Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Công tác xã hội cá nhân với người có công với cách mạng tại phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================

PHẠM THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI
PHƢỜNG CẨM BÌNH, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================

PHẠM THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI
PHƢỜNG CẨM BÌNH, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội (định hướng ứng dụng)
Mã số: 60.90.01.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Tuấn

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Công tác xã hội cá nhân
với người có công với cách mạng tại phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực.

Ngày 02 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Huyền Trang


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn “Công tác xã hội cá nhân với
người có công với cách mạng tại phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, không thể không kể đến sự
giúp đỡ rất nhiệt tình và sự động viên to lớn từ phía các Thầy giáo, Cô giáo
Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội,
UBND phường Cẩm Bình, từ gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi thực hiện hoàn
thành nghiên cứu của mình.
Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS
Nguyễn Đình Tuấn đã tận tình hướng dẫn tôi từ những bước đi đầu tiên khi
xây dựng đề cương cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động tại UBND phường Cẩm Bình cũng như thân chủ và gia đình thân

chủ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho tôi hoàn thành quá trình nghiên
cứu một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới các Thầy Cô
giáo trong Khoa Xã hội học, gia đình đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
thực hiện nghiên cứu.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của Thầy Cô
giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 4
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 7
3.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................... 7
3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................... 7
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .................................. 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 7
4.2. Khách thể nghiên cứu................................................................. 7
4.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8
5. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................... 8

6. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 8
7.1. Phương pháp quan sát ................................................................ 8
7.2. Phương pháp phân tích tài liệu................................................... 9
7.3. Phương pháp công tác xã hội cá nhân.............................. ……..9
8. Ý nghĩa của nghiên cứu…………................................................... 9
8.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................... 9
8.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................... 10
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu .......................................... 11
1.1. Các khái niệm công cụ ................................................................ 11
1.1.1. Công tác xã hội...................................................................... 11
1.1.2. Công tác xã hội cá nhân ........................................................ 11
1.1.3. Người có công với cách mạng .............................................. 13
1.2. Lý thuyết sử dụng ........................................................................ 14
1.2.1. Thuyết nhu cầu ...................................................................... 14
1.2.2. Thuyết vai trò ........................................................................ 17
1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................ 18
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 20
Chương 2: Công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại phường
Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .......................................... 21
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .................................................... 21


2.2. Một vài đặc điểm về người có công với cách mạng tại phường
Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ....................................... 22
2.2.1. Độ tuổi ................................................................................... 22
2.2.2. Giới tính ................................................................................ 23
2.2.3. Mức độ thương tật ................................................................. 24
2.2.4. Hoàn cảnh sống và nhà ở ...................................................... 25
2.2.5. Về đời sống tinh thần ............................................................ 25

2.3. Công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại phường
Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ....................................... 22
2.3.1. Công tác chi trả trợ cấp cho người có công với cách mạng.. 25
2.3.2. Chăm sóc sức khỏe................................................................ 30
2.3.3. Nguồn lực thực hiện .............................................................. 31
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 31
Chương 3: Thực hành công tác xã hội cá nhân với người có công với cách
mạng cần hỗ trợ can thiệp ............................................................................... 32
3.1. Mô tả ca ....................................................................................... 32
3.1.1. Bối cảnh lựa chọn thân chủ ................................................... 32
3.1.2. Hoàn cảnh và vấn đề của thân chủ ........................................ 32
3.2. Các bước can thiệp hỗ trợ thân chủ ............................................. 33
3.2.1. Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ ............................................. 33
3.2.2. Giai đoạn 2: Thu thập thông tin ............................................ 33
3.2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá và xác định vấn đề ............................ 38
3.2.4. Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp và hỗ trợ thân chủ....... 47
3.2.5. Giai đoạn 5: Triển khai và thực hiện kế hoạch ..................... 50
3.2.6. Giai đoạn 6: Lượng giá và chuyển giao ca ........................... 52
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 54
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 57


DANH MỤC VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Diễn giải


1

NCC

Người có công

2

CTXH

Công tác xã hội

3

NVCTXH

Nhân viên Công tác xã hội

4

TC

Thân chủ

5

LĐ-TB&XH

Lao động - Thương binh và Xã hội


1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê độ tuổi của người có công với cách mạng tại phường Cẩm
Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ……………………………...….22
Bảng 2.2: Giới tính của người có công với cách mạng tại phường Cẩm Bình,
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ……………………………………….. 23
Bảng 2.3: Mức độ thương tật của người có công với cách mạng tại phường Cẩm
Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ……………………….………. 24
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp cho người có công
với cách mạng của phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả …………………27
Bảng 2.5: Những ưu đãi trong việc chăm sóc sức khỏe người có công với cách
mạng tại phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ……… 29
Bảng 3.1: Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu ……………………..……… 41
Bảng 3.2: Bảng kế hoạch hỗ trợ ông H …………………………..………….. 49

