Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.99 KB, 134 trang )

BỘ ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 CÓ ĐÁP ÁN
Đề kiểm tra Học kì 1
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 1
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án)
Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án)
Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án)


Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2)


Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4)
Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 (có đáp án)
Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1)
Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2)
Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3)
Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Học kì 2
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 2
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Tập làm văn số 5 lớp 8 Học kì 2
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)


Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)

Đề kiểm tra Tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Tập làm văn số 7 lớp 8 Học kì 2
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8
Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 15 phút
Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
Đáp án và thang điểm
Gia đình chị Dậu thuộc vào loại cùng đinh trong làng. Vì không có đủ tiền nộp
sưu thuế chị Dậu phải bán đàn chó, bán con và chạy vạy khắp nơi để có tiền đóng
sưu cho chồng. Anh Dậu bị bọn tay sai đánh cho thập tử nhất sinh và được người
làng đưa về nhà. Bà lão hàng xóm thương cảnh nhịn đói nên mang cho chị Dậu
bát gạo nấu cháo cho chồng ăn. Anh Dậu chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà


lý trưởng ập tới đòi sưu thuế. Mặc cho chị Dậu khẩn thiết van xin nhưng chúng
không tha còn đánh chị Dậu và hùng hổ đòi trói anh Dậu. Không chịu nhịn được
nữa chị Dậu xông vào túm cổ quẳng cai lệ lẫn người nhà lý trưởng ngã nhào ra

thềm.
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 15 phút
Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Đáp án và thang điểm
Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên
quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó
tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước,
quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và
mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang
nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay
vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội,
trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 15 phút
Câu 1: Tìm từ ngữ có nghĩa hẹp nằm trong nghĩa của các từ ngữ cho dưới đây:
a. Sách.
b. Đồ dùng học tập.
c. Áo.


Câu 2: Chỉ ra các từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ dưới
đây.
a. Quả: quả bí, quả cam, quả đất, quả nhót, quả quýt.
b. Cá: cá rô, cá chép, cá quả, cá cược, cá thu.
c. Xe: xe đạp, xe máy, xe gạch, xe ô tô.
Câu 3: Cho đoạn văn sau:
Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một

nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời
rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao được như
những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Hãy tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng:
a. Người.
b. Chim.
c. Trường học.
Đáp án và thang điểm
Câu 1:
Các từ ngữ có nghĩa hẹp so với các từ ngữ đã cho:
a. Sách: sách Toán, sách Ngữ văn, sách Lịch sử,...
b. Đồ dùng học tập: thước kẻ, bút máy, bút chì, com – pa,...
c. áo: áo len, áo dạ,...
Câu 2:
Những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ đã cho:


a. quả đất.
b. cá cược.
c. xe gạch.
Câu 3:
Một số từ thuộc các trường từ vựng:
a. Người: cậu, học trò, người thân, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn,...
b. Chim: tổ, bay, nhìn,...
c. Trường học: học trò, lớp, thầy,... Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 (có
đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 15 phút
Câu 1. Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong các đoạn văn sau:
a. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy

bóng chim đâu.
b. Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng
người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay
cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu
lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu
luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào
lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài
tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Câu 2: Tìm các từ tượng thanh gợi tả:
a. Tiếng nước chảy.


b. Tiếng gió thổi.
c. Tiếng cười nói.
d. Tiếng mưa rơi.
Đáp án và thang điểm
Câu 1. Các từ tượng hình, tượng thanh:
a. líu lo.
b. dịu dàng, nặng nề, từ từ, lưng lẻo, lưu luyến, nức nở, thút thít, ngập ngừng.
Câu 2: Các từ tượng thanh gợi tả:
a. Tiếng nước chảy: róc rách, ầm ầm, ào ào,...
b. Tiếng gió thổi: vi vu, xào xạc, ...
c. Tiếng cười nói: râm ran, the thé, ồm ồm, sang sảng,...
d. Tiếng mưa rơi: tí tách, lộp bộp,...
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: Kỉ niệm đẹp đẽ của học sinh trong ngày tựu trường đầu tiên là nội dung
của văn bản nào?

