Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thi công cầu vượt và đường 2 đầu cầu + đường gom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.55 KB, 22 trang )

Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT

MỤC LỤC
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ATGT.........................................................................2
1. GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................................................................2
2. PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG......................................................................3
2.1 Phương án tổ chức đảm bảo an toàn giao thông..........................................................3
2.2 Tổ chức đảm bảo giao thông............................................................................................6
Ban điều hành gói thầu...........................................................................................................8
Nhà Thầu ĐBGT 8
Trưởng, phó ban đảm bảo an toàn........................................................................................8
Tổ ĐBGT số 2

8

Tổ ĐBGT số 1

8

Tổ ĐBGT số 3

8

3. NỘI DUNG, QUY CHẾ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG .....................................................10
3.1. Công tác chuẩn bị:....................................................................................................................10
3.2. Duy trì các phương tiện và thiết bị kiểm soát giao thông....................................................11
3.3. Kiểm soát giao thông trong thời gian không làm việc.........................................................11
3.4. Kiểm soát giao thông về ban đêm...........................................................................................11
3.5. Kiểm soát giao thông duy trì tại các đường có xe cộ đi lại.................................................12
3.6. Số làn xe cho điều khiển giao thông......................................................................................12
3.7. Thi công một nửa chiều rộng..................................................................................................12


3.8. Các đường dây liên lạc, liên hệ...............................................................................................12
4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG.....................................................13
4.1 . Phân luồng đảm bảo giao thông thi công cầu vượt Hùng Vương và cầu vượt nhánh 2
(3ca/ngày)............................................................................................................................... 13
4.2 . Phân luồng đảm bảo giao thông thi công các hạng mục (3ca/ngày)..............................13
4.3 Duy trì đảm bảo giao thông..................................................................................................15
4.4 Xử lý tình huống giao thông, phối hợp với các bên liên quan...........................................16
5 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:................................................................................................................17
5.1 Các quy định chung:............................................................................................................. 17
5.2 Các công việc cụ thể:............................................................................................................ 18

Cầu Vượt Hùng Vương
1


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ATGT
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Hạng mục thi công cầu vượt Hùng Vương thuộc dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp QL1
đoạn Hà Nội – Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT gồm cầu vượt chính qua QL1A, 2
cầu vượt nhánh, phần đường dẫn 2 đầu cầu vượt và đường gom; trong đó: phần cầu thiết kế
với quy mô vĩnh cửu bằng BTCT thường và BTCT DƯL, Tải trọng thiết kế HL93, người bộ
hành 3x10−³Mpa, Cấp động đất: cấp 7. Đường dẫn hai đầu cầu và đường gom thiết kế vuốt
nối chuyển tiếp phù hợp với quy mô mặt cắt của Đường Hùng Vương; kết cấu mặt đường và
đường gom: Mặt đường bê tông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm.
a) Phần cầu vượt chính qua QL1A:
+ Quy mô xây dựng, các thông số kỹ thuật chủ yếu: Xây dựng phần cầu chính với
chiều dài L=274,39m (giao với QL1A tại Km117+307), mặt cắt ngang cầu B=16,0m với 11
nhịp. Tại vị trí các nhịp số 2,3,10 và 11 mặt cắt ngang cầu được mở rộng nhằm khớp nối với

các nhánh rẽ trong nút giao với QL1A. Mặt đứng cầu nằm trên đường cong đứng R=3100m,
mặt bằng cầu nằm trên đường thẳng tim cầu giao cắt với tim QL1 một góc 85 độ 38 phút.
+ Kết cấu phần trên: Gồm 11 nhịp dầm bằng BTCT DƯL 40Mpa, trong đó: trên
các nhịp từ số 4 đến số 9 bố trí 6 nhịp dầm bản L=24m (6x24m), chiều cao dầm h=0,95m
mặt cắt ngang bố trí 16 dầm, cự ly dầm chủ là 1,0m; lớp liên kết bản BTCT dày 15cm. Trên
các nhịp số1, 2, 3, 10, 11 bố trí 5 nhịp dầm chữ “I” L=25m, chiều cao dầm h=1,45m, mặt cắt
ngang bố trí 8 đến 10 dầm (dạng nan quạt), cự ly dầm chủ được bố trí thay đổi từ 1,95m đến
2,4m; dầm ngang BTCT 30Mpa; bản mặt cầu bằng BTCT dày 20cm; tại vị trí nhịp số 2
phần rẽ sang nhánh 2 nhịp I được cắt khấc để đảm bảo tĩnh không cho đường gom dưới cầu.
Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa chặt C12.5 dày 7cm trên lớp phòng nước. Dốc ngang
mặt cầu: i=2% về 2 phía. Gờ chắn, bản dẫn bằng BTCT 30Mpa đổ tại chỗ; Lan can bằng
thép mạ tráng kẽm, cột lan can bằng thép đúc; Gối cầu dùng gối cao su cốt bản thép; khe co
giãn bằng thép có bề rộng 100mm.
+ Kết cấu phần dưới: Hai mố M0, M11, trụ T1 đến T10 bằng BTCT 30Mpa đổ tại
chỗ, móng đặt trên nền cọc khoan nhồi BTCT 30Mpa, đường kính D=1,0m.
b) Phần cầu vượt nhánh 2:
+ Quy mô xây dựng, các thông số kỹ thuật chủ yếu: Xây dựng phần cầu vượt nhánh 2
với chiều dài L=37,0m, mặt cắt ngang cầu B=7,0m, với 2 nhịp dầm bản nối từ trụ T1 (cầu
chính) trụ P2 cầu vượt nhánh 2 qua trụ P1 đến mố A0.

Cầu Vượt Hùng Vương
2


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
+ Kết cấu phần trên: Gồm 2 nhịp dầm bản bằng BTCT DƯL 40Mpa L=15m
(2x15m), chiều cao dầm h=0,55m; mặt cắt ngang bố trí 7 dầm, cự ly dầm chủ là 1,0m; lớp
liên kết bản BTCT dày 15cm. Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 7cm trên lớp
phòng nước. Dốc ngang mặt cầu: i=2% về 1 phía. Gờ chắn bằng BTCT 30Mpa đổ tại chỗ;
Lan can bằng thép mạ tráng kẽm, cột lan can bằng thép đúc; Gối cầu dùng gối cao su cốt

