Sở Giáo dục & Đào Tạo Quảng Nam BÀI VIẾT THU HOẠCH
Trường THPT Trần Quý Cáp CHÍNH TRỊ - HÈ 2009
CÂU HỎI THU HOẠCH:
Trong phần khuyết điểm, yếu kém, kết luận 242 – KL/ TW của Bộ Chính trị có nêu:
"Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, về
Đảng, về quyền và nghĩa vụ công dân cho học sinh chưa được chú ý đúng mức...
Giáo dục phổ thông mới quan tâm nhiều đến "dạy chữ" chưa quan tâm đúng mức đến
"dạy người". Anh (chị) liên hệ thực tiễn và cho biết quan điểm của mình về vấn đề
này? Đề xuất giải pháp để "nâng cao ý thức, trách nhiệm" của cán bộ, giáo viên nhằm
khắc phục yếu kém vừa nêu.
TRẢ LỜI
Sau 12 năm thực hiện, sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo nước ta đã có những chuyển
biến tích cực, đã đạt được những thành tựu quan trọng, về cơ bản đã thực hiện được
các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và chính phủ giao phó được đề ra trong Nghị quyết
TW 2 (khoá VIII) và Kết luận Hội nghị TW6 (khoá IX). Trong thông báo Kết luận số
242 – KL/TW ngày 15/ 4/ 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc tiếp tục thực hiện
NQ TW2 (khoá VIII) và phương hướng phát triển Giáo dục & Đào tạo đến năm
2020. Trong thông báo này, Bộ Chính trị đã thẳng thắn đánh giá và nêu ra một số mặt
còn hạn chế trong Giáo dục & Đào tạo: "... Vấn đề nổi cộm nhất là giáo dục toàn
diện, đặc biệt là giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống về truyền thống văn hoá, lịch sử
dân tộc, về Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên chưa
được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp, giáo dục phổ thông mới quan
tâm nhiều đến “dạy chữ” chưa quan tâm đúng mức “dạy người”, kỹ năng sống và dạy
nghề cho thanh niên". Kết luận của Bộ Chính trị đã đánh tan đi mọi dư luận không
hay của xã hội về thành quả giáo dục, mọi sự phủ nhận về đường lối giáo dục của
Đảng. Là người công tác trong nghành giáo dục chúng ta tự hào về kết quả đạt được
song như Kết luận đã trình bày nêu trên, là điều mà chúng ta phải suy gẫm, trăn trở.
Giáo dục & Đào tạo của chúng ta còn nhiều bất cập thiếu sót, cần phải được khắc
phục trong thời gian sớm nhất ngõ hầu đưa nền Giáo dục & Đào tạo nước nhà bắt kịp
với thời đại hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước, với khu vực và hội nhập quốc
tế. Là một giáo viên nhiều năm công tác trong nghành, qua thực tiễn dạy học, qua đợt
học chính trị Hè 2009 và qua việc theo dõi các kênh thông tin khác nhau trong và
Bài viết thu hoạch – Bồi dưỡng chính trị Hè 2009 – Người Viết: Phạn Phú Dũng – Đơn vị: THPT Trần Quý Cáp
1
ngoài nghành giáo dục, bản thân tôi xin mạn phép trình bày một số quan điểm của
mình về ý kiến nêu trên.
Thứ nhất, tôi xin trình bày lại tư tưởng chủ đạo phát triển Giáo dục & Đào tạo của
Nghị quyết TW2 (khoá VIII). Có 6 tư tưởng chỉ đạo trong nghị quyết này mà chúng
ta cần nẵm vững: - Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của Giáo dục & Đào tạo là phải đào tạo
cho xã hội một lớp người thật sự yêu nước, vừa "hồng" vừa "chuyên" để làm chủ
khoa học kỹ thuật nhằm thực hiện Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, làm chủ
đất nước biết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, trung thành với Đảng,
với Tổ quốc và nhân dân – Ưu tiên hàng đầu cho Giáo dục & Đào tạo, đầu tư cho
giáo dục có nghĩa là đầu tư cho phát triển xã hội. – Giáo dục & Đào tạo là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân, phải làm sao cho "ai cũng được học hành" như Bác Hồ kính
yêu của chúng ta từng mong mỏi. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình với
xã hội, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng
tập thể. – Phát triển Giáo dục & Đào tạo phải gắn liền với kinh tế xã hội. Thực hiện
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế,
học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. – Thực hiện công
bằng xã hội trong giáo dục – bình đẳng giới. Bảo đảm người nghèo cũng có điều kiện
học hành – Giữ vai trò nòng cốt của hệ thống trường công lập đồng thời mở rộng và
đa dạng hóa hệ ngoài công lập. Mở rộng các loại hình đào tạo không tập trung, đào
tạo từ xa, đào tạo tín chỉ từng bước hiện đại hoá hình thức giáo dục nước nhà.
