Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 174 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ ÁNH

VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN TRONG TIẾN TRÌNH
LIÊN KẾT KINH TẾ ĐÔNG Á

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ ÁNH

VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN TRONG TIẾN TRÌNH
LIÊN KẾT KINH TẾ ĐÔNG Á

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. TRẦN QUANG MINH
2. TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG



HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được thu thập, tính toán, tổng hợp từ các nguồn thống kê và cơ sở dữ liệu công khai,
tin cậy của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước. Các trích dẫn trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án không trùng lặp với bất kỳ công
trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Đỗ Thị Ánh

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN .......................................................................... 10
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về liên kết kinh tế khu
vực Đông Á và vai trò của một chủ thể ................................................................. 10

1.1.1. Nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về liên kết kinh tế khu vực ..... 10
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về vai trò của một
quốc gia trong hội nhập khu vực ...................................................................... 12
1.2. Những nghiên cứu về liên kết kinh tế Đông Á ............................................... 13
1.2.1. Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 13
1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 15
1.3. Những nghiên cứu về vai trò của Nhật Bản trong liên kết kinh tế Đông Á....... 18
1.3.1. Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 18
1.3.2. Nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 20
1.4. Đánh giá những điểm đã thống nhất và vấn đề còn tồn tại, xác định nội
dung luận án sẽ tập trung giải quyết ..................................................................... 23
1.4.1. Những điểm đã thống nhất ..................................................................... 23
1.4.2. Vấn đề còn tồn tại và những nội dung luận án sẽ tập trung giải quyết .. 24
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LIÊN
KẾT KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ VAI TRÒ CỦA MỘT CHỦ THỂ ....................... 26
2.1. Một số vấn đề lý luận về liên kết kinh tế khu vực và vai trò của một
chủ thể ...................................................................................................................... 26
2.1.1. Lý thuyết về liên kết kinh tế khu vực trên phương diện thể chế ............ 26
2.1.2. Một số lý luận về liên kết kinh tế trên phương diện thực tế (De-facto) ....... 32
2.1.3. Một số lý luận liên quan đến vai trò của một chủ thể trong quan hệ
quốc tế .............................................................................................................. 36
2.1.4. Điều kiện cơ bản của liên kết kinh tế Đông Á và vai trò của một số
chủ thể có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành và tiến triển của
liên kết kinh tế Đông Á .................................................................................... 40

ii


2.2. Thực tiễn liên kết kinh tế Đông Á ................................................................... 43
2.2.1. Liên kết kinh tế trên phương diện thực tế - Mạng sản xuất Đông Á...... 43

2.2.2. Liên kết kinh tế trên phương diện thể chế tại Đông Á ........................... 48
2.2.3. Một số nhận xét về tiến trình liên kết kinh tế Đông Á ........................... 57
2.3. Vai trò của một số chủ thể có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình
liên kết kinh tế Đông Á (ASEAN, Trung Quốc, Mỹ) ........................................... 60
2.3.1. Vai trò của ASEAN ................................................................................ 60
2.3.2. Vai trò của Trung Quốc .......................................................................... 63
2.3.3. Vai trò của Mỹ ....................................................................................... 67
2.4. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 71
Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN TRONG TIẾN
TRÌNH LIÊN KẾT KINH TẾ ĐÔNG Á .............................................................. 73
3.1. Những vai trò chủ yếu của Nhật Bản trong liên kết kinh tế Đông Á từ
khoảng giữa thập niên 1980 đến những năm đầu thập niên 2010 ...................... 73
3.1.1. Những vai trò chủ yếu của Nhật Bản ..................................................... 73
3.1.2. Một số đánh giá về vai trò của Nhật Bản trong liên kết kinh tế Đông
Á từ giữa thập niên 1980 đến những năm đầu thập niên 2010 ........................ 80
3.2. Vai trò nổi bật của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế từ khoảng
đầu thập niên 2010 đến nay .................................................................................... 82
3.2.1. Thuận lợi và thách thức của Nhật Bản trong việc nâng cao vai trò
trong liên kết kinh tế Đông Á ........................................................................... 83
3.2.2. Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á trong
bối cảnh cạnh tranh Trung Mỹ ......................................................................... 99
3.3. Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 122
Chương 4: VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG TIẾN TRÌNH LIÊN
KẾT KINH TẾ ĐÔNG Á ..................................................................................... 124
4.1. Một số dự báo về tương lai tiến trình liên kết kinh tế Đông Á (từ nay
đến 2025) và vai trò của Nhật Bản....................................................................... 124
4.1.1. Triển vọng tiến trình liên kết kinh tế Đông Á (từ nay đến 2025) ........ 124
4.1.2. Triển vọng vai trò của Nhật Bản .......................................................... 128

iii



4.2. Quan điểm của Việt Nam về liên kết kinh tế Đông Á và một số hàm ý
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của liên kết kinh tế khu vực ................... 130
4.2.1. Quan điểm cơ bản của Việt Nam về liên kết kinh tế Đông Á .............. 130
4.2.2. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam về liên kết kinh tế Đông Á ......... 132
4.3. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong liên kết kinh tế Đông Á................... 135
4.3.1. Khái quát lịch sử hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản ......................... 135
4.3.2. Thực trạng quan hệ Việt Nam Nhật Bản hiện nay ............................... 136
4.4. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm vận dụng có hiệu quả vai trò của
Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á và thúc đẩy hơn nữa
quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản................................................................ 139
4.5. Tiểu kết chương 4 ........................................................................................... 144
KẾT LUẬN ............................................................................................................146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACFTA


ASEAN-China Free Trade Area

Khu vực Thương mại Tự do
ASEAN-Trung Quốc

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Thương mại Tự do
ASEAN

AIIB

Asian Infrastructure Investment
Bank

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng

châu Á

AJCEP

ASEAN-Japan Comprehensive
Economic Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện
ASEAN-Nhật Bản

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu ÁThái Bình Dương

ASEAN

Association of South East Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN+1

Khung khổ hợp tác giữa ASEAN
và một nước đối tác

ASEAN+3


Khung khổ hợp tác giữa ASEAN
và 3 đối tác Đông Bắc Á

ASEAN+6

Khung khổ hợp tác giữa ASEAN
và 3 đối tác Đông Bắc Á,
Ốtxtrâylia, Niudilân, Ấn Độ

ASEM

Asia-Europe Meeting

Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu

CEPEA

Comprehensive Economic
Partnership for East Asia

Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á

CEPT

Common Effective Preferential

Hiệp định Thuế quan ưu đãi có hiệu

v



CFTA

Tariff

lực chung

Continental Free Trade Area

Thỏa thuận thương mại tự do châu
Phi
Châu Á – Thái Bình Dương

Châu ÁTBD
CJKFTA

China–Japan-South Korea Free
Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do Trung
Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc

CLMV

Cambodia, Laos, Myanmar and
Viet Nam

Nhóm thành viên mới ASEAN gồm
Campuchia, Lào, Myanma, Việt

Nam

COMESA

Common Market for Eastern and
Southern Africa

Thị trường chung Đông và Nam
Phi

CPTPP

Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific
Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

CU

Customs Union

Đồng minh Thuế quan

EAC

East African Community

Cộng đồng Kinh tế Đông Phi


EAFTA

East Asia Free Trade Area

Hiệp định Thương mại Tự do Đông
Á

EAS

East Asia Summit

Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á

EPA

Economic Partnership Agreements

Hiệp định đối tác kinh tế

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOIP

Free and Open Indo-Pacific

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương tự do và cởi mở

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

FTA

Free trade area

Khu vực thương mại tự do

GATT

General Agreement on Tariffs and

Hiệp ước chung về thuế quan và

vi



Trade

mậu dịch

GATS

General Agreement on Trade in
Services

Hiệp định Chung về Thương mại
và Dịch vụ

GCC

Gulf Cooperation Council

Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GMS

Greater Mekong Subregion

Tiểu vùng Sông Mê-công


IPS

Indo-Pacific Strategy

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình
Dương

JETRO

Japan External Trade Organization

Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật
Bản

MERCOS
UR

Mercado Común del Sur

Thị trường chung Nam Mỹ

MNC

Multinational corporation

Tập đoàn đa quốc gia

MNF

Most Favoured Nation


Quy chế tối huệ quốc

NAFTA

North American Free Trade
Agreement

Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

NIC

Newly Industrialized Country

Nước công nghiệp mới

NIEs

Newly industrialized economies

Các nền kinh tế mới công nghiệp
hóa

OECD

Organisation for Economic Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát
triển


PTA

Preferential Trade Arrangement

Thỏa thuận thương mại ưu đãi

RCEP

Regional Comprehensive
Economic Partnership

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
khu vực

ROO

Rules of origin

Quy định xuất xứ hàng hóa

RTA

Regional trade agreement

Hiệp định thương mại khu vực

SAARC

South Asian Association for


Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á

vii


Regional Cooperation
SACU

Southern African Customs Union

Liên minh thuế quan Nam Châu
Phi

SADC

Southern African Development
Community

Cộng đồng phát triển Nam Châu
Phi

TiSA

Trade in Services Agreement

Hiệp định Thương mại dịch vụ

TTIP

Transatlantic Trade and Investment

Partnership

Hiệp định đối tác thương mại và
đầu tư xuyên Đại Tây Dương

TPP

Trans-Pacific Partnership
Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương

TFTA

Tripartite Free Trade Area

Khu vực thương mại tự do ba bên

USD

United States dollar

Dollar Mỹ

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới


WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

viii


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

BẢNG
Bảng 3.1. Xếp hạng các nước về Chỉ số thịnh vượng toàn diện (IWI) bình quân
đầu người của Liên Hợp Quốc (năm 2008) ........................................... 76
Bảng 3.2. Vốn sản xuất tính theo đầu người ............................................................. 77
Bảng 3.3. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản ................................................................ 87
Bảng 3.4. Bảng xếp hạng Top 50 công ty hàng đầu châu Á (2005 và 2011) .......... 94
HÌNH
Hình 2.1. Tỷ lệ thương mại nội khối của Đông Á so với các khu vực khác .............44
Hình 2.2. Xuất khẩu nội khối tại Đông Á trong từng lĩnh vực (1980~2008) ...........45
Hình 2.3. Tỷ lệ các mặt hàng trong tổng giá trị thương mại của Đông Á (theo
từng quý trong các năm từ 2011-2018) ...................................................46
Hình 2.4. Tăng trưởng thương mại Đông Á theo danh mục sản phẩm trong thời
gian từ 2001–2016 ...................................................................................47
Hình 2.5. Xuất khẩu của các quốc gia Đông Á sang hai nền kinh tế lớn nhất
thế giới ....................................................................................................65
Hình 3.1. FDI của Nhật Bản tại Đông Á (1996-2015) ..............................................74
Hình 3.2. Tỷ lệ FDI của Nhật Bản đối với các quốc gia Đông Á (2015) .................75
Hình 3.3 Quyền phủ quyết của Trung Quốc nếu Nhật Bản tham gia AIIB ..............78

