Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty bảo hiểm BIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.69 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP

Đơn vị thực tập:

CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn

: Nguyễn Thị Liên Hương

Sinh viên thực hiện

: Mai Sơn Ngọc

Mã sinh viên

: A23149

Chuyên ngành

: Quản trị Marketing

HÀ NỘI - 2016



MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

BIC

Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ


Trong suốt 30 năm, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam chỉ có một công
ty duy nhất hoạt động đó là Bảo Việt. Tuy nhiên, cho đến nay, đã có hơn 20 công ty
bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động trên thị trường với các hình thức sở hữu khác nhau.
Điều này góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Và trong
một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thế, sự liên kết giữa ngân hàng và các công ty
bảo hiểm trở thành một xu thế tất yếu. Sự liên kết này không những đem lại lợi ích cho
cả hai bên. Và hơn cả là sự liên kết này đem lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng khi sử
dụng dịch vụ này. Cụ thể là có rất nhiều ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm và các
công ty bảo hiểm thành lập ngân hàng của riêng mình để tân dụng triệt để mối quan hệ
giữa ngân hàng và bảo hiểm nhằm phục vụ trọn gói, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của
khách hàng.

Nằm trong xu thế đó, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (viết tắt là BIC) đã ra đời vào 1/1/2006 với tư cách là công ty bảo hiểm trực
thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Được sự cho phép của Nhà trường và Công Ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam, qua một thời gian ngắn quan sát, tìm hiểu và nghiên cứu về công
ty, cùng với sự giúp đỡ trực tiếp của Phòng kế toán và toàn bộ các anh chị thuộc các
Phòng ban khác trong quá trình thực tập tại Công ty và đặc biệt là sự bảo ban tận tình
của cô giáo Nguyễn Thị Liên Hương, kết hợp với những kiến thức đã được trang bị
trong trường và bên ngoài, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập với nội dung sau:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Phần 3: Nhận xét và kết luận
Thật sự do thời gian thực tập và quá trình thu thập dữ liệu hạn chế nên bản báo
cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình
thức trình bày. Em kính mong nhận được sự nhận xét,sửa chữa và đóng góp của thầy
cô để bản báo cáo thực tập của em được hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cảm
ơn các thầy cô ạ!


PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát
triển của Công Ty Bảo Hiểm Ngân
Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra đời trên cơ sở

chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc
BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong
Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành
lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi
mới (BIC) kể từ ngày 01/01/2006.
− Tên đầy đủ và chính thức: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
− Tên giao dịch bằng tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV.
− Tên tiếng Anh: BIDV Insurance Company.
− Tên viết tắt: BIC
− Vốn điều lệ: 1.172.768.950.000 VNĐ
− Trụ sở chính: Tầng 16, tháp A, Vincom, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội
− Điện thoại: (84-4) 22200282 - Fax: (84-4) 22200281
− Website: www.bic.vn
− Email: | www.baohiemtructuyen.com.vn
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Năm 1999, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Công ty Bảo
hiểm Quốc tế QBE (Úc) hợp tác thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc
(BIDV-QBE).
Tháng 1/2006, BIDV chính thức mua lại phần vốn góp của QBE trong liên doanh
và đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC).

5


Năm 2007, BIC tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, mở rộng thêm 11 chi nhánh và
30 phòng kinh doanh khu vực.
Năm 2008, BIC với chiến lược mở rộng hoạt động sang thị trường các nước
Đông Dương, công ty hợp tác với Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB) và Ngân

hàng Ngoại thương Lào (BCEL) thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt
(LVI). Và cũng trong năm đó, BIC triển khai kênh Bancassurance, được cấp chứng chỉ
hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.
Tháng 9/2009, với việc được giao quản lý toàn diện Công ty Bảo hiểm Cambodia
Việt Nam, BIC trở thành công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam có mạng lưới hoạt
động trên cả 3 nước Đông Dương (Việt Nam - Lào - Campuchia).
Năm 2010, BIC được bình chọn vào top 100 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt
2010. Từ ngày 01/10/2010, BIC chính thức chuyển đổi từ Công ty 100% vốn Nhà
nước sang Công ty cổ phần với tên gọi mới là Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tháng 12/2010, BIC được Thủ tướng Chính phủ
trao tặng Bằng khen về những đóng góp xây dựng đất nước và bảo vệ CNXH trong 5
năm hoạt động.
Năm 2011, với mục tiêu tăng cường khai thác và phủ kín hoạt động, BIC mở mới
2 công ty thành viên là BIC Bắc Bộ và BIC Sài Gòn, thành lập thêm 17 phòng kinh
doanh, nâng tổng số công ty thành viên lên 21 đơn vị và 91 phòng kinh doanh trên
toàn quốc.
Năm 2012 là năm BIC chuyến hướng mạnh mẽ sang lĩnh vực bán lẻ với hàng
loạt sản phẩm bảo hiểm cá nhân mới và sự khởi sắc của hầu hết các kênh phân phối,
đặc biệt là Bancassurance và Bảo hiểm trực tuyến.
Năm 2013, BIC tiếp tục định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh tại hải ngoại.
công ty đã xúc tiến mua lại phần vốn góp của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt trong
Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt để tăng tỷ lệ sở hữu tại LVI lên 65. Cũng trong
năm này, thành lập công ty thành viên thứ 22 của hệ thống - Công ty Bảo hiểm BIDV
Đông Đô, đánh dấu một bước chuyển về chiến lược của công ty trong việc phát triển
mạng lưới tại các địa bàn trọng điểm.
Năm 2014, vượt qua các khó khăn chung của nền kinh tế, BIC đã hoàn thành hầu
hết các chỉ tiêu kế hoạch, đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất trong các năm hoạt
động. Sau khi thực hiện thành công 2 đợt tăng vốn điều lệ, vốn điều lệ của công ty đã
tăng từ 660 tỷ đồng lên trên 762 tỷ đồng. Năm 2014, công ty cũng hoàn thiện cơ sở vật
chất và các thủ tục cấp phép để đưa vào hoạt động 03 công ty thành viên mới là BIC

