Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cardiotocography trong chuyển dạ ở thai đủ tháng có ối vỡ sớm (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

PHẠM THANH THẢO

NGHIÊN CỨU NHỊP TIM THAI
QUA CARDIOTOCOGRAPHY TRONG CHUYỂN DẠ
Ở THAI ĐỦ THÁNG CÓ ỐI VỠ SỚM

Chuyên ngành : SẢN PHỤ KHOA
Mã số: 8720105

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HUẾ, 2019
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT


ACOG

: The American College of Obstetricians and Gynecologists
(Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ)

NTTCB

: Nhịp tim thai cơ bản

DĐNT

: Dao động nội tại



CTG

: Cardiotocography
( Đồ thị ghi lại đường biểu diễn cơn go và nhịp tim thai )

CCTC

: Cơn co tử cung

PG

: Prostaglandin

UM

: Montevideo

Kpa

: Kilo Pascal

DIP I

: Nhịp giảm sớm

DIP II

: Nhịp giảm muộn


DIP III, NGBĐ

: Nhịp giảm biến đổi.

KCC

: Kinh cuối cùng

CTC

: Cổ tử cung


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................................3
1.1 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA THAI....................................................................3
1.2 SINH LÝ NƯỚC ỐI..........................................................................................................................6
1.3 SINH LÝ CHUYỂN DẠ.....................................................................................................................8
1.4 LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MONITORING SẢN KHOA......................................13
1.5 THEO DÕI LIÊN TỤC NHỊP TIM THAI VÀ CƠN CO TỬ CUNG BẰNG MONITORING SẢN KHOA. 16
1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỐI VỠ SỚM..............................................................................24
1.7 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG TRẺ SƠ SINH........................................................................................28
1.8 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN............................................................................................29
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................31
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................................................31
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................................31
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................................45
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU........................................................................................45
3.2. ĐẶC ĐIỂM CARDIOTOCOGRAPHY TRONG CHUYỂN DẠ Ở THAI ĐỦ THÁNG CÓ ỐI VỠ SỚM. .48

3.3. LIÊN QUAN GIỮA CARDIOTOCOGRAPHY VỚI KẾT QUẢ KẾT THÚC THAI KỲ............................50
Chương 4 BÀN LUẬN............................................................................................................................58
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU........................................................................................59
4.2. ĐẶC ĐIỂM CARDIOTOCOGRAPHY TRONG CHUYỂN DẠ Ở THAI ĐỦ THÁNG CÓ ỐI VỠ SỚM. .61
4.3. LIÊN QUAN GIỮA CARDIOTOCOGRAPHY VỚI CÁC YẾU TỐ KHÁC............................................65
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................74

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố theo nghề nghiệp..................................................................................................45
Bảng 3.2 Phân bố nơi cư trú của thai phụ...........................................................................................46
Bảng 3.3 Phân bố ối vỡ sớm theo số lần sinh.....................................................................................46
Bảng 3.4 Phân bố tuổi thai...................................................................................................................47
Bảng 3.5. Phương pháp kết thúc thai kỳ.............................................................................................47
Bảng 3.6. Đặc điểm NTTCB trên Cardiotocography............................................................................48
Bảng 3.7. Đặc điểm DĐNT trên Cardiotography..................................................................................48
Bảng 3.8. Đặc điểm nhịp tăng, nhịp giảm trên Cardiotography.........................................................49
Bảng 3.9. Phân loại Cardiotography....................................................................................................50
Bảng 3.10. Liên quan giữa CTG và phương pháp kết thúc thai kỳ......................................................50
Bảng 3.11. Liên quan giữa Cardiotocography và màu sắc nước ối.....................................................51
Bảng 3.12. Liên quan giữa Cardiotocography và thời gian vỡ ối........................................................51
Bảng 3.13. Liên quan giữa Cardiotocography và tuổi thai.................................................................51
Bảng 3.14 Liên quan giữa Apgar 1 phút và NTTCB trên Cardiotocography........................................53
Bảng 3.15. Liên quan giữa Apgar 5 phút và NTTCB trên Cardiotocography.......................................53
Bảng 3.16. Liên quan giữa Apgar 1 phút và DĐNT trên Cardiotocography........................................54
Bảng 3.17. Liên quan giữa Apgar 5 phút và DĐNT trên Cardiotocography........................................54

Bảng 3.18. Liên quan giữa Apgar 1 phút và nhịp tăng trên Cardiotocography..................................55
Bảng 3.19. Liên quan Apgar 5 phút và nhịp tăng trên Cardiotocography..........................................55
Bảng 3.20. Liên quan Apgar 1 phút và nhịp giảm trên Cardiotocography.........................................56
Bảng 3.21. Liên quan Apgar 5 phút và nhịp giảm trên Cardiotocography.........................................56
Bảng 3.22. Liên quan giữa Cardiotocography và cân nặng trẻ sơ sinh...............................................56


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Bộ phận ghi nhận áp lực buồng ối [23]................................................................................15
Hình 2.1 Máy Monitoring sản khoa.....................................................................................................32
Hình 2.2. Ghi nhịp tim thai theo phương pháp đo bằng tay..............................................................34
Hình 2.3. Ghi nhịp tim thai theo phương pháp đo ngoài bằng máy monitoring...............................35

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Theo dõi, xử trí chuyển dạ theo phân loại CTG [25]:........................................................43
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi của thai phụ............................................................................45
Biểu đồ 3.2. Phân loại Cardiotocography............................................................................................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ thập kỷ 50 của thế kỷ trước, máy monitoring sản khoa đã được áp
dụng để theo dõi sự thay đổi của nhịp tim thai trong thời kỳ thai nghén và
trong chuyển dạ để phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai. Từ
khi được ứng dụng cho đến nay, người ta đều khẳng định vai trò to lớn của
monitoring sản khoa trong theo dõi thai và đặc biệt trong lúc chuyển dạ. Lợi
ích chính của monitoring sản khoa là đưa ra một cách nhanh chóng các chẩn
đoán và tình trạng của thai, cho phép đưa ra những quyết định lấy chấm dứt

