Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại khánh hòa, đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
*‫*ﻐﻏ*ﻐﻏ*ﻏﻐ‬

ĐẬU THỊ LÝ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU GỐC CLO
TRÊN HẢI SẢN KHAI THÁC TẠI KHÁNH HÒA, ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ATTP

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm

Nha Trang, tháng 7 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
*‫*ﻐﻏ*ﻐﻏ*ﻏﻐ‬

ĐẬU THỊ LÝ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU GỐC CLO
TRÊN HẢI SẢN KHAI THÁC TẠI KHÁNH HÒA, ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ATTP

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm


GVHD: TS. NGUYỄN THUẦN ANH

Nha Trang, tháng 7 năm 2015


i

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đồ án này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Trước hết, em
xin chân thành cám ơn cha mẹ và người thân. Những người luôn bên cạnh, ủng hộ, tạo
điều kiện cho em theo đuổi sự nghiệp học tập và vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời
gian học Đại học.
Em xin gửi lời cám ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ
nhiệm Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, Phòng đào tạo và các thầy cô Khoa Công Nghệ
Thực Phẩm với sự kính trọng, sự tự hào được học tập và nghiên cứu tại trường trong
những năm qua.
Sự biết ơn sâu sắc nhất em xin được dành cho cô: TS. Nguyễn Thuần AnhTrưởng bộ môn QLCL&ATTP – Khoa Công Nghệ Thực Phẩm – Trường Đại học Nha
Trang đã tận tình hướng dẫn và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Cuối cùng, em xin cám ơn bạn bè, bố mẹ của em đã tạo động viên và sát cánh
cùng với em trong thời gian làm đồ án.
Nha Trang, tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Đậu Thị Lý


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................................... vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………....…..1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1.

TÌNH HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM ...................... 3

1.2.

TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG HẢI SẢN KHAI THÁC TẠI

KHÁNH HÒA................................................................................................................ 6
1.2.1.

Tình hình hoạt động khai thác thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa ....................... 6

1.2.2.

Tìm hiểu về hoạt động cung ứng hải sản tại Khánh Hòa ........................... 12

1.3.

TỔNG QUAN VỀ THUỐC TRỪ SÂU GỐC CLO ......................................... 21

1.3.1.

Nguồn gốc ................................................................................................... 21

1.3.2.


Đặc điểm, tính chất chung .......................................................................... 21

1.3.3.

Cơ chế tác động........................................................................................... 22

1.3.4.

Tiêu chuẩn quy định đối với các loại thuốc trừ sâu gốc clo trong khai thác

hải sản… ................................................................................................................... 22
1.3.5.

Tổng quan về 11 thuốc trừ sâu gốc clo ...................................................... 24

1.3.6.

Tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trong khai thác hải sản ................. 39

1.3.7.

Phương pháp biểu đồ xương cá .................................................................. 41

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 45


iii

2.1.


ĐỐI TƯỢNG ..................................................................................................... 45

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 45

2.2.1.

Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên 5 loài hải sản khai

thác tại Khánh Hòa ................................................................................................... 47
2.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 50

2.2.3.

Xác định nguyên nhân nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác

tại Khánh Hòa ........................................................................................................... 51
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 52
3.1.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU GỐC CLO TRÊN HẢI

SẢN KHAI THÁC TẠI KHÁNH HÒA ..................................................................... 52
3.1.1.

Tình hình nhiễm Heptachlor trên 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa 52


3.1.2.

Tình hình nhiễm Aldrin trên 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa ........ 54

3.1.3.

Tình hình nhiễm Endrin trên 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa ....... 56

3.1.4.

Tình hình nhiễm Dieldrin trên 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa ..... 58

3.1.5.

So sánh kết quả dư lượng thuốc trừ sâu gốc clo trung bình trong nghiên

cứu này với các mức giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu trong thủy sản của các quy
định…… ................................................................................................................... 61
3.2.

CÁC NGUYÊN NHÂN NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU GỐC CLO TRÊN HẢI

SẢN KHAI THÁC TẠI KHÁNH HÒA ..................................................................... 63
3.2.1.

Môi trường .................................................................................................. 65

3.2.2.

Con người.................................................................................................... 65


3.2.3.

Công tác quản lý ......................................................................................... 66


iv

3.3.

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN HẢI

SẢN KHAI THÁC TẠI KHÁNH HÒA ..................................................................... 68
3.3.1.

Đối với quản lý nhà nước ........................................................................... 68

3.3.2.