bản thép; khe co giãn bằng thép có bề rộng 100mm.
+ Kết cấu phần dưới: Mố A0 bằng BTCT 30Mpa đổ tại chỗ, móng đặt trên nền cọc
khoan nhồi BTCT 30Mpa, đường kính D=1,0m. Trụ P1 và P2 bằng BTCT 30Mpa dạng trụ
đặc thân cột đặt trên bệ trụ BTCT 30Mpa.Móng đặt trên nền cọc khoan nhồi BTCT 30Mpa,
đường kính D=1,0m.
c) Đường dẫn 2 đầu cầu và đường gom.
+ Đường dẫn hai đầu cầu: Phạm vi đường dẫn đầu cầu nối tiếp từ đường Hùng
Vương, TP Bắc Giang đến mố cầu chính có chiều dài L=285,95 m. Phía đường 293: Phạm
vi đường dẫn đầu cầu nối tiếp từ mố cầu chính đến ĐT293 (tại Km 0+295-ĐT293) có chiều
dài L=170,09m. Quy mô thiết kế vuốt nối, chuyển tiếp phú hợp với quy mô mặt cắt của
đường Hùng Vương, ĐT293 và khớp nối với các nhánh rẽ từ N1 đến N6 thuộc dự án cải tạo,
nâng cấp QL1A đoạn Hà Nội – Bắc Giang. Mái ta luy tứ nón và đường dẫn được ốp mái
bằng đá hộc xây vữa 10Mpa, chân khay bê tông 16Mpa, trên lớp đá dăm đệm dày 10cm.
Thiết kế tường chắn tại đường dẫn hai đầu cầu với kết cấu tường chắn BTCT đặt trên nền
cọc BTCT. Phạm vi chân tường chắn, gầm cầu phía đường Hùng Vương bố trí bó vỉa kết
hợp lát vỉa hè bằng gạch Block tự chèn. Bố trí hệ thống rãnh dọc BTCT khẩu độ B=0,3m và
hệ thống cống thoát nước ngang đường đảm bảo thoát nước nền mặt đường dẫn.
+ Đường gom: Đường gom kết nối từ đường Thanh Niên và đường Hùng Vương
được thiết kế với quy mô Bề rộng nền đường Bn=5,5m; Bm=4,5m. Mặt đường bê tông nhựa
trên lớp móng cấp phối đá dăm đảm bảo Eyc >=120Mpa.
2.

PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG
2.1 Phương án tổ chức đảm bảo an toàn giao thông

Phương án phân luồng đảm bảo giao thông được nhà thầu tiến hành 3ca/ngày hoặc
2ca/ ngày tùy thời điểm được chia thành các giai đoạn theo biện pháp tổ chức thi công phần
cầu đã được phê duyệt, đảm bảo tuyến đường luôn được lưu thông an toàn, không để xảy ra
ùn tắc mất an toàn giao thông:
• Giai đoạn 1: Thi công phần cọc khoan nhồi; bệ, thân xà mũ trụ; bệ, thân, tường

cánh mố của cầu vượt tuyến chính.

Cầu Vượt Hùng Vương
3


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
Nhà thầu tiến hành phân luồng đảm bảo các phương tiện lưu thông hai chiều trên
phần đường QL1A và đường Hùng Vương cũng như hướng đi Thanh Sơn.Tại những vị trí
khu vực thi công nhà thầu tiến hành đặt các loại biển báo hiệu Công trường đang thi công,
phía trước có công trường 441a, 441b, 441c trước khu vực thi công, gần khu vực thi công
nhà thầu đặt các loại biển báo chỉ hướng xe chạy 301, biển báo đường hẹp 203, biển báo đi
chậm 245, biển báo công trường đang thi công 227 (tất cả các loại biển báo theo đúng
QCVN41:2012), tại khu vực thi công nhà thầu bố trí rào chắn, chóp nón cao su, đèn quay
cảnh báo. Nhà thầu tiến hành bố trí nhân công, biển báo hiệu, phân luồng giao thông tại các
vị trí:
- Bố trí nhân công, biển báo phân luồng trên tuyến chính đường cao tốc tại: vị trí
nút giao ngã tư giữa đường Hùng Vương, đường đi Thanh Sơn và QL1A.
- Bố trí nhân công, biển báo phân luồng giao thông tại vị trí thi công cầu vượt
Hùng Vương; đặc biệt là chỗ ra vào phạm vi thi công.
-

Nhân công vệ sinh tuyến đảm bảo vệ sinh môi trường (2 người/ca, 2ca/ngày).

-

Sơ đồ lưu thông và đảm bảo an toàn giao thông ( Có bản vẽ kèm theo).

• Giai đoạn 2: Thi công móng cọc khoan nhồi; bệ, thân, xà mũ trụ; bệ, thân, tường
cánh mố tuyến nhánh và trụ T5 tuyến chính.

Nhà thầu tiến hành phân luồng giao thông để các phương tiện lưu thông hai chiều
bên phần đường bị thu hẹp, phần mặt đường tăng cường đi Thanh Sơn. Tại những vị trí khu
vực thi công nhà thầu tiến hành đặt các loại biển báo hiệu Công trường đang thi công, phía
trước có công trường 441a, 441b, 441c trước khi khu vực thi công, gần khu vực thi công
nhà thầu đặt các loại biển báo chỉ hướng xe chạy 301, biển báo đường hẹp 203, biển báo đi
chậm 245, biển báo công trường đang thi công 227 (tất cả các loại biển báo theo đúng
QCVN41:2012), khu vực thi công nhà thầu tiến hành bố trí các biển báo, tăng cường nhân
công đảm bảo ATGT và sử dụng cọc tiêu rào chắn di động có chăng dây căng đảo bảo an
toàn giao thông. Nhà thầu tiến hành bố trí nhân công, biển báo hiệu, phân luồng giao thông
tại các vị trí:
- Bố trí nhân công, biển báo phân luồng trên tuyến chính đường cao tốc QL1A tại
các vị trí gần ngã tư giao giữa QL1A và phạm vi thi công cầu vượt.
- Bố trí nhân công, biển báo phân luồng giao thông tại vị trí thi công cầu vượt
Hùng Vương và cầu vượt nhánh 2
- Bố trí nhân công, biển báo phân luồng giao thông tại các vị trí đường công vụ
phục vụ thi công đường gom (1 nhân công/đường).
-

Nhân công vệ sinh tuyến đảm bảo vệ sinh môi trường (2 người/ca, 2ca/ngày)

Cầu Vượt Hùng Vương
4


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
• Giai đoạn 3: Thi công cẩu lắp kết cấu nhịp vào vị trí; các hạng mục bản mặt cầu,
gờ chắn lan can và các công tác khác của cầu vượt tuyến chính và tuyến nhánh 2.
- Để thi công các hạng mục trong tuyến nhánh 2 gồm: mố A0, trụ P1, P2 nhà thầu
tiến hành thi công tuyến đường tránh có bề rộng 7m để các phương tiện lưu thông trên
đường Hùng Vương hướng về thành phố Bắc Giang (Sơ đồ lưu thông và đảm bảo an toàn

giao thông như bản vẽ kèm theo).
Giai đoạn 3 các phương tiện lưu thông trên đường Hùng Vương vào thành phố Bắc
Giang đi trên đường tránh số 1. Đơn vị thi công tiến hành lắp dựng hàng rào tôn + lưới B40
xung quanh trụ T5, T6 ( 2 trụ nằm trong phạm vi giao cắt giữa QL1 với ĐT293).
-

Sơ đồ lưu thông và đảm bảo an toàn giao thông được thể hiện như bản vẽ kèm theo.

