Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng- một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.84 KB, 21 trang )

Bài tập lớn học kỳ Luật dân sự Việt Nam
A. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………..…....2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………………………………..…2
I.Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng……………...…2
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng………………………….…....2
2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng………………………..….3
3. Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…………………………..….5
II.Năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây
thiệt hại ngoài hợp đồng…………………………………………………………………6
1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường từ đủ mười tám tuổi trở lên có
đủ năng lực hành vi dân sự………………………………………………………………………6
2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ mười
lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi…………………………………………………………….7
3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành
niên và người mất năng lực hành vi dân sự…………………………………………………….11
4. Một số trường hợp về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại…………………..12
ngoài hợp đồng.
III. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân…………………………………………………12
1.Một số vướng mắc trên thực tế về vấn đề năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân…………………………………………………………………..….12
2.Về quy định của dự thảo luật dân sự về vấn đề năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng………………………………………………….....16
3. Kiến nghị………………………………………………………………………………………….18
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ…………………………………………………………………20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….21
1
Bài tập lớn học kỳ Luật dân sự Việt Nam
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bồi thường thiệt hại là một trong những chế định có sớm nhất và quan trọng nhất
của pháp luật dân sự. Trong đời sống có rất nhiều sự việc thực tế tranh chấp dẫn đến việc


các cá nhân, tổ chức …phải phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong
luật dân sự. Luật dân sự giành hẳn một chương riêng để quy định về vấn đề này. Về mặt
chủ thể điều kiện đầu tiên để các chủ thể có thể thực hiện được trách nhiệm bồi thường
thiệt hại là phải có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bàn về vấn đề này em xin trình bày đề tài: “ Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng- một số vấn đề lý luận và thực
tiễn”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác luôn được
pháp luật bảo vệ. Hệ thống pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam bao gồm nhiều
ngành luật, mỗi ngành luật có vai trò khác nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể. Khi một chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ chủ thể gây thiệt hại có thể phải
gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật dân
sự, hậu quả đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị
thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống pháp luật của
nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến khi BLDS 1995 ra đời thì các quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết. Tiếp đó, BLDS 2005 hoàn thiện hơn
nữa các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Điều 604, BLDS 2005 quy định:
2
Bài tập lớn học kỳ Luật dân sự Việt Nam
“ 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín,
tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2.Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường

hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”.
Như vậy theo quy định tại Điều 604, BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng phát sinh khi có người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây thiệt hại cho các
lợi ích được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy
định người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cũng phát sinh kể cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại. Dưới góc độ
khoa học pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được gọi là trách
nhiệm nâng cao.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý
được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây
thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ.
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh
trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam
quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm
phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ
chức khác.
2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm sau đây: do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn
mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế
nhà nước….
3
Bài tập lớn học kỳ Luật dân sự Việt Nam
- Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự và
chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì
họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật
Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI và các văn

bản hướng dẫn thi hành BLDS.
- Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều
kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ
theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại
với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây
là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường
những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm
bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các
trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
- Về hậu quả: trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài
sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn
thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng
vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những
thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo
quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy,
thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại.
- Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là
cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối
với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ
sở dạy nghề.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp
4
Bài tập lớn học kỳ Luật dân sự Việt Nam
đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Từ những đặc điểm trên ta có thể
rút ra một số đặc điểm riêng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
*Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Là một loại trách nhiệm pháp lý, bắt buộc phải thực hiện, các bên chỉ có thể thỏa thuận về
mức bồi thường và hình thức bồi thường.

- Các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện
nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Việc thực hiện nghĩa vụ trong bồi thường thiệt haij ngoài hợp đồng thông thường sẽ làm
chấm dứt nghĩa vụ.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh ngay khi phát sinh nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật mà không dựa trên cơ sở tự do thỏa thuận
của các bên.
3. Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm khắc phục những hậu
quả về tài sản, phục hồi lại tình trạng tài sản của người bị thiệt hại. Trong phạm vi của
mình đảm bảo lợi ích của người bị thiệt hại. Giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là áp dụng một biện pháp trách nhiệm dân sự, được thể hiện theo một bản án dân sự
hay một quyết định dân sự trong một bản án hình sự về nguyên tắc thì thiệt hại phải được
bồi thường một cách toàn bộ và kịp thời( Điều 606).
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không chỉ nhằm bảo đảm
việc đền bù tổn thất gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ
tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hậu quả của
việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây thiệt
hại để bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho chủ thể khác, đặc biệt đối với hành vi
phạm tội với động cơ vụ lợi. Vì vậy trong pháp luật dân sự không thể coi trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc áp dụng một biện pháp hình sự hay hình phạt phụ.
Điều 34 Bộ luật hình sự quy định bồi thường thiệt hại là một trong các biện pháp tư pháp
chứ không quy định nó trong danh mục hình phạt chính hay phụ.
5
Bài tập lớn học kỳ Luật dân sự Việt Nam
II.Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp
đồng.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, pháp luật có quy định về năng
lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Việc quy định này là cần thiết vì cá
nhân gây thiệt hại và việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai có ý nghĩa