6


Cửu Long, BIC Lào Cai và BIC Tây Bắc, nâng tổng số công ty thành viên lên 25 công
ty, phủ rộng hầu hết các địa bàn trọng điểm trên cả nước.
Năm 2015, BIC chính thức khai trương Văn phòng Đại diện tại Myanmar, thúc
đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữa Việt Nam và Myanmar. Đặc biệt, năm 2015,
công ty đã hoàn tất giao dịch mua cổ phần chiến lược với FairFax, nhà bảo hiểm và tái
bảo hiểm hàng đầu thế giới đến từ Canada. Trong đó FairFax mua 35% cổ phần mới
phát hành của BIC và trở thành nhà đầu tư chiến lược.
Với những dấu ấn sau 10 năm hoạt động cùng những đóng góp cho xã hội và nền
kinh tế nước nhà, BIC đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ
tịch nước trao tặng.
1.1.3. Các ngành, nghề kinh doanh
Bảo hiểm phi nhân thọ
− Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt
− Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng
− Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
− Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
− Bảo hiểm tiền
− Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển
− Bảo hiểm xe cơ giới
− Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
− Bảo hiểu tàu
− Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
− Bảo hiểm trách nhiệm
− Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
− Bảo hiểm bảo lãnh
− Bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm kết hợp con người
− Bảo hiểm du lịch

− Bảo hiểm hàng không
− Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác
7


Tái bảo hiểm
− Nhận tái và tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Đầu tư tài chính
− Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu
− Đầu tư trực tiếp
− Tư vấn đầu tư và các hình thức đầu tư tài chính khác
Hoạt động khác
− Đề phòng, hạn chế tổn thất
− Giám định tổn thất
− Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật: kinh doanh bất động sản, cho
vay theo quy định Luật các Tổ chức tín dụng

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công
Ty Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí

Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY

Giám đốc

Phó giám đốc

8



Phòng
kiểm tra
nội bộ

Phòng
tổ chức
cán bộ

Phòng
tài
chính
kế toán

Phòng
giám định
bồi thường

Phòng
đầu tư và
phát triển

Phòng
tái bảo
hiểm

Phòng
công nghệ
thông tin


1.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng
bộ phận
1.3.1. Giám đốc:
Giám đốc là người đại diện trước pháp luật cho doanh nghiệp và nắm giữ quyền
hành cao nhất, chịu trách nhiệm chưng về mọi hoạt động và tất cả những vấn đề liên
quan đến doanh nghiệp như đối nội và đối ngoại
Giám đốc có quyền hạn và nghĩa vụ sau:
− Trung thanh với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết,
cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử
dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá
nhân khác.
− Ra quyết định định hướng phát triển doanh nghiệp, thực hiện các kế hoạch
kinh doanh và phương án đầu tư của doing nghiệp.
− Kí kết các hợp đồng kinh tế, các văn bản giao dịch với khách hàng.
− Ban hành các quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp.
1.3.2. Phó giám đốc
Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ do giám đốc giao.
Phó giám đốc có nhiệm vụ:
− Điều hành sản xuất, công tác ứng dụng khoa học kĩ thuât, công tác chính trị tư
tưởng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các nhân viên.
− Nghiên cứu xem xét các hoạt động của doanh nghiệp.
− Đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh với giám đốc để điều chỉnh các
quyết định cho phù hợp.
− Tham mưu về việc quyết định thực hiện các công việc trong lĩnh vực phụ trách
chuyên môn.
9


1.3.3. Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng kiểm tra nội bộ có nhiệm vu:

− Thực hiện côg tác kiểm tra nội bộ đối với toàn bộ hoạt động của Công ty để
đảm bảo hoạt động của Công ty chấp hành, tuân thủ đúng pháp luật, quy định
và quy trình nghiệp vụ của Công ty.
− Phối hợp với các phòng ban chức năng của Công ty trong việc soạn thảo các
văn bản chế độ pháp lý. Và là đầu mối xử lý các vấn đề pháp lý giữa Công ty
với các cơ quan chức năng.
1.3.4. Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tổ chức cán bộ có nhiệm vụ:
− Quản trị nhân sự trong toàn hệ thống, xây dựng các chính sách nhân sự nhằm
nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên.
− Thực hiện việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong toàn hệ thống.
− Thực hiện mua sắm tài sản của công ty và công cụ lao động của Công ty theo
thẩm quyền do Ban Giám đốc giao phó. Chiu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài
sản của Công ty.
− Thực hiện các công tác quản lý hành chính, quản trị văn phòng tại trụ sở. Thực
hiện các công tác hậu cần cho trụ sở chính trong các hoạt động hàng ngày.
− Đầu mối triển khai công tác quan hệ công chúng của Công ty.
1.3.5. Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ:
− Quản lý toàn bộ các hoạt động tài chính, kế toán của Công ty.
− Tham mưu, đề xuất Ban Giám đốc Công ty trong việc xây dựng, sửa đổi các
chính sách tài chính kế toán của Công ty.
− Trực tiếp thực hiện công tác kế toán tài chính tại trụ sở chính Công ty. Tổng
hợp phân tích số liệu, báo cáo về tình hình tài chính kế toán, kết quả kinh
doanh của Công ty.
1.3.6. Phòng giám định bồi thường
Phòng giám định bồi thường có nhiệm vụ:
− Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giám định bồi thường.
10



− Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc trong toàn bộ những vấn đề liên quan
đến công tác xử lý bồi thường trong hoạt động bảo hiểm toàn Công ty.
− Đề xuất, xây dựng các biện pháp đánh giá rủi ro sau bồi thường nhằm hạn chế
tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty.
1.3.7. Phòng đầu tư và phát triển
Phòng đầu tư và phát triển có nhiệm vụ:
− Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về chủ trương, định hướng, hoạch
định chiến lược các hoạt động đầu tư, kinh doanh của Công ty trong dài hạn
và ngắn hạn đảm bảo nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
− Xây dựng các chính sách và biện pháp liên quan đến phát triển hoạt động kinh
doanh bảo hiểm, kênh phân phối. Đầu mối quản lý và triển khai hoạt động
dịch vụ khách hàng của toàn Công ty.
− Trực tiếp tổ chức, xúc tiến đầu tư, thực hiện hoạt động đầu tư và quản lý danh
mục đầu tư của Công ty đảm bảo hiệu quả cao nhất.
− Trực tiếp tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động đầu tư tài chính theo mục
tiêu và kế hoạch triển khai hàng năm.
− Quản lý nguồn vốn đầu tư (bao gồm cả trực tiếp và ủy thác).
1.3.8. Phòng tái bảo hiểm
− Phòng tái bảo hiểm có nhiệm vụ:
− Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc về chủ trương hoạt động liên quan
đến hoạt động tái bảo hiểm của Công ty.
− Đầu mối nhận thông tin, đề xuất thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhận nhượng tái bảo hiểm của Công ty.
− Quản lý, giám sát, tư vấn, hướng dẫn các đơn vị thành viên thưc hiện nhiệm
vụ công tác có kiên quan đến hoạt động tái bảo hiểm.
1.3.9. Phòng công nghệ thông tin
− Phòng công nghệ thông tin có nhiệm vụ:
− Tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn về công nghệ thông
tin.
− Thực hiện các công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cho Công ty.

11


− Quản trị hệ thống mạng của Công ty.

12


PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HOÀNH THÀN
2.1.

Các hoạt động kinh doanh chính
của BIC

2.1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ
Đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIC, công ty đã nhanh chóng triển khai
được hơn 70 loại hình bảo hiểm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
− Bảo hiểm kỹ thuật
− Bảo hiểm tài sản
− Bảo hiểm con người
− Bảo hiểm xe cơ giới
− Bảo hiểm trách nhiệm
− Bảo hiểm hàng hóa
− Bảo hiểm tàu
Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống trên, BIC đã triển khai một số
nghiệp vụ bảo hiểm mới như: Bancainsurancare, bảo hiểm tài chính,…
2.1.2. Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ
Đối với các công trình dự án lớn tại Việt Nam, các công ty bảo hiểm Việt Nam
chỉ giữ lại một phần tỷ lệ trách nhiệm, còn phần lớn là tái bảo hiểm cho các công ty

nước ngoài. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc tái bảo hiểm. Vì vậy cần
phải xem xét, lựa chọn nhà tái lớn, có uy tín trên thị trường.
Các nhà tái và môi giới đã tích cực hậu thuẫn và tin tưởng chọn BIC là nhà bảo
hiểm gốc cho các hợp đồng lớn của họ.
BIC đã xây dựng mối quan hệ kinh doanh với các nhà tái lớn trên thế giới như:
AIG, Swiss Re, QBE, Best Re, Labuan Re, Malaysia Re…
Tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro, đảm bảo khả năng tài
chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận tái và
hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
2.1.3. Đầu tư tài chính
BIC sẽ thực hiện đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hóa nhằm nâng cao năng lực
tài chính của công ty, hỗ trợ các hoạt động khai thác.
13


Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính là kênh chính tạo ra lợi nhuận và thu nhập
của công ty. Đặc biệt trong giai đoạn mới đì vào hoạt động, cần chiếm lĩnh thị trường
nên việc lỗ nghiệp vụ là không thể tránh khỏi. Do đó, nguồn lợi nhuận của công ty chủ
yếu từ hoạt động đầu tư tài chính.
2.1.4. Dịch vụ giám định
Bên cạnh các lĩnh vực trên, BIC còn cung cấp các dịch vụ đại lý khác liên quan
như: Đại lý giám định, điều tra, tính toán, phân bố tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi
thường và đòi người thứ ba,…
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công Ty Bảo Hiểm
Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam
2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công Ty Bảo Hiểm Ngân
Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam năm 2013 – 2014