− Bố trí nhân công, biển báo phân luồng trên tuyến chính đường cao tốc QL1A tại các vị
trí gần ngã tư giao giữa QL1A và phạm vi thi công cầu vượt.
− Bố trí nhân công, biển báo phân luồng giao thông tại vị trí thi công cầu vượt Hùng
Vương và cầu vượt nhánh 2
− Bố trí nhân công, biển báo phân luồng giao thông tại các vị trí đường công vụ phục vụ
thi công đường gom(1 nhân công/đường).
− Bố trí nhân công vệ sinh môi trường, 01 công nhân, 01 ca/ngày.
Phân luồng đảm bảo an toàn giao thông cho các mũi thi công:
- Mũi thi công 1: Thi công các hạng mục kết cấu phần dưới của cầu vượt chính
Hùng Vương và cầu vượt nhánh 2: Móng cọc khoan nhồi; thân bệ trụ, xà mũ; thân bệ mố,
tường cánh.
- Mũi thi công 2: Thi công tường chắn chữ L hai đầu cầu vượt tuyến chính và cầu
vượt tuyến nhánh .
- Mũi thi công 3: Thi công các hạng mục kết cấu phần trên của cầu vượt Hùng
Vương và cầu vượt nhánh 2: Lao lắp dầm; dầm ngang, bản mặt cầu, gờ chắn, lan can,…
Giai đoạn 4: Thi công tường chắn đường đầu cầu (Mũi thi công số 2):
Để đảm bảo ATGT và VSMT, hạng mục thi công tường chắn đường đầu cầu được
chia làm 2 bước:
-

Bước 1: Thi công ép cọc BTCT: để đảm bảo ATGT được liên tục không gián đoạn và
đủ phạm vi cho công tác ép cọc bằng máy ép cọc chuyên dụng bố trí cọc tiêu kết hợp

chóp nón phân luồng dẫn hướng giao thông trong suốt quá trình ép cọc.

Cầu Vượt Hùng Vương
5


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
-

Bước 2: Thi công tường chắn L và đường đầu cầu: Sau khi kết thúc công tác ép cọc,

chuẩn bị cho công tác thi công tường chắn, để đảm bảo ATLĐ, ATGT và VSMT bố trí
lắp đặt hàng rào tôn xung quanh kết hợp biển báo, đèn báo hiệu và người đảm bảo giao
thông, tại những vị trí cuối góc hàng rào để đảm bảo tầm nhìn bố trí lưới B40 với chiều
cao 80cm, L=10m.
-

Sơ đồ lưu thông và đảm bảo an toàn giao thông được thể hiện như bản vẽ kèm theo.
2.2 Tổ chức đảm bảo giao thông.
Nhà thầu thi công thành lập Ban an toàn đảm bảo giao thông để duy trì và kiểm soát

giao thông trong suốt quá trình thi công dự án. Nhiệm vụ của Ban an toàn giao thông tổ
chức, lập kế hoạch và mua sắm trang thiết bị an toàn giao thông. Lắp đặt thiết bị an toàn
giao thông và hướng dẫn, điều khiển giao thông tại các vị trí thi công và phân luồng đảm
bảo giao thông thi công trên tuyến, thi công cầu vượt, thi công cống ngang đường. Kiểm tra,
đôn đốc công nhân, nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch kiểm soát tình trạng giao
thông. Phải trực tiếp xử lý các sự cố, tai nạn giao thông, tổ chức các cuộc họp về an toàn
giao thông, lập báo cáo công tác đảm bảo giao thông, tai nạn giao thông hàng tuần, tháng
lên văn phòng TVGS hiện trường.
a. Tổ chức giao thông:

+ Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại (nếu cần) cho người
và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
+ Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ,
cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
+ Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm
thời hoặc lâu dài, thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp
khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
+ Trên đường công vụ các gói thầu có các biện pháp tổ chức giao thông, ít ảnh
hưởng tới việc đi lại của người dân.
b. An toàn giao thông: Phạm vi thi công ảnh hưởng tới mặt đường hiện tại xe cơ
giới thường xuyên lưu thông, nên cần áp dụng các biện pháp thi công cuốn chiếu.
Thi công từng luồng, đoạn nào dứt điểm đoạn đó. Khi thi công cần thực hiện các
bước sau:
+ Trước khi thi công chúng tôi tiến hành lập phương án thi công và thời gian thi
công thích hợp với đặc điểm từng đoạn đường để không gây ùn tắc giao thông; Thông báo
thời gian thi công và các quy định đối với người và phương tiện qua lại công trường. Đoạn
thi công được bố trí đảm bảo giao thông không được xảy ra gián đoạn giao thông.

Cầu Vượt Hùng Vương
6


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
+ Trong khi thi công có đầy đủ biển báo, chóp cao su, cọc tiêu di động, dây cờ, còi,
người điều hành giao thông ở hai đầu công trường tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT. Người điều hành giao thông phải có
hiểu biết về luật lệ giao thông, được trang bị đầy đủ trang phục và dụng cụ đảm bảo giao
thông.
+ Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng rẽ;
có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ khu vực thi

công; Các thiết bị điện được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
+ Thiết bị máy móc thi công và vật liệu sử dụng thi công, tập kết gọn trong khu vực
thi công để không gây ảnh hưởng đến người và phương tiện qua lại.
+ Hạn chế tốc độ của người và phương tiện qua lại công trường.
+ Bố trí thời gian thi công hợp lý để thuận tiện cho công việc.
+ Khi hết ca làm việc xe, máy thiết bị phục vụ thi công phải được tập kết nơi có lề
rộng, có đèn đỏ thắp sáng về ban đêm và người trông coi bảo vệ.
+ Sau khi thi công chúng tôi luôn hoàn trả phần đường theo nguyên trạng; đối với
công trình ngầm luôn lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý đường bộ.
Phổ biến quy tắc ATGT cho các Cán bộ công nhân viên tham gia dự án.
Bảo đảm ATGT cho người và phương tiện tham gia giao thông: Tổ chức một đội
ATGT được huấn luyện chuyên nghiệp và do Kỹ Sư An Toàn phụ trách cho dự án với nhiệm
vụ đảm bảo an toàn lao động cũng như phân luồng giao thông hỗ trợ thi công trong mọi thời
điểm.
Thực hiện công tác thanh kiểm tra việc thực hiện nội bộ.
Phối hợp điều tiết, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn và chống ùn tắc giao
thông khi xử lý, giải quyết tai nạn giao thông trên đường:
+ Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị, phương án bảo đảm an toàn giao
thông, cứu hộ, cứu nạn trên đường cao tốc theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý
đường bộ có thẩm quyền.
+ Tổ chức ứng trực số điện thoại khẩn cấp 24h/24h để tiếp nhận và xử lý tin báo sự
cố, tai nạn giao thông (nếu có) theo quy định. Thông báo ngay đến các lực lượng cảnh sát,
chính quyền địa phương, cấp trên để giải quyết theo thẩm quyền.