Hình 3.4. GDP danh nghĩa của Nhật Bản .................................................................86
Hình.3.5. Quan điểm của các nước về ảnh hưởng của Nhật Bản .............................91
Hình 4.1. Điểm đến tiềm năng sau khi Nhật Bản di chuyển cơ sở sản xuất khỏi
Trung Quốc ............................................................................................138

ix


x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với trào lưu toàn cầu hóa, liên kết/ hội nhập kinh tế khu vực đã trở thành
xu thế tất yếu trong quan hệ quốc tế hiện đại [9]. Nếu phân chia nền kinh tế toàn cầu
thành ba “cực tăng trưởng”, có thể thấy rằng ứng với mỗi “cực tăng trưởng” này lại
có một hình thái liên kết/ hội nhập kinh tế khác nhau, thứ nhất phải kể đến châu Âu
(EU), tiếp theo là châu Mỹ (NAFTA, MERCOSUR) và thứ ba là Đông Á - khu vực
hiện cũng là động lực tăng trưởng chính của kinh tế thế giới.
Tuy nhiên không như kỳ vọng, liên kết kinh tế Đông Á không chỉ là một tiến
trình lâu dài mà còn rất phức tạp. Sự phức tạp này có thể ví như một ma trận toán
học, thứ nhất bởi bên tham gia không chỉ là Chính phủ các nước mà còn bao gồm
Thị trường và Người dân (đặc biệt là tầng lớp trung lưu). Thứ hai, về quy mô, hội
nhập kinh tế không chỉ ở quy mô Khu vực (Đông Á), mà còn là Tiểu khu vực
(ASEAN) và Khu vực mở rộng (CEPEA, RCEP, EAFTA, CPTPP…). Thứ ba, về
trạng thái, cùng với sự Hợp tác, còn tồn tại quan hệ Cạnh tranh, thậm chí Đối lập.
Trong tiến trình lâu dài và phức tạp đó mỗi bên đều muốn khẳng định vai trò với
những toan tính khác nhau. Những chủ thể có vai trò quan trọng không chỉ có tác
quyết định tới nội dung, triển vọng… của tiến trình liên kết mà cả sự ổn định và
thịnh vượng của khu vực Đông Á.

Đông Á đang trải qua nhiều biến đổi sâu sắc hơn bất cứ khu vực nào khác với
một Trung Quốc lớn mạnh, đối đầu kinh tế Trung Mỹ quyết liệt, vai trò trung tâm
của ASEAN ngày càng thu hẹp... Thế nhưng ngay cả khi xu hướng bảo hộ và dân
tộc của chính quyền Mỹ gây nên sự thất vọng về vị thế lãnh đạo tự do hóa kinh tế,
thương mại và vai trò của nước này trong liên kết kinh tế khu vực, thì Trung Quốc
cũng chưa thể hiện được là một hình mẫu “lãnh đạo” thuyết phục. Không ít quốc gia
Đông Á, đặc biệt là ASEAN vẫn luôn kỳ vọng về một nhân tố cân bằng [15].
Là một cường quốc kinh tế khu vực và thế giới, Nhật Bản có ảnh hưởng rất
lớn đối với sự phát triển của các quốc gia Đông Á cũng như tiến trình liên kết kinh
tế. Lợi ích của Nhật Bản ở khu vực này đã được hình thành từ rất lâu và người Nhật
cũng luôn ý thức rằng Nhật Bản cần có một vai trò quan trọng tại Đông Á. Là con

1


chim đầu đàn trong “Đàn ngỗng bay” những năm 1970 - 1980, Nhật Bản đã “kéo
theo” không ít quốc gia cùng phát triển, đóng góp đáng kể vào sự ra đời của những
“con rồng, “con hổ” Đông Á. Đến nay ngoài việc tích cực thúc đẩy các khuôn khổ
hội nhập kinh tế như ASEAN (AFTA, AEC), ASEAN+1 (AJCEP), ASEAN+3
(EAFTA), ASEAN+6 (CEPEA)…, Nhật Bản cũng là cường quốc kinh tế duy nhất
tại Đông Á và châu Á - TBD tham gia cùng lúc cả hai khuôn khổ thương mại tự do
đa phương quan trọng là TPP (với phiên bản mới là CPTPP) và RCEP.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu về vai trò của Nhật Bản trong tiến
trình liên kết kinh tế Đông Á, nhất là trước sự thay đổi nhanh chóng về tương quan
sức mạnh quốc tế và chiến lược của các “siêu cường” hiện nay rõ ràng đang là một
yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh việc giúp hiểu rõ bản chất và tương lai của tiến trình
liên kết Đông Á, năng lực và vị thế thực sự của Nhật Bản ở khu vực, làm chủ thể
nào đang chi phối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua việc đặt ra và kiểm soát các
“luật chơi” của Đông Á, nghiên cứu này cũng có ý nghĩa tham khảo trong hoạch
định chính sách hội nhập, phục vụ mục tiêu phát triển của đất nước và thúc đẩy hơn