2


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tháp nhu cầu Maslow …………………………………………….. 15
Hình 3.1: Sơ đồ phả hệ …………………………………………...…………... 36
Hình 3.2: Biểu đồ sinh thái ………………………………………...…………. 43
Hình 3.3: Cây vấn đề ……………………………………………...………….. 45

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử đất nước ta trải qua hơn nửa thế kỷ với các cuộc chiến đấu trường
kỳ, gian khổ để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc như
ngày nay. Đó là thành quả xương máu và nước mắt của biết bao thế hệ anh
hùng, những con người, những thế hệ ưu tú của dân tộc, họ đã mất đi một phần
thân thể, ngay cả tính mạng của mình để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đến
nay, cả nước có trên 8,8 triệu đối tượng người có công với cách mạng, chiếm
gần 10% dân số, hiện có hơn 1,4 trin chủ.
Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng thấu hiểu

- Kỹ năng khai thác
cảm xúc, suy nghĩ
và hành vi, giúp bác
H chia sẻ và bộc lộ
mọi suy nghĩ của
mình khi đối mặt
với lời nói lăng mạ
của bác gái.


càng thấy mình vô trách nhiệm với gia đình nhiều hơn cháu ạ!
Trong lòng cảm thấy giằn vặt và có lỗi lắm chứ! (bác H nói to,
tức giận)
NVCTXH: Đến thời điểm này, cháu nghĩ rằng bác cảm
thấy tức giận vì những câu nói đó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới
bác. Nhưng thực chất Bác vẫn lo lắng và có chút buồn vì gia
cảnh nhà mình.
TC: Ừ, đúng là như vậy! Nhưng bác cũng suy nghĩ nhiều

lắm chứ. Bác tự trách bản thân mình vô dụng nhiều hơn cháu ạ!
(bác H thở dài, mặt cúi xuống)
NVCTXH: Cháu sẽ để cho bác một khoảng thời gian để
bác suy ngẫm lại mọi thứ xung quanh cuộc sống của bác. Cháu
sẽ giao cho bác một quyển sổ, bác hãy ghi những suy nghĩ, cảm
xúc, hành vi và những vấn đề khó khăn mà bác đang phải đối
mặt vào quyển sổ này. Bác hãy coi đây là quyển sổ ước nguyện
để bác chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của mình vào đó. Cháu sẽ
hẹn gặp bác vào buổi trao đổi tiếp theo để tìm hiểu rõ hơn về
vấn đề này. Cháu nghĩ rằng bác cần có thêm thời gian suy nghĩ
nên buổi trao đổi hôm hay sẽ kết thúc tại đây. Cháu chào bác!
TC: Ừ! Chào cháu. Bác cháu mình sẽ gặp nhau theo đúng
kế hoạch.
NVCTXH cùng TC chào hỏi, kết thúc buổi trò chuyện
chia sẻ thông tin.

- Kỹ năng thấu hiểu
những cảm xúc thực
mà TC hiện giờ
đang phải đối mặt

- Kỹ năng giao
nhiệm vụ về nhà

3.2. Buổi 2: Xây dựng cây vấn đề
Trong buổi làm việc ngày thứ 2, để xác định cây vấn đề tôi cùng bác khẳng
định lại những thông tin bác chia sẻ từ buổi làm việc trước đó và tôi cũng đưa ra
những câu hỏi nhằm khai thác thông tin về những khó khăn mà TC đang muốn giải
quyết và tìm hiểu sâu hơn về phản ứng của người con và suy nghĩ, hành vi của TC.
Khi đề cập tới vấn đề này, TC thoáng buồn, ánh mắt nhìn xa xăm. TC lo lắng