Thứ hai, tôi xin đề cập đến mục tiêu của Giáo dục & Đào tạo. Có 4 mục tiêu cơ bản:
– Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển cấp học mầm non làm tiền đề cho mọi cấp học,
bậc học cao hơn – Nâng cao chất lượng toàn diện đối với cấp tiểu học, hoàn thành
phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 và bậc THPT vào năm 2020. Phát triển giáo
dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về
phát triển giáo dục giữa các vùng miền. – Phát triển đào tạo đại học, trung học
chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo hệ công nhân lành nghề, bảo đảm có được nhiều
nhân tài để xây dựng đất nước Việt Nam XHCN vào thế kỷ 21. – Nâng cao chất
lượng đồng thời bảo đảm đủ số lượng giáo viên cho toàn hệ thống giáo dục quốc dân.
Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các điều kiện dạy và học. Phấn đấu sớm có một số cơ
sở đại học và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Thứ ba, tôi xin trình bày sơ bộ về đánh giá việc thực hiện NQ TW 2 (khoá VIII).
Đánh giá đã chỉ ra các mặt được và chưa được trong việc thực hiện NQ TW 2.
Trong đó những mặt được cần phát huy là: Quy mô giáo dục – Hệ thống giáo dục
quốc dân được hoàn thiện hơn với các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, các loại
hình và phương thức giáo dục, tăng về số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở các bậc
đại học và đào tạo nghề. Mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng đến hầu hết các xã,
Bài viết thu hoạch – Bồi dưỡng chính trị Hè 2009 – Người Viết: Phạn Phú Dũng – Đơn vị: THPT Trần Quý Cáp
2
phường, thị trấn trên phạm vi toàn quốc. Công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học đã được hoàn thành vào năm 2000. Tính đến tháng 12/2008 đã có 43/63 tỉnh,
thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Có 46/63 tỉnh, thành
phố hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, một số địa phương đang thực hiện phổ cập
giáo dục THPT. Ta đã liên kết mở hoặc cấp phép mở một số trường quốc tế đào tạo
đại học, sau đại học. Về chất lượng Giáo dục & Đào tạo: Mặc dù kinh phí đầu tư cho
cơ sở còn hạn chế song có nhiều trường trên địa bàn cả nước đã có nhiều cố gắng
trong việc bảo đảm và duy trì chất lượng giáo dục. Áp dụng phương pháp dạy học
hiện đại "lấy học sinh làm trung tâm" "phát huy trí lực học sinh" từng bước tạo cho
người học làm quen với phương pháp học tập mới. Chất lượng đào tạo sau đại học,
đại học, đào tạo nghề ở một số ngành được nâng cao rõ rệt. Vấn đề giáo dục toàn diện
đã được nhà trường ra sức thể hiện qua nội dung, chương trình, phương pháp giáo
dục. Ở bậc học phổ thông đã từng bước khắc phục tình trạng thiên về “dạy chữ” xao
nhãng về “dạy người”. Ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, học sinh đã được
học các môn học về chủ nghĩa Max-Lênin. Hình thành nhân sinh quan cách mạng
cho HS ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài
bằng cách cho SV du học, tu nghiệp nước ngoài bằng ngân sách nhà nước bắt đầu từ
năm 2000. Bên cạnh đó việc đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao dần dần được chú
trọng đúng mức. Về quản lý giáo dục: – Vào tháng 12/1998 và tháng 12/2000 Quốc
hội Khoá X đã thông qua Luật giáo dục. Nghị quyết số 40, 41 về giáo dục cũng đã
được thông qua. Cơ sở pháp lý về giáo dục đã từng bước được bổ sung và hoàn
chỉnh. Đặc biệt là Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường
cao đẳng, đại học và dạy nghề giai đoạn từ 2001 đến 2010. Chiến lược phát triển giáo
dục từ năm 2001 đến 2010 đã được chính phủ phê duyệt. Tất cả các người học đều
được công bằng trong đối xử, bình đẳng giới, không phân biệt trai, gái, kinh, dân tộc
thiểu số. Ưu tiên nhiều cho các vùng sâu, vùng xa, thực hiện chương trình 134, 135
của chính phủ trong Giáo dục & Đào tạo. Các trường ngoài công lập phát triển nhanh
về số lượng. – Giải quyết các điều kiện phát triển Giáo dục & Đào tạo: Đội ngũ giáo
viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, tạo ra sản phẩm con người cho xã hội.