nữa mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản. Ngoài ra, mặc dù các vấn đề
liên quan tới Nhật Bản ở Đông Á đã được các nhà khoa học thế giới cũng như Việt
Nam nghiên cứu từ rất nhiều chiều cạnh, thế nhưng những nghiên cứu về vai trò của
Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á lại không chỉ thiếu tính hệ thống,
mà còn thực sự ít ỏi, thậm chí có thể nhận xét rằng, sau nhiều thập niên “mất mát”
và suy thoái, vai trò kinh tế quốc tế của Nhật Bản dường như đã trở thành một chủ
đề nghiên cứu bị lãng quên. Bên cạnh đó, về phương diện lý luận, có thể thấy rằng
cho đến nay cũng vẫn chưa có một hệ thống lý luận phổ quát về liên kết/ hội nhập
kinh tế khu vực đặc trưng của Đông Á (như các khu vực khác, đặc biệt là EU), cũng
như chưa có một khung phân tích mang tính quy chuẩn về vai trò của một chủ thể
trong tiến trình này. Bởi vậy, nếu vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết được
làm rõ qua luận án, thì đây cũng là minh chứng cho sự hình thành của một khung
phân tích hợp lý, có ý nghĩa tham khảo cho những các nghiên cứu về sau. Có thể
nói, đó chính là những lý do khuyến khích nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Vai trò

2


của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á” cho luận án tiến sĩ sau một
quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội.
2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án
2.1. Mục đích: Làm rõ vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế
Đông Á, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ giải quyết
các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế Đông Á
và vai trò của các chủ thể có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình này
+ Phân tích, làm rõ vai trò của Nhật Bản trong liên kết kinh tế Đông Á từ giữa
thập niên 1980 đến nay và dự báo triển vọng những năm tới đây (2019-2025)
+ Đề xuất các giải pháp nhằm giúp Việt Nam tranh thủ tốt các cơ hội có được

từ vai trò của Nhật Bản, tăng cường hơn nữa quan hệ với đối tác quan trọng này,
tham gia chủ động và hiệu quả hơn nữa vào tiến trình liên kết kinh tế khu vực
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính:
Liên kết kinh tế Đông Á mang tính tất yếu, khách quan, song cũng là một tiến
trình lâu dài, phức tạp. Tiến triển của liên kết Đông Á cũng không giống những khu
vực khác trên thế giới, càng đòi hỏi phải có những chủ thể là nhân tố đóng vai trò
dẫn dắt tích cực và hiệu quả. Bởi vậy, câu hỏi nghiên cứu chính mà luận án cần làm
rõ là: Liên kết kinh tế Đông Á diễn ra theo những cách thức nào và trong tiến trình
đó vai trò của Nhật Bản được biểu hiện cụ thể như thế nào?
Các câu hỏi cụ thể :
1) Thực trạng và cách thức tiến triển của liên kết kinh tế Đông Á?
2) Nhật Bản có vai trò gì, những khó khăn và thuận lợi của Nhật Bản trong
việc gia tăng hơn nữa vai trò của mình là gì?
3) Trong tiến trình này vai trò của Nhật Bản có tiến triển để thích ứng với bối
cảnh mới của liên kết kinh tế hay không và những tiến triển (nếu có) này ảnh hưởng
thế nào đến tiến trình liên kết kinh tế Đông Á?

3


4) Việt Nam cần có những chính sách gì để tận dụng tốt hơn các cơ hội có
được từ vai trò và những đóng góp của Nhật Bản trong liên kết kinh tế khu vực,
đồng thời tham gia một cách tích cực và hiệu quả vào tiến trình này ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là vai trò của Nhật Bản
trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian:
Đông Á theo cách hiểu về địa lý truyền thống là khu vực gồm 10 nước Đông

Nam Á (ASEAN10) và 3 nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc).
Tuy nhiên, với tính chất địa kinh tế, địa chính trị phức tạp, khái niệm Đông Á ngày
càng mang tính mở và động, thay đổi tùy theo bối cảnh và quan điểm (chẳng hạn
Ngân hàng Thế giới gần đây thường sử dụng cách gọi "East Asia and the Pacific –
EAP" thay vì "East Asia"). Do vậy mà căn cứ từ thực tiễn năng động của tiến trình
liên kết kinh tế Đông Á, trong một số nội dung của luận án phạm vi nghiên cứu sẽ
không chỉ gói gọn trong nội bộ khu vực mà là khu vực mở rộng (gồm các quốc gia
tham gia có lợi ích và ảnh hưởng ở khu vực, ví dụ như Ấn Độ, Úc, New Zealand
trong ASEAN+6, Mỹ và một số nước trong TPP - CPTPP…).
- Phạm vi về thời gian: Từ khoảng giữa thập niên 1980 đến nay (cuối 2018)
và dự báo triển vọng đến 2025. Trong đó, để làm nổi bật được sự chuyển biến vai
trò của Nhật Bản trong tổng thể tiến trình liên kết, nội dung chương chính (chương
III) sẽ phân định theo hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ khoảng giữa những năm
1980 đến những năm đầu thập niên 2010. Giai đoạn hai từ những năm đầu thập niên
2010 đến nay. Sở dĩ NCS lựa chọn cách phân định như vậy bởi ở hai thời điểm này
ko chỉ Nhật Bản mà cả tiến trình liên kết kinh tế Đông Á đều đứng trước những
bước ngoặt vô cùng to lớn. Đặc biệt, trật tự kinh tế khu vực và thế giới đều có sự
biến động, cho thấy khả năng chuyển dịch quyền lực từ Tây sang Đông, ảnh hưởng
hết sức sâu sắc tới tiến trình liên kết kinh tế khu vực. Ngay cả quy mô tiến trình liên
kết, nếu trước kia chủ yếu bó hẹp trong nội bộ khu vực, thì từ những năm đầu 2010
quy mô khu vực mở rộng đã trở thành xu thế mạnh mẽ và khó đảo ngược.