14


Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chênh lệch
Chỉ tiêu
(A)
1. Doanh thu hoạt
động kinh doanh
2. Doanh thu hoạt
động tài chính
3. Thu nhập khác
4. Tổng chi phí hoạt
động kinh doanh bảo
hiểm
5. Chi phí hoạt động
tài chính
6. Chi phí quản lí
doanh nghiệp
7. Chi phí khác
8. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
9. Chi phí thuế thu
nhập hiện hành
10. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
hoãn lại
11. Lợi nhuận sau

thuế thu nhập doanh
nghiệp

Năm 2014

Năm 2013

Tuyệt đối

Tương
đối(%)
(4)=(3)/(2)
13,6

(1)
719.833.500.84
9
134.417.547.20
4
1.511.280.754
506.422.273.32
7

(2)
(3)=(1)-(2)
633.634.049.93 86.199.450.916
3
133.432.394.24
985.152.959
5

1.371.705.329
139.575.425
466.276.972.35 40.145.300.969
8

24.582.750.297

14.856.654.199

9.726.096.098

65,4

210.288.525.98
1

173.166.557.13
3

37.121.968.848

21,4

3.443.136.753
852.295.654
111.025.642.539 113.285.670.163

2.590.841.099
-2.260.027.624


303,9
-1,9

0,7
10,1
8,6

23.708.873.885

28.726.052.797

-5.017.178.912

-17,4

490.291.518

418.770.415

71.521.103

17

86.826.477.136

84.978.387.781

1.848.089.355

2,1


(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy một số điều như sau:

15


Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công Ty Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam năm 2014 là 719.833.500.849. Trong khi đó, con số đó của năm
2013 chỉ là 633.634.049.933. Tức là tăng đến 86.199.450.916 so với năm 2013 và tăng
trưởng 13,6%. Thực sự đây là một con số rất đáng mừng, nó phản ánh đúng tình hình của
năm qua. Năm 2014 nên kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khôi phục sau khủng hoảng. Nhờ
đó, các hoạt động kinh doanh chính của công ty như bảo hiểm, tái bảo hiểm, đầu tư tài
chính cũng tăng lên rõ rệt . Ngoài ra, nhờ vào uy tín trên thị trường, BIC vẫn luôn được
khách hàng cũng như các nhà đầu tư tin dùng. Bên cạnh đó công ty cũng nên liên tục cập
nhật và phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới theo xu hướng từng ngày nhằm đáp ứng
mọi nhu cầu cho khách hàng.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty vào năm 2014 là
134.417.547.204. Con số này cũng nhiều hơn doanh thu hoạt động tài chính năm
2013 là 985.152.959. Mặc dù tăng trưởng là không cao cho lắm (chỉ khoảng 0,7%
so với năm 2013) nhưng đây vẫn là năm mà hoạt động tài chính hoạt động có hiệu
quả.

Thu nhập từ các hoạt động khác của công ty trong năm 2014 là 1.511.280.754,
tăng 139.575.425 (khoảng 10,1%) so với năm 2013. Thu nhập này đến từ các hợp đồng
chuyển nhượng dự án, dịch vụ giám định,… và tăng lên trong năm 2014 cũng một phần
nhờ ảnh hưởng tích cực của việc nền kinh tế đang dần được khôi phục.
Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Năm 2014 chỉ cố này đạt mức
3.820.025.565, đây là chỉ số duy nhất chỉ tăng khoảng 4% so với năm 2013 của công ty,

chỉ tiêu này ở năm 2013 là 3.666.354.478 . Đơn giản vì chỉ số này được tính bằng chênh
lệch của doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, mà doanh thu thuần và giá vốn hàng bán
của năm 2014 đều tăng khoảng hơn 5 tỷ VND so với doanh thu thuần và giá vốn hàng
bán của năm 2013. Nhìn chung là khi chỉ số này tăng là một dấu hiệu rất tích cực cho
công ty
Doanh thu về hoạt động tài chính của công ty ở năm 2014 chỉ vọn vẹn 2.342.902,
thậm chí chỉ số này ở năm 2013 của công ty là 0. Chỉ số này cho thấy công ty chỉ tập
16


trung vào các hoạt động kinh doanh và phát triển phần mềm chứ gần như là không tham
gia vào bất kì một hoạt động đầu tư tài chính nào cả
Chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty vào năm 2014 là 3.360.178.225, rất
đáng mừng là chỉ số này của công ty lại ít hơn so với năm 2013 là 217.183.820. Chỉ tiêu
này của công ty vào năm 2013 lên đến 3.577.362.045, các loại chi phí quản lý doanh
nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp chương trình,tiền tiếp khách hang, tổ chức
training... tăng cao là do công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng rất mừng là
trong năm 2014 công ty đã có những bước đi đúng đắn và nhờ thế đã giảm được chi phí
quản lí doanh nghiệp, việc vừa tăng được lợi nhuận kinh doanh vừa tiết kiệm được các
loại chi phí thể hiện công ty càng ngày càng thành công
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty vào năm 2014 là
137.772.573 tăng 48.780.140 so với năm 2013. Mặc dù con số chênh lệch giữa 2 năm
thật sự là rấp thấp nhưng đây cũng đã là một dấu hiệu đáng mừng khi kinh tế thế giới nói
chung và kinh tế Việt Nam nói riêng vừa mới chỉ vượt qua được khó khăn. Không những
thế mà tình hình cạnh tranh trong thị trường cung cấp các sản phẩm công nghệ ở Việt
Nam chưa bao giờ khốc liệt đến thế
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2014 là 137.772.573, chỉ tiêu này của
công ty tăng đến 106.924.574 so với năm 2013. Năm 2013 thật sự là một năm khó khăn
của công ty khi tổng lợi nhuật kế toán trước thuế chỉ vọn vẹn 30.847.999, và khi đã trừ
thuế đi thì gần như công ty không còn được lợi nhuận bao nhiêu cả. Có thể dễ dàng thấy