Trong những năm gần qua, điều kiện cơ sở vật chất giáo dục và đời sống giáo viên
được cải thiện từng bước, chính phủ đã có sự quan tâm hơn đối với giáo viên về
lương bổng, phụ cấp đối với giáo viên đứng lớp. Học sinh, sinh viên ngành sư phạm
không phải đóng học phí hoặc có chính sách miễn giảm cho SV nghành sư phạm, cấp
các khoản vay dành cho học tập... Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng
nhanh, đạt chỉ tiêu đề ra. Việc huy động mọi nguồn lực có thể trong xã hội đầu tư cho
giáo dục thông qua chủ trương xã hội hoá giáo dục đã có những chuyến biến theo
chiều hướng tích cực. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục không ngừng phát triển cả về
số lượng lẫn chất lượng. Đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục
được xã hội ghi nhận. Thành tựu đáng trân trọng trên trong lúc điều kiện đất nước ta
còn nhiều khó khăn là do sự phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn quân, toàn
Bài viết thu hoạch – Bồi dưỡng chính trị Hè 2009 – Người Viết: Phạn Phú Dũng – Đơn vị: THPT Trần Quý Cáp
3
dân ta, trong đó sự đóng góp của đội ngũ nhà giáo và các cấp QL giáo dục được ghi
nhận là không nhỏ.
Những mặt chưa được hay nói cách khác hơn là còn yếu kém cần khắc phục ngay là:
– Về quy mô giáo dục: Chúng ta thấy rõ giữa cung và cầu chưa đồng bộ, đào tạo tràn
lan dẫn đến nhiều sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Giáo dục đại học tăng quá
nhanh. Năm năm gần đây, việc cho phép thành lập mới các trường cao đẳng, đại học
quá nhiều nhưng về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị dạy học còn hạn chế thêm
vào đó đội ngũ giáo viên không đảm bảo, vô hình trung đã làm cho chất lượng đào
tạo có nơi còn thấp, thậm chí còn kém đặc biệt là các trường ngoài công lập và các
trường ĐH & Cao đẳng tuyến tỉnh. Việc hướng nghiệp còn qua loa, chiếu lệ nặng về
hình thức, nhẹ về nội dung, chưa thực hiện được việc phân luồng học sinh sau khi tốt
nghiệp bậc THCS, dẫn tới học sinh phổ thông tăng quá nhanh. (Lấy địa bàn Hội An
làm ví dụ, có trên 200 HS sẽ vào hệ GDTX, liệu có bao nhiêu HS theo học các lớp bổ
túc này? Mà lẽ ra chúng ta phải hướng nghiệp cho các em hạn chế về năng lực học
tập chọn con đường vào các trường nghề; trung cấp nghề) – Về chất lượng giáo dục:
Đây là thực trạng đau đầu cho các nhà làm công tác giáo dục, các thầy cô giáo, phụ
huynh và toàn xã hội. Có nơi có lúc nhà trường chú trọng vào việc "dạy chữ" hơn là
"dạy người". Việc giáo dục toàn diện chưa được chú trọng đúng mức, Ảnh hưởng
kinh tế thị trường đã và đang len lỏi vào học đường với những băng hoại về truyền
thống đạo đức chuẩn mực của dân tộc đang bị coi thường. Nhiều học sinh chỉ chú
trọng vào các môn HKTN. Chương trình học còn "nặng nề", nặng lý thuyết ít thực
hành. Người học chưa thật sự tiếp cận và làm quen với cách học hiện đại, chia sẻ kiến
thức, chưa phát huy tính sáng tạo trong học tập. Áp lực học tập khoa cử còn nặng nề.
Nhiều nơi vẫn còn chạy theo thành tích trong giáo dục. – Về quản lý giáo dục: Công
tác quản lý giáo dục còn nhiều nơi còn yếu kém, chậm đổi mới, đạo đức và năng lực
quản lý của một số cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế. Định hướng về liên kết đào
tạo với nước ngoài nhằm xây dựng một nền giáo dục tiên tiến còn chưa được mạnh
dạn, việc quản lý sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường nước ngoài còn
lỏng lẻo. Công tác xã hội hoá giáo dục chưa phát huy đúng tầm. Trang thiết bị phục
vụ giáo dục, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy học tập còn đáp ứng ở mức độ rất
thấp. Tình trạng "dạy chay" còn khá phổ biến. Mặc dù Giáo dục & Đào tạo là quốc
sách hàng đầu nhưng ngân sách đầu tư còn chậm đổi mới, giải ngân chậm.
