Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực đất ĐAI từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân HUYỆN EA KAR, TỈNH đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.92 KB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------

TRẦN THỊ NHÃ PHƯƠNG

GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TỪ THỰC TIỄN
XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN EA KAR,
TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

ĐĂK LĂK - NĂM 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------

TRẦN THỊ NHÃ PHƯƠNG

GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TỪ THỰC TIỄN
XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN EA KAR,
TỈNH ĐĂK LĂK

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS LÊ VĂN LONG

ĐĂK LĂK - NĂM 2019
2


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Văn Long. Các số liệu, những
kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Trần Thị Nhã Phương


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện khoa học xã hội, các quý
Thầy Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới

PGS.TS. Lê Văn Long đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên,
hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn


Trần Thị Nhã Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..........................................................1

2. Tình hình nghiên cứu.....................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................6
4. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................7
4.1. Nhiệm vụ....................................................................................................7
4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8
6. Kết cấu của luận văn..................................................................................... 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KHIẾU KIỆN QUYẾT
ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT
ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN.............................................9
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, chủ thể, phương thức khiếu kiện quyết
định hành chính trong lĩnh vực đất đai..............................................................9
1.2. Khái niệm, đặc điểm, hình thức, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định
hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân.....................177
1.3. Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh
vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân..........................................................25
1.3.1. Hiến pháp 2013..................................................................................... 25
1.3.2. Pháp luật tố tụng hành chính................................................................26
1.3.3. Pháp luật đất đai...................................................................................27
1.4. Ý nghĩa của việc giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh

vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân..........................................................28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính


trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân.........................................30
1.5.1.Yếu tố chính trị, kinh tế: văn hóa, xã hội:.............................................. 30
1.5.2.Yếu tố chính sách pháp luật:.................................................................. 30
1.5.3.Yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán:.....................................................32
1.5.4.Yếu tố về trình độ, năng lực cán bộ Tòa án:.......................................... 32
1.5.5.Yếu tố hội nhập quốc tế:.........................................................................35
1.5.6.Yếu tố về trang thiết bị, cơ sở vật chất ngành Tòa án:...........................36
Tiểu kết chương 1............................................................................................37
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐĂK LĂK.................................................38
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội và tình hình tranh chấp hành chính
trong lĩnh vực đất đai tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk....................................38
2.2. Thực tiễn giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính về đất đai tại Tòa
án nhân dân huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk........................................................46
Tiểu kết chương 2............................................................................................74
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN.................................... 75
3.1. Định hướng...............................................................................................75
3.2. Giải pháp.................................................................................................. 76
Tiểu kết chương 3............................................................................................84
KẾT LUẬN.................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................86



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTHC
CHXHCN
QĐ – HĐBT
TB
UBND
TT-LT
QĐ-UB
QĐ - TTg
GCNQSDĐ
TTPTQĐ
NĐ-CP
TN–MT
TAND
TANDTC
Tp
UBTP
HC–ST
HC-PT
PA
HĐBTGPMB


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề có nhiều diễn biến phức tạp, được
Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm. Đây là lĩnh vực nảy sinh
nhiều khiếu nại, khiếu kiện trong thực tế. Đặc biệt hiện nay, tình hình khiếu
kiện các quyết định hình chính trong lĩnh vực quản lý đất đai của các cơ quan
có thẩm quyền đang ngày càng gia tăng.

Nhiều vụ việc xảy ra tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan hành
chính quản lý đất đai mà thông qua khiếu nại không giải quyết được, các bên
không thể thống nhất kết quả giải quyết. Thường thì người dân thực hiện
quyền khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước trong
lĩnh vực đất đai nhận được kết quả giải quyết giải quyết từ UBND các cấp
không được như mong muốn, các vấn đề họ khiếu nại luôn không được chấp
nhận, dẫn đến người khiếu nại buộc phải thực hiện quyền khởi kiện ra Tòa án,
yêu cầu sửa đổi hoặc hủy bỏ các quyết định hành chính của cơ quan, cá nhân
có thẩm quyền trong quản lý đất đai, đồng thời bồi thường thiệt hại do quyết
định hành chính đó gây ra.
Kết quả của việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vự đất đai
của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp, đảm bảo
pháp luật được thực hiện đúng, đảm bảo được các quyền và lợi ích chính đáng
của các bên tranh chấp, góp phần củng cố niềm tin của người dân vào pháp
luật, vào các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, góp phần ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội và là điều kiện để các thế lực thù địch tuyên truyền kích
động, xuyên tạc, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi thuộc miền Trung Tây Nguyên, với nhiều
dân tộc thiểu số, sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên rừng và đất đai nên
cũng là điểm nóng xảy ra các khiếu kiện, khiếu nại về đất đai. Nguyên nhân
1