cho con gái vì ra trường mà chưa có công việc ổn định. Mặc dù em N đã tìm hiểu,
chủ động tìm việc nhưng không tìm được công việc phù hợp. Bên cạnh đó, mâu
thuẫn xảy ra giữa vợ chồng ông H là điều khiến ông lo lắng. TC chia sẻ rằng, ông
lo sợ con bác sẽ có hành vi tiêu cực như mất niềm tin vào gia đình. Điều này, khiến
ông luôn suy nghĩ và phải cố gắng giảng hòa để cuộc sống gia đình yên ổn, tránh
ảnh hưởng tới con gái… Khi nói đến vấn đề này, TC có biểu hiện buồn và tỏ vẻ lo
lắng, ông luôn giữ ánh mắt nhìn xa xăm như đang suy nghĩ về vấn đề nào đấy, để
65


rồi cúi mặt xuống và ngậm ngùi lau nước mắt. Tôi cố gắng đưa ra nhưng câu phản
hồi tham vấn để TC nguôi đi một phần nào cảm xúc lúc đó hoặc để cho TC một
khoảng lặng để lấy lại bình tĩnh, từ đó tiếp tục câu chuyện. Kết thúc buổi làm việc
tôi cùng TC tổng kết lại vấn đề và những nguyên nhân dẫn tới vấn đề đó.
4. Phúc trình lập kế hoạch hỗ trợ thân chủ
Thời gian: 9h00, ngày 06 tháng 9 năm 2017
Địa điểm: Nhà thân chủ.
Thành phần tham gia: Nhân viên CTXH (NVCTXH), thân chủ (TC).
Mục tiêu: Tóm tắt vấn đề và cùng thân chủ xây dựng kế hoạch trợ giúp.
Nội dung: Sau nhiều buổi làm việc thu thập thông tin về suy nghĩ, hành vi,
cảm xúc và vấn đề của TC, đến nay ông H đã cởi mở và chủ động chia sẻ thông tin
của mình. Tuy nhiên, ông còn giữ tâm trạng buồn, băn khoăn, lo lắng và trăn trở
cho gia cảnh của mình, dường như có bức tường ngăn cách khiến TC chưa cởi mở
với chính bản thân mình.
Để giúp TC khẳng định lại vấn đề bác đang gặp khó khăn và chuẩn bị tâm
thế cho bác sẵn sàng thực hiện kế hoạch trong thời gian tới. NVCTXH đã đưa ra
một vài câu hỏi khai thác suy nghĩ và cảm xúc của TC sau khi được hỗ trợ phân
tích vấn đề. Cho đến nay, mỗi khi đề cập tới vấn đề này TC vẫn mang nét mặt
buồn, ánh mắt nhìn xuống phía dưới, đôi khi thở dài suy nghĩ. Tôi đã để lại cho TC
một khoảng thời gian khoảng 5 phút để TC chia sẻ và suy ngẫm về những gì đã qua

và mọi cảm xúc đã được bác bộc lộ, tôi thấy TC lấy giấy và lau những giọt nước
mắt khi nói tới gia cảnh của mình. Để hỗ trợ TC có thêm nghị lực, tôi đã động viên
và đưa ra một vài câu phản hồi mang tính chất tham vấn để giúp TC ổn định tinh
thần cho những buổi làm việc tiếp theo.
Khi TC không còn cảm xúc đó, tôi đã cung cấp thông tin về mục đích buổi
trao đổi và cùng TC lập kế hoạch. TC đã cung cấp cho tôi thông tin về thời gian tôi
có thể gặp các thành viên trong gia đình có liên quan tới vấn đề của mình. Để hỗ
trợ TC xác định phương hướng có thể giải tỏa áp lực tâm lý, tôi đã gợi ý một vài
hoạt động trợ giúp bằng việc phân tích mục đích và kết quả đạt được của những
hoạt động đó. Khi được tôi đề cập tới vấn đề tham vấn cho TC giải tỏa tâm lý và
trợ giúp việc làm cho con gái ông, ông hoàn toàn đồng ý và sẵn sàng tham gia hoạt
động này với sự trợ giúp của các thành phần có liên quan. Nhưng ông tỏ ra băn
khoăn về việc trợ giúp bà T, ông cũng suy nghĩ cho chính bản thân tôi, ông sợ bà T
cho rằng tôi còn trẻ, không đủ hiểu biết nhiều về cuộc sống để tham vấn, hỗ trợ, có
thể bà ấy sẽ không hợp tác cùng với tôi. Đây cũng là điều khiến tôi lo lắng, tuy
nhiên để TC an tâm thực hiện kế hoạch, tôi đã đưa ra 1 số giải pháp để TC tin
tưởng vào kế hoạch này.
66