thai kỳ phù hợp với từng tình trạng thai, tránh hậu quả đáng tiếc. Chính vì
vậy, mà ngày nay hầu hết các sản phụ đến khám thai ở 3 tháng cuối và chuyển
dạ đều được theo dõi bằng monitoring sản khoa [15].
Có rất nhiều phân loại cardiotocography dựa trên các đặc điểm của
đường biểu diễn tim thai: nhịp tim thai cơ bản, dao động nội tại, nhịp giảm,
nhịp tăng… Hiện nay, phân loại được áp dụng nhiều trên thế giới là phân loại
Cardiotocography của Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ năm 2009 và có nhiều
nghiên cứu đã cho thấy ý nghĩa của phân loại mới này trong chẩn đoán và tiên
lượng tình trạng thai nhi [25].
Ối vỡ sớm là tình trạng màng ối bị rách và nước ối chảy ra ối vỡ xảy ra
sau hoặc cùng lúc với chuyển dạ, trước khi cổ tử cung mở hết, chiếm từ 8% 12% các trường hợp sinh và xảy ra thường nhất ở thai đủ ngày (lớn hơn hoặc
bằng 37 tuần tuổi thai), khoảng 1% xuất hiện trước 31 tuần [50].Tất cả những
yếu tố cản trở sự bình chỉnh tốt của ngôi thai đều có thể là nguyên nhân của ối
vỡ như ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp, nhau tiền đạo, đa thai, đa ối. Hở eo
tử cung là nguyên nhân gây vỡ ối và sinh non liên tiếp [4]. Viêm màng ối thường
do nhiễm trùng ở âm đạo, âm hộ dẫn đến tính đàn hồi của màng ối thai đổi
không còn chịu được áp lực cao trong buồng ối dẫn đến vỡ màng ối [20].
Vỡ ối sớm gây ra những nguy cơ như sa dây rốn, chèn ép rốn, nhau


2

bong non, hội chứng suy hô hấp cấp, tăng nguy cơ sinh non nên làm tăng
bệnh suất và tử suất cho thai nhi, ảnh hưởng có tính nguy hiểm đến sức khỏe
của sản phụ. Ngoài ra, ối vỡ sớm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và
thai nhi, tỉ lệ với thời gian ối vỡ sớm cho đến lúc sinh [20].
Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu nhịp tim thai qua Cardiotocography có
ối vỡ sớm được thực hiện hầu hết tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện. Do
vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cardiotocography
trong chuyển dạ ở thai đủ tháng có ối vỡ sớm” với hai mục tiêu:

1. Khảo sát đặc điểm cardiotocography trong chuyển dạ ở thai đủ
tháng có ối vỡ sớm tại Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế.
2. Nghiên cứu mối liên quan giữa Cardiotocography với kết quả kết
thúc thai kỳ và đặc điểm trẻ sơ sinh.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA THAI.
Monitoring sản khoa được xem là một kỹ thuật để đánh giá tình trạng
sinh lý của rau thai và việc trao đổi oxygen (O2 ), carbonic (CO2 ) xảy ra ở đó,
“đơn vị rau thai”. Biểu hiện ghi được của tim thai nói lên tình trạng thiếu
oxy hay không. Do vậy, vấn đề quan trọng có liên quan đến các biểu hiện đó
chính là tuần hoàn tử cung – rau và sinh lý điều hòa nhịp tim thai.
1.1.1 Bánh rau và hồ huyết
Bánh rau là cầu nối liên quan giữa tuần hoàn thai nhi và tuần hoàn mẹ.
Sự oxy hóa máu của thai nhi được đảm bảo bởi tĩnh mạch rốn, sau đó trở về
tuần hoàn mẹ bởi 2 động mạch rốn. Nơi xảy ra các hiện tượng đó là ở gai
nhau và hồ huyết. Gai nhau tắm trong máu mẹ nhưng máu mẹ không lưu
thông trực tiếp với máu con mà được ngăn cách bởi một màng ngăn của thai
thường gọi là màng chắn của rau. Toàn bộ các gai rau được hoạt động như là
lá phổi của thai, cơ quan tiêu hóa, thận, da, nơi ngăn chặn sự nhiễm trùng và
còn đảm bảo thăng bằng kiềm toan cho thai nhi.
Vào thời điểm thai đủ tháng có khoảng 700 đến 800 ml máu được trao
đổi thông qua bánh rau mỗi phút hoặc vào quý 3 thì lượng máu mẹ đi vào hồ
huyết là 135 ± 47 ml/ phút/ 100 gram rau [17].
1.1.2 Dây rốn.
Dây rốn đóng vai trò quan trọng trong sự vận chuyển máu giữa rau và

thai. Dây rốn có kích thước khoảng 1,5cm, có màu trắng, nhẵn và trơn, một
đầu bám vào bụng thai nhi, đầu kia bám vào trung tâm bánh rau. Trong trường
hợp bất thường dây rốn có thể bám vào rìa hoặc màng bánh rau. Ở thai nhi đủ
tháng, dây rốn có chiều dài trung bình từ 45 – 60 cm, có thể dài tối đa khoảng
300 cm hoặc ngắn tuyệt đối khi chiều dài dưới 35 cm.


4

Cấu tạo dây rốn từ ngoài vào trong là nội sản mạc, đến chất thạch
Wharton và các mạch máu. Có một tĩnh mạch mang máu màu đỏ và hai động
mạch mang máu màu đen, các động mạch xoắn quanh tĩnh mạch. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về hình thái dây rốn và kết luận rằng: Khi có một bất
thường về cấu tạo như đường kính dây rốn, nang dây rốn, chỉ có một động
mạch rốn thì thường liên quan đến các dị dạng thai nhi khác [6], [15].
1.1.3 Việc trao đổi khí.
Việc trao đổi ở màng chắn của bánh rau thì có rất nhiều. Nhưng trao đổi
và vận chuyển khí là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự sống còn của thai
khi chuyển dạ. Khí O2 và CO2 được trao đổi qua một quá trình phức tạp nhờ
vào những yếu tố sinh lý, sinh hóa học và còn lệ thuộc vào:
- Diện tích bề mặt của bánh rau và mạch máu ở bánh rau góp phần quan
trọng trong việc trao đổi khí, bề mặt rộng thì việc trao đổi giữa mẹ và con tốt
hơn. Nếu rải bề mặt các gai rau trên một diện phẳng, có thể từ 12 m 2 – 14 m2 .
Khi thai đủ tháng, các gai rau bị xơ hóa, hệ mao mạch bị tắc, như vậy diện
trao đổi sẽ giảm đi.
- Tỷ lệ oxy trong máu mẹ không đầy đủ do các bệnh của mẹ hoặc do hô
hấp kém thì áp lực riêng phần của oxy giảm việc trao đổi sẽ kém.
Muốn có hô hấp đầy đủ oxy và đào thải CO 2 thì máu mẹ trong hồ huyết
phải luôn luôn đổi mới. Nếu luồng máu chảy qua các mạch máu rốn, hồ huyết
bị giảm sẽ làm cho thai suy. Trong chuyển dạ bình thường thì có khoảng 40%

là có tình trạng thiếu máu tạm thời và thai nhi sẽ có hoạt động hô hấp bù trừ
vào giữa các cơn co. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp dây rốn bị sa, ngắn,
thắt nút hoặc quấn quanh cổ thai nhi hoặc thiểu ối thì trên monitoring sản
khoa sẽ xuất hiện nhịp giảm, có khi kéo dài, còn gọi là NGBĐ [15],[17].
1.1.4 Nguyên nhân làm giảm tưới máu tử cung rau.