A. Trong lòng mẹ

B.Tức nước vỡ bờ C. Tôi đi học

D. Lão Hạc

Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm ấy được thể hiện ở phương diện nào?
A. Lời nói.

B. Tâm trạng.

C. Ngoại hình.

D. Hành động.


Câu 3: “Những ngày thơ ấu” được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí.

B. Truyện ngắn.

C. Tiểu thuyết.

D. Hồi kí.

Câu 4: Nội dung chủ yếu của văn bản là: Vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn tay sai
chế độ phong kiến nửa thực dân bất nhân, ca ngợi sức mạnh phản kháng của
người nông dân. Đó là nội dung của văn bản nào?
A. Tức nước vỡ bờ


B. Tôi đi học

C. Trong lòng mẹ

D. Lão Hạc

Câu 5: Nghệ thuật nổi bật của văn bản là: Giàu chất biểu cảm, diễn tả tình cảm
mãnh liệt của em bé khát khao tình mẹ, với hình ảnh so sánh rất đắt( cổ tục, ảo
ảnh sa mạc, sung sướng mê man). Đó là nghệ thuật của văn bản nào?
A. Tôi đi học

B. Trong lòng mẹ

C. Tức nước vỡ bờ D. Lão Hạc

Câu 6: Nhà văn nào được Nguyễn Tuân coi là (Qua tác phẩm của mình) đã “xui
người nông dân nổi loạn”?
A. Nam Cao

B. Nguyên Hồng

C. Thanh Tịnh

D. Ngô Tất Tố

Phần II: Tự luận:(7 điểm)
Câu 1: Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao (Khoảng 10 dòng).
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 câu) để nói lên suy nghĩ của
em về nhân vật chị Dậu Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm: (3 điểm) (Mỗi câu đúng đạt 0,5 đ)
Câu

1

2

3

Đáp án

C

B

D

Phần II: Tự luận:(7 điểm)


Câu 1: Tóm tắt đủ ý chính của văn bản.
Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả diễn đạt.
Câu 2: - Hình thức:
+ Viết đoạn văn với số lượng 15 câu.
+ Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc chặt chẽ, chữ viết rõ
ràng sạch đẹp.
- Nội dung: Trình bày được các ý sau.
+ Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương chịu khó.
+ Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh phản kháng.
+ Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam. Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì

1 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí

B. Tiểu thuyết C. Truyện ngắn

D. Tuỳ bút

Câu 2: Các văn bản: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Lão Hạc” cùng có sự kết
hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận
B. Tự sự, miêu tả , biểu cảm

C. Miêu tả, nghị luận, tự sự.

D. Tự sự, biểu cảm, nghị luận

Câu 3: Tâm lí, tính cách chị Dậu được miêu tả như thế nào ở các thời điểm khác
nhau trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?


A. Có sự đối lập mâu thuẫn với nhau

C. Có sự phát triển nhất quán trước sau

B. Nhẫn nhục chịu đựng từ đầu đến cuối


D. Cả A, B. C đều sai.

Câu 4: Qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O Hen-ri, em hiểu một
tác phẩm nghệ thuật được đánh giá là kiệt tác khi :
A. Tác phẩm đó đẹp đặc biệt
C. Tác phẩm đó đồ sộ

B. Tác phẩm đó độc đáo

D. Tác phẩm đó có ích cho cuộc sống

Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Hãy nêu điểm giống và khác nhau của ba văn bản đã học :
“Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc” ?
Câu 2: (5 điểm) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5điểm)
Câu

1

2

Đáp án

C

B


Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)
+) Điểm giống nhau: ( 2 điểm)
- Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại, sáng tác khoảng 1930- 1945.
- Cùng có đề tài về con người và cuộc sống đương thời của tác giả; cùng đi sâu
miêu tả số phận của những con người bị vùi dập, cực khổ.


- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm
chất đẹp đẽ của con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa).
- Lối viết chân thực gắn với thực tế, bút pháp hiện thực sinh động.
+) Điểm khác nhau (1điểm)
- Những nét riêng của mỗi văn bản : Về thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung,
hình thức nghệ thuật.
Câu 2 (5 điểm)
- Về hình thức: bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn
được viết theo phương thức (phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học)
- Về nội dung: bài văn phải đảm bảo các ý sau
+) Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, vợ chết sớm, nghèo không đủ tiền
dựng vợ cho con, nên người con trai duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su.
+) Lão Hạc là người thương con sâu sắc : Lão cố tích cóp, dành dụm tiền để cho
con, quyết định bán cậu vàng để không tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn. Lão
đã chọn cái chết để giữ cho con trai căn nhà và mảnh vườn ấy.
+) Lão Hạc là người nhân hậu, sống tình nghĩa, chung thuỷ: Lão ăn năn day dứt
vì “Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” Lão vô cùng đau đớn xót
xa khi phải bán đi cậu vàng.
+) Lão Hạc là người giàu lòng tự trong: Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây
phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của
mình.
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3)

Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 45 phút


Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Tiểu thuyết

Câu 2: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật
bằng cách nào?
A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất, tính cách của họ
B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, điệu bộ, cử chỉ, lời nói.
C. Để cho nhân vật này tự nói về nhân vật kia
D. Không dùng cách nào trong 3 cách trên
Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô
ngần.
B. Gián tiếp tố cáo xã hội Thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn
cảnh khôn cùng.
C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một
người nông dân.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 4: Trong truyện “Hai cây phong” người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề
gì?

A. Nhà văn

B. Nhạc sĩ

C. Họa sĩ

D. Nhà báo.

Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố bằng một
đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng.


Câu 2: (5 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán
chó trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Qua đó em thấy Lão Hạc là người như
thế nào?
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu

1

2

Đáp án

C

B


Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)
- Nội dung: tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”
- Hình thức: Một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng.
Ví dụ:
Buổi sáng hôm ấy, khi chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh thì bọn cai lệ
và người nhà lí trưởng sầm sập kéo vào thúc sưu. Bỏ ngoài tai những lời van xin
tha thiết của chị, chúng cứ một mực sấn sổ tới đòi bắt trói anh Dậu. Tức quá hóa
liều, chị Dậu vùng dậy, đánh ngã hai tên tay sai độc ác.
Câu 2: (5 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc thông qua việc bán chó cần triển khai
được các ý sau:
- Nói đi nói lại ý định bán Cậu Vàng với ông giáo. Coi đây là một việc rất hệ
trọng. → suy tính, đắn đo nhiều lắm khi phải bán đi người bạn thân thiết, kỉ vật
thiêng liêng của con trai lão.


- Sau khi bán Cậu Vàng, lão ăn năn, day dứt vì “già bằng này tuổi đầu rồi mà còn
đánh lừa một con chó”
- Chú ý một số chi tiết miêu tả ngoại hình Lão Hạc sau khi bán chó :
+ Lão cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu.
+ Mắt lão ầng ậng nước, mặt co rúm lại.
+ Ép cho nước mắt chảy ra.
+ Mếu máo, hu hu khóc.
→ Tâm trạng đau đớn, xót xa, ân hận và day dứt khi vừa bán Cậu Vàng.
→ Qua đó cho ta thấy Lão Hạc là người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất mực
lương thiện, nhân hậu, tâm hồn trong sáng, cao đẹp.
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: Nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là ai?
A. Người mẹ

B. Thầy giáo

C. Ông Đốc

D. Tôi

Câu 2: Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” ?
A. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát
B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm
C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ
D. Cả A,B,C đều đúng


Câu 3: Vì sao chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước
Cách mạng tháng 8?
A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ
được phẩm chất vô cùng cao đẹp.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục.
Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối
xay gió?
A. Vì lão không lường trước được sức mạnh kẻ thù.
B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép.
C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại.
D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo.

Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Giải thích tại sao bức vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men trong
văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả O.Hen-ri lại được coi là một kiệt tác.
Câu 2: (5 điểm) Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và truyện
ngắn “Lão Hạc”, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân
trong xã hội cũ.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5điểm)
Câu

1

2


Đáp án

D

Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Giải thích:
- Chiếc lá vẽ trên tường của cụ Bơ-men giống y như chiếc lá thật. Nó được vẽ
trong đêm gió rét, được đánh đổi bằng cả tính mạng của người sáng tạo ra nó.
- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.
- Bộc lộ quan điểm về nghệ thuật chân chính là phục vụ con người.
Câu 2: (5 điểm) Yêu cầu làm rõ:
- Số phận của người nông dân: cơ cực, nghèo khổ, tối tăm, bế tắc, không lối thoát
(lấy dẫn chứng cụ thể ở mỗi nhân vật)
- Phẩm chất tốt đẹp: Tận tụy, hi sinh vì người thân.
- Chỉ ra nét đẹp riêng ở mỗi nhân vật:

+ Chị Dậu: Có lòng yêu thương chồng con tha thiết, sức sống tiềm tàng, mạnh
mẽ.
+ Lão Hạc: thương con, lương thiện, nhân hậu, trung thực và giàu lòng tự trọng.
- Kết luận: Dù cuộc sống cơ cực, bế tắc nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất
tốt đẹp. Đó là những tính cách điển hình cho người nông dân Việt Nam.
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm)

D


Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Thế nào là trường từ vựng?
A. Là tập hợp những từ có chung cách phát âm.
B. Là tập hợp tất cả các từ cùng loại.
C. Là tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa.
D. Là tập hợp tất cả những từ có chung nguồn gốc.
Câu 2 : Trong các nhóm từ sau , nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí ?
A. Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
B. Thất thểu, lò dò, chôm hổm, chập chững, rón rén.
C. Thong thả , khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
D. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
Câu 3: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu
thơ sau?
“ Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người!”
( Tố Hữu )
A. Nhấn mạnh tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.

B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
C. Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ.
D. nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.
Câu 4: Trong các câu sau , câu nào sử dụng phép nói quá?


A. Chẳng tham nhà ngói ba toà - Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.
B. Làm trai cho đáng nên trai - Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng.
C. Hỡi cô tát nước bên đàng - Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
D. Miệng cười như thể hoa ngâu - Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1:(2 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các
vế câu trong những câu ghép sau:
a.Vợ tôi không ác nhưng thị khổ qúa rồi.
b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.
( Nam Cao- Lão Hạc)
Câu 2: (2 điểm) Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị
tù tội( )
Cái Tí( ) thằng Dần cùng vỗ tay reo( )
( ) A ( ) Thầy đã về ( ) A ( ) Thầy đã về ( )…
Câu 3: ( 4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (7-10 dòng) nói về vai trò của việc tự
học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng cho 0.5 điểm)
Câu

1

2


Đáp án

C

D


Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
a.Vợ tôi /không ác (nhưng) thị /khổ qúa rồi.
C V C V
=> Câu ghép có quan hệ tương phản.
b. Khi người ta/ khổ quá (thì) người ta/ chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.
C

V C

V

=> Câu ghép có quan hệ nguyên nhân.
Câu 2: (2 điểm) Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị
tù tội( . )
Cái Tí(, ) thằng Dần cùng vỗ tay reo( : )
( - ) A ( ! ) Thầy đã về ( ! ) A ( ! ) Thầy đã về ( ! )…
Câu 3: ( 4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn( 7->10 dòng) nói về vai trò của việc tự
học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Yêu cầu : Viết đoạn văn đủ 7 → 10 dòng, đúng chủ đề nói về vai trò của việc tự
học, có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép theo đúng công

dụng của từng loại dấu câu.
Ví dụ:
Tự học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tích luỹ và ghi nhớ kiến thức
thầy giảng đối với người học sinh. Tự học có nghĩa là: người học phải dành thời


gian học ở nhà, ôn lại những kiến thức đã học (trong bài giảng của thầy). Đồng
thời tự tìm tòi đào sâu nghiên cứa những nội dung đã học, để mở rộng thêm vốn
kiến thức của bản thân. Tự học sẽ giúp ích cho người học sinh rất nhiều. Nếu
không tự học người học sẽ rất dễ quên những kiến thức cơ bản , tầm hiểu biết sẽ
bị thu hep. Vậy tự học bằng cách nào? Chúng ta có thể mua thêm sách báo, tạp trí
liên quan đến môn học, đến thư viện nhà trường mượn sách và nghiên cứu…
Người học cần ghi nhớ câu nói của Lê-nin: “ Học, học nữa, học mãi ! ”. Như vậy
việc tự học sẽ đạt được kết quả như mong muốn của người học.
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm)
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của cá từ : học sinh, sinh viên,
bác sĩ, kĩ sư, nông dân, công nhân...
A. Con người

B. Nghề nghiệp

C. Môn học

D. Tính cách

Câu 2: Từ nào không phải là từ tượng hình?