NVCTXH cùng TC thống nhất kế hoạch cụ thể và tôi cũng phân tích cho ông
những tình huống khó khăn có thể xảy ra để ông chuẩn bị trước tâm lý đối phó với
tình huống đó. TC tập trung lắng nghe và ông đồng ý cho tôi trợ giúp, mặc dù có
thể tôi trợ giúp ông không thành công.
Trong buổi làm việc này, NVCTXH chủ yếu vận dụng kỹ năng quan sát, kỹ
năng phản hồi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng khai thác suy nghĩ - cảm xúc - hành vi
và kỹ năng cung cấp thông tin là chủ yếu... NVCTXH nhận thấy ông H đã bộc lộ
cảm xúc, suy nghĩ của mình nhiều hơn trước và đã quyết tâm hợp tác thực hiện kế
hoạch cùng NVCTXH.
5. Phúc trình thực hiện kế hoạch

5.1. Mục tiêu 1: Hỗ trợ TC giải tỏa tâm lý, có suy nghĩ lạc quan về cuộc
sống. Đây là một trong những mục tiêu trọng tâm, trợ giúp TC giải quyết vấn đề
của mình. NVCTXH sử dụng các hoạt động tham vấn là chủ yếu.
Thời gian: 13h00 ngày 10/9/2017 tại nhà riêng của ông H.
Thành phần tham gia: Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH), thân chủ (TC).
Địa điểm: Tại nhà thân chủ.
Nội dung phúc trình:
Nội dung

Kỹ năng

NVCTXH: Trong những lần trao đổi trước, bác cháu mình đã
phân tích cụ thể về vấn đề khó khăn bác đang phải đối mặt và
những yếu tố tác động, nguồn lực để hỗ trợ bác giải quyết vấn đề
đó. Sau nhiều lần chia sẻ với cháu thì hiện tại bác có suy nghĩ gì ạ?
TC: Khi nói ra những suy nghĩ trong lòng thì tâm trạng bớt
một chút gánh nặng. Nhưng cuộc sống thì vẫn vậy, đến giờ cả nhà
bác vẫn phải nghe những lời nói đó, hàng ngày cứ vào giờ đó là bắt
đầu… (giọng ông H trầm xuống, ông lắc đầu, thở dài)
NVCTXH: Như bác chia sẻ, cháu nhận thấy sự việc này có
tần suất khá lớn, nó được lặp đi lặp lại nhiều lần phải không ạ! Bác
có thể cho cháu biết về hành vi hoặc lời nói của bác T không ạ?
TC: Những lúc đó, bà ấy nói rất to, bà ấy cho rằng bác “Là
đàn ông trong nhà mà vô dụng như thế phải biết nhục”, “chết còn
hơn sống”, có lúc bà ấy đuổi bác về quê sinh sống… nên bác phải
suy nghĩ nhiều chứ cháu? (ông H tức giận đưa ra những lời nói của
bà T)
NVCTXH: Cháu nghĩ rằng, về phía bác T, tất cả mọi người

- Kỹ năng

tóm lược

67

- Kỹ năng
lắng nghe tích
cực

- Kỹ năng


phải khen ngợi đức tính tần tảo, chịu khó của bác ấy, phải không
bác? Chỉ vì cuộc sống hiện tại đang có 1 số vướng mắc nên bác T
mới có phản ứng như thế. Bác có suy gì sau những lần bác bác gái
như vậy ạ?
TC: Bác có nói lại dăm ba câu nhưng bác cố gắng nhẫn nhịn
là chính, để giữ hạnh phúc gia đình. Còn đứa con gái nó không nói
gì hết, nó lủi thủi ở bên ngoài, nhìn thấy mà thương con. Nhưng sức
tàn lực kiệt. (ông H lắc đầu, mắt nhìn xuống dưới)
NVCTXH: Vâng, theo cháu về phía con gái của bác đã có đủ
nhận thức về những khó khăn của gia đình, nhưng vì lý do nào đó
nên em không dám nói lên tiếng nói của mình. (TC im lặng)
NVCTXH: Sau nhiều lần bác phải nhẫn nhịn chịu đựng, chắc
cảm thấy tức giận, thất vọng… và bản thân bác như có một điều gì
đấy không thể cởi mở lòng mình, phải không ạ?
TC: Đúng thế! Bác giận lắm chứ, nhưng biết làm sao được,
bác biết bác mà nói thì càng thêm xung đột, một điều nhịn chín điều
lành thôi cháu ạ! Nhưng mọi thứ cứ quẩn quanh đầu bác, khiến bác
phải lo nghĩ nhiều chứ! (ông H điềm tĩnh trả lời)
NVCTXH: Theo cháu nhận thấy, dường như bác đã cố gắng