Tư thế của người mẹ: Hạ huyết áp tư thế nằm ngửa, do tử cung

khi có thai đè vào cột sống của mẹ và nhất là các mạch máu lớn: tĩnh mạch
chủ dưới, sự chèn ép này làm giảm lượng máu trở về tim, làm giảm lưu


5

lượng máu tống ra khi tim co bóp, gây giảm huyết áp và cuối cùng là giảm
lượng máu đến tử cung [4].

Cơn co của tử cung trong chuyển dạ làm giảm đáng kể lưu lượng
máu ở hồ huyết, đôi khi làm ngưng trệ tuần hoàn. Để tránh được hiện tượng
thai suy, vấn đề quan trọng là tử cung phải giãn tốt giữa các cơn co, cơn co
không quá mạnh, quá dài và trương lực phải thấp, trung bình khoảng 8 – 12
mmHg .


Tăng trương lực của cơn co tử cung: thường gặp trong các trường

hợp như: đa ối, đa thai, thai to, truyền oxytocin đường tĩnh mạch. Theo quan
niệm của Freeman thì thai nhi sẽ gặp nguy hiểm khi có: cơn co kéo dài hơn 90
giây, thời gian nghỉ giữa hai cơn co ít hơn 30 giây và áp lực giữa hai cơn co

không giảm ( tăng trương lực của tử cung ) [6].

Vai trò bề mặt của bánh rau: Thai nhi có nguy cơ suy một khi
diện tích bề mặt của bánh rau giảm, rau bong non là một ví dụ điển hình.

Thuốc vô cảm: Gây tê vùng như gây tê ngoài màng cứng, hệ thống
giao cảm bị phong tỏa, mẹ sẽ bị hạ huyết áp, giảm luồng máu tới hồ huyết [15].
1.1.5 Cơ chế điều hòa nhịp tim thai.
Vào thời điểm đủ tháng, trung bình nhịp tim thai có khoảng 140 nhịp/
phút, dao động trong khoảng 120 – 160 nhịp/ phút, khi thai còn non nhịp tim
thai trung bình thường cao và càng gần thời điểm đủ tháng, nhịp tim thai sẽ
chậm dần lại. Theo WR Cohen, hiện tượng đó là do sự phát triển và chín muồi
của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm dựa trên sự đáp ứng các cơ
quan thụ cảm áp lực và thụ cảm hóa học [17].
Các cơ quan nhận cảm áp lực và hóa học được định vị tại quai động mạch
chủ, xoang cảnh ở vùng xung quanh các thân động mạch này. Khi có sự gia tăng
áp lực mạch máu bộ phận nhận cảm áp sẽ chuyển đi những xung động đến trung
tâm thần kinh phế vị và trung tâm thần kinh hầu họng ở trung não kích thích
trung tâm ức chế làm giảm nhịp tim thai và giảm áp lực mạch máu.
Trong khi đó các thành phần hóa học trong máu như O 2 và CO2 giảm


6

trong máu hay trong dịch não tủy sẽ làm cho trung tâm nhận cảm hóa học bị
kích thích sẽ làm tăng nhịp tim và giảm độ dao động, một khi mà thành phần đã
ảnh hưởng đến các vùng xung quanh của thân động mạch thì sẽ làm chậm nhịp
tim thai và tăng độ dao động. Cơ chế này giải thích cho ta thấy trên lâm sàng bao
giờ thai bị suy thì thai suy theo kiểu tim đập nhanh cũng xảy ra trước khi tim đập
chậm trong quá trình chuyển dạ.

Tuy nhiên, các yếu tố như hệ thống thần kinh trung ương có vỏ não sẽ
làm cho tim đập nhanh và độ dao động tăng khi thai vận động, vùng dưới đồi
thì ngược lại làm cho thai ngủ yên và giảm độ dao động nội tại. Đồng thời,
khi thai bị thiếu oxy, vùng tủy thượng thận tiết ra một lượng nhiều
epinephrine và norepinephrine phối hợp với tác dụng của hệ giao cảm, làm
tim thai đập nhanh và làm gia tăng sức co bóp của cơ tim thai nhi [15].
1.2 SINH LÝ NƯỚC ỐI
Nước ối là môi trường lỏng giàu chất dinh dưỡng có khả năng tái tạo và
trao đổi, nó giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai
nhi trong tử cung.
1.2.1 Tính chất của nước ối
Trong những tháng đầu, nước ối màu trong. Khi gần đủ tháng nước ối
màu lờ lờ trắng. Khi lẫn phân su nước ối màu xanh. Nếu thai chết trong
buồng tử cung, nước ối màu hồng nâu. Lượng nước ối khi thai đủ tháng là
500 – 1000 ml [5].
Nước ối có tỷ trọng 1,006 và hơi nhớt. Vị hơi ngọt, mùi hơi tanh.pH
thay đổi khoảng 7,10 đến 7,30 ở cuối thời kỳ có thai, có tính chất hơi kiềm.
Trong nước ối có lẫn tế bào thượng bì thai bong ra, lông tơ, chất bã, tế
bào đường tiết niệu và các tế bào âm đạo của thai nhi gái. Các tế bào không
nhân chỉ xuất hiện sau tuần thứ 14 của thai kỳ, tỷ lệ dưới 10% khi thai dưới
37 tuần, tăng dần đến trên 50% khi thai đủ tháng. Đây là một yếu tố quan
trọng trong chẩn đoán sự trưởng thành của thai. Người ta còn dùng tế bào


7

trong nước ối để khảo sát sự bất thường của nhiễm sắc thể [12].
Thành phần hóa học của nước ối gồm 97% là nước còn lại là muối
khoáng và các chất hữu cơ. Các chất điện giải chính là ion Na + , K+ , Cl-.
Ngoài ra còn có phosphor, calcium, magnesium. Các chất hữu cơ gồm có:

- Protid: giảm dần trong khi có thai từ 6g/l đến 2,7g/l gồm có α, β, γ
globulin và albumin. Các yếu tố này thay đổi trong bệnh đái tháo đường, bất
đồng nhóm máu giữa mẹ và thai, một vài loại dị tật thai nhi.
- Nitơ toàn phần không phải protein:
+ Ure tăng dần đến tuần thứ 30 và duy trì ở mức 31mg%. Ure tăng
trong bệnh đái tháo đường và hội chứng mạch – thận.
+ Creatinine cũng tăng dần và trên 2 mg% khi thai nhi được 38 tuần.
+ Acid Uric tăng dần khoảng 4,5mg% khi thai được 38 tuần.
+ Acid amin giảm dần trong thời kỳ mang thai, trong khoảng 9 – 25mg
%, những loại hay gặp là acid glutamic, alanine, lysine và histidin [6].
- Glucid tăng chậm trong khi có thai, thai khoảng 40 tuần khoảng 8mg
%, trong bệnh đái tháo đường glucid trong nước ối tăng cao.
- Lipid : trong nước ối rất ít lipid, khoảng 60 mg%, phần lớn là
phosphor – lipid, trong đó quan trọng nhất là lecithin một phần của lớp
surfactant trong phổi, thường thấp ở trẻ non tháng và đa ối. Các chất khác là
cholesterol và prostaglandin.
- Các hormone:
+ Các hormone loại peptid quan trọng nhất là hCG.
+ Các steroid quan trọng nhất là estrogen. Nồng độ estradiol tăng dần
từ 18mg% tuần lễ thứ 12 của thai lên đến 135,5mg% vào tuần lễ thứ 40.
Người ta ghi nhận có sự rốn loạn của chất này trong bệnh đái tháo đường, bất
đồng nhóm máu, hội chứng mạch – thận, thai vô sọ.
- Chất màu: quan trọng nhất là bilirubin. Ở giai đoạn thai nghén bình
thường bilirubin chỉ xuất hiện vào tuần lễ thứ 20, tăng dần đến tuần thứ 30, ổn
định đến tuần thứ 36, sau đó giảm tới thai đủ tháng [4],[14],[59].
1.2.2 Sự tái tạo của nước ối
- Nguồn gốc tạo thành nước ối
Nước ối xuất hiện ngay từ ngày thứ 12 sau thụ tinh, lúc đó buồng ối



8

nằm độc lập trong mầm phôi, chứa dịch kẽ của phôi. Từ ngày thứ 12 đến ngày
thứ 28 sau thụ tinh, tuần hoàn rau thai được thành lập có sự thẩm thấu giữa
tuần hoàn và nước ối [4].
Nước ối được sản sinh từ 3 nguồn gốc:
+ Thai nhi: trong giai đoạn đầu da thai nhi có liên quan đến sự tạo
thành nước ối. Chỉ khi chất gây xuất hiện ( khoảng tuần thứ 20 – 28) đường
này mới chấm dứt. Từ tuần thứ 20 xuất hiện nguồn gốc nước ối từ khí – phế
quản, do huyết tương của thai thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp. Đường quan
trọng nhất từ thai nhi là tiết niệu, xuất hiện từ tháng thứ 4. Do đó, những
trường hợp không có thận thường gây thiểu ối.
+ Nội sản mạc: phần chính màng này tiết ra nước ối.
+ Từ máu của mẹ.
- Sự tiêu nước ối
+ Hệ tiêu hoá thai nhi:
Thai nhi uống nước ối xuất hiện từ tuần thứ 20. Bằng chứng khi tiêm
chất cản quang vào buồng ối sau đó chụp X-Quang sẽ thấy chất cản quang
trong ruột thai nhi. Lâm sàng hay gặp đa ối do hẹp thực quản thai nhi.
+ Nội sản mạc cũng có hoạt động hấp thụ để tiêu nước ối.
- Tuần hoàn của nước ối:
Nước ối luôn được tái tạo, vào cuối thời kỳ có thai nước ối đổi mới 3
giờ một lần tức là lưu lượng khoảng 4 – 8 lít mỗi ngày.
Sự tái tạo này tăng dần đến khi thai đủ ngày và giảm sau đó [6].
- Chức năng của nước ối:
+ Bảo vệ cho thai đỡ bị sang chấn, nhiễm trùng. Màng ối còn nguyên
vẹn là một đảm bảo cho sự vô trùng trong bọc ối.
+ Giúp cho ngôi thai bình chỉnh tốt.
+ Thai nhi uống nước ối và đái vào buồng ối cũng có tác dụng giữ cân
bằng nước trong cơ thể thai nhi.

+ Ngăn cản sự chèn ép rau với cuống rốn. Giữ cuống rốn khỏi bị khô.
+ Trong lúc chuyển dạ nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi sang chấn và
nhiễm trùng. Sự thành lập đầu ối tạo thuận lợi cho sự xóa mở cổ tử cung. Sau khi
ối vỡ, tính nhờn của nước ối làm trơn đường sinh dục giúp thai đẻ dễ hơn [6],[12].
1.3 SINH LÝ CHUYỂN DẠ
1.3.1 Định nghĩa.


9

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý làm cho thai và rau thai được đưa ra
khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo. Một cuộc chuyển dạ thường xảy ra
sau một thời gian thai nghén từ 38 – 42 tuần trung bình là 40 tuần, lúc đó thai
nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài tử cung [14].
1.3.2 Cơ chế khởi phát chuyển dạ
Cho tới nay người ta chưa biết rõ ràng và đầy đủ những nguyên nhân
phát sinh những cơn co tử chuyển dạ. Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết để
giải trình, có một số giả thuyết được chấp nhận.
Các Prostaglandin (PG) là những chất có thể làm thay đổi hoạt tính co
bóp của cơ tử cung, sự sản xuất PGF2 và PGE2 tăng đần trong quá trình thai
nghén và đạt tới giá trị cao trong nước ối, màng rụng và trong cơ tử cung vào
lúc bắt đầu cuộc chuyển dạ. Giảm oxy trong quá trình chuyển dạ làm tăng quá
trình tổng hợp prostaglandin. Prostaglandin được tổng hợp từ màng rụng và
màng ối. Người ta có thể gây chuyển dạ bằng cách tiêm Prostaglandin dù thai
ở bất kỳ tuổi nào. Các Prostaglandin tham gia làm chín muồi cổ tử cung do
tác dụng lên chất collagene của cổ tử cung [6].
Vai trò của Estrogen và Progesteron: trong quá trình thai nghén các chất
estrogen tăng nhiều lần tăng tính kích thích các sợi cơ trơn của tử cung và tốc
độ lan truyền của hoạt động điện, cơ tử cung trở nên mẫn cảm hơn với các tác
nhân gây cơn co tử cung, đặc biệt với oxytocin. Estrogen làm tăng sự phát

triển của lớp cơ tử cung và thuận lợi cho việc tổng hợp các Prostaglandin từ
màng rụng và màng ối. Progesteron có tác dụng ức chế với co bóp của cơ tử
cung. Nồng độ progesterone giảm ở cuối thời kỳ thai nghén làm thay đổi tỷ lệ
Estrogen/Progesteron (tăng) là tác nhân gây chuyển dạ.
Người ta đã xác định, có sự tăng tiết oxytocin ở thùy sau tuyến yên của
mẹ trong chuyển dạ. Tuy vậy oxytocin không đóng vai trò quan trọng đẻ gây
chuyển dạ mà chủ yếu làm tăng nhanh quá trình chuyển dạ đang diễn ra.
Sự tăng giảm từ từ và quá mức của cơ tử cung và sự tăng đáp ứng với
các kích thích sẽ phát sinh ra chuyển dạ. Yếu tố thai nhi: thai vô sọ hoặc thiểu