A. Lom khom

B. Chất ngất C. Xao xác

D. Xộc xệch

Câu 3: Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm,
khanh, long bào, ngự giá…
A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh.
B. Biệt ngữ của những người theo đạo thiên chúa.
C. Biệt ngữ của học sinh, sinh viên.
D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến.


Câu 4: Từ “mà” trong câu văn sau : “Trưa nay các em về nhà cơ mà.” thuộc
loại từ nào?
A. Tình thái từ

B. Quan hệ từ

C. Trợ từ

D. Thán từ

Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: Hãy đặt 3 câu ghép với các cặp quan hệ từ sau :
a. Nếu.......................... thì..............................
b. Tuy..........................nhưng.......................
c. Vì.............................nên.............................
Câu 2: Dấu hai chấm dùng để làm gì? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn), trong đó có sử dụng trợ từ và
tình thái từ.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm) (Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Câu

1

2

Đáp án

B

C

Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: Đặt câu:
a. Nếu trời mưa thì lớp tôi sẽ hoãn đi cắm trại.
b. Tuy nhà nghèo nhưng Nam vẫn học rất giỏi.
c. Vì bão to nên các cây lớn đổ hết.


Câu 2:
- Công dụng của dấu 2 chấm:
+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Ví dụ: “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại
còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.”
+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối
thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Ví dụ: Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng
thắn, bất khuất.
Câu 3:
Yêu cầu học sinh:
- Viết một đoạn văn hoàn chỉnh, nội dung đầy đủ, không mắc các loại lỗi.
- Chỉ ra được và đúng hai từ theo yêu cầu của đề.
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của cá từ : xe máy, xe đạp, xích
lô, ô tô...
A. Vũ khí

B. Kim loại

C. Xe cộ

D. Y phục

Câu 2: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?


A. Xôn xao

B. Chốc chốc

C. Vật vã


D. Mải mốt

Câu 3: Từ “à” trong câu : “mẹ đi làm rồi à?” thuộc loại từ nào?
A. Quan hệ từ

B. Trợ từ

C. Thán từ

D. Tính thái từ

Câu 4: Từ “đi” trong câu nào sử dụng phép nói giảm nói tránh ?
A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
B. Trên bến cảng Nhà Rồng, Bác đã ra đi.
C. Đi trên sông Vàm một đêm trăng rằm
D. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần
Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2: Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau :
- Quan hệ điều kiện:
- Quan hệ tương phản:
- Quan hệ tăng tiến:
- Quan hệ lựa chọn:
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nói giảm, nói tránh.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm) (Mỗi câu đúng cho 0.5 điểm)
Câu

1


2

Đáp án

C

A


Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1:
- Công dụng dấu ngặc kép:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Ví dụ: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất
với cháu”
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
Ví dụ: Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai
hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả
mãi với người.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tớ báo, tập san được dẫn.
Ví dụ: Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông
Đuống” … ra đời.
Câu 2: Đặt câu ghép:
- Quan hệ điều kiện: Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận
lợi.
- Quan hệ tương phản: Anh ấy ốm nặng nhưng anh ấy vẫn lạc quan.
- Quan hệ tăng tiến: Không những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự
thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
- Quan hệ lựa chọn: Tôi đi hay là anh đi?
Câu 3:



Yêu cầu học sinh:
- Viết một đoạn văn hoàn chỉnh, nội dung đầy đủ, không mắc các loại lỗi.
- Chỉ ra được phép nói giảm nói tránh.
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm)
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở,...
B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô...
C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao...
D. Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh...
Câu 2: Từ nào là từ tượng thanh?
A. Luộm thuộm

B. Xộc xệch

C. Rũ rượi

D. Xào xạc

Câu 3: Câu thơ : “Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”
(Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến)
Đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
A. Nói quá


B. Nói giảm, nói tránh

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ


×