Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DE + DAP AN THI THU VAO 10 THPT MON văn (VONG 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.63 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài: 120 phút)

Phần I. ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm)
Đọc kĩ phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”
( Bằng Việt, Bếp lửa)
1, Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ trên? ( 0,5 điểm)
2, Giải nghĩa từ “ nhóm” trong câu “ Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”
( 0,5 điểm)
3, Bộ phận in đậm trong đoạn thơ trên là thành phần gì của câu? Nêu tác dụng của
thành phần ấy? ( 1 điểm)
4, Vì sao người cháu cảm nhận bếp lửa kì lạ và thiêng liêng? ( viết khoảng 5 dòng)
( 1 điểm)
Phần 2. LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về đạo hiếu của
người làm con trong xã hội ngày nay.
Câu 2 ( 4 điểm)
“ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng


Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều qua những dòng thơ trên.
-----HẾT-----

Họ và tên thí sinh:…………………………………….Số báo danh:……………………


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

Năm học 2017 - 2018
Môn: NGỮ VĂN
Phần I. ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm)
1, - Phép tu từ ẩn dụ: nắng mưa ( 0,25 điểm)
- Tác dụng: gợi nỗi vất vả của người bà, từ đó thể hiện lòng thương yêu, kính trọng của
người cháu đối với bà. ( 0,25 điểm)
2, Từ nhóm trong câu thơ “ Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi” : đánh thức,
khơi dậy. ( 0,5 điểm)
3, Bộ phận in đậm ( Ôi) là thành phần cảm thán ( 0,5 điểm)
- Tác dụng: thể hiện lòng ngưỡng mộ, niềm xúc động của người cháu đối với bếp lửa,
với bà kính yêu. ( 0,5 điểm)
4, - Bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà- người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tảo

tần, nhẫn nại và đầy yêu thương. ( 0,5 điểm)
- Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu
thương chi chút dành cho cháu và mọi người. ( 0,5 điểm)
-> Chính vì thế mà người cháu cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân
thuộc mà kì diệu, thiêng liêng.
Học sinh có thể diễn đạt khác. Nếu ý đúng vẫn cho điểm tối đa.
Phần II. LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 1. ( 3 điểm)
1, Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng những hiểu biết xã hội và kĩ năng làm bài
nghị luận xã hội để làm một bài văn hoàn chỉnh. Bài viết đủ bố cục ba phần; văn viết có cảm
xúc; diễn đạt trôi chảy; bảo đảm tính liên kết; không măc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2, Yêu cầu cụ thể:
a, Nêu đúng vấn đề nghị luận: Đạo hiếu của người làm con trong xã hội ngày nay
( 0,25 điểm)
b, Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các
luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời
sống, cụ thể và sinh động ( 2,0 điểm)
* Giải thích vấn đề (0,5 điểm): Hiếu là sự tôn trọng, quý mến đối với người sinh
thành, dưỡng dục mình và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm với người sinh thành ra mình…
Biểu hiện của tấm lòng hiếu nghĩa của con cái với cha mẹ…
* Vì sao con cái phải có hiếu với cha mẹ? ( 0,5 điểm)
- Cha mẹ sinh ra ta, nuôi dưỡng, giáo dục ta… Hiếu với cha mẹ là đạo lí sống của con
người…
- Hiếu là gốc của đạo đức. Con cái có hiếu với cha mẹ thì gia đình mới ấm êm, hạnh
phúc, xã hội mới văn minh tốt đẹp…
* Ngày nay đạo hiếu như thế nào? Học sinh có thể bộc lộ quan điểm, cách nhìn nhận
của bản thân. ( 1 điểm)
- Mặt được: Nhìn chung con cái vẫn có hiếu với cha mẹ: biết kính trọng cha mẹ; phấn
đấu vươn lên học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội…



- Mặt hạn chế: Những đứa con hư, không biết vâng lời cha mẹ; ăn chơi đua đòi, sa vào
các tệ nạn xã hội… làm cha mẹ buồn lòng; hiện tượng con cái hỗn láo, đánh chửi cha mẹ
không còn là hiếm nữa…
c, Tổng hợp, rút ra bài học cho bản thân để có suy nghĩ, hành động đúng đắn. ( 0,25
điểm)
d, Sáng tạo ( 0,5 điểm): diễn đạt độc đáo hoặc có những quan điểm và thái độ riêng,
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày khác nhưng nếu thuyết phục vẫn cho điểm tối đa.
Câu 2. ( 4 điểm)
1, Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận
văn học để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện
khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy; đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2, Yêu cầu cụ thể
a, Nêu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp nhân vật Thuý Kiều qua tám dòng thơ… ( 0,25 điểm)
b, Chia vấn đề thành các luận điểm phù hợp; phân tích dẫn chứng để làm rõ từng luận
điểm ấy: ( 3 điểm)
* Kiều là người con gái thuỷ chung trong tình yêu: ( 1,25 điểm)
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
* Kiều còn là người con hiếu thảo: ( 1,25 điểm)
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
* Nghệ thuật: ngôn ngữ độc thoại nội tâm; thành ngữ dân gian, điển cố văn học, phép

ẩn dụ, câu hỏi tu từ… Tất cả đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc nội tâm nhận vật. Qua đó
làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của nhận vật. ( 0,5 điểm)
c, Tổng hợp lại vấn đề. ( 0,25 điểm)
d, Sáng tạo ( 0,5 điểm): Diễn đạt độc đáo, văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng
cảm thụ văn học tốt hoặc có những quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý. Học sinh có thể có cách diễn đạt khác, nếu đúng kiến
thức, kĩ năng thì vẫn cho điểm tối đa.
______________________________________



×