cơ bản là do công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của các cơ quan chức
năng chưa kịp thời, chưa công khai, minh bạch, nhận thức về pháp luật nói
chung, pháp luật trong lĩnh vực đất đai của người dân ở đây còn rất thấp khiến
cho tình trạng tranh chấp đất đai phát sinh nhiều không chỉ giữa người dân với
nhau, mà còn giữa người dân với các cơ quan nhà nước quản lý hành chính
trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn. Mặc khác, việc xét xử các vụ án hành
chính liên quan đến đất đai còn để kéo dài, tỷ lệ án bị các cấp xét xử sửa và

hủy còn nhiều, tạo ra những bức xúc trong nhân dân. Trong đó, huyện Ea Kar,
tỉnh Đắk Lắk là một trong những huyện được đánh giá là có số lượng tranh
chấp trong lĩnh vực quản lý đất đai tương đối ít nhưng qua nghiên cứu cho
thấy hiện nay trên địa bàn huyện đang diễn ra một số vấn đề liên quan đến
hoạt động quản lý đất đai tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh việc khiếu nại,
khiếu kiện phức tạp.
Khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai có đối tượng chủ yếu là quyết định
hành chính về quản lý đất đai. Để giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh
vực đất đai, pháp luật đất đai và pháp luật tố tụng hành chính đang dần được
hoàn thiện, tạo nên cơ sở pháp lý giúp cho Tòa án nhân dân thực hiện tốt việc
giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai. Tuy
nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án hành chính trong
lĩnh vực quản lý đất đai vẫn nảy sinh nhiều hạn chế, bất cập nhất định. Thông
qua nghiên cứu tình hình giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong
lĩnh vực đất đai từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Ea Kar, Tòa án
nhân dân tỉnh Đắk Lắk, chúng ta sẽ thấy rõ và tìm ra được nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế này. Để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao
chất lượng giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai
có hiệu quả, ngăn ngừa những vi phạm trong quản lý đất đai, không để

2


tranh chấp đất đai phát sinh trở thành "điểm nóng" gây mất ổn định chính trị,
tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Như vậy việc lựa chọn nghiên cứu thực hiện đề tài: "Giải quyết khiếu
kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn xét xử của
Tòa án nhân dân huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk" làm luận văn thạc sĩ luật học
là thật sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu

Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất
đai được nhiều học giả tiếp cận và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
và là một vấn đề không mới ở nước ta. Thời gian qua đã có nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về vấn đề này được công bố, có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Giáo trình Luật đất đai, (2016) Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công
an nhân dân, Hà Nộivới các nội dung về các vấn đề lý luận cơ bản về ngành
luật đất đai, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, chế độ quản lý nhà nước về đất
đai và địa vị pháp lý của người sử dụng đất; thủ tục hành chính trong quản lý,
sử dụng đất đai, chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp, chế độ pháp lý đất phi
nông nghiệp, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai. Tuy nhiên, cấp độ nghiên cứu các
vấn đề của giáo trình chỉ mang tính tổng quát, chưa thật sự chuyên sâu, nhưng
với các nội dung này của giáo trình sẽ góp phần định hướng vào việc nghiên
cứu luận văn của tác giả.
Mai Thị Tú Oanh (2013), Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất
đai bằng tòa án ở nước ta, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện Khoa học Xã
hội:làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tranh chấp đất đai và giải
quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án. Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn
thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai
3




Việt Nam. Tuy nội dung của luận án tập trung nghiên cứu về giải quyết

tranh chấp đất đai theo pháp luật tốt tụng dân sự nhưng phần nào cũng đã
cung cấp cho tác giả những cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai, những khái
niệm được sử dụng trong lĩnh vực đất đai và cách thức giải quyết tranh chấp