Cầu Vượt Hùng Vương
7


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
+ Tham gia triển khai thực hiện điều tiết, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn khi

có tai nạn giao thông xảy ra trên đường cao tốc theo phương án đã chuẩn bị hoặc yêu cầu
của cơ quan cảnh sát.
+ Thực hiện việc khôi phục các hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường cao tốc
khi có quyết định giải phóng hiện trường vụ tai nạn của cơ quan có thẩm quyền.
+ Thực hiện việc tổ chức diễn tập xử lý tình huống khi có tai nạn giao thông xảy ra
trên đường cao tốc.
Ngoài các nội dung trên chúng tôi phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát, Các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp chỉ huy điều tiết, bảo đảm giao thông thông
suốt, an toàn và chống ùn tắc giao thông khi có tai nạn.
(1) Sơ đồ tổ chức

Ban điều hành gói thầu
Nhà Thầu ĐBGT

Trưởng, phó ban đảm bảo an toàn

Tổ
ĐBGT
số 1

Tổ
ĐBGT
số 2

Tổ
ĐBGT
số 3

- Trưởng ban ATGT chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động bảo đảm an toàn trên
công trường trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, trong đó có vấn đề đảm bảo giao

thông trong suốt quá trình thi công, làm việc với các cơ quan liên quan, cơ quan hữu quan
về vấn đề giao thông.
- Phó trưởng ban ATGT:
+ Lập kế hoạch đảm bảo giao thông, an toàn giao thông để nhà thầu trình duyệt với
chủ đầu tư.
+ Triển khai công tác đảm bảo giao thông, an toàn giao thông trên công trường.
+ Giám sát hướng dẫn nhân viên đảm bảo giao thông, an toàn giao thông của các
đơn vị thi công trên công trường.
Tham gia các cuộc họp, lập các báo cáo định kỳ và đột xuất về đảm bảo giao thông,
an toàn giao thông thay mặt trưởng ban

Cầu Vượt Hùng Vương
8


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
− Tổ số 1 làm nhiệm vụ phân luồng, đảm bảo giao thông tại vị trí đầu tuyến, cuối
tuyến chính đường cao tốc.
− Tổ số 2 làm nhiệm vụ phân luồng, đảm bảo giao thông thi công tại các vị trí
đường công vụ.
− Tổ số 3 làm nhiệm vụ phân luồng, đảm bảo giao thông cầu vượt chính và cầu
vượt tuyến nhánh 2.
(2) Nhân viên hướng dẫn giao thông:

− Nhân viên hướng dẫn giao thông là người biên chế trong Ban đảm bảo an toàn
giao thông chuyên trách làm công tác đảm bảo hướng dẫn, điều khiển giao thông. Đã qua
tập huấn công tác đảm bảo giao thông, khi làm nhiệm vụ phải mặc trang phục, mũ bảo hiểm
có diềm phản quang, được trang bị bộ đàm, cầm cờ, còi, đeo băng đỏ. Khi làm nhiệm vụ
vào ban đêm có trang bị đèn Pin …
(3) Vật liệu dùng cho các thiết bị đảm bảo giao thông:


− Vật liệu phản quang: Các biển báo, cọc tiêu barrie chắn, rào chắn phải được dán
màng phản quang trắng đỏ đảm bảo yêu cầu tối thiểu của vật liệu phản quang theo Tiêu
chuẩn kĩ thuật “lớp phủ phản quang”.
− Biển báo: Biển báo phải tuân theo mục “Biển báo hiệu đường bộ” - Tiêu chuẩn kĩ
thuật và tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN
41:2012/BGTVT, phải được khắc chữ mầu đen trên nền màu cam (hoặc chữ trắng nền
xanh).
− Các cột biển báo: Tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường
bộ QCVN 41:2012/BGTVT và tiêu chuẩn kĩ thuật của dự án.
− Barie chắn (thanh chắn): Barie chắn làm bằng sắt và dán màng phản quang trắng
đỏ kích thước theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN
41:2012/BGTVT.
− Rào chắn:
+ Đối với những hạng mục thi công phần nền, mặt đường, hạng mục thi công rãnh
thoát nước... nhà thầu sử dụng rào chắn loại II bằng ống nhựa đổ bê tông hoặc vữa xi măng
cát trong lòng ống đường kính D80 được dán màng phản quang hai màu trắng đỏ cao 1,2m
có đế đổ bê tông M150 có kích thước 30x30x15cm để phân luồng đảm bảo giao thông trong
suốt quá trình thi công, khoảng cách đặt giữa các cọc là 2m.
+ Đối với những hạng mục thi công trong phạm vi đô thị, thi công cống thoát nước
ngang đường, thi công cầu thời gian thi công kéo dài nhà thầu sử dụng rào chắn bằng tôn
mạ kẽm có chiều cao 2,2m che chắn liên tục trong phạm vi chiều dài thi công, các tấm tôn
được gắn vào hệ thống khung bằng thép hộp với bước khung là 2,0m, liên kết giữa các

Cầu Vượt Hùng Vương
9


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
khung là hai đường thép hộp kích thước 30x60mm. Phía trên hàng rào tôn lượn sóng được