Đối với người sử dụng thuốc trừ sâu .......................................................... 69

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 72


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu phân bố tàu thuyền tại tỉnh Khánh Hòa năm 2013 .............................. 7
Bảng 1.2. Đặc điểm các loại hình nghề khai thác ............................................................. 9

Bảng 1.3. Số lượng tàu thuyền hoạt động đánh bắt xa bờ .............................................. 13
Bảng 1.4. Năng lực tàu thuyền theo nhóm công suất và nghề năm 2013 ...................... 14
Bảng 1.5. Mức dư lượng tối đa cho phép của các thuốc bảo vệ thực vật trong động vật
và sản phẩm động vật thủy sản ....................................................................................... 23
Bảng 1.6. Mức dư lượng tối đa cho phép của các thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ trong
động vật và sản phẩm động vật ...................................................................................... 23
Bảng 2.1. Phương pháp phân tích dư lượng thuốc trừ sâu gốc clo ................................ 50
Bảng 3.1. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về dư lượng Heptachlor trung bình giữa các
loài hải sản ....................................................................................................................... 54
Bảng 3.2. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về dư lượng Aldrin trung bình giữa các loài
hải sản .............................................................................................................................. 55
Bảng 3.3. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về dư lượng Endrin trung bình của các loài
hải sản .............................................................................................................................. 58
Bảng 3.4. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm lượng Dieldrin trung bình của các
loài hải sản ....................................................................................................................... 60
Bảng 3.8. So sánh kết quả dư lượng thuốc trừ sâu gốc clo (Heptachlor, Aldrin, Endrin,
Dieldrin) trung bình trên 5 loài hải sản đại diện cho 5 loại hình nghề khai thác trong
nghiên cứu này với các quy định liên quan .................................................................... 62


vi

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng hải sản khai thác tại Khánh Hòa……………..……..12
Hình 2.1. Sơ đồ nội dung thực hiện…………………………………….......................46
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tích mẫu của 5 loại hải sản khai thác tại Khánh
Hòa……………………………………………………………………………..……...47
Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm Heptachlor trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá Nục,
Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa………………………………..…..52
Hình 3.2. Dư lượng Heptachlor trung bình trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ,

Cá Nục, Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa…………………..………53
Hình 3.3. Tỷ lệ nhiễm Aldrin trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá Nục, Cá
Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa…………………………..……………54
Hình 3.4. Dư lượng Aldrin trung bình trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá
Nục, Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa ………………….…………..55
Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm Endrin trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá Nục, Cá
Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa……………………………….……….56
Hình 3.6. Dư lượng Endrin trung bình trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá
Nục, Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa ………………….…………..57
Hình 3.7. Tỷ lệ nhiễm Dieldrin trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá Nục, Cá
Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa……………………………….……….58
Hình 3.8. Dư lượng Dieldrin trung bình trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá
Nục, Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa …………….………………..59
Hình 3.9. Sơ đồ khung xương cá minh họa các nguyên nhân dẫn đến hải sản khai thác
bị nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo…………………………………………...………..... ...64


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP

An toàn thực phẩm

BTS

Bộ Thủy Sản

BYT


Bộ Y tế

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Chính phủ

CV

Mã lực

KTTS

Khai thác hải sản

KT&BVNLTS

Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

EU

Cộng đồng chung Châu Âu




Nghị định

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TT

Thông tư

TLD

Liều thấp nhất có thể gây độc

TLV


Liều lượng giới hạn ngưỡng trong không khí

LD

Liều gây chết

LD50

Liều gây chết 50% động vật

LDL0

Liều thấp nhất gây chết

LOD

Giới hạn phát hiện


1

MỞ ĐẦU
Hiện nay, an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, tình
hình ATTP diễn ra vô cùng phức tạp, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đã và đang đe dọa
đến cộng đồng. Theo số liệu thống kê tại cục an toàn vệ sinh thực phẩm thì mỗi năm
việc ô nhiễm thực phẩm đã làm hàng ngàn lượt người bị ngộ độc cấp tính, trung bình
hàng năm có khoảng 250- 550 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) được báo cáo với từ
7.000 đến 10.000 người mắc và 100-200 người tử vong. Có rất nhiều nguyên nhân,
trong đó NĐTP do lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh và đặc biệt là hóa chất sử dụng trong

nông nghiệp như việc sử dụng thuốc trừ sâu gốc clo rộng rãi trong trồng trọt hiện nay
là một phần nguyên nhân [28].
Vì vậy, trong nhiều năm qua, công tác quản lý chất lượng, ATTP là một vấn đề
hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và là vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã
hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường đồng thời ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội
nhập của Việt Nam. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thường xuyên
chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về ATTP và một số giải pháp đã được triển khai như: chương trình kiểm soát
dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật có nguồn gốc từ thủy
sản,… Bên cạnh đó, chương trình giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch cũng đã được
triển khai tại một số tỉnh ven biển Việt Nam trong đó có tỉnh Khánh Hòa.
Vùng ven biển Khánh Hòa có nguồn lợi hải sản phong phú với nhiều loài cá,
giáp xác, thân mềm, rong biển có giá trị cao. Trữ lượng cá biển ở Khánh Hòa khoảng
116 nghìn tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70 nghìn tấn. Theo thống kê của Chi
cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa có 9.826 tàu cá các loại, tập trung chủ
yếu ở các địa phương ven biển Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Cam Ranh và Nha
Trang [11]. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá của tỉnh có nhiều


2

thuận lợi như: cảng cá, bến cá, khu hậu cần nghề cá… là địa điểm tập trung khá nhiều
doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu.
Mặc dù tỉnh đã có nhiều chương trình giám sát ATTP trong khai thác hải sản,
nhưng cho đến nay chưa có báo cáo hoặc đề tài đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu
gốc clo nhiễm trong hải sản khai thác. Được sự phân công của Khoa Công Nghệ Thực
Phẩm, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải
sản khai thác tại Khánh Hòa, đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm”. Với các
nội dung thực hiện đề tài bao gồm:
-


Tìm hiểu về hoạt động cung ứng hải sản khai thác tại Khánh Hòa.

