sỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
NHỮNG LƯU Ý KHI SOẠN THẢO
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Người thực hiện: NGUYỄN VĂN SƠN
TÔ : KHTN
Phú Thọ- tháng 5 năm 2009
I. Đặt vấn đề
1
Nhà giáo cần phân loại học sinh và thẩm định mức độ học tập. Khi các
phép đo lường chính xác và thông dụng hơn, các kỹ thuật thẩm định trong giáo
dục cũng hoàn thiện hơn.
Nhà giáo dục phải biết rõ cách sử dụng và giới hạn của những bài kiểm
tra, bài thi, những phương pháp trắc nghiệm, kỹ thuật để soạn một bài thi chính
xác và phù hợp với hoàn cảnh riêng của mỗi trường hợp, mỗi môn học, mỗi
trường học. Để cho điểm học sinh cũng cần có những phương tiện đo lường
chính xác. Tuy nhiên đo lường hay trắc nghiệm chỉ là phương tiện chứ không
phải là mục đích giáo dục.
Với những kỹ thuật đo lường chính xác chúng ta rút ra được những kết
luận chính xác trong nghiên cứu thực nghiệm về giáo dục.
II. Lí do chọn đề tài
Sử dụng trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh
- sinh viên là công việc bình thường của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, việc
sử dụng trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập là một trong những
chủ trương lớn của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học, hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu
cực trong thi cử, được đông đảo tầng lớp nhân dân và học sinh-sinh viên đồng
tình.
Ngày 27/12/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số
14653/BGD&ĐT-KT&ĐG về việc tiếp tục đổi mới trong kì thi tốt nghiệp trung
học phổ thông và kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2007. Theo đó đối với môn
Hoá học, kì thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng năm 2007 sẽ tiếp tục thi trắc nghiệm
khách quan hoàn toàn. Đến nay, năm 2008 kỳ thi tốt nghiệp, đại học cao đẳng
vẫn tiếp tục thi trắc nghiệm khách quan. Đối với các kỳ thi như thi học kỳ ở cấp
trung học đều ít nhiều có trắc nghiệm khách quan đối với tất cả các môn học.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là một trong những công cụ đo lường kết
quả học tập. Công cụ đo lường càng chính xác thì việc kiểm tra, đánh giá càng
đúng đắn, và như thế ta sẽ nhận được những thông tin phản hồi từ phía học sinh
nhằm có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong phương pháp hướng dẫn học
tập, thay đổi nội dung bài giảng và hoàn thiện quá trình dạy học cho phù hợp với
tình hình và mục tiêu giáo dục. Các bài trắc nghiệm soạn kỹ, dùng đúng phương
pháp có thể là nguồn khích lệ học sinh chăm lo học tập, sữa đổi những sai lầm và
hướng các hoạt động học tập đến những mục tiêu mong ước.
Phần lớn các bài trắc nghiệm về trí thông minh, khả năng, nhân cách, sở
thích dùng ở các nước tiên tiến hiện nay đều là những bài trắc nghiệm chuẩn hoá
do những nhà chuyên môn soạn và các nhà xuất bản phân phối trên thị trường.
2
Trong trường hợp kiểm tra, đánh giá thành quả học tập cũng có những bài
trắc nghiệm đã chuẩn hoá trên thị trường nhưng thường những bài này không
đáp ứng nhu cầu của giáo viên ở các trường hoặc không thích hợp với các mục
tiêu giảng dạy của họ. Vì thế giáo viên thường phải tự soạn những bài trắc
nghiệm để đánh giá thành quả học tập trong lớp.
Với những yêu cầu về nội dung, hình thức và kỹ thuật soạn thảo câu hỏi
và bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì phần đông những người trực tiếp giảng
dạy chưa có đủ thời gian để soạn thảo được một bộ câu hỏi đạt chuẩn. Tuy nhiên,
giáo viên là người trực tiếp kiểm tra, đánh giá học sinh hàng ngày, họ cần phải
được tập huấn, bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản để tham gia vào việc bổ sung
câu hỏi cho ngân hàng đề trắc nghiệm khách quan (việc xác định các chỉ số
thống kê sẽ do các chuyên gia đảm trách).
III. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực tế một số giáo viên ở các trường bạn cũng như trao đổi với
các đồng nghiệp, các thầy cô giáo có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Tổng kết kinh nghiệm qua nghiên cứu lí thuyết cũng như thực tế giảng dạy
nhiều năm và soạn giảng trong đánh giá học sinh của mình.
IV. Kết quả nghiên cứu
Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi muốn trao đổi với đồng
nghiệp một số lưu ý mà bản thân đã từng vấp phải trong quá trình soạn thảo bộ
câu hỏi trắc nghiệm khách quan (chỉ đề cập câu hỏi nhiều lựa chọn), với hy vọng
đây chỉ là nhầm lẫn của chính bản thân (những yêu cầu khác: xác định các chỉ số
thông kê, phân tích-đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan, ... xin được trao
đổi ở một dịp khác).
Sau đây là một số lỗi mà chúng tôi đã từng vấp phải cùng những suy nghĩ
của cá nhân và ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề đó:
1. Mỗi câu hỏi nên liên quan đến một mục tiêu nhất định. Bởi vì kiểm tra,
thi cử là nhằm đánh giá, đánh giá bao giờ cũng có mục tiêu xác định. Khi soạn
một câu hỏi, chúng ta nên tự hỏi vì sao phải viết câu hỏi ấy, tránh trường hợp
viết cho đủ số câu.