để kìm nén mọi cảm xúc để hạn chế tối đa mâu thuẫn với bác T.
Nhưng dường như bác bị ám ảnh về những câu nói đó, nó khiến bác
phải suy nghĩ, trăn trở về bản thân cũng như gia đình phải không ạ?
TC: Ừ! Bác buồn lắm nhưng không biết làm sao!
NVCTXH: Qua việc quan sát, cháu nhận thấy mọi cảm xúc
của bác đều thể hiện rõ nét qua nét mặt, ánh mắt… Theo bác, những
biểu hiện này sẽ khiến cho con gái của bác phải suy nghĩ cho bác
nhiều hơn và có thể xảy ra tình trạng xấu như những gì bác chia sẻ
không ạ?
TC: À…! (ông H ngắt quãng, dường như ông đang suy nghĩ
về vấn đề này)
NVCTXH: Bác là người hết mực yêu thương và quan tâm tới
con. Cháu nghĩ rằng em ấy cũng có đủ nhận thức để đánh giá mọi
việc, em ấy không phản ứng không có nghĩa là em ấy không biết
hay không quan tâm phải không ạ! Em ấy chắn cũng buồn và thất
vọng, chính con gái bác sẽ tự trách bản thân mình vì những khó
khăn mà em ấy mang lại. Bác nghĩ sao về vấn đề này ạ!
TC: Bác cũng lo cho nó lắm chứ.
68

đặt câu hỏi

- Kỹ năng
biện hộ
- Kỹ năng
thấu hiểu cảm
xúc, suy nghĩ
hành vi

- Kỹ năng

thấu hiểu

- Kỹ năng
khai thác cảm
xúc, suy nghĩ,
hành vi

- Kỹ năng
thấu cảm
- Kỹ năng
khuyến khích
làm rõ ý


NVCTXH: Bác đã bao giờ tự tìm cách giải quyết vấn đề để - Kỹ năng
tránh ảnh hưởng tới con gái chưa ạ! Bác có thể nói chuyện với bác thấu cảm
gái khi bác ấy ổn định tinh thần hoặc bác có thể nói với con gái bác
để em ý đóng góp ý kiến cho bác T hay thay vì nhìn nhận các yếu tố
tiêu cực thì bác suy nghĩ tích cực hơn… Bác đã bao giờ nghĩ tới các
giải pháp để cải thiện vấn đề chưa ạ.
TC: Từ trước tới giờ bác chưa khi nào nghĩ tới vấn đề đó. Bác
nghĩ một mình bác chịu đựng là được rồi. Nhưng có lẽ….! (ông H
ngắt quãng, dường như ông đang suy nghĩ về những giải pháp tôi
nói đến)
NVCTXH: Vâng! Cháu rất hiểu tâm trạng của bác. Bác cũng
biết rằng bên ngoài kia có rất nhiều người có hoàn cảnh giống bác,
thậm chí họ còn bất hạnh hơn bác. Nhưng họ vẫn vượt qua và có
cuộc sống hạnh phúc vì trong mỗi chúng ta luôn tồn tại ý chí và
nghị lực sống. Tất cả đều phụ thuộc vào suy nghĩ của mỗi cá nhân
phải không bác!

TC: Đúng như thế. Chắc bác phải cố gắng thay đổi bản thân
mình thôi! (ông H gật đầu)
NVCTXH: Cháu nghĩ rằng, bác sẽ thay đổi được hoàn cảnh
hiện tại của gia đình. Nếu bác thay đổi chính những suy nghĩ tiêu
cực của mình thành những suy nghĩ tích cực hơn. Như thế bác đã
thay đổi một phần những khó khăn trong cuộc sống.
Kết thúc buổi trao đổi, TC vui vẻ và chia sẻ những suy nghĩ
về những giải pháp mà TC chưa từng nghĩ tới. TC thay đổi suy nghĩ
khá nhanh, TC chia sẻ rằng: TC cần có 1 khoảng thời gian để suy
ngẫm và thay đổi chính bản thân mình để mang lại cho các con
cuộc sống yên bình và hạnh phúc.
5.2. Mục tiêu 4: Hỗ trợ việc làm
Thời gian: 02/11/2017
Địa điểm: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Cẩm Phả.
Thành phần tham gia: Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH), em N, chuyên
viên Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Cẩm Phả (CV Phòng).
Mục tiêu này giúp em N - con gái TC tìm được công việc phù hợp với bản
thân. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng, góp phần giải tỏa tâm lý cho TC
cũng như giải quyết 1 phần khó khăn hiện tại của gia đình ông.
69