-

Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh
Hòa.

-

Xác định nguyên nhân gây nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại
Khánh Hòa và đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.


3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1.

TÌNH HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM

Với đặc trưng của ngành thủy sản Việt Nam vẫn là quy mô nhỏ lẻ với sự tham
gia của nhiều thành phần kinh tế nên thị trường các sản phẩm của ngành thủy sản nói
chung, của lĩnh vực khai thác nói riêng, rất đa dạng và luôn sôi động. Hoạt động khai
thác thủy sản không chỉ tạo ra sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mà
còn góp phần quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh trên biển và chủ quyền, thực
hiện chiến lược quốc phòng toàn dân.
Do đặc điểm nghề khai thác hải sản ở Việt Nam rất đa dạng nên để xây dựng và
phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn từ các khâu khai thác, qua lưu thông (có thể qua
chế biến) và đến tay người tiêu dùng cuối cùng, là một giải pháp mang tính bền vững

để quản lý chất lượng an toàn thực phẩm.
Mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng sản phẩm là một hay nhiều chuỗi cung ứng
khác nhau, chúng đan xen tạo thành một mạng lưới phức tạp. Như vậy, để có được một
sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì vai trò của tất cả đối
tượng trong chuỗi đều quan trọng như nhau, chỉ cần một khâu trong chuỗi không đảm
bảo chất lượng thì sản phẩm tới tay người tiêu dùng sẽ không đạt yêu cầu và tác động
xấu đến toàn chuỗi cung ứng.
Đối với nghề khai thác hải sản ở Việt Nam thì phần lớn các tàu khai thác hải sản
đều có các sản phẩm đến tay người tiêu dùng có qua chế biến và không qua chế biến.
Những người mua bán trung gian cũng đa chức năng và qua rất nhiều cấp. Chuỗi cung
ứng của các sản phẩm khai thác không qua chế biến còn phức tạp, chuỗi cung ứng các
sản phẩm qua chế biến còn phức tạp hơn. Để giảm bớt sự phức tạp và dễ theo dõi sự
biến đổi của chuỗi cung ứng khai thác hải sản cũng như các bên liên quan, có thể phân
chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản thành 3 giai đoạn:


4

-

Cung ứng sản phẩm từ khâu khai thác.

-

Dòng sản phẩm trong khâu trung chuyển: dòng sản phẩm trong khâu trung chuyển
sẽ bao gồm cả sản phẩm khai thác có qua chế biến và sản phẩm khai thác không
qua chế biến.

-


Cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng [16].
Đối với các sản phẩm khai thác, giá cả của sản phẩm khai thác quyết định bởi

hai nhóm đối tượng: người bán và người mua. Người bán ở đây có thể là: chủ tàu, ban
Chủ nhiệm hợp tác xã, chủ Nậu vựa.
- Chủ tàu: + đối với khai thác hải sản quy mô hộ gia đình, chủ tàu thuê một số lao
động cùng đi khai thác và chủ tàu quyết định việc bán sản phẩm của mình.
+ đối với Doanh nghiệp khai thác hải sản, chủ tàu có nhiều tàu và thuê
thuyền trưởng cùng các ngư dân đi khai thác, sản phẩm khai thác mang về do chủ tàu
quyết định.
- Ban chủ nhiệm hợp tác xã: toàn bộ trang thiết bị tàu thuyền khai thác hải sản và
chi phí chuyển biến do hợp tác xã chịu, đội tàu khai thác hải sản chỉ có trách nhiệm
thực hiện hoạt động khai thác hải sản, việc bán sản phẩm mang về do Ban quản lý hợp
tác xã quyết định.
- Chủ Nậu vựa: Nậu vựa là một người hay một tổ chức mua bán sản phẩm khai
thác hải sản trung gian giữa ngư dân và các bộ phận mua bán trung gian khác.
Người mua ở đây có thể là: người tiêu dùng, người bán lẻ, người bán buôn (bán
sĩ), cơ sở chế biến.
- Người tiêu dùng: việc bán trực tiếp sản phẩm khai thác đến tay người tiêu dùng
cuối cùng không phổ biến, thường chỉ xảy ra đối với những sản phẩm khai thác ở
những thuyền gắn máy nhỏ, cập bến địa phương, có một phần sản phẩm được bán cho
bà con trong xóm.