rất quan trọng. Nó để nhằm xác định rõ chủ thể nào có trách nhiệm phải bồi thường thiệt
hại để quy trách nhiệm cho người đó và nó còn bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà
nước…. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào gây thiệt hại cũng có khả năng để thực hiện
việc bồi thường. BLDS 2005 quy định trách nhiệm bồi thường trong nhiều trường hợp, tình
huống cụ thể. Có trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do tài sản gây ra,
có trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt phát sinh do hành vi của con người gây ra, có
trường hợp người của pháp nhân, người của cơ quan nhà nước gây thiệt hại…Theo quy
định việc bồi thường thiệt hại phải do người có “khả năng” bồi thường và chính họ phải
tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ
thực hiện. BLDS quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
( Điều 606 BLDS) mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Bởi
vậy, các chủ thể khác được coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Pháp
luật căn cứ vào các điều kiện về độ tuổi và sự phát triển của trí tuệ, nhận thức, khả năng tạo
lập tài sản của cá nhân để có cơ sở xác định trách nhiệm cá nhân khi gây thiệt hại cho
người khác, thì trách nhiệm được thực hiện với những mức độ nào.
Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, BLDS
quy định năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi,
tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân.
1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường từ đủ mười tám tuổi trở lên có đủ nưng lực hành vi
dân sự.
Theo quy định của pháp luật thì người từ đủ mười tám tuổi là người đã thành niên.
Điều 606 BLDSquy định như sau: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải
6
Bài tập lớn học kỳ Luật dân sự Việt Nam
tự bồi thường”. Theo quy định này thì người từ đủ mười tám tuổi trở lên có năng lực hành
vi đầy đủ phải tự bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Điều này xuất phát từ “ khả năng”
bằng hành vi của họ tự tạo ra quyền và thực hiện nghĩa vụ( Điều 19 BLDS) họ phải chịu
trách nhiệm do hành vi bất hợp pháp của họ bằng tài sản của chính họ. Tuy nhiên, trong
điều kiện này, nhiều người tuy có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng khả năng về tài

sản của họ trên thực tế không có ( người mười tám tuổi không có bất cứ khoản thu nhập
nào, họ không có tài sản riêng để bồi thường). Vì vây, khi quyết định bồi thường đối với
những người này có thể động viên cha, mẹ bồi thường thay cho con em họ, nếu cha, mẹ tự
nguyện bồi thường, thì ghi nhận sự tự nguyện đó mà không buộc cha, mẹ phải bồi thường.
2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa
đủ mười tám tuổi.
Đối với những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì
luật quy định họ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi
thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Tức là áp dụng
ngược lại với trường hợp trên lấy tài sản của con để bồi thường, cha mẹ chịu trách nhiệm
bổ sung phần còn thiếu. Sở dĩ có quy định như vậy là phù hợp với tinh thần của Điều 20
BLDS 2005. Theo quy định này cá nhân có độ tuổi từ mười lăm tuổi đến dưới mười tám
tuổi đã có năng lực hành vi dân sự nhưng không đầy đủ. Ở đây khả năng nhận thức của họ
đã phát triển họ có thể tự mình thực hiện những giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hằng ngày của họ nên đương nhiên họ cũng sẽ có khả năng tự mình xác lập, thực hiện
quyền và nghĩa vụ dân sự nếu có tài sản. Họ đã có khả năng lao động và tạo ra thu nhập. Vì
thế nên họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Việc quy định cha,
mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản của người chưa thành niên từ đủ mười
lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được hiểu là nghĩa vụ bổ sung.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi thì không bắt buộc phải có người
giám hộ. Nếu như họ có người giám hộ thì theo khoản 3 Điều 606: khi người được giám hộ
gây thiệt hại thì người giám hộ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
7
Bài tập lớn học kỳ Luật dân sự Việt Nam
Trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi
thường thì người giám hộ có trách nhiệm phải bồi thường nếu họ có lỗi.
3.Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên và người mất
năng lực hành vi dân sự.
3.1. Cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
a. Đối với người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi.

Điều 18 BLDS quy định :“ người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”.
Người dưới mười tám tuổi là những người không có hoặc không đầy đủ năng lực hành vi.
Vì vậy, cha mẹ là người phải bồi thường thiệt hại do con em họ gây ra. Tuy nhiên, cách
thức dùng tài sản để bồi thường được quy định đối với người chưa thành niên là khác nhau.
Theo trên phân tích thì ta thấy đối với người chưa thành niên nhưng ở độ tuổi từ đủ mười
lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi thì việc quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường sẽ
khác với người chưa thành niên nhưng dưới mười lăm tuổi. Cụ thể là do: Xuất phát từ
năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự Điều 606 BLDS
quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân phụ thuộc vào mức
độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân đó.
Đối với trường hợp người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi thì luật quy định :
“Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa
thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ
trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này”. Tức là cha, mẹ là người có nghĩa vụ
bồi thường chính khi con mình dưới mười lăm tuổi mà gây thiệt hại. Theo quy định tại
khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 thì cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt
hại trái pháp luật của người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra. Ở trường hợp này
người gây ra thiệt hại trực tiếp và chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khác nhau.
Một cá nhân được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi họ phải đủ mười tám tuổi
và có khả năng nhận thức được hành vi của mình, không thuộc các trường hợp bị mất hoặc
bị hạn chế năng lực hành vi( Điều 19, 20 BLDS). Từ đó suy ra những người dưới mười
8

×