này thông qua khởi kiện đến Tòa án, giúp tác giả nhận diện được sự khác
nhau về tranh chấp đất đai trong dân sự và trong hành chính.
Phan Duy Hùng, Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan
hành chính Nhà nước (qua thực tiễn tỉnh Nghệ An) (2011), Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học quốc gia Hà Nội: Nội dung của luận văn tập trung nghiên cứu
về cơ sở lý luận về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của
các cơ quan hành chính ở đây là UBND các cấp, qua thực tiễn giải quyết
khiếu nại trên phạm vi địa bàn tỉnh Nghệ An, khác với nội dung nghiên cứu
luận văn của tác giả về pháp luật khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh
vực đất đai tại Tòa án nhân dân. Quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai
của UBND các cấp cũng là một trong những quyết định hành chính trong lĩnh
vực đất đai bị khiếu kiện. Vì vậy, luận văn là một trong những tài liệu tham
khảo có giá trị đối với phần nghiên cứu cơ sở lý luận cho luận văn của tác giả.
Đinh Thị Thanh Thảo, Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực
tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
(2016), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Luật Hà Nội: Nội dung của luận
văn nghiên cứu về tất cả các tranh chấp đất đai, pháp luật điều chỉnh về giải
quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn nghiên cứu là công tác xét xử tại TAND
quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, đã cung cấp cho tác giả nguồn
tham khảo về cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai, hoạt động xét xử của Tòa
án, về pháp luật điều chỉnh trong giải quyết tranh chấp đất đai, góp phần hoàn
thiện cho luận văn của tác giả.

4


Nguyễn Thị Hải Thanh, Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ
thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, (2016), luận văn thạc sĩ, Viện
hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam: nghiên cứu về cơ sở lý luận về giải quyết
tranh chấp đất đai bằng Tòa án, và phạm vi nghiên cứu chỉ gói gọn trên địa

bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu của
luận văn đã cung cấp những cơ sở lý luận có giá trị tham khảo cao đối với
việc thực hiện luận văn của tác giả.
Dương Thị Sen (2012), Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông
qua Tòa án nhân dân, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc
gia Hà Nội: tập trung nghiên cứu về pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua con đường Tòa án nhân dân.
Lý Thị Ngọc Hiệp (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu
quả giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân, Luận
văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh: nghiên
cứu về cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án
nhân dân, thực tiễn giải quyết để có những biện pháp nâng cao hiệu quả giải
quyết án tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án.
Nguyễn Văn Luật, Tưởng Duy Lượng (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn
nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại
Tòa án nhân dân, Đề tài khoa học cấp bộ; Nguyễn Văn Luật (2013),Tranh
chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Đề tài khoa học cấp bộ;
Báo cáo tham luận “Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân
dân – Kiến nghị và giải pháp” của TS. Nguyễn Văn Cường và cử nhân Trần
Văn Tăng, Viện khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao tại hội thảo “Tình
trạng tranh chấp và khiếu kiện đất đai kéo dài: Thực trạng và giải pháp”, ngày
8

– 09 tháng 10 năm 2008 tại Buôn Mê Thuột – Đắk Lắk; Tài liệu Hội thảo

5


khoa học: Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai, do Trung tâm
thông tin, Tư liệu và Nghiên cứu Khoa học - Văn phòng Quốc hội và Ủy ban

nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk tổ chức tại Buôn Mê Thuột, tháng 5 năm
2007... và một số các bài viết: Nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính của NCS. ThS. Nguyễn Thị Hà, giảng viên khoa Luật trường Đại học
Vinh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 18/2017; Loại tranh chấp đất đai nào
phải qua thủ tục hòa giải cơ sở, của Phan Gia Ngọc, Tạp chí Tòa án nhân dân
(TAND), số 18, 2009; Chế định sở hữu đất đai qua các thời kỳ và giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước với đất đai, của TS Doãn Hồng Nhung…
Các công trình nghiên cứu trên thật sự là tài liệu tham khảo hữu ích và
có giá trị lớn đối với việc nghiên cứu nội dung của luận văn của tác giả.
3.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đạt được các mục đích cơ bản sau đây:
-

Làm rõ cơ sở lý luận chung của các quy định pháp luật về khiếu kiện

quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai và thực tiễn giải quyết tại Tòa án
nhân dân huyện Ea Kar,tỉnh Đắk Lắk.
-

Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong

lĩnh vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Làm
rõ những hạn chế, vướng mắc trong quá trình giải quyết, nguyên nhân khách
quan, chủ quan.
-

Đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết


khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Tòa án
Tòa án nhân dân nói chung và tại Tòa án nhân dân huyện Ea Kar, tỉnh Đắk
Lắk nói riêng.

6


4.

Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ

4.1.
-

Làm rõ khái niệm, đặc điểm của quyết định hành chính trong lĩnh vực

đất đai, khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai và giải quyết
khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Tòa án
nhân dân cấp huyện.
- Làm rõ những quy định của pháp luật về giải quyết khiếu kiện quyết
định hành chính trong lĩnh vực đất đai, thực trạng giải quyết tại Tòa án nhân
dân huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
-

Nêu được định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giải

quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Tòa
án nhân dân.

4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*

Đối tượng nghiên cứu:

- Các quy định hiện hành của pháp luật về giải quyết khiếu kiện quyết
định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại TAND huyện.
-

Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giải quyết khiếu kiện

quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân
huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
-

Những khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định pháp

luật.
* Phạm vi ngiên cứu: pháp luật về giải quyết khiếu kiện quyết định hành
chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại TAND huyện
-

Phạm vi không gian: tại TAND huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

-

Phạm vi thời gian: Kể từ khi Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực

thi hành.


7


5.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản:
-

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lên trong quản lý đất đai và trong tố tụng hành
chính;
-

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ

thể như phương pháp bình luận, diễn giải; phương pháp lịch sử; phương pháp
so sánh luật học; phương pháp đánh giá; phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về khiếu kiện quyết định hành chính
trong lĩnh vực đất đai và giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong
lĩnh vực đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong
lĩnh vực đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu
kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai tại tòa án nhân dân.

8


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT
ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, chủ thể, phương thức khiếu kiện
quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của khiếu kiện quyết định hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ và
hoạt động quản lý hành chính Nhà nước bằng nhiều phương thức và công cụ
khác nhau. Trong đó, việc ban hành các quyết định hành chính là một trong
những phương thức chủ yếu được chủ thể quản lý hành chính Nhà nước sử
dụng nhiều. Quyết định hành chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến hoạt
động quản lý hành chính Nhà nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Song, quyết định hành chính cũng tiểm ẩn khả năng tác động tiêu cực
đến mọi mặt của đời sống xã hội, có nguy cơ xâm hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức nếu được ban hành không đúng, không đảm
bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Hiện nay, quyết định hành chính là thuật ngữ được đề cập khá phổ biến
trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước và có khá nhiều quan niệm khác
nhau về quyết định hành chính.
Như tại Khoản 8 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định: “Quyết định

hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn
đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần
9


đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”. Còn tại Khoản 1 Điều 3 Luật Tố
tụng hành chính 2015 quy định: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý
hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ
chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành
chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”.
Việc xác định đúng đắn, rõ ràng quyết định hành chính bị kiện, là đối
tượng bị khởi kiện trong vụ án hành chính có vai trò rất quan trọng. Trước hết
là tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức khởi kiện đồng thời giúp Tòa án
tránh nhầm lẫn trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án hành chính; góp phần
đảm bảo việc Tòa án tuyên bản án đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự, trật tự quản lí hành chính nhà nước.Vì vậy, cần
xác định những tiêu chí đặc trưng của một quyết định hành chính có thể là đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính, cụ thể là: “ Tính quyền lực công; Sự tác
động trực tiếp và chính xác của quyết định hành chính, hành vi hành chính
đối với người khởi kiện; Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu
kiện không thuộc phạm vi loại trừ”.1
Theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 thì: Quyết định hành
chính bị kiện là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức
được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể
trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế,
chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội

1

Bài viết: Bàn về Quyết định hành chính – Đối tượng xét xử của Vụ án hành chính; NCS. ThS. Nguyễn Thị

Hà, giảng viên khoa Luật trường Đại học Vinh, Tạp chí kiểm sát năm 2017, Tr. [46, 51]

10


dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân2. (Điều 3 Luật TTHC 2015)
Như vậy, quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án hành chính là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết
định hoặc công văn, thông báo, kết luận do cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó
ban hành áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể quyết
định về vấn đề nhất định trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước mà
người khởi kiện cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Cụ
thể gồm:
-

Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tổ

chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan tổ chức đó ban hành trong
khi giải quyết, xử lí những việc cụ thể trong quản lí hành chính là đối tượng
khởi kiện vụ án hành chính tai Tòa án;
-

Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại, quyết


định này chỉ được coi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính khi có nội
dung sửa đổi, bổ sung, thay thể, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định
hành chính cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tổ chức khác hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lí
những vụ việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình.
Các quyết định hành chính bị kiện này phải thỏa mãn các điều kiện:
Thứ nhất, về hình thức, quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn
bản.
Hình thức văn bản của quyết định hành chính bị khởi kiện có thể thể
hiện dưới hình thức pháp lý hay không pháp lý (quyết định, công văn, kết