5

- Người bán lẻ: việc bán trực tiếp sản phẩm khai thác đến tay người bán lẻ ở các
địa phương cũng không phổ biến, thường chỉ xảy ra đối với những sản phẩm khai thác
ở những thuyền gắn máy nhỏ, cập bến địa phương.
- Người bán buôn (bán sĩ): người bán buôn gồm nhiều loại có quy mô hoạt

động khác nhau. Nhưng nhìn chung họ là những người mua bán trung gian thường mua
từ đối tượng này sau đó sẽ chuyển tiếp cho đối tượng mua hàng khác.
- Cơ sở chế biến: thông thường các cơ sở chế biến cũng cử người về tận các
cảng để mua nguyên liệu trực tiếp của chủ tàu để hạ giá thành sản phẩm chế biến.
Để thấy rõ các bên liên quan trong việc quyết định giá cả sản phẩm trong khâu
khai thác cần phải biết một số hình thức khai thác hải sản. Nghề khai thác hải sản ở
nước ta rất đa dạng và phong phú về quy mô cũng như tên gọi. Hiện có 40 loại nghề
khác nhau, được xếp vào 7 họ nghề chủ yếu: nghề lưới kéo, nghề lưới vây, nghề lưới
rê, nghề câu, nghề lưới vó, mành và nghề cố định. Tính đến năm 2010, nghề lưới kéo
chiếm 17% cơ cấu nghề khai thác ở nước ta, nghề lưới rê 36%, nghề câu 17%, nghề
lưới vây trên 4%, nghề cố định 3% và các nghề khác chiếm trên 12% [5]. Khai thác
hải sản hiện nay đang theo 2 hình thức khai thác gần bờ và xa bờ. Tuy nhiên cả 2 hình
thức này đang gặp những tồn tại nhất định làm hạn chế hiệu quả của ngành thủy sản.
Tình trạng khai thác thủy sản ven bờ thiếu kiểm soát đang khiến nguồn lợi này
dần cạn kiệt, một số loài đã trở nên khan hiếm. Các đội tàu khai thác xa bờ của khai
thác dài ngày trên biển trong điều kiện thiết bị kỹ thuật bảo quản trên tàu còn thiếu,
công tác các dịch vụ hậu cần nghề cá ở nước ta còn yếu do các điều kiện như cơ sở hạ
tầng cảng cá, bến cá, chợ cá, tàu thuyền, nơi tránh trú bão… đều hạn chế. Trong khi
việc đánh bắt xa bờ của các nước đã bỏ qua tàu gỗ, thay bằng tàu sắt, tàu bằng vật liệu
composite cùng với thiết bị hiện đại để vươn ra đại dương thì Việt Nam vẫn ra khơi
bằng tàu gỗ rất nhiều và công nghệ đánh bắt chậm thay đổi. Số lượng tàu đánh bắt xa
bờ có thể nhiều lên nhưng chất lượng chưa được cải thiện tương ứng.


6

Đối mặt với vấn đề này Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bản đề án quy hoạch hệ
thống cảng cá, bến cá sẽ được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của
sản xuất, cải thiện việc thu sản phẩm khai thác của ngư dân bị nậu vựa ép giá do độc
quyền thu mua hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

Theo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, chính phủ chủ trương tiếp
tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh
vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá
trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối
ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Định hướng phát triển nghề cá miền Trung Việt
Nam: chuyển đổi mạnh tàu khai thác ven bờ sang tàu khai thác xa bờ và khai thác viễn
dương; xây dựng các mô hình khai thác, dịch vụ hậu cần khai thác và dịch vụ công ích
phù hợp với các ngư trường xa bờ; đầu tư cơ sở vật chất hậu cần dịch vụ, công nghiệp
cơ khí đóng, sửa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ; hình thành các trung tâm dịch vụ
hậu cần nghề cá lớn (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Khánh Hòa và Bình Thuận), xem xét nâng
cấp và đầu tư một số cảng cá loại I thành cảng cá quốc tế để phục vụ hoạt động thủy
sản và hội nhập với nghề cá các nước trong khu vực và thế giới. Đầu tư xây dựng các
tàu chế biến, hậu cần dịch vụ phục vụ nghề câu cá ngừ đại dương để nâng cao hiệu quả
khai thác và chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương [4].
1.2.

TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG HẢI SẢN KHAI THÁC
TẠI KHÁNH HÒA
1.2.1. Tình hình hoạt động khai thác thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa

Là một tỉnh có thế mạnh trong việc khai thác đánh bắt thủy sản, ngư trường
đánh bắt thủy sản nhiều tiềm năng, đặc biệt là nghề câu cá ngừ và khai thác thủy sản xa
bờ có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa có 9.826 tàu cá


7

các loại, tập trung chủ yếu ở các địa phương ven biển là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam

Lâm, Cam Ranh và Nha Trang. Năm 2010, tổng sản lượng khai thác của tỉnh Khánh
Hòa đạt 76.931 tấn tăng 5% so với năm 2009, năm 2012 đạt 83 nghìn tấn, tăng 10,5%
so với năm 2011 [34]. Sản lượng đánh bắt thủy sản năm 2014 đạt khoảng 85 nghìn tấn,
tăng 3,16% so với năm 2013 [32].
Hiện nay toàn tỉnh Khánh Hòa có hệ thống 5 cảng chính, bao gồm: Hòn Rớ,
Vĩnh Lương, Vĩnh Trường (Nha Trang), Đá Bạc (Cam Ranh), Đại Lãnh (Vạn Ninh).
Cùng với hệ thống các cảng cá thì cơ cấu tàu thuyền trên toàn tỉnh cũng có sự
phân bố khác nhau theo thành phố/ huyện, cụ thể ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Cơ cấu phân bố tàu thuyền tại tỉnh Khánh Hòa năm 2013 [10]
Thành phố/ Nha Trang
huyện
Số lượng 3.120
tàu thuyền
Tỷ lệ (%)
31,82

Cam
Ranh
1.996

Cam
Lâm
572

Ninh
Hòa
1.260

Vạn
Ninh

2.856

Tổng
9.804

20,36
5,83
12,85
29,13
100
(Nguồn số liệu Chi cục KT & BVNLTS, 2013)

Dựa vào bảng 1.1 ta thấy rằng lượng tàu thuyền tập trung về tỉnh Khánh Hòa rất
đông với 9.804 chiếc với công suất gần 46.474 CV. Đặc biệt là thành phố Nha Trang
có 3.120 phương tiện tàu thuyền, chiếm 31,82% lượng tàu thuyền toàn tỉnh.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực khai thác hải sản (KTTS) đã có những bước
phát triển mạnh mẽ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, quy mô sản
xuất ngày càng được mở rộng, nâng cao năng lực đánh bắt và chuyển dịch theo hướng
cơ giới hóa. Theo thống kê sơ bộ từ các địa phương, số tàu cá dưới 20CV có 6.202 tàu,
từ 20CV – dưới 50CV có 738 tàu, nghề 90CV – 400CV có 742 tàu. Trong đó, có 329
chiếc tàu có công suất 90CV đến trên 400CV đã đăng ký khai thác biển xa theo Quyết
định 48/2010/QĐ-TT của Chính phủ. Trong đó, có 106 chiếc làm nghề câu cá ngừ đại


8

dương, 208 chiếc làm nghề lưới rê, 4 chiếc mành chụp mực, 3 chiếc làm nghề lưới vây,
8 chiếc làm nghề dịch vụ hậu cần [30].
Những năm gần đây, nghề khai thác thủy sản bước đầu hình thành được hệ
thống hậu cần dịch vụ tuyến khơi xa, tuyến đảo, tuyến ven bờ gắn với các trung tâm

nghề cá. Nhằm vào các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá hố, cá nhám, cá ngừ đại
dương… sản lượng khai thác hải sản chủ yếu là cá nổi và cá tầng đáy. Các loại hình
nghề cá nhờ đó mà phát triển với các đặc điểm rất khác nhau, tạo ra sự phong phú cho
nghề cá Khánh Hòa. Các đặc điểm của các loại hình nghề cá được thể hiện cụ thể ở
bảng1.2.


9

Bảng 1.2. Đặc điểm các loại hình nghề khai thác [22]

Đặc
điểm

Phương tiện
Quy mô

Nghề
Câu

Tàu công suất
155 CV, kết
cấu vững chãi
đủ cho chuyến
biển có khi kéo
dài tới 2-3 tuần.
Tàu câu mực
thường
chở
theo 15 - 20

chiếc
thuyền
thúng + đèn
(thả trôi quánh
thúng thu hút
mực).
Chụp Công suất từ
45-250 CV

Đối tượng
khai thác

Ngư trường

Mực ống, cá
nhám,

mập, cá ngừ
đạị dương, cá
cờ, cá thu, cá
kiếm,

hồng,

song…

Ngư trường
hoạt động của
nghề câu khơi
phần lớn là

vùng
biển
khơi, có khi
cách xa hàng
trăm hải lý
tùy theo mùa
vụ.

Quy trình khai thác

Mùa vụ

Nhận diện
Có các giỏ đựng
lưỡi câu, dây câu
trước boong tàu,
thường có 2 cánh
tàu làm bằng gỗ
ở hai bên hông
tàu.