năm 2013 công ty kinh doanh gần như là không có lãi nhưng với việc năm 2014 chỉ số
này đã tăng khá nhiều so với năm 2013, chúng ta có thể thấy được rất nhiều dấu hiệu khả
quan trong việc kinh doanh của công ty
Về chỉ tiêu chi phí thuế doanh nghiệp hiện hành thì chúng ta có thể dễ dàng thấy
chỉ tiêu này của công ty năm 2014 tăng nhiều so với năm 2013. Cụ thể là chỉ tiêu này
tăng 19.842.515, đây cũng là một điều dễ hiểu thôi vì chỉ tiêu này sẽ tăng và giảm tỉ lệ
thuận vơi chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Nếu tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế của công ty càng lớn thì công ty càng phải đóng thuế cho nhà nước nhiều hơn,
thường thì mức thuế hiện hành cho các doanh nghiệp là 25%
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2014 là 110.218.058 tăng
87.082.059 so với số lợi nhuận sau thuế quá ít của năm 2013 là 23.135.999. Như đã
17


nói ở trên chúng ta có thể dễ dàng thấy năm 2013 công ty kinh doanh gần như không có
lãi, một công ty mà một năm chỉ có lợi nhuận sau thuế là 23.135.999 thì còn không bằng
tổng lương năm của một người đi làm công nhân nhưng đến năm 2014 mặc dù cũng mới
chỉ tăng 87.082.059 nhưng chúng ta cũng đã có thể thấy được tiềm năng lớn của công ty
trong tương lai
Nhận xét: Nhìn chung thì nếu chỉ nhìn vào các chỉ tiêu tài chính của năm 2014 với
năm 2013 thì chúng ta có thể thấy được những dấu hiệu rất tích cực về kinh doanh của
công ty TNHH Thương Mại và Phát Triển Công Nghệ Hoàng Thành. Tuy nhiên nếu phân
tích kĩ chúng ta có thể thấy được công ty chưa có được hiệu quả cao trong các hoạt động
kinh doanh khi lợi nhuận sau thuế của họ thật sự còn quá thấp. Vì vậy trước mắt ban
giám đốc cũng như toàn thể nhân viên trong công ty còn phải nỗ lực rất nhiều nếu muốn
đứng vững và phát triển trong thời kì cạnh tranh đang rất lớn tại Việt Nam
2.3. Tình hình tài sản – nguồn vốn năm
2014 và năm 2013 của công ty
TNHH Thương mại và Phát triển
Công nghệ Hoàng Thành

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công
nghệ Hoàng Thành
Ngày 31/12
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2013

TÀI SẢN

(1)

(2)

A. Tài sản ngắn hạn

Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối(%)
(3)=(1)-(2)
(4)=(3)/(2)

15.972.848.183

12.431.153.012

3.541.695.171

28.49


I. Tiền và các khoản
tương đương tiền

6.338.613.358

4.859.024.630

1.479.588.728

30.45

II. Các khoản phải thu
ngắn hạn

2.320.086.463

1.817.192.241

502.894.222

27.67

1. Phải thu khách hàng

1.903.344.766

551.339.776

1.352.004.990


245.22

405.831.697

1.265.852.465

(860.020.768)

(67.94)

2. Phải trả trước cho
người bán

18


3. Các khoản phải thu
khác

10.910.000

0

10.910.000

0

III. Hàng tồn kho


7.310.651.300

5.743.006.594

1.567.644.706

27.30

1. Hàng tồn kho

7.310.651.300

5.743.006.594

1.567.644.706

27.30

0

0

0

0

3.497.062

11.929.547


(8.432.485)

(70.69)

B. Tài sản dài hạn

1.091.680.142

1.500.536.696

(408.856.554)

(27.25)

I. Tài sản cố định

1.029.472.836

1.279.850.254

(250.377.418)

(19.56)

62.207.306

220.686.442

(158.479.136)


(71.81)

17.064.528.325

13.931.689.708

3.132.838.617

22.49

2. Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
IV. Tài sản ngắn hạn
khác

II. Tài sản dài hạn
khác
Tổng cộng tài sản
NGUỒN VỐN

(1)

(2)

(3)=(1)-(2)

(4)=(3)/(2)