Để hỗ trợ em N tìm kiếm việc làm, NVCTXH đã nhờ tới sự giúp đỡ của
chuyên viên H phụ trách lĩnh vực Lao động Việc làm của Phòng Lao động Thương
binh và Xã hội thành phố Cẩm Phả để trợ giúp em N tìm được việc làm phù hợp.
Nội dung phúc trình: NVCTXH trao đổi cụ thể về hoàn cảnh gia đình và
trường hợp của em N.
Kỹ năng

Nội dung

CV Phòng: Như em vừa nói N là con gái người có công với
cách mạng, hiện nay đang tìm việc làm đúng không nào?
NVCTXH: Vâng ạ! Em N đã tốt nghiệp Đại học về kế toán.
Em ấy cũng chủ động tìm kiếm và nộp hồ sơ tại các doanh nghiệp
nhưng không có kết quả. Gia đình em ấy cũng khó khăn, ở đây
không có người thân giúp đỡ nên cũng khó. Em mong anh giúp
đỡ?
CV Phòng: Việc đấy không vấn đề gì, để anh liên hệ với
Trung tâm Giới thiệu việc làm hoặc một số doanh nghiệp tư nhân
xem thế nào. (CV Phòng trả lời, mặt trầm ngâm).
NVCTXH: Vâng ạ. Mong anh tạo điều kiện giúp đỡ.
CV Phòng: Nhưng cũng hơi khó, anh không giám hứa trước
đâu đấy, anh sẽ cố gắng tìm. Ở mấy doanh nghiệp tư nhân chắc
cũng có việc, em cứ yên tâm. (CV Phòng vui vẻ trả lời).
NVCTXH: Vâng ạ. Anh nói thế là em yên tâm, nếu có vấn
đề gì thì em sẽ liên hệ với anh.
Sau đó, tôi cùng CV Phòng tiếp tục trò chuyện về ngành
nghề của em N. Tôi cũng đề xuất tới việc trợ giúp việc làm tại nhà
cho ông H nhưng chuyên viên của Phòng LĐ-TB&XH đắn đo,
suy tính.
CV Phòng: Về trường hợp bác H, anh nghĩ bác ấy tuổi cũng
cao nên sức cũng yếu rồi. Người bình thường tuổi này cũng yếu,
người có công với cách mạng lại càng yếu hơn nên anh nghĩ
không nên hỗ trợ việc làm cho bác H nữa! (CV Phòng nghiêm túc
đưa ra ý kiến của mình)
NVCTXH: Vâng! Em cũng biết sức khỏe bác H suy yếu
nhưng hiện tại bác ấy vẫn có thể làm được 1 số công việc nhẹ
nhàng tại nhà như làm đồ thủ công chẳng hạn. Anh thấy ý kiến
của em thế nào ạ?
70


- Kỹ năng biện
hộ: NVCTXH
đưa ra lời nói
biện hộ, nêu lý
do, nhờ sự giúp
đỡ của chuyên
viên
Phòng
LĐ-TB&XH

- Kỹ năng biện
hộ


CV Phòng: Dĩ nhiên, công việc nhẹ nhàng như thế bác ấy có
thể làm được. Nhưng thời gian chắc cũng hạn chế, bác ấy còn phải
giữ gìn sức khỏe.
NVCTXH: Vâng! Anh hãy suy xét việc của bác H giúp em - Kỹ năng phản
được không ạ?
hồi
CV Phòng: Được rồi, anh sẽ tìm hiểu. Cùng một gia đình thì
anh hỗ trợ một người là được rồi. Chỗ mình tìm việc khó đấy nhé!
(CV Phòng vui vẻ đáp)
NVCTXH: Vâng! Em phiền anh giới thiệu hoặc tìm công
việc phù hợp cho em N giúp em. Trong quá trình tìm hiểu, nếu
anh thấy có công việc nào có thể phù hợp với bác H thì anh giới
thiệu cho bác ấy cũng được ạ. Em thay mặt gia đình bác H cảm ơn
anh.


71



×