- Hệ thống dây câu được trải dài Từ tháng 1
dưới đáy biển, với nhiều lưỡi câu đến tháng 7
và mồi được mắc vào lưỡi có thể âm lịch
kéo dài hàng km, chiều dài thẻo
câu có thể thay đổi tùy theo độ
sâu tầng nước cá di chuyển.
- Mồi câu là các loại cá nhỏ như
cá chuồn, cá nục được móc vào
lưỡi câu


Có dàn đèn thu Mực ống và Đánh bắt xa Tàu sử dụng các bóng đèn cao áp Tháng 11
hút mực được lắp một số loài cá bờ.
lôi cuốn mực đến gần tàu, sau đó đến tháng 4
đặt ở hai bên nổi khác.
tắt dần hết các bóng, chỉ sử dụng năm sau.
mạn trái và phải
đèn gom mực để lôi cuốn mực lên
ca bin của tàu.
mặt nước và tập trung ở vùng


10

Lưới
kéo

Tàu công suất Boong khai thác
≥90CV
thường bố trí phía
mũi tàu, thao tác
thả và thu lưới ở
mạn tàu,
Lưới kéo được
bố trí ở trước
cabin hoặc sau
cabin.

Lưới



Tàu công suất ≤ Có nhiều cờ, lưới
155CV
đánh bắt thường
sử dụng bằng ni
lông và đặt trước
boong tàu.

Các loài hải
sản sống ở
tầng
trên,
tầng đáy và
gần như cá
bơn,

lượng, mực,
cá ngừ, cá
trích, cá nục

Cá tầng nổi
như cá ngừ,
cá thu, cá nục
lớn...

Từ vùng ven
biển đến vùng
khơi nơi có
nền đáy biển
tương

đối
bằng phẳng,
độ sâu từ 20100m.

-Từ vùng ven
biển đến vùng
khơi.
-Chủ yếu hải
phận Khánh
Hòa - Ninh
Thuận, vùng
biển Đông Tây Nam bộ.

dưới thân tàu và tiến hành tháo
các liên kết góc lưới, lưới tự động
xuống bao phủ không gian nước
chứa dàn mực. Khi thu lưới,
miệng lưới thắt lại nhờ hệ thống
vòng khuyên và mực dồn vào đụt
lưới.
Lưới có dạng hình côn. Miệng Từ tháng 1
lưới được mở bằng 2 tấm ván đến tháng 5
phẳng, ván mở được cột chặt
bằng dây vào 2 bên miệng lưới,
giữa viền phao và viền đáy. Lưới
được kéo dọc dưới đáy biển,
miệng lưới mở ra trong suốt quá
trình hoạt động.
Lưới có cỡ mắt lưới phù hợp với
loại cá muốn bắt, được đặt ở các

độ sâu khác nhau. Khi cá lội
ngang qua, mang của chúng sẽ bị
vướng mắc vào lưới.

Mùa
vụ
đánh bắt của
nghề lưới rê
gần
như
quanh năm,
có 2 vụ cá:
vụ cá Nam
(tháng 3-9);
vụ các Bắc
(10 – 2 năm
sau).


11

Lưới
vây

Tàu: ≤ 155CV

Thường trước tàu
có trụ bằng gỗ
hình vuông, có
hình chữ thập,

thường tô màu
trắng hoặc xanh.

Các loài cá
tầng nổi hoặc
tầng giữa: cá
nục, cá ngừ,
cá cơm, cá
ngân, cá bạc
má, cá chỉ
vàng

Nơi có các
loài cá đi
thành đàn lớn
với
kích
thước tương
đối đồng đều
và thuần loài.

Khi phát hiện thấy đàn cá, người
ta sẽ bủa lưới, dùng tàu chạy kiểu
vòng tròn, kéo lưới bao quanh
đàn cá. Khi đã khép kín hai đầu
lưới, người ta rút hệ thống dây
dưới lưới viền đáy, đáy lưới túm
kín lại, cả hệ thống lưới đánh bắt
lúc này sẽ có sẽ có hình dạng một
chảo to, cá không bị đóng vào

lưới mà chỉ bị nhốt trong chảo.
Người ta kéo lưới áp mạng tàu,
dồn cá tập trung về một chỗ, cá
được đặt vào vị trí khoang tàu.

Mùa
vụ
đánh
bắt
chính
từ
tháng 2 đến
tháng
5
hàng năm,
lưới vây cá
cơm có thể
đánh
bắt
đến tháng 9.


12

1.2.2. Tìm hiểu về hoạt động cung ứng hải sản tại Khánh Hòa
Hoạt động cung ứng là các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp đáp ứng nhu cầu
của khách hàng về sản phẩm cần cung cấp. Mỗi mắt xích sẽ là người mua hàng của mắt
xích trước và là nhà cung cấp cho mắt xích sau, các mắt xích của hoạt động cung ứng
có thể độc lập nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau, cùng nhau góp vào sự thỏa mãn của
người tiêu dùng. Để đơn giản ta có thể hình dung thông qua sơ đồ chuỗi cung ứng hải

sản khai thác tại Khánh Hòa được thể hiện ở hình 1.1 sau:
Tàu cá

Cảng cá

Chợ

Cơ sở mua/
bán

Cơ sở chế
biến hải sản

Nhà hàng

Người tiêu
dùng

Siêu thị

Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng hải sản khai thác tại Khánh Hòa
 Tàu cá
Tàu cá, là mắt xích trực tiếp khai thác hải sản và quyết định việc bán hải sản cho
các chủ nậu vựa hoặc các hộ bán buôn. Thông thường mỗi chuyến tàu khai thác kéo dài
từ 3 đến 15 ngày có khi 20 ngày. Hải sản sau thu hoạch được lưu trữ và bảo quản trên
tàu với thời gian khá dài nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hải sản sau thu hoạch.