4


Cụ thể, liên quan đến mốc thời gian thứ nhất, vào những năm đầu thập niên
1980, Nhật Bản trên đà tăng trưởng thần kỳ đã nhanh chóng vươn lên thành nền
kinh tế thứ 2 thế giới, trở thành mối đe dọa thực sự đối với vị thế số 1 của Mỹ. Mặc
dù Thỏa ước Plaza (Plaza Accord) ký ngày 22/9/1985 tại New York giữa 5 quốc gia
là Mỹ, (CHLB) Đức, Anh, Pháp và Nhật là nhằm làm giảm tỉ giá đồng đô la Mỹ so

với đồng Yên và các ngoại tệ khác, tuy nhiên thỏa ước này cũng được xem như một
“cuộc chiến tranh” kinh tế mà Mỹ chủ yếu nhằm vào Nhật Bản. Tăng trưởng GDP
và xuất khẩu của Nhật Bản gần như ngưng lại từ nửa đầu năm 1986. Những nỗ lực
của Ngân hàng Trung ương nước này nhằm duy trì tỉ giá đồng Yên đã tạo nên tình
trạng bong bóng trên thị trường chứng khoán. Sự sụp đổ của thị trường này đã đẩy
kinh tế Nhật rơi vào khủng hoảng. Những "thập kỷ mất mát" sau đó đã khiến nước
này không còn khả năng trở thành mối đe dọa về kinh tế đối với Mỹ.
Liên quan đến tiến trình liên kết kinh tế Đông Á, không chỉ là nguyên nhân
quan trọng dẫn tới sự đảo chiều của kinh tế Nhật, Thỏa ước Plaza cũng đã làm thay
đổi hẳn chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu của nước này, khiến
quan hệ kinh tế, thương mại Nhật – Mỹ xấu đi, trong khi quan hệ giữa Nhật với các
nước Đông Á được đẩy mạnh. Sự tăng giá của đồng Yên dẫn tới một làn sóng FDI ồ
ạt chảy từ Nhật Bản sang các nước Đông Á khác (NIEs, ASEAN4). Từ giữa những
năm 1980, hệ thống phân công lao động quốc tế do MNCs Nhật Bản khởi nguồn đã
kích hoạt chuỗi sản xuất và cung ứng cho nhiều ngành công nghiệp (điện máy, điện
tử, ô tô…). Mạng sản xuất khu vực ngày càng mở rộng, thúc đẩy liên kết kinh tế
trên phương diện thực tế (De-facto) tiến triển mạnh tại Đông Á.
Mốc thời gian thứ hai từ đầu thập niên 2010 cũng khởi nguồn từ sự trỗi dậy
của một siêu cường kinh tế mới, một lần nữa cho thấy kịch bản diễn ra chuyển giao
quyền lực thế giới mới. Theo dự báo của WB và IMF, nếu tốc độ tăng trưởng của
Mỹ và Trung Quốc không thay đổi thì chỉ 2025 hoặc 2030 Trung Quốc sẽ vươn lên
thay Mỹ thành nền kinh tế số 1 thế giới. Ngoài ra, cách thức Trung Quốc thiết lập
hệ thống quyền lực của riêng họ cũng giống những gì Mỹ từng làm sau Thế chiến II
để xây dựng và duy trì vị thế siêu cường. Quan hệ cạnh tranh, đối đầu quyết liệt
diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động hết sức sâu sắc tới Đông Á và Nhật Bản.

5


Liên kết kinh tế Đông Á trải qua nhiều biến động lớn, quy mô liên kết không còn là

Khu vực hay Tiểu khu vực mà Khu vực mở rộng với sự hình thành và tiến triển của
những thể chế liên kết kinh tế đa phương như EAFTA, FTAAP, RCEP, TPP, BRI,
AIIB. Về phần Nhật Bản, một lần nữa đối diện với trật tự quốc tế thay đổi, nước
này không chỉ bị Trung Quốc vượt lên, đánh mất vị trí nền kinh tế thứ hai mà còn
rơi vào tình thế khó khăn khi ở giữa "hai chiến tuyến", một bên là láng giềng phụ
thuộc sâu sắc về kinh tế, xã hội và một bên là đồng minh quan trọng nhất.
- Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu:
 Tiến trình liên kết kinh tế Đông Á:
Có thể thấy rằng, liên kết kinh tế Đông Á thực chất là một tiến trình chứ
không phải là một kết quả hay đích đến. Luận án sẽ xem xét tiến trình này từ hai
phương diện Thực tế (Liên kết/ hội nhập kinh tế trên phương diện thực tế, tiếng
Anh: De facto economic integration, tiếng Nhật: 事実上の経済統合) và Thể chế
(Liên kết/ hội nhập kinh tế trên phương diện thể chế, tiếng Anh: De jure economic
integration, tiếng Nhật: 制度的経済統合). Ở phương diện thực tế, luận án tập trung
chủ yếu vào góc độ vi mô từ khía cạnh mạng sản xuất khu vực, cụ thể là các lĩnh
vực thương mại, đầu tư. Về phương diện thể chế, các phân tích sẽ xoay quanh
những vấn đề vĩ mô như hiệp định thương mại tự do khu vực. Ngoài ra, cũng liên
quan đến phương diện thể chế, có thể thấy rằng từ khoảng đầu thập niên 2010 tại
Đông Á đã diễn ra nhiều động thái cạnh tranh ảnh hưởng, điều chỉnh chiến lược, tập
hợp lực lượng thông qua các thể chế hội nhập giữa hai cường quốc Trung - Mỹ, tác
động rất lớn tới tiến trình liên kết kinh tế, phá vỡ giới hạn địa lý khu vực trước đây.
Với lý do như vậy, luận án này sẽ chú ý làm rõ về sự biến đổi vai trò của Nhật Bản
trong tình hình mới này. Bên cạnh đó, sự ra đời của chiến lược BRI của Trung Quốc
đã khiến Mỹ và các đồng minh trong đó có Nhật Bản buộc phải nhanh chóng lên
các kế hoạch cả trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Bởi vậy mà bên cạnh thương mại, đầu
tư và FTA thì cơ sở hạ tầng cũng là một lĩnh vực mà luận án muốn tập trung làm rõ.
Trong khuôn khổ có giới hạn của luận án, những lĩnh vực liên kết kinh tế khu
vực liên quan khác như thương mại phi truyền thống (thương mại điện tử, kinh tế