A. Nợ phải trả


6.502.133.504

3.349.455.888

3.152.677.616

94.13

I. Nợ ngắn hạn

6.502.133.504

3.349.455.888

3.152.677.616

94.13

1. Vay ngắn hạn

2.844.602.000

2.200.000.000

644.602.000

29.30

2. Phải trả cho người
bán


3.215.220.950

881.059.967

2.334.160.983

264.93

3. Người mua trả tiền
trước

100.000

700.000

(600)

(85.71)

4. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước

122.335.257

98.545.921

23.789.336

24.14


5. Phải trả người lao
động

279.250.000

169.150.000

110.100.000

65.09

40.625.297

0

40.625.297

0

6. Chi phí phải trả

19


B. Vốn chủ sở hữu

10.652.394.821

10.582.233.820


70.161.001

0.66

I. Vốn chủ sở hữu

10.652.394.821

10.582.233.820

70.161.001

0.66

1. Vốn đầu tư của chủ
sở hữu
2. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối

10.000.000.000

10.000.000.000

0

0

562.394.821


582.233.820

(19.838.999)

(3.41)

Tổng cộng nguồn vốn

17.064.528.325

13.931.689.708

3.132.838.617

22.48

(Nguồn: Phòng hành chính kế toán)
Nhận xét:
Nhìn chung khi nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có thể dễ dàng thấy được
Tổng tài sản của công ty trong năm 2014 là 17.064.528.325 đồng, tổng tài sản của công
ty đã tăng lên hơn 3 tỷ Việt Nam Đồng so với con số 13.931.689.708 đồng của năm
2013. Tổng tài sản của công ty trong năm 2014 tăng đến 22,49% so với năm 2013 chứng
tỏ trong năm 2014 công ty đang có những đầu tư mạnh vào tài sản và cụ thể như sau:
Đầu tiên về phần tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2014 thì chỉ tiêu này là
15.972.848.183 đồng, chỉ tiêu này đã tăng 3.541.695.171 đồng tương ứng 28.49% so với
năm 2013 là 12.431.153.012 đồng. Việc công ty đã đầu tư toàn bộ khá nhiều vào tài sản
ngắn hạn phục vụ cho thấy công ty muốn đẩy mạnh nhiều hoạt động kinh doanh trong
năm 2014. Sự thay đổi được thể hiện qua chỉ tiêu sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2014 lượng tiền mặt và các khoản
tương đương tiền của công ty lên đến 6.338.613.358 đồng, tăng 1.479.588.728 đồng

tương ứng mức tăng 30.45% so với chỉ số này của năm 2013. Điều này cho thấy công ty
đang dót rất nhiều tiền vào năm 2014 để chuẩn bị cho các dự án và các hợp đồng kinh
doanh lớn. Đặc biệt là khi có một lượng tiền sẵn nhiều, công ty có thể tận dụng những cơ
hội mua đặc biệt như sụt giá tạm thời hay dự đoán có tăng giá mạnh trong tương lai để có
thể nhập được cái nguyên vật liệu hay sản phẩm kinh doanh rẻ hơn từ đó nâng cao khả
năng cạnh tranh về giá trên thị trường.
Các khoản phải thu khách hàng của công ty trong hai năm gần đây là khá lớn,
con số này lần lượt là 2.320.086.463 đồng vào năm 2014 và 1.817.192.241 đồng vào năm
2013. Đặc biệt là chỉ tiêu này trong năm 2014 còn tăng 502.894.222 đồng so với năm
20


2013, nghĩa là tăng đến 27.67%. Chỉ tiêu này được thể hiện qua ba chỉ số là các khoản
phải thu khách hàng, các khoản phải ứng trước cho người bán, các khoản thu khác và cụ
thể là như sau:
+

Phải thu khách hàng: Năm 2014 là 1.903.344.766 đồng, tăng đến
1.352.004.990 đồng tương ứng tăng 245,22% so với con số này năm 2013 chỉ
là 551.339.776 đồng. Như đã phân tích ở trên, điều này thể hiện việc thu tiền
chậm của công ty với khách hàng. Khoản mục này luôn chiếm phần lớn trong
các khoản phải thu ngắn hạn. Tuy nhiên việc thu tiền chậm cũng là do công ty
linh động cho phía khách hàng thoải mái hơn về thời gian thanh toán, điều này
phần nào giúp công ty có được thiện cảm. Tuy nhiên thì những con số này khá
là đáng ngại với công ty vì không những các khoản phải thu khách hàng này
có thể trở thành rủi ro trong dài hạn mà trong ngắn hạn thì điều này cũng làm
công ty không có được nguồn vốn để kinh doanh và sử dụng vào một số mục
đich cần thiết khác của công ty

+


Tiếp theo thì chỉ số các khoản phải thu khách hàng của công ty cũng bị ảnh
hưởng một phần bởi chỉ tiêu phải trả trước cho người bán. Năm 2014 thì
công ty đã khá thành công trong việc đàm phán được với bên nhà cung cấp khi
con số mà cung ty phải trả trước cho người bán chỉ là 405.831.697 đồng giảm
đếm 860.020.768 đồng so với con số khá lớn phải ứng cho người bán năm
2013 là 1.265.852.465. Nhìn chung thì điều này là khá có lợi cho công ty vì
chúng ta có thể dùng số tiền nợ nhà cung cấp để sử dụng vào các hoạt động
kinh doanh sinh lời khác cho công ty hoặc thậm chí công ty chỉ cần gửi ngân
hàng là cũng đã có lãi.

