần dùng dung dịch chứa 0,3 mol NaOH thu
được một muối của axit hữu cơ X và một ancol Y. Đốt cháy toàn bộ ancol Y thu được 10,08 lít CO 2 (đktc) và
10,8 gam nước. Nung muối của axit hữu cơ X với vôi tôi xút thu được hydrocacbon đơn giản nhất. Số công thức
cấu tạo của E là.
A. 2
B. 5

C. 3
D. 4
Câu 49. Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, MgO và MgCO 3 tác dụng vừa đủ dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4
0,5M thu được 6,048 lít hỗn hợp khí X và dung dịch chứa (1,5m + 7,23) gam hỗn hợp muối. Mặt khác hòa tan
hết m gam hỗn hợp trên trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Y và 3,584 lít hỗn hợp khí Z gồm 2
khí có tỉ khối so với H2 bằng 22. Cô cạn dung dịch Y thu được (2m+12,64) gam muối khan. Giá trị m là.
A. 16,68 gam
B. 14,88 gam
C. 11,88 gam
D. 16,20 gam
Câu 50. Hỗn hợp X gồm C3H4 và H2. Nung hỗn hợp X có mặt Ni làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y.
Tỉ khối của Y so với X bằng 1,8. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng nước Br 2 dư thấy khối lượng Br2 phản ứng là
32,0 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 3,584 lít (đktc) và tỉ khối của nó so với He bằng 5,75. Khối lượng
của
X
là.
A. 10,20 gam
B. 9,44 gam
C. 9,82 gam
D. 10,38 gam

ĐỀ CHỈ MANG TÍNH CHẤT “LUYỆN NÃO”
 - HẾT - 

ĐÁP ÁN ĐỀ RÈN LUYỆN BÀI TẬP SỐ 4
6


Câu
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Đáp án

Câu
26
27

28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50

7

Đáp án




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×