6



môi trường...), thương mại dịch vụ, dịch chuyển thể nhân, mua sắm công, sở hữu trí
tuệ, lĩnh vực ngoại giao kinh tế (viện trợ chính thức của chính phủ - ODA), lĩnh vực
tài chính tiền tệ... chỉ được đề cập như các vấn đề chung chứ không nằm trong phạm
vi nghiên cứu chính của luận án.
 Chủ thể/ Bên tham gia có ảnh hưởng quan trọng: Được hiểu là một nước
hoặc nhóm nước tham gia chủ chốt, có ảnh hưởng lớn đối với tiến trình liên kết
kinh tế Đông Á mà việc làm rõ vai trò của các chủ thể này sẽ làm nổi bật được vai
trò của Nhật Bản. Trong luận án này (ngoài Nhật Bản) Trung Quốc, Mỹ và ASEAN
sẽ được coi là các chủ thể (hay các bên tham gia) có ảnh hưởng quan trọng.
 Vai trò quốc gia: Cách hiểu về vai trò một quốc gia trong luận án tương
đương với vị thế, chức năng, tầm ảnh hưởng và trách nhiệm quốc tế của quốc gia đó
(trách nhiệm quốc tế là thái độ tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, xử lý hài hòa lợi
ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và lợi ích chính đáng của quốc gia khác, đóng góp
cho việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý phù hợp với điều kiện quốc tế, cung cấp
các dịch vụ công quốc tế, kiến tạo các khuôn khổ hội nhập theo hướng công bằng,
dân chủ, văn minh hơn…).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận:
Luận án này sử dụng các phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học như
duy vật biện chứng với việc tập trung vào các cặp phạm trù như bản chất-hiện tượng,
khả năng- hiện thực, nguyên nhân-kết quả…; phương pháp luận mang quan điểm
thực tiễn, theo đó coi trọng tính ứng dụng của vấn đề nghiên cứu; phương pháp luận
duy vật lịch sử qua việc xem xét các sự vật trong những hoàn cảnh cụ thể.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu chính mà luận án sử dụng bao gồm :
- Phương pháp phân tích, thống kê kinh tế: tổng hợp, phân tích các thông tin
dữ liệu sơ cấp, thứ cấp trong đó có các kết quả phân tích định lượng của các công
trình nghiên cứu uy tín đã được công bố...

- Phương pháp so sánh: Bằng việc sử dụng biện pháp nghiên cứu so sánh, vai
trò của Nhật Bản trong liên kết Đông Á không chỉ được xem xét một cách riêng lẻ

7


mà còn được đặt trong tổng thể nhiều mối quan hệ, qua đó đánh giá một cách chính
xác và khách quan hơn về đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Như đã đề cập ở trên, liên kết kinh tế
Đông Á là một tiến trình lâu dài và phức tạp, không ít vấn đề nếu chỉ riêng chuyên
ngành kinh tế sẽ không thể giải thích đầy đủ, đòi hỏi phải có sự kết hợp với nghiên
cứu liên ngành. Với lý do đó, luận án sẽ không chỉ gói gọn việc phân tích trong
khuôn khổ của chuyên ngành kinh tế (kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế), mà
trong những trường hợp cần thiết sẽ sử dụng cả phương pháp liên ngành (kinh tế chính trị) để có thể lý giải thuyết phục hơn về những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với
liên kết kinh tế Đông Á và vai trò của Nhật Bản.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về liên kết kinh tế
Đông Á, hình thành nên một khung nghiên cứu tương đối hợp lý về vai trò của Nhật
Bản trong tiến trình này.
Thứ hai, luận án giúp có được một cái nhìn tổng thể về toàn bộ tiến trình liên
kết kinh tế Đông Á.
Thứ ba, luận án đưa ra được những đánh giá khá toàn diện và mang tính
xuyên suốt về vai trò của Nhật Bản trong tiến trình này.
Thứ tư, luận án đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam về hội
nhập kinh tế khu vực, tận dụng có hiệu quả vai trò của Nhật Bản trong liên kết kinh
tế Đông Á, tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương, đóng góp cho định
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận:
Luận án góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết giải thích cho sự tiến

triển và tính tất yếu của liên kết kinh tế Đông Á, làm rõ vai trò của Nhật Bản trong
từng giai đoạn, hình thành nên khung nghiên cứu về vai trò của Nhật Bản đối với
tiến trình liên kết kinh tế Đông Á.
6.2. Về mặt thực tiễn:
- Cung cấp các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo trong hoạch định
chính sách đối ngoại của các cơ quan quản lý vĩ mô Việt Nam.