bố trí đèn tín hiệu nháy đỏ, đèn chiếu sáng ban đêm để đảm bảo an toàn giao thông. Trên rào
chắn tôn mạ kẽm nhà thầu tiến hành bố trí thêm các biển hướng dòng phương tiện giao
thông (1.0x0.3m)
− Tín hiệu giao thông hình chóp (Chóp nón): Có chiều cao tối thiểu 75cm, đế rộng,
có khả năng chịu tác động mà không làm hư hại cho xe hoặc tín hiệu. Tất cả các tín hiệu báo
giao thông hình chóp có phản quang màu đỏ/ trắng và dễ nhìn ban ngày cũng như khi trời
tối. Tín hiệu giao thông hình chóp phải luôn phản quang và luôn ở đúng vị trí trong điều
kiện giao thông bình thường và cả khi có gió.
− Đèn báo (Ngắt đoạn hoặc sáng thường xuyên): Đèn báo phải là loại phát quang
cường độ thấp, khoảng cách hai đèn liên tiếp 30m được bố trí dọc tuyến chính khi thi công.
Tại các vị trí dùng rào chắn tôn mạ kẽm sẽ được bố trí các đèn báo phía trên tại hai đầu rào
chắn để đảm bảo giao thông
− Đèn chiếu sáng ban đêm: Được sử dụng tại những vị trí đầu, cuối các vị trí thi
công, thi công cống, cầu, những vị trí thiếu ánh sáng không đảm bảo an toàn giao thông sẽ
được bố trí trong quá trình thi công đảm bảo giao thông diễn ra an toàn.
− Tất cả các biển báo đều tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu
đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT.
3. NỘI DUNG, QUY CHẾ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG .
3.1. Công tác chuẩn bị:
− Trên phương án đảm bảo giao thông mà nhà thầu đã trình, nhà thầu tiến hành thi
công đầy đủ các biển báo hiệu, rào chắn công trường, đèn quay cảnh báo, các thiết bị quần
áo bảo hộ, mũ, cờ, còi, bộ đàm, điện thoại, cọc tiêu, dây cấm đường, đèn Pin… được trang
bị đầy đủ;
− Cán bộ chuyên trách về an toàn của Ban điều hành soạn thảo nội qui, quy chế an
toàn giao thông trên công trường, tổ chức cho toàn bộ cán bộ, nhân viên bảo đảm giao thông
học tập và nghiên cứu thực hiện;
− Nhân viên đảm bảo giao thông được huấn luyện, diễn tập, phổ biến qui chế an
toàn giao thông:
+ Phổ biến nội quy an toàn giao thông;
+


Các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn giao thông;

+

Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn giao thông;

+

Cách điều khiển giao thông khi xảy ra các sự cố;

+

Cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân;

Cầu Vượt Hùng Vương
10


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
− Qui chế an toàn giao thông cho từng hạng mục cụ thể được lập cùng với công
nghệ thi công và trình duyệt trước khi thi công hạng mục đó.
− Trước khi bắt đầu các hoạt động xây dựng, dựa vào kế hoạch kiểm soát giao
thông đã được phê duyệt, Nhà thầu phải lắp dựng và duy trì (tại các vị trí đã được thống
nhất) biển báo, thanh chắn, hàng rào thi công (cao 1.2m) và các thiết bị điều khiển giao
thông khác như theo yêu cầu của kế hoạch kiểm soát giao thông, Tiêu chuẩn Việt Nam và
các tiêu chuẩn kỹ thuật khác đã được chấp thuận hoặc được tư vấn giám sát chỉ thị.
− Khi cần thiết để kiểm soát giao thông hoặc khi tư vấn giám sát chỉ thị, Nhà thầu
sẽ cung cấp những người cầm cờ có đủ năng lực đứng ở một số vị trí để điều tiết giao thông
phục vụ cho dự án.

− Nội dung của qui chế an toàn chi tiết bao gồm đầy đủ các nội dung sau:
+ Trình tự, các thao tác thi công.
+ Các thiết kế đảm bảo an toàn khi thi công các hạng mục như: Phần đường tuyến
chính, đường gom, thi công cầu, cống hộp, cống tròn thoát nước, công trình phụ trợ, hệ
thống an toàn giao thông …
− Chuẩn bị xe cứu hộ, cứu thương trong các tình huống tai nạn, xe hư hỏng...


Chuẩn bị xe tưới nước trên đường hạn chế khói bụi giữ vệ sinh môi trường. Chặt

phát quang, quét vôi cây xanh, quét dọn vật liệu trên tuyến không gây tai nạn khói bụi...
3.2.
Duy trì các phương tiện và thiết bị kiểm soát giao thông
− Phương tiện giao thông và thiết bị kiểm soát giao thông được cung cấp đầy đủ
theo yêu cầu của Phần tiêu chuẩn kĩ thuật này phải được duy trì và giữ ở điều kiện hoạt
động tốt tại mọi thời điểm.
− Bất cứ phương tiện nào bị mất mát, ăn cắp hoặc bị phá hủy hoặc trong tình trạng
không thế chấp nhận được trong quá trình sử dựng được yêu cầu cho Dự án, sẽ được thay
thế bằng chi phí của nhà thầu. Thiết bị cho kiểm soát giao thông sẽ được vận hành khi cần
thiết.
3.3.
Kiểm soát giao thông trong thời gian không làm việc
− Trong khoảng thời gian không làm việc và sau khi hoàn thành thi công một phần
việc cụ thể, tất cả biển báo, ngoại trừ những biển báo cần thiết cho an toàn của phương tiện
công cộng sẽ được tháo dỡ hoặc được che phủ hoàn toàn bằng tấm kim loại hoặc bằng gỗ
dán để biển báo không nhìn thấy.
3.4.
Kiểm soát giao thông về ban đêm
− Tại các vị trí đang thi công sẽ được Nhà thầu rào chắn theo quy định và có đèn
báo hiệu ở 2 đầu và đảm bảo cự ly 30m/đèn.

− Hệ thống chiếu sáng sẽ được đặt và vận hành để ngăn ngừa chói sáng.
− Ánh sáng chói sẽ không được phép sử dụng.
Cầu Vượt Hùng Vương
11


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
− Tấm phủ phản quang trên các biển báo, barie chắn và các thiết bị khác được giữ
sạch, ở điều kiện tốt. Nhà thầu sẽ nhanh chóng sửa chữa chỗ bị xước, bị xé và rách của tấm
phản quang. Tấm phản quang sẽ được duy trì ở tình trạng phản quang được.
− Khi áp dụng, ánh sáng đường phố được phân bổ lại khi cần thiết để duy trì cùng
tiêu chuẩn của hệ thống chiếu sáng trong thời gian thi công các công trình cho đến khi các
thiết bị chiếu sáng mới được đưa vào sử dụng.
3.5.
Kiểm soát giao thông duy trì tại các đường có xe cộ đi lại
− Khi thi công có thể làm ảnh hưởng đến đường hiện tại và khi có xảy ra sự cố hoặc
ùn tắc Nhà thầu bố trí cho phương tiện giao thông vòng tránh, tăng nhân viên phân luồng từ
xa để giảm ách tắc. Vào mọi thời điểm Nhà thầu sẽ giữ cho các đường hiện tại và các đường
nhánh không bị ảnh hưởng bởi việc thi công của Nhà thầu, không bị đất và các vật liệu đổ ra
đường.
− Nhà thầu sẽ đảm bảo chiều dài các khu vực thi công dự án trong điều kiện giao
thông an toàn. Thiết bị và dịch vụ điều khiển giao thông sẽ được cung cấp và duy trì cả bên
trong và bên ngoài khu vực dự án khi cần để tạo điều kiện thuận lợi cho hướng dẫn giao
thông nếu điều này cần thiết.
3.6.
Số làn xe cho điều khiển giao thông
− Số làn xe luôn được đảm bảo tối thiểu 02 làn mỗi làn 3,5m trong quá trình tiến
hành thi công.
− Nhà thầu sẽ bố trí cán bộ phối hợp với các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát
giao thông để điều hành và hướng dẫn giao thông.