Thứ tư, tôi xin trình bày nguyên nhân khuyết điểm còn tồn tại:
– Là do trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, có hiện tượng quán triệt
không đầy đủ, thiếu sự chỉ đạo đồng bộ chặt chẽ, thường xuyên. – Thiếu nhạy bén
trong việc tham mưu với Đảng về những vấn đề phức tạp mới nảy sinh. – Một số
chính sách về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa rời thực tế, thiếu sự đồng thuận
trong xã hội. – Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, phát
Bài viết thu hoạch – Bồi dưỡng chính trị Hè 2009 – Người Viết: Phạn Phú Dũng – Đơn vị: THPT Trần Quý Cáp
4
triển đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế. – Mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội chưa chặt chẽ và thiếu hiệu quả. – Năng lực quản lý, chuyên môn,
nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, giáo viên vẫn còn hạn chế. Việc phân cấp quản lý
chưa được hoàn thiện, nhiều mô hình chưa phù hợp với thực tiễn. – Những tác động
mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp phát triển giáo dục.
– Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối nặng nề việc học và thi cử. – Đầu tư cho
giáo dục còn thấp, trong khi nhu cầu học tập toàn xã hội ngày càng cao. Chính sách
tài chính giáo dục để động viên các nguồn lực xã hội cùng phát triển giáo dục còn bất
hợp lý.
Để đảm bảo thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục theo chương trình đổi
mới, ngành giáo dục đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ QLGD và
giáo viên ở các cấp, các ngành học, bậc học. Việc triển khai thực hiện đổi mới
chương trình, nội dung phương pháp giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, hiệu quả đào tạo cùng với cuộc triển khai vận động "Hai không" đã có những
kết quả tích cực, phản ánh đúng chất lượng dạy & học. Toàn thể GV, cán bộ nghành
giáo dục đang hưởng ứng tích cực cuộc vận động "Xây dựng nhà trường văn hóa –
Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch" và cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương –
Tình thương - Trách nhiệm". Đặc biệt là việc thực hiện cuộc vận động "Nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục " do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục & Đào tạo phát động.
Qua thực tiễn, quan điểm của bản thân tôi về vấn đề: "Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối
sống về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền và nghĩa vụ công
dân cho học sinh chưa được chú ý đúng mức... Giáo dục phổ thông mới quan tâm
nhiều đến "dạy chữ" chưa quan tâm đúng mức đến "dạy người" như sau:
Về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống. Hình như phạm trù đạo đức dân tộc ta chưa
chú trọng mấy, có chăng chỉ đôi lúc là hình thức, ngày nay hiếm khi ta bắt gặp cảnh
một học sinh lượm một mảnh chai nằm ngoài đường, vứt vào trong lề; thấy một đám
tang đi qua, giở mũ ra chào; thấy một người ngã xe, chạy đến đở v.v... Các câu ca
dao, tục ngữ: "Chị ngã em nâng; Cá không ăn muối cá ương, con cưỡng cha mẹ trăm
đường con hư; Trọng thầy mới được làm thầy; Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ; Áo
lành đùm lá rách ... Ít được các em học sinh học thuộc lòng và áp dụng. Việc giáo dục
truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, lịch sử hào hùng về đấu tranh dựng nước và
giữ nước của cha ông, về Đảng quang vinh có nhưng chưa thật sự kích thích, gây
hứng thú thật sự cho học sinh. Có bao nhiêu học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có thể
kể sơ lược về LS Việt Nam qua từng giai đoạn, có mấy học sinh thuộc Kim Vân Kiều
truyện của Nguyễn Du? Về phía nhà trường và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về Bác, về Đảng, về việc tri ân các anh hùng liệt sĩ... Thật sự mà
nói có lượng chứ chưa có chất. Tất cả HS, toàn trường đều có cùng một đề tài và đáp
án cho sẵn để tìm hiểu và chép nguyên xi lại mà không cho các em tự phát huy trí
Bài viết thu hoạch – Bồi dưỡng chính trị Hè 2009 – Người Viết: Phạn Phú Dũng – Đơn vị: THPT Trần Quý Cáp
5