2. Câu dẫn (phần gốc của một câu trắc nghiệm) có thể được trình bày dưới
dạng một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất).
Ví dụ: Axit là ...
Hay Axit là gì?
3
Cả hai dạng câu dẫn trên đều phù hợp cho cùng một mục tiêu và nội dung
cần kiểm tra. Trong trường hợp như vậy, người soạn thảo nên chọn dạng nào ít
tốn thì giờ đọc và ít khó khăn nhất đối với người làm trắc nghiệm.
3. Câu dẫn phải hàm chứa vấn đề mà ta muốn hỏi một cách rõ ràng để
người làm trắc nghiệm có thể biết ta muốn hỏi họ điều gì trước khi đọc phần trả
lời.
Ví dụ: Axit có:
A. chứa H linh động B. khả năng làm quỳ tím hoá đỏ
C. phản ứng với bazơ D. phản ứng với oxit bazơ
Với các câu hỏi trắc nghiệm như trên, người làm trắc nghiệm dù có đọc
hết các câu lựa chọn cũng chưa hiểu được người viết muốn hỏi điều gì, vì câu
lựa chọn nào cũng có phần đúng.
4. Các câu nhiễu (mồi nhử), đều phải có vẻ hợp lý và hấp dẫn. Nếu một
trong các mồi nhử ấy không hấp dẫn thì có thêm câu nhiễu ấy cũng vô ích mà
thôi.
Ví dụ: Trong số các chất khí sau, khí nào thường dùng bơm vào các quả
bóng bay trong các dịp lễ, tết?
A. Hiđro H
2
B. Oxi O
2
C. Nitơ N
2
D. Cacbonđioxit CO
2
Rõ ràng học sinh dễ dàng chọn đáp án A.
5. Những hình thức vô tình tiết lộ cách lựa chọn khi viết các câu trắc
nghiệm.`
5.1. Tiết lộ qua chiều dài của các câu lựa chọn. Người soạn thảo trắc
nghiệm thường có khuynh hướng diễn tả câu lựa chọn đúng một cách đầy
đủ với mọi sự cân nhắc kỹ lưỡng, do đó câu đúng thường dài hơn các câu
nhiễu. Để khắc phục tình trạng này, ta nên dùng câu dài và ngắn lẫn lộn,
nghĩa là có khi viết các câu đúng và câu sai bằng nhau, có khi câu sai dài
hơn câu đúng.
Ví dụ: chọn định nghĩa chính xác nhất về oxit trong số các phương
án sau:
A. Oxit là hợp chất có chứa nguyên tố oxi
B. Oxit là hợp chất của kim loại và oxi
C. Oxit là hợp chất của phi kim và oxi
D. Oxit là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
4
5.2. Tiết lộ qua cách dùng từ. Chẳng hạn những câu hỏi có các từ
như “tuyệt đối đúng”, “không cái nào”, “không bao giờ”... người soạn thảo
thường dự định viết cho câu nhiễu. Ngược lại, những câu chứa những từ
như “thông thường”, “có thể”, “thường thường”..., người soạn thảo thường
dự định viết cho câu chọn đúng. Qua trả lời một số câu, học sinh sẽ đoán
qui luật của người soạn thảo để chọn câu đúng. Ngoài ra, vì cẩu thả, vì vô
ý hay chủ quan, người soạn thảo cố gắng đưa ra những ý tưởng thật đầy
đủ, chính xác cho những câu lựa chọn đúng, nhưng ngược lại, cố ý dùng
những ý tưởng tầm thường, khó chấp nhận được trong những câu dự định
cho là sai. Như vậy cũng là một cách tiết lộ khiến cho học sinh chọn được
câu đúng, nhiều khi không cần biết câu đúng đó nói gì.
Ví dụ: Trong hạt nhân của nguyên tử không có các electron. Vì lý
do nào sau đây mà khi phóng xạ, nguyên tử có thể phát ra tia bêta trừ
(dòng các electron)?
A. Trong hạt nhân nguyên tử, các nuclôn chuyển hoá lẫn nhau:
prôtôn biến đổi thành nơtrôn và ngược lại. Khi nơtrôn biến đổi thành
prôtôn nó phát ra electron
B. Các prôtôn có thể chuyển hoá thành electron
C. Các electron ở lớp vỏ ngoài của nguyên tử bứt ra
D. Các nuclôn có thể chuyển hoá thành electron.
Với câu hỏi trên, hầu hết học sinh sẽ chọn phương án A, dù có thể
không lí giải được vì sao!
5.3. Tiết lộ qua những câu đối chọi hay phản nghĩa. Nếu trong bốn
câu lựa chọn có hai câu đối chọi hay phản nghĩa nhau rõ rệt thì chỉ cần
một chút suy luận học sinh có thể đoán được một trong hai câu đó là câu
đúng. Như vậy, câu trắc nghiệm xem như chỉ có hai chọn.
Ví dụ: Cho một miếng quỳ tím vào trong dung dịch axit thì...
A. quỳ tím hoá xanh B. quỳ tím hoá đỏ
C. có sủi bọt khí D. có kết tủa
Rỏ ràng quỳ tím chỉ có thể hoá xanh hay hoá đỏ, chứ không thể có
hiện tượng nào khác.
5.4. Tiết lộ do câu nhiễu quá giống nhau về tính chất. Tính chất
giống nhau này làm cho câu trả lời đúng trở nên nổi bật, dễ nhận thấy.
Ví dụ: Một số lớn các loại côn trùng còn tồn tại cho đến ngày nay,
đó là bằng chứng cho thấy:
5