3.7.
Thi công một nửa chiều rộng
− Ở các đoạn mà không thể làm đường tránh thì việc xây dựng đường được tiến
hành trên nửa đường. Độ dài đoạn đường thi công khoảng 300m.
− Nhà thầu đảm bảo cho việc cung cấp cho mỗi chiều đi lại một làn đơn tối thiểu
rộng 3,5 mét trên đường.
3.8.
Các đường dây liên lạc, liên hệ
− Nhà thầu sẽ liên lạc với cơ quan phụ trách giao thông địa phương và các cơ quan
ban ngành có liên quan trước khi tiến hành công tác phân luồng giao thông.
− Kế hoạch kiểm soát giao thông đã được phê duyệt sẽ được chuyển tới các cơ quan
chức năng có liên quan trước khi bắt đầu tiến hành công việc.
− Danh sách nhân sự, cán bộ phụ trách an toàn của Nhà thầu sẽ được thông báo tới
các đơn vị chủ quản.
− Các phương tiện dịch vụ kiểm soát giao thông sẽ được cung cấp và duy trì cả ở
trong và ngoài giới hạn của dự án nhằm hỗ trợ cho việc hướng dẫn giao thông khi cần thiết

Cầu Vượt Hùng Vương
12


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
như đường, đường tránh tạm. Tất cả các thiết bị kiểm soát giao thông tạm sẽ được dỡ bỏ
ngay khi hợp đồng kết thúc.

4.

ST

Cơ quan


T
1

Phòng cảnh sát giao thông Bắc
Giang

Số điện thoại

Ghi chú

0240.3854 789

2

Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Giang

0240.3854259

3

UBND huyện Việt Yên – Bắc Giang

0240.3874203

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG.
4.1 . Phân luồng đảm bảo giao thông thi công cầu vượt Hùng Vương và cầu
vượt nhánh 2 (3ca/ngày).
− Căn cứ vào phương án đảm bảo giao thông nêu trên, Nhà thầu tổ chức các lực
lượng chính để đảm bảo giao thông. Cho lắp đặt xây dựng 02 kiốt gác tại hai đầu nút giao

với QL1A chỗ quay đầu xe chuyển làn trụ T4,T6. Nhà thầu phối hợp với lực lượng cảnh sát
giao thông, thanh tra đường bộ, nhân viên đảm bảo giao thông của Nhà thầu tổ chức phân
luồng, dừng xe, chỉ dẫn đường không để xẩy ra ắch tắc, tai nạn giao thông.
− Tại các vị trí thi công thiếu ánh sáng vào ban đêm bố trí đèn chiếu sáng để các
phương tiện tham gia giao thông thuận lợi.
− Đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông với các đường ra vào công trường
nhà thầu bố trí đảm bảo an toàn giao thông như đảm bảo an toàn giao thông đối với đảm bảo
giao thông tại vị trí đường công vụ. Nhân viên đảm bảo ATGT của nhà thầu kết hợp chặt
chẽ với nhân viên điều hành tại vị trí ra vào công trường của đội thi công đảm bảo các xe
được ra vào thuận tiện không gây ách tắc tại vị trí ra vào công trường.
− Trong 10 ngày đầu phối hợp cùng tư vấn giám sát theo dõi lưu lượng xe, tình hình
đảm bảo giao thông để có kế hoạch, phương án điều chỉnh cho phù hợp.
4.2 . Phân luồng đảm bảo giao thông thi công các hạng mục (3ca/ngày).
Các tổ làm nhiệm vụ tổ chức đảm bảo giao thông cho các mũi thi công các hạng mục
trong suốt thời gian thi công theo tiến độ đã được chấp thuận bố trí 01 người tại vị trí đầu
mũi thi công, 01 người tại vị trí cuối mũi thi công. Tại các vị trí đường ra vào công trường
(đường công vụ), nhà thầu bố trí 01 nhân viên điều hành giao thông và bố trí đầy đủ biển
báo hiệu cảnh báo từ xa cho các phương tiện giao thông biết được vị trí đường ra vào công

Cầu Vượt Hùng Vương
13


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
trường. Tại các đường công vụ nhà thầu bố trí 01 bộ đèn chiếu sáng ban đêm đảm bảo các
phương tiện ra vào thuận tiện không gây mất an toàn giao thông cho tuyến chính.
• Đảm bảo giao thông thi công cống chui dân sinh, cống thoát nước ngang đường
− Khi thi công cống chui dân sinh bố trí thi công từng phía một vật liệu máy móc
nhà thầu bố trí gọn gàng trong phạm vi thi công, duy trì , sau khi thi công xong phía bên này
hoàn thiện mới tiến hành thi công phía bên kia.

− Tại các vị trí thi công cống hộp ngang Nhà thầu sẽ sử dụng rào chắn loại I (hàng
rào chắn bằng tôn mạ kẽm), cọc tiêu, chóp nón, dây phản quang bố trí liên tục trong phạm vi
chiều dài thi công.
− Cắm cọc, định dạng vị trí và cao độ thi công cống. Nhà thầu bố trí người mặc áo
phản quang đeo băng đỏ tay cầm cờ hiệu và còi để điều khiển giao thông ở hai đầu.
− Vật liệu đào ra đến đâu phải di chuyển đi đến đó.
− Khi cẩu lắp cống Nhà thầu cử người cảnh giới cầm cờ, mặc áo phản quang và chỉ
dẫn xe cộ và người đi lại tránh xa tầm quay của cần cẩu. Khi ôtô lùi hoặc tiến để vận chuyển
vật liệu cũng phải bố trí người chỉ dẫn xe ra vào các vị trí đổ đất đảm bảo an toàn nhất.
− Việc tập kết vật tư vật liệu được để gọn ghẽ bên lề đường đang đào hố móng,
không ảnh hưởng đến giao thông.
− Ban đêm ngoài hàng rào, biển báo Nhà thầu sẽ bố trí thêm đèn báo hiệu, đèn
chiếu sáng để đảm bảo an toàn giao thông.
− Bố trí cán bộ an toàn viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và sức khoẻ
thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông.
• Đảm bảo giao thông thi công nền, móng đường
− Phương án tổng thể là các công việc xây dựng được thi công trên mỗi đoạn có
chiều dài khoảng 150-300m để đảm bảo giao thông.
− Tại các khu vực đào đắp nền đường do diện thi công hẹp nên ngoài cắm các loại
biển báo công trường, đường hẹp, biển hạn chế tốc độ, biển dẫn hướng và rào chắn Nhà thầu
còn bố trí người mặc áo phản quang, tay đeo băng đỏ cầm cờ hiệu và còi để điều khiển giao
thông ở hai đầu.
− Tại vị trí máy xúc, máy san hay máy lu làm việc Nhà thầu cử người cảnh giới và
chỉ dẫn xe cộ và người đi lại tránh xa tầm quay hay vệt công tác của máy. Khi ô tô lùi hoặc
tiến để vận chuyển vật liệu cũng phải bố trí người chỉ dẫn xe ra vào các vị trí đổ đất đảm
bảo an toàn nhất. Phân chia luồng tuyến cho các xe ra vào độc lập tránh ảnh hưởng đến nhau
gây ách tắc giao thông, có sự điều tiết xe một cách hợp lý.
− Không được quay ngang ôtô để đổ vật liệu nếu không được sự chấp thuận của Tư
vấn.