+

Các khoản phải thu khác là chỉ số gần như đóng góp rất nhỏ vào các khoản
phải thu ngắn hạn của công ty : Năm 2014 là 10.910.000 đồng, thậm chí trong
những năm trước thì con số này của công ty là 0. Mặc dù đây là một khoản
mục nhỏ, không ảnh hưởng nhiều được đến việc thu tiền ở các khoản phải thu
ngắn hạn, nhưng đây vẫn là một điều rất tốt, giúp ngăn chặn nợ xấu cho công
ty.

Chỉ tiêu hàng tồn kho của công ty vào năm 2014 là 7.310.651.300 đồng nhiều hơn
1.567.644.706 đồng so với chỉ số hang tồn kho năm 2013 là 5.743.006.594 đồng tương
ứng với mức tăng là 27.3%. Tuy doanh thu bán hàng của năm 2014 của công ty vượt trội
21


so với năm 2013 nhưng với việc nhập hàng quá nhiều đã khiên hàng tồn kho của công ty
cũng rất lớn. Việc chỉ số hàng tồn kho năm 2014 là 7.310.651.300 đồng thật sự là một
điều không tốt với công ty, việc có quá nhiều hàng tồn kho không chỉ bị đọng vốn, tốn
tiền kho bãi và đặc biệt là rủi ro hỏng hóc là khá cao. Công ty nên có những biện pháp để

giảm chỉ số tồn kho này xuống nếu không muốn gặp những khó khan về kinh tế vào các
năm sau
Tài sản dài hạn của công ty trong năm 2014 là 1.091.680.142 đồng, chỉ số này lại
ít hơn năm 2013 408.856.554 đồng. Tương đương giảm 27.25%, chỉ số tài hạn dài hạn
này được cấu thành bởi các tài sản cố định và các tài hạn dài hạn khác và cụ thể là như
sau
Tài sản cố định của công ty tính hết ngày 31/12/2014 là 1.029.472.836 đồng trong
khi đó tài sản cố định của công ty tính đến hết năm 2013 là 1.279.850.254 đồng, ít hơn
250.377.418 đồng. Điều này thể hiện trong năm 2014 công ty không đầu tư vào tài sản cố
định nhiều và do khấu hao thì tài sản cố định của công ty đã giảm 19.56% so với năm
2013, điều này cũng dễ hiểu vì sau khi kết thúc năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty
rất thấp vì vậy công ty sẽ không có tiền để đầu tư vào các tài sản cố định và có thể sau
một năm 2014 làm ăn thuận lợi hơn thì công ty sẽ đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định
trong năm 2015
Về các tài sản dài hạn khác của công ty thì con số 62.207.306 của năm 2014 thấp
hơn đến 71.81% so với con số 220.686.442 đồng của năm 2013. Rõ rang khi mà công
việc kinh doanh không hiệu quả thì công ty bắt buộc phải cắt giảm các khoản đầu tư và
đặc biệt là các khoản đầu tư vào tài sản dài hạn. Tuy nhiên việc thiếu đi các khoản đầu tư
vào tài khoản dài hạn sẽ khiến công ty gặp không ít khó khăn trong tương lai
VỀ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN:
Nợ phải trả của công ty trong năm 2014 là 6.502.133.504 con số này gần như là
tăng gấp đôi so với số nợ phải trả trong năm 2013 chỉ là 3.349.455.888, nhiều hơn
3.152.677.616 đồng và tương ướng tăng 94.13%. Chỉ tiêu này được thể hiện ở nợ ngắn
hạn với khoản mục chính là các khoản phải trả người bán, các loại thuế và các khoản phải
nộp ngắn hạn khác. Có mức tăng này là do năm 2014 công ty đã mở rộng hoạt động kinh
doanh mạnh mẽ, cần nhiều nguồn vốn để thực hiện. Cùng với đó là kinh phí công đoàn,
bảo hiểm xã hội,... chưa kịp thanh toán vào cuối niên độ kế toán.

22



Chỉ số vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2013 và 2014 không có sự chênh
lệch nhiều, năm 2014 thì vốn chủ sở hữu của công ty là 10.652.394.821 đồng trong khi
đó năm 2013 là 10.582.233.820. Chỉ số này không có thay đổi nhiều đơn giản vì nó được
cấu thành bởi Nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu của công ty và nguồn lợi nhuận chưa phân
phối cụ thể như sau
Trong năm 2013 và 2014 thì Nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu của công ty vẫn được
giữ nguyên ở mức 10.000.000.000 đồng, công ty tăng nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu này
đơn giản vì năm 2013 là một năm kinh doanh không thành công của công ty
Còn về Chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân phối của công ty vào năm 2014 là
562.394.821 đồng ít hơn khoảng 20.000.000 đồng so với lợi nhuận chưa phân phối
582.233.820 đồng của năm 2013. Một mức giảm quá nhẹ và gần như là không có ảnh
hưởng gì đến tổng Nguồn vốn của công ty
Nhận xét: Qua bảng cân đối kế toán, ta nhìn thấy tình hình Tài sản – Nguồnvốn của
Công ty TNHH Dịch vụ Quảng cáo và Truyền thông Thiên Việt đã có những bước
chuyển biến mạnh mẽ trong năm 2014. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty
đã bước đầu mang lại những kết quả khả quan, rất hứa hẹn trong năm tới. Bên cạnh đó
công ty cần có những biện pháp tốt hơn để quản lí nguồn tài sản cả trong ngắn hạn và dài
hạn. Khi tình hình tài sản ổn định cùng với nguồn vốn tăng mạnh mẽ thì đó chính là điểm
tựa vững chắc tạo nên sức bật lớn hơn nữa cho công ty, với việc thực hiện ngày càng
nhiều hơn những chương trình, sự kiện có quy mô hoành tráng cho các đối tác nổi tiếng
trong nay mai.
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
căn bản của công ty TNHH Thương
Mại và Phát triển Công nghệ Hoàng
Thành
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn

23



Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Thương Mại
và Phát triển Công nghệ Hoàng Thành
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

Công thức tính

Tỷ trọng tài
sản ngắn hạn

Tổng tài sản ngắn hạn

Tỷ trọng tài
sản dài hạn

Tổng tài sản dài hạn

Tỷ trọng nợ

Tỷ trọng vốn
chủ sở hữu

Năm 2014

Năm 2013

Chênh lệch

93.6


89.22

4.38

6.39

10.77

(4.38)

38.1

24.04

14.06

62.42

75.95

(13.53)

Tổng tài sản

Tổng tài sản

Tổng nợ
Tổng nguồn vốn


Tổng VCSH
Tổng nguồn vốn

Nhận xét:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết cứ trong 100 đồng tổng tài sản
của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao. Tỷ trọng
tài sản ngắn hạn của công ty năm 2014 là 93.6%, tỷ trọng này đã tăng 4.38% so với năm
2013 là 89.22%. Hai con số này cho thấy trong cả hai năm 2013 và 2014 công ty gần như
tập trung đầu tư hết vào tài sản ngắn hạn và chỉ đầu tư một chút ít vào phần tài sản dàn
hạn. Điều này cũng rất dễ hiểu vì đa số các loại tài sản ngắn hạn luôn đem lại lợi ích rất
lớn cho công ty ở trước mắt Nhưng điều này cũng là một sự hạn chế và mạo hiểm, công

24


ty nên đầu tư them vào tài sản dài hạn vì điều này sẽ giúp công ty trong tương lai có thể
giảm thiểu được nhiều loại chi phí.
Tỷ trọng tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tổng tài sảncủa
doanh nghiệp thì tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng lớn hứng tỏ tài
sản dài hạn trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao. Tỷ trọng tài sản dài hạn
của công ty trong năm 2014 chỉ vỏn vẹn là 6.39% giảm 4.38% so với tỷ trọng này của
năm 2013 là 10.77%. Điều này cho thấy công ty đang rất hạn chế và còn rút bớt việc đầu
tư vào các loại tài sản dài hạn, nhìn chung thì công ty vẫn nên đầu tư một lượng trung
bình vào các loại tài sản dài hạn vì những loại tài sản này có thể không đem lại lợi nhuận
ngay cho công ty nhưng nó lại có rất nhiều lợi ích về lâu dài
Tỷ trọng Nợ: Chỉ tiêu này dùng để xác định khả năng đảm bảo trả nợ của doanh
nghiệp, cho biết trong 100 đồng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng là vốn
vay. Tỷ số này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trả trong trường hợp doanh
nghiệp phá sản. Song nếu tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả

năng thanh toán. Tỷ trọng nợ của công ty trong năm 2014 đạt mức trung bình 38.1% tăng
14.06% so với tỷ trọng nợ của năm 2013 là 24.04%. Với con số 38.1% chúng ta có thể
hiểu là với 100 đồng nguồn vốn của công ty đầu tư thì có 38.1 đồng là do công ty đi vay,
tỷ trọng này vẫn đang trong tầm kiểm soát và mặc dù vẫn chưa phải là khả quan vì nếu
với những khoản vay thế này công ty sẽ mất một khoản lãi không nhỏ và điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty
Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu: Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng vì nó giúp công ty
có thể đánh giá được khả năng tự tài trợ của mình và thấy được mức độ tự chủ của doanh
nghiệp về vốn. Con số này cho biết 100 đồng nguồn vốn của công ty được hình thành từ
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều
vốn tự có nên tính chủ động về vốn càng cao và ngược lại. Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu của
công ty trong năm 2014 là 62.42% và đáng buồn là tỷ trọng này giảm 13.53% so với của
năm 2013 là 75.95%. Nhìn chung thì con số 62.42% của công ty vào năm 2014 cũng thể
hiện công ty có khá nhiều vốn sẵn có, Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của
công ty là rất tốt. Việc có khả năng tự tài trợ các hoạt động kinh doanh sẽ giúp giảm các
chi phí lãi vay, tiền đề cho sự phát triển bền vững.
Kết luận: Hiện tại thì Tỉ trọng Vốn của công ty đang đạt mức rất hợp lý, đảm bảo
khả năng tài chính cho các hoạt động kinh doanh, trong các năm tới công ty lên cố gắng
giảm Tỷ trọng Nợ và tăng Tỷ trọng Vốn chủ sỡ hữu. Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản của công
25


×