2

Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015

11


luận, thông báo, nếu chứa nội dung "quyết định về một vấn đề cụ thể trong
hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số
đối tượng cụ thể" đều là quyết định hành chính có thể bị khởi kiện. Quy định
như vậy nhằm bảo đảm quyền khởi kiện của các chủthể và việc quy định như
vậy cũng phù hợp với các quy định tương ứng của luật tố tụng hành chính ở
các nước phát triển.
Thứ hai, quyết định đó phải là quyết định hành chính cá biệt.Căn cứ
vào tính chất pháp lý, quyết định hành chính gồm 3 loại: Quyết định chủ đạo,
quyết định quy phạm và quyết định cá biệt; trong đó, chỉ có quyết định hành
chính cá biệt mới là đối tượng xét xử của Toà án.
Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam cũng đã đưa ra những
dấu hiệu căn bản của quyết định hành chính cá biệt nhằm giúp những người

thực hiện và áp dụng pháp luật hình dung rõ ràng về dạng quyết định hành
chính này, cụ thể là:
-

Có nội dung liên quan đến việc giải quyết một vấn đề cụ thể trong

quản lý hành chính nhà nước;
-

Được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

-

Quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi

ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh
nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân hay cụ thể hơn là phải xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích của các
đương sự, bị chính đương sự hoặc người do đương sự ủy quyền khởi kiện.
-

Quyết định hành chính thỏa mãn các trường hợp quy định tại Điều 30

Luật tố tụng hành chính, trừ quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà
nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của
pháp luật; Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý

12



hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; Quyết định hành chính,
hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Thứ ba, Chủ thể ban hành quyết định hành chính cá biệt thuộc đối
tượng xét xử của Tòa án là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức
được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành.Bao gồm các cơ quan :Bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn
phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và quyết định hành chính của người có thẩm quyền trong cơ
quan; Cơ quan nhà nước cấp tỉnh trở xuống và cán bộ, công chức của các cơ
quan nhà nước đó; Cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan
đó.
Như vậy, các quy định được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng
hoặc đối với đối tượng không xác định (văn bản quy phạm pháp luật); các
quyết định không phải là của cơ quan hành chính nhà nước thì không được
coi là quyết định hành chính.
Từ khái niệm quyết định hành chính trên, có thể khái quát quyết định
hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là quyết định bằng văn bản của cơ
quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ
thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.
Quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai bao gồm nhiều
loại khác nhau được các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền ban hành, thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Đối với các quyết
định hành chính có các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai sau
đây, nếu việc khiếu kiện được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật,

13



đều thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND theo thủ tục tố tụng hành
chính.Quyết định hành chính trong quản lý đất đai, bao gồm:
-

Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng

dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
-

Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

-

Cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

-

Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.

Theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá
nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai cũng
vậy, đây là một lĩnh vực rất rộng và khi cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
ban hành các quyết định hành chính đối với người sử dụng đất đai mà họ
không đồng ý với nội dung của các quyết định này thì họ có quyền khiếu nại,
khởi kiện ra Tòa án theo đúng thủ tục pháp luật quy định.
Vậy, khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai là việc cá
nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện của mình bằng cách gửi
đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp có

liên quan đến các quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai nhằm
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Từ khái niệm trên có thể rút ra được một số đặc điểm của khiếu kiện
quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
-

Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức nhưng phải là người bị

tác động trực tiếp, có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng bởi quyết định
hành chính về đất đai đó.
-

Đối tượng bị khởi kiện là quyết định hành chính trong lĩnh vực quản

lý đất đai.

14


-

Người bị khởi kiện là chủ thể đặc biệt, là cơ quan quản lý nhà nước

về đất đai hoặc chủ thể đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai
trong việc thực hiện hoạt động công vụ.
1.1.2. Chủ thể, phương thức của khiếu kiện quyết định hành chính
trong lĩnh vực đất đai
Chủ thể của khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai là
các quyết dịnh hành chính do các cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người
có thẩm quyền ban hành, thực hiện theo quy định của Luật Đất đai.