13


Sau khi tàu về cảng cá và lên cá, hầu hết các chủ tàu đều bán cho các nậu vựa, sau đó
nậu vựa bán lại cho các doanh nghiệp chế biến, một phần bán các chợ cá trong nội địa.
Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi (KT&BVNL) thủy
sản Khánh Hòa, đến tháng 12 năm 2013, tỉnh có 9.818 chiếc tàu thuyền với tổng công
suất 500.686 CV, hoạt động bằng nghề xa bờ như lưới rê, lưới chuồn, lưới vây, câu cá
ngừ đại dương… Số lượng tàu thuyền hoạt động đánh bắt xa bờ của Khánh Hòa những
năm qua được thể hiện ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Số lượng tàu thuyền hoạt động đánh bắt xa bờ [9]
Năm

ĐVT

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tàu thuyền máy

Chiếc

8.988


133.038

10.542

9.703

9.782

9.818

(Nguồn: Chi cục KT&BVNL thuỷ sản Khánh Hòa, năm 2013)
Qua số liệu trên cho thấy, số lượng tàu khai thác hải sản tại Khánh Hòa khá lớn.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, đến đầu tháng 5
năm 2013 là 9.803 chiếc tàu thuyền với tổng công suất 464.74 CV, hoạt động bằng
nghề xa bờ như lưới rê, lưới chuồn, lưới vây, câu cá ngừ đại dương, và bằng các nghề
ven bờ như nghề mành, nghề rũ, lưới quét, câu mực, lưới vây…
Trong những năm gần đây, lĩnh vực khai thác hải sản (KTTS) đã có chuyển biến
mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực đánh bắt, mở rộng quy mô sản xuất và chuyển
dịch theo hướng cơ giới hóa. Bên cạnh tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, đẩy
mạnh thăm dò tiềm năng ngư trường, đội tàu cá Khánh Hòa bước đầu đã ứng dụng
công nghệ khai thác tiên tiến nhằm vào các đối tượng có giá trị cao và các đối tượng
xuất khẩu như cá hố, cá nhám, cá ngừ đại dương…
Dựa theo bảng 1.4 bên dưới, ta có thể thấy nghề cá tỉnh Khánh Hòa vẫn đang
đứng trước những thử thách lớn do số lượng phương tiện không đủ điều kiện đánh bắt
xa bờ (dưới 20CV) là 5.529 chiếc.


14

Dưới đây là năng lực tàu thuyền theo nhóm công suất và nghề thể hiện trên bảng 1.4:

Bảng 1.4. Năng lực tàu thuyền theo nhóm công suất và nghề năm 2013 [9]
Công suất
Nghề
Tổng
0-<20 20-<50 50-<90 90-<250 250-<400 400-<4000
Câu

767

253

25

25

95

68

1233

Cản

338

57

30

40


119

60

644

Dịch vụ hải sản 29

152

72

57

16

4

330

Giã

52

443

158

164


135

52

1004

Lưới cước

1700

407

26

8

0

0

2141

Lưới quét

2

39

49


3

0

0

93

Mành

720

732

37

12

9

1

1511

Nghề khác

1840

157


9

5

1

1

2013

Pha xúc

2

23

53

93

26

8

205

Trủ

40


145

79

69

36

18

387

Vây rút

39

121

43

27

7

20

257

5529


2529

581

503

444

232

9818

56.31

25.75

11.83

5.1

4.5

2.3

Tổng số
thuyền
Tỷ lệ (%)

tàu


∑ số tàu thuyền
∑= 9818 chiếc
trong tỉnh
(Nguồn: Chi cục KT&BVNL thủy sản Khánh Hòa, năm 2013)
Từ bảng 1.4 cho thấy các nhóm nghề chủ lực của tỉnh Khánh Hòa là câu, giã, lưới
cước và mành. Đa phần các nghề sử dụng tàu khai thác dưới 20CV, từ 20- <50CV. Rất
ít tàu có công suất khai thác trên 90CV. Những số liệu trên cũng cho thấy, tàu cá trên
địa bàn Khánh Hòa chủ yếu công suất nhỏ; có tới hơn 80% phương tiện không đủ điều
kiện đánh bắt xa bờ [33]. Vì vậy, sẽ không tránh khỏi tình trạng khai thác quá mức
nguồn lợi ven bờ.