10

năng thượng thận thì thai nghén thường kéo dài, ngược lại nếu cường thượng
thận sẽ gây đẻ non [12].
1.3.3 Cơn co tử cung.
Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ.
Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal (KPa)
(1mmHg = 0,133 KPa). Đơn vị Montevideo (UM) thì bằng biên độ cơn co
trung bình nhân với tần số cơn co ( số cơn co trong 10 phút ).
Trong 30 tuần đầu của thai nghén, tử cung không có cơn co, từ 30 – 37
tuần các cơn co tử cung có thể nhiều hơn, đạt tới 50UM. Lúc bắt đầu chuyển
dạ, cơn co tử cung 120 UM, tăng dần 250 UM lúc sổ thai.
Một, hai tuần lễ trước khi chuyển dạ, tử cung có cơn co nhẹ, mau hơn
trước, áp lực từ 10 – 15 mmHg gọi là các cơn co Braton - Hick không gây
đau. Cường độ cơn co tử cung là số đo của thời điểm áp lực tử cung cao nhất
của mỗi cơn co. Trương lực cơ bản của cơn co tử cung: 5 – 15 mmHg [5].
Hiệu lực cơn co tử cung = cường độ cơn co tử cung –
trương lực cơ bản.
Độ dài của cơn co tử cung tính từ thời điểm tử cung bắt đầu co bóp đến

khi hết cơn co, đơn vị tính bằng giây. Tần số cơn co tử cung tăng dần lên về
tần số và cường độ trong quá trình chuyển dạ. Điểm xuất phát của mỗi cơn co
nằm ở 1 trong 2 sừng tử cung, Ở người thường là sừng bên phải. Cơn co tử
cung gây đau khi áp lực 25 – 30 mmHg [6]. Cơn co tử cung có tính chất 3
giảm. Cơn co tử cung từ buồng tử cung lan tỏa ra đáy và thân đến đoạn dưới
và cổ tử cung. Thời gian co bóp của cơ tử cung giảm dần từ trên xuống dưới,
áp lực cơn co tử cung giảm dần đi từ trên xuống dưới.
1.3.4 Đặc điểm cơn co tử cung trong chuyển dạ.
Cơn co tử cung xuất hiện một cách tự nhiên ngoài ý muốn của con người.
Cơn co tử cung có tính chất chu kỳ và đều đặn. Cơn co tử cung tăng dần lên,
khoảng cách giữa 2 cơn co khi mới chuyển dạ là 15 – 20 phút sau đó ngày càng
ngắn lại, cuối giai đoạn I khoảng 2 – 3 phút. Cơn co tử cung dài dần ra, bắt đầu


11

chuyển dạ 15 – 20 giây, đạt tới 30 – 40 giây ở cuối giai đoạn xóa mở cổ tử cung.
Cường độ cơn co tăng dần lên, áp lực cơn co mới chuyển dạ 30 – 35 mmHg
(120 UM) tăng dần đến 50 – 55 mmHg ở giai đoạn cổ tử cung mở và giai đoạn
sổ thai lên đến 60 – 70 mmHg tương đương 250 UM. Nằm nghiêng trái không
thay đổi trương lực cơ bản cơ tử cung nhưng cường độ cơn co tử cũng tăng lên
10 mmHg và tần số cơn co lại giảm đi. Cơn co tử cung gây đau khi áp lực đạt
25 – 30 mmHg. Cơn đau xuất hiện sau cơn co tử cung và mất đi trước cơn co tử
cung, cơn co càng mạnh càng đau và đau tăng lên khi sản phụ lo lắng sợ sệt. Cơn
co tử cung có tính chất 3 giảm: áp lực cơn co giảm từ trên xuống dưới, thời gian
co bóp của cơ tử cung giảm dần từ trên xuống dưới, sự lan truyền của cơn co tử
cung theo hướng từ trên xuống dưới [14].
1.3.5 Sự xóa mở cổ tử cung và thành lập đoạn dưới
Xóa : Cổ tử cung bình thường hình trụ có lỗ trong và lỗ ngoài. Xóa là
hiện tượng lỗ trong giãn dần ra làm cho cổ tử cung biến đổi từ hình trụ thành

một phên mỏng. Khi cổ tử cung xóa hết thì buồng cổ tử cung cùng với đoạn
dưới trở thành ống cổ - đoạn [4].
Mở: là hiện tượng lỗ ngoài cổ tử cung giãn rộng ra từ 1 cm đến khi mở
hết là 10 cm. Khi đó tử cung thông thẳng với âm đạo và thành lập ống cổ đoạn – âm đạo. Thời gian xóa mở cổ tử cung diễn ra không đều: từ xóa – mở
4cm khoảng 8 – 10 giờ. Từ 5 cm dến mở hết khoảng 4 – 6 giờ. Tốc độ mở
trung bình là 1cm/giờ. Cổ tử cung xóa mở nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
đầu ối đè vào cổ tử cung nhiều hay ít, màng ối dính nhiều hay ít, cơn co tử
cung có đủ mạnh và đồng bộ không.
Thành lập đoạn dưới: đoạn dưới tử cung thành lập do eo tử cung giãn
rộng, kéo dài và to ra. Khi đoạn dưới tử cung được thành lập hoàn toàn 10
cm. Con so và con rạ có sự khác biệt nhau về xóa mở cổ tử cung. Con so thì
cổ tử cung xóa hết rồi mới mở, con rạ thì cổ tử cung vừa xóa vừa mở. Thời
gian mở con rạ nhanh hơn con so và tốc độ mở tối đa là 5 -7 cm/giờ [6].
Thay đổi ở đáy chậu: Do áp lực cơn co tử cung, ngôi thai xuống dần