8


- Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên
ngành quan hệ kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu của luận án:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề
luận án
Chương 2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của liên kết kinh tế Đông Á
và vai trò của một chủ thể
Chương 3. Thực trạng vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh
tế Đông Á
Chương 4. Việt Nam và Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á

9


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về liên kết kinh tế khu
vực Đông Á và vai trò của một chủ thể

1.1.1. Nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về liên kết kinh tế khu vực
1.1.1.1. Nghiên cứu trong nước
Điểm lại những nghiên cứu trong nước có đóng góp lớn về phương diện lý
luận, cuốn sách “Quan điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế” (2007) do TS. Trần Quang Minh làm chủ
biên đã hệ thống hoá một cách khá đầy đủ về các học thuyết và chính sách chủ yếu
của Nhật Bản về liên kết Đông Á kể từ sau Chiến tranh Lạnh, cung cấp một cái nhìn
toàn diện và sâu sắc về liên kết kinh tế Đông Á từ góc độ tiếp cận của Nhật Bản,
một trong những quốc gia đầu tầu thúc đẩy tiến trình này [19].
Nghiên cứu “Ba quan điểm lý thuyết về Cộng đồng kinh tế Đông Á (EAEC)”
(2009) của TS. Nguyễn Mạnh Hùng đã phân tích một số lý luận giải thích cho sự
tiến triển của liên kết kinh tế Đông Á như Chủ nghĩa chức năng mới, Chủ nghĩa
hiện thực cấu trúc và Chủ nghĩa kiến tạo xã hội. Trong khi Chủ nghĩa chức năng
mới nhận định rằng, dựa trên những điều kiện hiện nay Cộng đồng kinh tế Đông Á
hoàn toàn khả thi và Chủ nghĩa hiện thực cho thấy hợp tác giữa các nước Đông Á
dù khó khăn song không phải không thể xảy ra, thì dưới góc nhìn của Chủ nghĩa
kiến tạo xã hội vốn dĩ nhấn mạnh các yếu tố “chuẩn mực”, đến nay dường như
EAEC vẫn chưa thể xây dựng một chuẩn mực cho quá trình hội nhập [13].
Bên cạnh đó, luận án “Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do
(FTA) tại Đông Á” (2008) của NCS. Bùi Trường Giang cũng là một công trình có
giá trị về phương diện lý luận. Nghiên cứu này đã đưa ra một cách tiếp cận đa chiều
đối với nền tảng lý luận về xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do khu
vực và song phương tại Đông Á từ giữa thập niên 1990, qua đó làm rõ những đặc
điểm của thực tiễn hình thành các hiệp định thương mại tự do khu vực và chính

10


sách của mỗi quốc gia, chiều hướng vận động và hệ quả của xu hướng hình thành
các hiệp định thương mại tự do khu vực trong tương lai [10].

1.1.1.2. Những nghiên cứu nước ngoài
Đề cập tới những nghiên cứu lý thuyết nước ngoài về liên kết kinh tế khu vực
trước tiên sẽ không thể không nhắc đến khung lý luận của nhà kinh tế học Béla
Balassa (1928 – 1991). Đặc biệt, những nội dung mà ông đề cập trong cuốn sách
“Lý luận về hội nhập kinh tế” (経済統合の理論, 1963) để giải thích về mô hình
hội nhập kinh tế khu vực cho đến nay vẫn được xem là một lý luận quan trọng [88].
Cũng trong cuốn sách này, Balassa đã đưa ra khái niệm và các cấp độ liên kết,
những lý thuyết đã cho thấy tầm nhìn sâu rộng của tác giả khi đã “dự báo” chính
xác tương lai nhiều thập kỷ thực tiễn của liên kết kinh tế khu vực tại châu Âu.
Ngoài ra, về các công trình nghiên cứu lý luận tạo dựng nền tảng cho nghiên
cứu liên kết kinh tế khu vực trên thế giới nói chung và Đông Á nói riêng khác còn
có “Hội nhập khu vực: Kinh nghiệm, Lý thuyết và Thước đo” (“Regional
Integration: Experience, Theory, and Measurement”, 1999) của Ali M. El-Agraa.
Nghiên cứu này đã phân tích tổng thể về lý thuyết và thực tiễn hội nhập kinh tế lấy
ý tưởng từ việc thành lập Cộng đồng Than và Thép tại châu Âu năm 1951 và một số
quá trình hội nhập khu vực khác từ sau những năm 1960. Tác giả chú trọng vào khía
cạnh nghiên cứu thực nghiệm lý thuyết và kỹ thuật thuần túy, bao gồm kỹ thuật lập
mô hình và kỹ thuật trừu tượng nhằm ước tính lợi ích của hội nhập kinh tế [40].
Nghiên cứu “Hội nhập kinh tế khu vực“ (“Regional economic integration”,
1995) của Richard Baldwin và Anthony Venables đã đề cập tới những lý thuyết áp
dụng trong đánh giá về hiệu quả kinh tế của các hiệp định liên kết khu vực
(Regional Integration Agreements - RIAs). Những hiệu quả này được chia thành ba
loại: hiệu quả phân bổ, hiệu quả tích lũy và hiệu quả vị trí. Loại thứ nhất bao gồm
tác động của RIAs tới việc phân bổ nguồn lực tĩnh, trong các môi trường có sự cạnh
tranh hoàn hảo và không hoàn hảo. Loại thứ hai bao gồm tác động của RIAs tới sự
tích tụ các yếu tố sản xuất và bao gồm cả các tác động tăng trưởng trung và dài hạn.
Loại thứ ba là ảnh hưởng của RIAs đối với việc phân bổ các nguồn lực không gian.
Ngoài ra, dựa trên lý thuyết về địa lý kinh tế, nghiên cứu này cũng thảo luận về các