Cầu Vượt Hùng Vương
14


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
− Khi đào hay đắp nền đường Nhà thầu thi công theo từng cấp với chiều rộng hay
cao phù hợp với từng loại máy để tránh sụt lở ta luy khi có mưa lớn.
− Đổ đất đến đâu tiến hành san và đầm nén ngay đến đó, không gây ùn tắc giao
thông, tạo độ êm thuận cho xe .
− Bố trí người thu dọn đất vương vãi trong quá trình thi công để tránh tình trạng
trơn trượt khi gặp trời mưa.
− Bố trí xe téc phun nước dạng sương mù để hạn chế thấp nhất bụi đất ảnh hưởng
đến tầm nhìn lái xe cũng như môi trường.
− Ban đêm khi đất đắp chưa kịp san hoặc đầm cần có hàng rào dán màng phản
quang trắng đỏ, biển báo cũng như đèn báo hiệu để đảm bảo an toàn giao thông.
− Sau mỗi ca làm việc xe máy phải đỗ đúng nơi quy định.
Nếu thi công không san lấp ngay được thì phải rào lại bằng hàng rào loại I.
• Đảm bảo an toàn giao thông khi thi công thảm bê tông nhựa:
− Với việc thi công chiều rộng mặt đường hẹp đảm bảo giao thông khi thi công
thảm bê tông nhựa là khó khăn, vì lưu lượng xe chạy trên tuyến QL1 là rất lớn gây khó khăn
cho việc phân luồng đảm bảo giao thông. Nhà thầu đề nghị trong trường hợp lưu lượng xe
lớn không thể thi công vào ban ngày nhà thầu sẽ tiến hành thi công thảm bê tông nhựa vào
ban đêm khi lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đã giảm nhiều, nhà thầu bố trí thêm đèn
chiếu sáng đầy đủ đảm bảo ánh sáng cho việc thi công. Sau thi công hoàn chỉnh lớp móng
CPĐD sẽ tiến hành thi công một nửa đường. Một nửa đường còn lại đảm bảo cho xe chạy
lưu thông dưới sự điều tiết, phân luồng của lực lượng đảm bảo an toàn giao thông của nhà
thầu.
− Nhà thầu bố trí hệ thống barie ở hai đầu đoạn thi công và cắm biển báo hạn chế
tốc độ, biển báo công trường thi công, biển báo đường hẹp, biển dẫn hướng theo đúng quy
định. Bố trí 02 người điều khiển phân luồng giao thông, được trang bị cờ, còi, điện thoại, bộ

đàm đứng ở hai đầu khu vực thi công liên tục. Bố trí dải phân cách mềm phân chia phần thi
công và phần xe chạy.
− Các xe chở bê tông nhựa đứng thành hàng dọc phía bên vệt rải để không ảnh
hưởng đến giao thông.
− Khi đã hoàn thành cho phép lưu thông xe, nhưng vẫn phải có biển báo : Khu vực
mới rải bê tông nhựa và hạn chế tốc độ.
− Sau mỗi ca làm việc máy thiết bị được tập kết đúng nơi quy định.
4.3 Duy trì đảm bảo giao thông
− Để duy trì đảm bảo giao thông thông suốt, Nhà thầu tiến hành sửa chữa phần hư
hỏng mặt đường trên tuyến QL1(nếu có) để đảm bảo an toàn giao thông và lưu thông thông

Cầu Vượt Hùng Vương
15


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
suốt. Căn cứ và thực trạng hư hỏng đưa ra các phương án xử lý cụ thể được sự chấp thuận
của kỹ sư tư vấn giám sát và được sự đồng ý cửa Chủ đầu tư.
− Mặt đường khói bụi nhà thầu bố trí xe tưới nước chống khói bụi đảm bảo tầm
nhìn và giữ vệ sinh môi trường.
− Bố trí dự phòng xe cứu hộ khi có các sự cố giao thông xảy ra.
− Ngoài ra còn các phương án dự phòng duy trì đảm bảo giao thông khác tùy thuộc
vào hiện trạng thực tế tại hiện trường. Nhà thầu cùng Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư làm việc
thực tế tại hiện trường.
− Các khối lượng được nghiệm thu, thanh toán cho Nhà thầu theo quy chuẩn, tiêu
chuẩn áp dụng của dự án, tùy vào hạng mục công việc nhà thầu hoàn thành được xác nhận
của tư vấn giám sát trên cơ sở thực tế thi công.
4.4 Xử lý tình huống giao thông, phối hợp với các bên liên quan.
Trong quá trình đảm bảo giao thông , để kiểm soát các tình huống có thể xảy ra ban
đảm bảo giao thông tổ chức các cuộc họp hàng tuần, hàng tháng, có biên bản báo cáo lên VP

TVGS. Các nhân viên đảm bảo giao thông được tập huấn, chuẩn bị cho các phương án cứu
hộ có thế xảy ra, cụ thể như sau.
Trường hợp xe hư hỏng, kẹt xe ắch tắc trên QL1, nhanh chóng báo ngay cho lực
lượng cảnh sát giao thông, thanh tra đường bộ để phân luồng cho xe chạy tránh xe hư
hỏng. Bố trí 02 nhân viên đảm bảo phân luồng từ xa cho các phương tiện tham gia giao
thông, tại vị trí xe bị hư hỏng, ách tắc bố trí 02 nhân viên đảm bảo các xe đi đúng làn
đường, tuyệt đối không để cách phương tiện lấn làn vượt không đúng làn gây ách tắc
nghiêm trọng. Sau đó bằng phương tiện cứu hộ của nhà thầu đưa phương tiện ra vị trí an
toàn.
Trường hợp xảy ra tai nạn trên đường, tổ chức phân luồng phân luồng từ xa + phân
luồng tại vị trí xảy ra tai nạn giao thông. Giữ nguyên hiện trường báo nhanh cho lực lượng
cảnh sát giao thông đến giải quyết, điều tiết giao thông tại vị trí tai nạn, nhanh chóng sơ cứu
người bị nạn tại hiện trường, điều xe cứu thương đưa người bị nạn đến cơ sở Y tế cứu chữa.