12

trong tiểu khung, đầu mỏm cụt ra sau đường kính cụt – hạ vệ từ 9,5 – 11cm.
Tầng sinh môn trước phồng to lên dài gấp đôi tầng sinh môn sau giãn ra. Hậu
môn bị xóa hết các nếp. Áp lực cơn co tử cung đẩy thai nhi từ trong buồng tử
cung ra ngoài theo cơ chế đẻ. Trong quá trình chuyển dạ, thai nhi có hiện
tượng uốn khuôn. Hiện tượng chồng xương sọ: hộp sọ thai nhi thu nhỏ bớt
kích thước bằng cách các xương chồng lên nhau.
Thành lập bướu huyết thanh: bướu huyết thanh do dịch huyết thanh
dồn xuống vị trí thấp nhất của ngôi thai nơi có áp lực thấp nhất. Bướu huyết
thanh chỉ thành lập khi ối đã vỡ. Mỗi ngôi thường có vị trí riêng của bướu
huyết thanh.
Thay đổi ở phần phụ của thai: Cơn co tử cung làm cho màng ối bong
ra, nước ối dồn xuống tạo thành túi ối hay đầu ối. Có các loại đầu ối: ối dẹt, ối

phồng, ối hình quả lê.


Ối dẹt: Nước ối phân cách giữa màng ối và ngôi thai rất mỏng do

có sự bình chỉnh tốt của ngôi thai.

Ối phồng: Nước ối giữa màng ối và ngôi thai dày, thường gặp
trường hợp ngôi thai bình chỉnh không tốt.

Ối hình quả lê: Đầu ối thò qua cổ tử cung vào âm đạo dù khi cổ
tử cung mở còn nhỏ do màng ối mất chun giãn gặp trong thai chết lưu [12].
1.3.6 Các giai đoạn của chuyển dạ.
3 giai đoạn, thời gian mỗi giai đoạn dài, ngắn khác nhau.
Giai đoạn 1: Là giai đoạn xóa mở cổ tử cung, tính từ khi bắt đầu chuyển
dạ đến khi cơ tử cung mở hết, giai đoạn này là giai đoạn kéo dài nhất của cuộc
chuyển dạ. Thời gian trung bình của giai đoạn này là 15 giờ bao gồm:
Giai đoạn 1a: Từ khi cổ tử cung bắt đầu xóa đến khi cổ tử cung mở 3
cm gọi là pha tiềm tàng, thời gian 8 giờ.
Giai đoạn 1b: Từ lúc cổ tử cung mở 3 cm đến 10 cm ( mở hết) gọi là
pha tích cực, thời gian là 7 giờ.
Giai đoạn 2: Là giai đoạn sổ thai tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi


13

thai sổ ra ngoài, thời gian trung bình khoảng 30 phút, tối đa 1 giờ. Giai đoạn
này được thực hiện nhờ 2 yếu tố: sức mạnh cơn co tử cung và sự co bóp các
cơ thành bụng.
Giai đoạn 3: Là thời kỳ sổ rau, bắt đầu từ khi thai sổ ra ngoài đến khi rau

bong xuống và sổ rau ra ngoài cùng với màng rau, thời gian 15 – 30 phút [13].
1.4 LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MONITORING
SẢN KHOA
1.4.1 Lịch sử của monitoring sản khoa
Năm 1906, Max Cremer đề xuất và nghiên cứu điện tâm đồ thai tại
Munich. Từ đó nhiều tác giả đã lần lượt áp dụng phương pháp này có hiệu
quả hơn nhờ có những máy theo dõi nhịp tim thai liên tục. Đến năm 1966,
một trong những phương pháp khảo sát sức khỏe thai nhi không gây sang
chấn là dùng monitoring sản khoa được bác sĩ Hammacher sử dụng [4]. Cũng
trong giai đoạn này, cùng với Hammacher, bác sĩ người Uruguay là Caldeyro
Barcia (1966) đã tổng kết được một số dạng nhịp tim thai được ghi bằng
monitoring sản khoa có liên quan đến tình trạng suy thai [6],[7]. Kể từ đó
phương pháp này đã nhanh chóng được áp dụng và phổ biến trên toàn thế giới
[15]. Năm 1973, K.S. Koh và S. Yung sử dụng monitoring để theo dõi tim thai
cho 286 sản phụ mang thai có nguy cơ cao ở Manitoba và kết luận rằng thai
nhi của nhóm được theo dõi monitoring sản khoa có kết quả tốt hơn nhóm
không được theo dõi bằng monintoring về tình trạng suy hô hấp, tử vong chu
sinh và di chứng thần kinh sau này. Năm 1984, William D. Post và George D.
Carson dùng Monitoring đo ngoài cho 112 trường hợp thai 42 tuần và cảnh
báo về tình trạng có thể xảy ra hiện tượng ảo ảnh trên đường biểu diễn nhịp
tim thai [24],[62].
Tại Việt Nam, ở các trung tâm lớn như Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí
Minh… đã ứng dụng phương pháp này từ lâu và đã có một số công trình
nghiên cứu ứng dụng Monitoring sản khoa. Năm 1991, Trần Danh Cường đã


14

tiến hành theo dõi 83 trường hợp chuyển dạ bằng monitoring và kết luận rằng
monitoring đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được trong theo

dõi thai nghén nguy cơ cao [7]. Năm 2001, Đặng Văn Pháp đã sử dụng
monitoring sản khoa theo dõi tình trạng thai nhi cho 213 cuộc chuyển dạ và
thấy rằng nhịp tim thai cơ bản có xu hướng giảm dần trong quá trình chuyển
dạ, tác giả cũng cho rằng nên xem việc theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử
cung bằng monitoring là một xét nghiệm sàng lọc, giúp phát hiện các bất
thường và có hướng xử trí thích hợp [17]. Năm 2009, Lê Quang Vinh đã
nghiên cứu nhịp giảm biến đổi (NGBĐ) trên monitoring sản khoa trong quá
trình chuyển dạ với kết quả là NGBĐ xảy ra khoảng 75,6% ở giai đoạn 1 của
chuyển dạ, thời điểm xuất hiện và kết thúc không phụ thuộc cơn co tử cung,
biên độ và thời gian của các nhịp giảm cũng thay đổi. Tác giả kết luận rằng
nếu những nhịp giảm trong NGBĐ diễn ra trong khoảng thời gian > 75 giây,
thời gian quay lại đường cơ bản >30 giây, biên độ của nhịp giảm >40 giây là
đã có giá trị dự báo nhiễm toan thai nhi [24]. Đến nay, việc sử dụng
Monitoring sản khoa ở khoa sản tuyến tỉnh đã phổ biến nhưng ở tuyến cơ sở,
nhất là tuyến huyện thì vẫn còn hạn chế.
1.4.2 Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy Monitoring sản khoa
1. Nguyên lý hoạt động:
+ Ghi lại đồng thời nhịp tim thai và cơn co tử cung (CCTC) theo thời gian.
+ Ghi nhịp tim thai bằng hiệu ứng Doppler.
+ Ghi độ dài và cường độ CCTC bằng cảm nhận áp lực [24].
2. Cấu tạo:
Máy gồm có 3 bộ phận chính:
+ Bộ phận theo dõi nhịp tim thai: Một đầu dò siêu âm Doppler có 2 đơn
vị áp điện, một phát sóng siêu âm liên tục tới tim thai, một thu nhận âm vang
phản xạ từ tim thai tới [8].
+ Bộ phận ghi nhận áp lực buồng ối (cường độ CCTC): Gồm một đầu


15


dò có hệ thống truyền áp lực do CCTC tạo ra, đầu dò có thể đặt ngoài thành
bụng hoặc đưa vào trong tử cung ngoài buồng ối.