11



phương pháp và kết quả đánh giá thực nghiệm của các RIAs tại Bắc Mỹ (NAFTA)
và châu Âu (EC) cũng như giải thích các vấn đề khác như cơ cấu của RIAs và ý
nghĩa của RIAs đối với hệ thống thương mại thế giới [77].
Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (WB) “Hội nhập khu
vực và phát triển” (“Regional Integration and Development”, 2003) của các tác giả
Maurice Schiff và L. Alan Winters - kết quả của một dự án nghiên cứu về chủ nghĩa
khu vực - đã đưa ra những phân tích lý thuyết nhằm đánh giá ảnh hưởng của các
thỏa thuận liên kết kinh tế khu cũng như vấn đề như làm thế nào tận dụng tối đa các
thỏa thuận liên kết kinh tế khu vực, tác động của những thỏa thuận liên kết kinh tế
khu vực về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hiệu quả tích cực của hội nhập kinh tế.
Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập đến sự giao thoa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả
chính trị, mối quan hệ giữa chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa đa phương [68].
Ngoài ra, về các lý thuyết có liên quan đến hiệu quả của liên kết kinh tế khu
vực khác còn có Jacob Viner (1950) với các khái niệm Hiệu quả sáng tạo và Hiệu
ứng chệch hướng thương mại [56]; L. Summers (1991) với thuật ngữ “Đối tác
thương mại tự nhiên” (Natural Trading Partner - NTP) khá phổ biến trong các
nghiên cứu về hội nhập kinh tế khu vực liên quan đến khía cạnh gia tăng phúc lợi
thương mại thông qua những thỏa thuận ưu đãi, khoảng cách và chi phí vận chuyển
trong giao dịch thương mại… [65].
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về vai trò của một
quốc gia trong hội nhập khu vực
Có thể thấy rằng, cho đến nay các đề tài nghiên cứu lý thuyết về vai trò của
một quốc gia trong hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế khu vực nói
riêng là vô cùng ít ỏi. Bởi vậy, trong phạm vi những tài liệu có thể tiếp cận, nghiên
cứu sinh chỉ tổng hợp lại một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan trực tiếp tới chủ
đề luận án như sau.
Trước hết, cuốn sách “Những khái niệm về vai trò quốc gia trong nghiên
cứu chính sách đối ngoại” (National Role Conceptions in the Study of Foreign

Policy, 1970) của tác giả K. J. Holsti được đánh giá là một nghiên cứu lý thuyết về
vai trò của quốc gia đầu tiên thu hút được sự chú ý đối với các ấn phẩm về chính

12


sách đối ngoại sau khi xuất bản. Trước khi Holsti đưa ra các khái niệm về vai trò
quốc gia này, một số lý thuyết về vai trò đã được phát triển trong gần bốn thập kỷ
nhưng là thuộc các lĩnh vực xã hội học, tâm lý học xã hội và nhân học. Không áp
dụng toàn bộ các lý thuyết đi trước, thay vào đó Holsti quan tâm tới những khía
cạnh như lãnh đạo quốc gia có thể tạo dựng uy tín, bản sắc của nhà nước, hay đưa ra
các khái niệm về vai trò quốc gia theo cách thức một quốc gia hành động trong
khuôn khổ hệ thống quốc tế [60].
Tiếp theo, nghiên cứu “Lý thuyết vai trò và phân tích chính sách đối
ngoại” (“Role Theory and Foreign Policy Analysis”, 1987) của giáo sư Đại học
Arizona Stephen G. Walker đã có những bước phát triển hơn nữa trong việc vận
dụng lý thuyết vai trò trong nghiên cứu chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế.
Walker lập luận rằng lý thuyết về vai trò có giá trị mô tả, tổ chức và giải thích cho
việc nghiên cứu về chính sách đối ngoại. Walker đã phân tích chính sách đối ngoại
với ba hình thức nghiên cứu truyền thống là nghiên cứu so sánh về chính sách đối
ngoại, cách tiếp cận quy trình ra quyết định, chủ nghĩa hiện thực chính trị [78].
Ngoài ra, trong nghiên cứu “Lý thuyết vai trò và chính sách đối ngoại”
(“Role Theory and Foreign Policy”), giáo sư Cameron G. Thies (Đại học Iowa) đã
lập luận rằng những cách tiếp cận lý thuyết về vai trò trong phân tích chính sách đối
ngoại tập trung vào một hoặc chỉ một vài vai trò thường nhằm mục đích cung cấp
một lời giải thích về một sự lựa chọn chính sách đối ngoại. Có thể nói lý thuyết vai
trò của Cameron là một khung lý luận tương đối giá trị trong việc phân tích chính
sách đối ngoại và quan hệ quốc tế nói chung [43].
1.2. Những nghiên cứu về liên kết kinh tế Đông Á
1.2.1. Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, những nghiên cứu về chủ đề liên kết Đông Á nhìn chung khá
phong phú. Trong số đó, không thể không nhắc đến một số công trình có ý nghĩa
đặt nền móng cho nghiên cứu liên kết kinh tế Đông Á như “Hướng tới Cộng đồng
Kinh tế Đông Á” (2004) do GS. TS. Đỗ Hoài Nam và PGS. TSKH. Võ Đại Lược
đồng chủ biên [21], “Đối sách của các nước Đông Á trước việc hình thành các
khu vực mậu dịch tự do (FTA) từ cuối những năm 1990” (2006) do PGS. TS. Lưu

13


×