Cầu Vượt Hùng Vương
16


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
ST

Cơ quan

T
1

Phòng cảnh sát giao thông Bắc
Giang

Số điện thoại


Ghi chú

0240.3854 789

2

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

0240.3854 259

3

UBND thành phố Bắc Giang

0240.3541 568

5 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
5.1 Các quy định chung:
+ Trong quá trình thi công, Nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan phải đảm bảo
các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật và Báo cáo đánh giá tác động
môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực hiện và đảm bảo việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu
tác động môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt;
+ Các phương tiện, thiết bị thi công phải đảm bảo tiêu chuẩn khí thải theo Quyết
định hiện hành
+ Vị trí lưu giữ đất đá loại phải được đặt xa các đối tượng nhạy cảm ít nhất 100m;
+ Tưới nước đường vận chuyển (nếu đường đất và có bụi) trong những ngày không
có mưa, giám sát môi trường không khí xung quanh, giảm thiểu bụi và phát sinh từ hoạt

động vận chuyển đất đá thải;
+ Các xe vận chuyển đất đá loại từ khu vực Dự án đến nơi san lấp mặt bằng phải
đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn khí thải;
+ Các phế thải vận chuyển có khả năng phát sinh bụi hoặc trên đường Quốc lộ hay
đường địa phương phải được phun ẩm;
+ Khi vận chuyển trên các đường địa phương là đường cấp phối, giới hạn tốc độ
vận chuyển dưới 25km/h;
+ Phế thải sẽ được phân loại và tái sử dụng. Trong đó, bê tông, gạch vỡ... sẽ được
tái sử dụng để đắp nền đường công vụ và công trường; cây gỗ được tái sử dụng cho các
hạng mục tạm thời của Dự án;
+ Rác thải được thu gom và tập kết tạm thời tại các vị trí quy định trong công
trường, sau đó được chuyển dần về bãi rác địa phương để đổ bỏ;
+ Bố trí các thiết bị thi công ở khoảng cách phù hợp đến các đối tượng nhạy cảm,
tắt các thiết bị hoạt động gián đoạn, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị định kỳ; ưu tiên sử dụng
các thiết bị có mức phát thải âm thấp;

Cầu Vượt Hùng Vương
17


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
+ Giảm thiểu mức ồn từ thi công: Kiểm soát mức ồn nguồn. Giám sát mức ồn tác
động tại đối tượng nhạy cảm để có các biện pháp giảm thiểu bổ sung;
+ Tại khu vực công trường phải bố trí mái che cho các khu vực: nhiên liệu, các loại
sơn, giấy, thực phẩm… khu vực cung cấp nhiên liệu được bao quanh bởi tường rào; các thao
tác được thực hiện trong tường rào đó;
+ Công trường thi công sẽ được ngăn cách với khu vực xung quanh bởi các tường
chắn và nước chảy tràn sẽ được dẫn đến cống có song chắn bằng sắt và vải địa kỹ thuật;
+ Nghiêm cấm đổ chất thải sinh hoạt, chất thải thi công và chất thải nguy hại vào
sông ngòi, kênh mương, ao hồ, và rừng phi lao xung quanh;

+ Quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải thi công và chất thải nguy hại;
+ Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải thi công theo Tiêu chuẩn/ Quy chuẩn của
Việt Nam trước khi xả ra môi trường xung quanh;
+ Sử dụng tối đa lao động tại địa phương vào những công việc phù hợp với năng
lực, trình độ của người dân địa phương như các công việc lao động phổ thông, đơn giản như
đào đắp, chuyên chở vật liệu, nấu ăn v.v…
+ Đặt các biển báo thi công tại các địa điểm thích hợp để người dân biết và không
vi phạm hành lang an toàn xây dựng;
5.2 Các công việc cụ thể:
1. Các giải pháp bảo vệ và giảm thiểu tác động tại khu vực thi công:
- Các loại xe chở đất thải, nguyên vật liệu xây dựng phải tuân thủ theo đúng tải
trọng và tốc độ ra vào công trình, đồng thời phải có đầy đủ bạt che chắn trên nóc xe.
- Yêu cầu các loại xe, máy đạt đủ tiêu chuẩn thải mới được phép hoạt động, không
sử dụng các loại máy móc thi công cũ kĩ, lạc hậu, kiểm soát chặt chẽ khả năng phát thải của
các máy móc này.
- Cần phải tưới ẩm vào các công trình cần phá dỡ, các xe vận chuyển nguyên vật
liệu cũng cần được phun ẩm, tưới nước làm sạch trước khi ra khỏi công trường.
- Sử dụng vừa đủ, tiết kiệm nguồn nhiên liệu sử dụng cho các loại máy móc, thiết
bị, tránh sử dụng lãng phí hoặc quăng vất bừa bãi.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân và người quản lý lao động trên
công trường. Cho họ thấy được lợi ích trong việc bảo vệ môi trường lao động trong sạch gắn
liền với bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cộng đồng.
-

Xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường.

- Vấn đề phát sinh bụi trong giai đoạn thi công là hết sức quan trọng do vậy phải
kiểm soát chặt chẽ các tác động làm phán tán bụi ra môi trường không khí. Bảng sau đây
cho thấy các hoạt động gây phát sinh bụi và các biện pháp giảm thiểu.
2. Các biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải:

Cầu Vượt Hùng Vương
18


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT
- Xây dựng hệ thống thoát nước thải hoàn thiện, cần phải bóc tách rõ ràng đối với
hệ thống thoát nước mưa chảy tràn và hệ thống nước thải bỏ có nhiều chất nguy hại trong
các quá trình vệ sinh công trình cũng như máy móc thiết bị.
- Lưu ý đặc biệt khi thi công hoặc đào, đắp, tránh để nguyên vật liệu gần những nơi
có nguồn nước như sông, suối chảy qua.
- Phải thu dọn, vận chuyển ngay các loại nguyên vật liệu, đất đá thải bỏ khỏi công
trường, tránh để tồn đọng, bừa bãi, gây khả năng ô nhiễm khi vệ sinh công trường.
- Hạn chế rò rỉ dầu, mỡ từ các phương tiện, máy móc bằng cách bảo trì thường
xuyên./.
ĐƠN VỊ THI CÔNG

Cầu Vượt Hùng Vương
19


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT

Cầu Vượt Hùng Vương
20


Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT

Cầu Vượt Hùng Vương
21



Dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang | Biện pháp đảm bảo ATGT

BẢN VẼ
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ATGT

Cầu Vượt Hùng Vương
22



×