Hình 1.1 Bộ phận ghi nhận áp lực buồng ối [23]

+ Bộ phận chuyển đổi tín hiệu:
• Hệ thống phân tích sự thay đổi về tần số siêu âm, áp lực buồng ối và
chuyển đổi thành các tín hiệu nhịp tim thai, tín hiệu áp lực cơn co có thể ghi
trên giấy hoặc phát ra âm thanh nghe được.
• Giấy ghi của máy monitoring sản khoa có 2 phần:
Phần trên ghi nhịp tim thai: Đường vạch ngang ghi tương ứng tần số
nhịp tim thai, khoảng cách giữa hai vạch ngang tương ứng 10 nhịp.
Phần dưới ghi áp lực buồng ối: có vạch ngang, khoảng cách mỗi vạch
ngang tương ứng 10 mmHg.
• Bút ghi: Đầu bút bằng kim loại được đốt nóng khi ghi tín hiệu: Một
bút ghi nhịp tim thai, một bút ghi áp lực CCTC [8],[24],[58].


16

1.5 THEO DÕI LIÊN TỤC NHỊP TIM THAI VÀ CƠN CO TỬ CUNG
BẰNG MONITORING SẢN KHOA
1.5.1 Nhịp tim thai cơ bản.
Tần số tim thai được biểu hiện bằng số nhát bóp trong 1 phút. Nó biến
đổi nhẹ trong điều kiện bình thường. Tần số trung bình của nhịp tim thai dao
động quanh đó trong điều kiện ổn định chính là nhịp tim thai cơ bản
(NTTCB). NTTCB có thể dao động từ 110 – 160 nhịp/phút [10], [25], [37].
Thai càng lớn thì NTTCB càng có xu hướng giảm, tuy nhiên có sự khác
biệt rất lớn giữa các bào thai và chính trong một thai cũng có sự biến động lớn
tại các thời điểm khác nhau.

- Nhịp tim thai cơ bản nhanh: nhịp tim thai căn bản được gọi là nhanh
vừa khi trị số của nó khoảng 160 – 180 nhịp/phút.Nhịp tim thai cơ bản nhanh
trầm trọng khi trị số của nó vượt quá 180 nhịp/phút.
- Nhịp tim thai căn bản được gọi là chậm vừa khi trị số của nó khoảng
100 – 120 nhịp/phút. Nhịp tim thai cơ bản chậm trầm trọng khi trị số của nó
dưới 100 nhịp/phút [21].


17

1.5.2 Dao động nội tại
Sự biến động của tim thai là do trạng thái cân bằng động giữa các yếu
tố ảnh hưởng đến tần số tim thai. Cách nhận định dao động nội tại (DĐNT)
đơn giản và được nhiều người áp dụng nhất là khoảng cách giữa tần số tim
thai cao nhất và tần số tim thai thấp nhất khi không có nhịp tăng và không có
nhịp giảm. DĐNT thường trong khoảng 5 – 25 nhịp/ phút [54].
Theo tác giả Phan Trường Duyệt, có 4 độ dao động:
- Dao động độ 0: Khi độ dao động dưới 5 lần/ phút.
- Dao động độ 1: Khi độ dao động trên 5 nhịp và dưới 10 nhịp/ phút. Hai loại
dao động này có giá trị tiên lượng thai suy nhưng cần phân biệt với hiện
tượng thai nghỉ.
- Dao động độ 2: Khi độ dao động trên 10 nhịp và dưới 25 nhịp/phút.
- Dao động độ 3: Khi độ dao động trên 25 nhịp/phút ( nhịp nhảy). Loại dao
động này có liên quan đến sự vận động của thai và những kích thích tác động
đến thai, không có giá trị tiên lượng thai suy [8],[62].
1.5.3 Nhịp tăng
Là sự gia tăng tần số nhịp tim thai lên hơn 15 nhịp so với NTTCB và
kéo dài hơn 15 giây. Các nhịp tăng thường xuất hiện không đều đặn và biến
đổi nhiều về thời gian cũng như hình dạng, và thường liên quan đến các cử
động thai. Đó chính là dấu hiệu của một bào thai khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi

nó xuất hiện đồng thời và lặp đi lặp lại trong hoặc sau các cơn co thì có thể
đang có 1 tình trạng kém thích nghi tuần hoàn của mẹ và con[15],[58].
1.5.4 Nhịp giảm
Là sự giảm xuống hơn 15 nhịp/phút của nhịp tim thai so với NTTCB và
kéo dài hơn 10 giây. Các nhịp giảm trong quá trình chuyển dạ được phân loại
thành nhịp giảm sớm (DIP 1), nhịp giảm muộn (DIP 2) và nhịp giảm biến đổi
(DIP 3) dựa vào các đặc điểm của chúng trên hình ảnh Cardiotocography
(CTG). Đối với DIP 2, có một ngoại lệ là sự giảm của nhịp tim thai có thể
dưới 15 nhịp/phút. Hoặc đôi khi nhịp tim thai chỉ giảm xuống một vài nhịp
cũng được coi là DIP 2 [2].