Các đương sự của vụ kiện có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Các cơ
quan, cá nhân, tổ chức này phải thỏa mãn các điều kiện:
Thứ nhất, phải có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng
hành chính. Trong đó:
-

Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố

tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy
định khác có quyền khởi kiện vụ án hành chính độc lập.Cá nhân là người chưa
thành niên (chưa đủ 18 tuổi) hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thực
hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp
luật.
-

Tổ chức - chủ thể khởi kiện quyết định hành chính, phải là pháp nhân

theo quy định của pháp luật dân sự. Ngoài ra, một số tổ chức mặc dù không
phải là pháp nhân nhưng do pháp luật quy định có quyền tham gia các quan
hệ pháp luật một cách độc lập nên cũng có quyền khởi kiện vụ án hành chính,
như: Hộ gia đình, Tổ hợp tác, Hộ kinh doanh...
Cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính thông
qua người đại diện theo pháp luật. Nếu cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sát nhập,
chia, tách, giải thể thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính.

15


Thứ hai, phải là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính

đất đai đó.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chứng minh được rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính thì mới
có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ.
Đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có tên trong quyết định hành chính,
bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính thì việc xác định quyền khởi
kiện của họ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tương
đối dễ dàng. Nhưng quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức không có
tên trong quyết định hành chính thì khó xác định, cần phải xem xét tài liệu,
chứng cứ chứng minh người khởi kiện có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm trực tiếp từ quyết định hành chính hay không.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính quy định:bao gồm
người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan3.
Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành
chính đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính
trong lĩnh vực quản lý đất đai bị khởi kiện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân
tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính
trong lĩnh vực đất đai có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự
mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau đây gọi là
Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Về phương thức khởi kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai:
Người khởi kiện có quyền nộp trực tiếp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc
3Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015

16



thông qua bưu điện để gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, hoặc gửi trực tuyến qua
cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Tòa án nhận đơn khởi kiện do
người khởi kiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án hoặc gửi
qua dịch vụ bưu chính và ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp nhận đơn trực
tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn. Việc nhận đơn khởi
kiện được ghi vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của
Tòa án (nếu có)4.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, hình thức, thủ tục giải quyết khiếu kiện
quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân
dân.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của giải quyết khiếu kiện quyết định hành
chính trong lĩnh vực đất đai tại Tòa án nhân dân
Giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất
đai tại Tòa án nhân dân là một trong những chức năng, nhiệm vụ của Tòa án
nhân dân theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
Dưới gốc độ lý luận, giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh
vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân là hoạt động xét xử của Tòa án nhân
dân nhằm giải quyết các tranh chấp quyết địn hành chính trong lĩnh vực quản
lý đất đai. Hay nói cách khác, đó là hoạt động của Tòa án xem xét về tính hợp
pháp của quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai để giải quyết
yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
Về phương diện lí luận, xem xét tính hợp pháp nghĩa là xem xét tính
“đúng với pháp luật” của các quyết định hành chính. Cụ thể là cần phải xem
xét đánh giá về thẩm quyền, nội dung và hình thức, thủ tục ban hành quyết
định hành chính.

4Điều 119 Luật Tố tụng hành chính 2015

17



Thứ nhất, quyết định hành chính phải được ban hành bởi các chủ thể có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền ban hành quyết định
hành chính thể hiện trên hai phương diện: thẩm quyền về nội dung và thẩm
quyền về hình thức.
Đối với quyết định hành chính về đất đai, thẩm quyền về nội dung là
việc xác định quyết định hành chính phải được ban hành bởi người có thẩm
quyền thực hiện những công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ quản lý
nhà nước về đất đai, không được vượt quyền, lạm quyền; thẩm quyền về hình
thức là quyết định hành chính đó phải được ban hành đúng hình thức (tên gọi,
thể thức trình bày) đã được pháp luật đất đai quy định . Hình thức của quyết
định hành chính thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau, nhưng với quyết định
hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính, pháp luật chỉ
thừa nhận dưới hình thức văn bản với các tên gọi quyết định, thông báo, kết
luận, công văn.
Thứ hai, Nội dung quyết định hành chính về đất đai phải phù hợp với
các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở để ban hành ra
nó, có nghĩa là quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở áp dụng đúng
pháp luật đất đai
Nội dung quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở áp dụng các
quy định pháp luật đất đai đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm ban hành
quyết định và không trái với các quy định pháp luật nằm trong văn bản quy
phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao hơn.
Nội dung quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất
đai được ban hành trên cơ cở áp dụng đúng các quy định pháp luật phù hợp
với các tình tiết thực tế có liên quan, có đầy đủ căn cứ thực tế. Vì vậy trong
quá trình Tòa án đánh giá quyết định hành chính ban hành có đầy đủ căn cứ
hay không cần phải xem xét tổng thể thực tế vụ việc cần giải quyết,

18



×