15

 Cảng cá
Khánh Hòa là trung tâm thương mại nghề cá có tầm cỡ ở khu vực Nam
Trung Bộ; là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hải sản, là điểm đầu mối cung cấp
hải sản tươi sống cho các nhà máy chế biến, một số tỉnh lân cận và các chợ nhỏ lẻ
trong thành phố, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo chất lượng cho tàu
thuyền và hoạt động của ngư dân trong vùng.
Hiện nay, toàn tỉnh có 5 cảng cá chính, gồm: Hòn Rớ, Vĩnh Trường, Vĩnh
Lương, Vĩnh Trường (Nha Trang), Đá Bạc (Cam Ranh), Đại Lãnh (Vạn Ninh).
Trong số này, chỉ có cảng Hòn Rớ đạt tiêu chuẩn cảng cá loại 1. Các cảng còn lại
đều thuộc loại 2, 3. Riêng cảng cá Vĩnh Trường hoạt động còn hạn chế, đang nằm
trong khu vực quy hoạch nên không thể đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Còn cảng cá:
Vĩnh Lương, Đá Bạc, Đại Lãnh chưa đạt tiêu chuẩn ngành.
+ Cảng Hòn Rớ [1], [25]
Cảng cá Hòn Rớ - chợ Thủy sản Nam Trung Bộ tại đường Nguyễn Xí, TP Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa thành lập theo Quyết định số 4706/QĐ-UBND ngày

30/11/1999 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Năm 2000, cảng được Bộ thủy sản đầu tư 12,8
tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng và chính thức đưa vào sử dụng từ
ngày 26/11/2003 cho đến nay. Cảng cá Hòn Rớ - chợ Thủy sản Nam Trung Bộ có tổng
diện tích 8200m2 và chia làm 3 khu vực chính. Diện tích trong chợ là 4860m2, diện tích
văn phòng là 3340m2, công suất 500 tấn thủy sản 1 ngày, quy mô tàu dài 200×7m đảm
bảo cho tàu có công suất 500CV ra vào, cập cảng bốc dỡ hàng hóa. Đây là chợ thủy sản
đầu tiên được nhà nước cấp vốn.
Cảng cá Hòn Rớ không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng thủy sản sau khai thác,
mà còn là nơi tiếp nhận hàng chục ngàn phương tiện đánh bắt của ngư dân Khánh Hòa
cũng như tàu khai thác xa khơi từ các địa phương lân cận như: Bình Định, Phú Yên,
Quảng Ngãi... Vào mùa khai thác cao điểm, mỗi ngày cảng cá Hòn Rớ đón hơn 100


16

lượt tàu, thuyền cập bến, 200 lượt phương tiện vận chuyển với hàng trăm tấn hải sản
các loại. Tuy nhiên, sức chứa tối đa của cầu cảng chỉ khoảng 20 chiếc/lượt. Vì thế, tại
cảng thường xuyên diễn ra tình trạng hàng chục tàu phải đợi 4 -5 giờ liền mới được cập
cảng. Năm 2014, tàu thuyền cập cảng đạt khoảng 14.000 lượt, trong đó số lượng tàu
thường xuyên neo đậu tại cảng chiếm đến 40% [34]. Tại cảng Hòn Rớ - chợ thủy sản
Nan Trung Bộ nguyên liệu đánh bắt về của các tàu hầu hết đều có chủ nậu vựa đặt mua
từ trước. Sau khi các chủ nậu vựa đã mua nguyên liệu thủy sản xong thì tùy vào mục
đích thu mua, cá được vận chuyển đi bởi các xe bảo ôn lớn, nhỏ khác nhau về công ty,
nhà máy chế biến các sản phẩm đông lạnh hay phân loại, sắp xếp vào các xịa, giỏ cá
lớn rồi bày bán ngay tại chợ cảng cùng các tiểu thương.
+ Cảng Vĩnh Trường [1], [25]
Nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5 km tại phường Vĩnh
Trường, cùng với cảng Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Trường là một trong những chợ đầu mối
hải sản lớn nhất miền Trung. Cảng hoạt động từ 2 giờ sáng đến giữa trưa.
Mỗi ngày cảng đón khoảng 100 lượt tàu thuyền cập bến, cùng hàng trăm tấn hải

sản các loại. Vào mùa cao điểm, cảng cá luôn quá tải. Các thuyền phải xếp hàng chờ
đến lượt cập cảng kéo theo sự chờ đợi của các tiểu thương. Tàu cập cảng đa phần là các
tàu nhỏ đánh bắt gần bờ với các hình thức đánh bắt: giã cào, trủ bao, mành đen.
Nguyên liệu thủy sản cập cảng ngay lập tức được thu mua bởi các cơ quan thu mua nhỏ,
tiểu thương buôn bán lẻ và hoạt động phân loại, sơ chế hải sản diễn ra ngay tại cảng.
+ Cảng Vĩnh Lương [1], [25]
Cảng cá Vĩnh Lương nằm tại thôn Lương Sơn, Xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang.
Đầu tư xây dựng giai đoạn 1 vào năm 2006 với tổng vốn hơn 8 tỷ đồng. Đến năm
2009, cảng được giao về UBND tỉnh, do Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) trực tiếp quản lý và chính thức đi vào hoạt động năm 2010. Cầu cảng
được xây dựng có chiều dài 105×8m, cầu phụ dài 40×3m.


×