18

 Nhịp giảm sớm: Xuất hiện theo kiểu lặp đi lặp lại, có hình dạng
giống nhau và cân xứng, xuất hiện cùng lúc với cơn co tử cung, đáy của nhịp
giảm không chạm đến đến mức dưới 100 nhịp/phút. DIP 1 được quy cho
nguyên nhân là do đầu thai nhi bị chèn ép [3],[5].
 Nhịp giảm muộn: Tương tự như DIP 1, DIP 2 cũng xuất hiện lặp đi
lặp lại, có hình dạng giống nhau, với một khởi đầu chậm và chậm trở về mức
tim thai bình thường. NTTCB thường tăng trong khi đó DĐNT lại giảm.
Khởi đầu của nhịp giảm muộn thường đi sau đỉnh của cơn co tử cung
20 giây hoặc hơn nữa. Nhịp tim thai có thể rơi xuống đến 120 nhịp/phút hoặc
thậm chí là 60 nhịp/phút. Khi đi kèm với giảm đáng kể DĐNT và không có
nhịp tăng là một biểu hiện muộn của tình trạng thai nguy kịch. DIP 2 được
cho là có nguyên nhân từ suy tuần hoàn rau thai [23].
 Nhịp giảm biến đổi: Là loại gặp nhiều nhất trong quá trình chuyển dạ
và sinh. Nó có tên là nhịp giảm biến đổi vì các nhịp giảm loại này khác nhau
về hình dạng, thời gian và biên độ. DIP 3 thường được quy cho nguyên nhân
chèn ép rốn.

 Nhịp giảm kéo dài: Nhịp giảm kéo dài hơn 2 phút nhưng không quá
10 phút. Khi tình trạng vận chuyển O2 từ bánh rau sang thai bị giảm, lưu
lượng máu tử cung giảm, tình trạng này làm các thụ cảm hóa học ở quai động
mạch chủ bị kích thích và hậu quả là làm tăng hoạt động của phó giao cảm,
làm chậm nhịp tim kéo dài có khi đến vài phút mới trở lại nhịp bình thường
[9], [51], [58].
1.5.5 Nhịp tim thai hình sin
Nhịp tim thai hình sin được đặc trưng bởi các dao động đều đặn xung
quanh NTTCB với chu kỳ khoảng 2 – 5 lần/phút và với biên độ 5 – 15
nhịp/phút. DĐNT nói chung là giảm hoặc biến mất. Thường gặp trong những
trường hợp thai nhi bị thiếu máu nặng [8], [56].


19

1.5.6 Các kiểu phân loại Cardiotocography.
1.5.6.1 Phân loại theo hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoàng Gia Anh 2001[54].
Kết quả
Bình thường
4 đặc điểm yên tâm
Nghi ngờ
3 đặc điểm yên tâm
Bệnh lý
≥ 1 điểm bất thường hoặc ≥ 2 điểm không yên tâm
Xếp loại các đặc điểm của CTG
NTTCB
DĐNT
Nhịp giảm
Nhịp tăng
An tâm

110 – 160
≥5
Không

Sớm
CTG chỉ đơn
Không an
100 – 109
< 5 trong 40
biến đổi kéo
thuần không
tâm
161 – 180
– 90 phút
dài < 3 phút
có nhịp tăng
Biến đổi đe mà không kèm
<100
< 5 nhịp
dọa
bất thường
Bất thường
>180
trong >90
muộn
khác không có
Sin kéo dài
phút
kéo dài > 3
ý nghĩa chẩn

phút
đoán.
1.5.6.2 Phân loại theo hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ 2009
• Danh pháp ACOG 2009 [25]:
 NTTCB:
+ NTTCB bình thường: 110 – 160 nhịp/phút.
+ NTTCB nhanh: > 160 nhịp/phút.
+ NTTCB chậm: <110 nhịp/phút.
 DĐNT:
+ Không có DĐNT.
+ DĐNT tối thiểu: ≤ 5 nhịp/phút.
+ DĐNT bình thường: 6 – 25 nhịp/phút.
+ DĐNT tăng: > 25 nhịp/phút [52].
 Nhịp tăng:
+ Ở thai < 32 tuần: Nhịp tăng > 10 nhịp/phút so với NTTCB, kéo dài
hơn 10 giây nhưng không quá 2 phút.
+ Ở thai ≥ 32 tuần: Nhịp tăng > 15 nhịp/phút so với NTTCB, kéo dài
hơn 10 giây nhưng không quá 2 phút.
+ Nhịp tăng kéo dài: Nhịp tăng kéo dài hơn 2 phút nhưng không quá 10
phút. Hiện tượng tăng kéo dài trên 10 phút thì không còn gọi là nhịp tăng mà
là nhịp thay đổi NTTCB.


20

 Nhịp giảm:
+ Nhịp giảm sớm: Là nhịp giảm ngắn hạn, tuần tiến với độ dài từ lúc
khởi đầu đến lúc nhịp tim thai ở mức thấp nhất là ≥ 30 giây, cân xứng và hằng
định so với cơn co. Đáy của nhịp giảm trùng với đỉnh của cơn co.
Trong đa số các trường hợp: Khởi đầu, cực tiểu và phục hồi của nhịp

giảm trùng với khởi điểm, đỉnh và kết thúc cơn co.
+ Nhịp giảm muộn: Là nhịp giảm ngắn hạn, tịnh tiến với độ dài lúc
khởi đầu đến lúc nhịp tim thai đạt cực tiểu là ≥ 30 giây và hằng định so với
cơn co tử cung. Đáy của nhịp giảm đến sau đỉnh của cơn co [15],[19],[29].
+ Nhịp giảm biến đổi: Là nhịp giảm ngắn hạn, đột ngột với độ dài từ
thời điểm khởi đầu đến thời điểm nhịp tim thai đạt cực tiểu là < 30 giây, có
hay không có liên hệ với cơn co tử cung. Khi DIP 3 xuất hiện cùng với cơn co
tử cung, khởi đầu, độ sâu và độ dài của nhịp giảm thường thay đổi theo các
cơn co tử cung kế tiếp nhau [36].
+ Nhịp giảm kéo dài: là nhịp giảm có biên độ ≥ 15 nhịp/phút so với
NTTCB, kéo dài trên 2 phút nhưng không quá 10 phút. Hiện tượng giảm kéo dài
trên 10 phút không được xem là nhịp giảm kéo dài mà là thay đổi NTTCB.
 Biểu đồ hình Sin: có đầy đủ các đặc điểm hình thái:
+ NTTCB dạng sóng hình sin với độ cong nhẹ, mướt.
+ Tần số 3 – 5 mỗi phút.
+ Tồn tại trong ≥ 20 phút.
• Phân loại CTG theo ACOG 2009 [25]:
 Biểu đồ loại I:
+ NTTCB: 110 – 160 lần/phút
+ DĐNT bình thường.
+ Không có DIP 2 hay DIP 3.
+ Có hay không có DIP 1.
+ Có hay không có nhịp tăng.
Biểu đồ loại I dự báo một tình trạng về toan kiềm bình thường ở thai nhi.
Trong trường hợp này chỉ cần theo dõi mọi dấu hiệu bất thường và không cần có
bất cứ can thiệp nào.


×