Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.75 KB, 70 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là “tế bào” của thực thể kinh tế, nó chịu sự tác động của các quy luật
kinh tế thị trường như quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu và lưu thông tiền tệ. Nền
kinh tế ngày càng phát triển đã mở ra vô vàn cơ hội lẫn thách thức cho các doanh
nghiệp. Sự gia tăng ngày càng nhiều các doanh nghiệp với các loại hình sản xuất kinh
doanh đa dạng làm cho sự cạnh tranh càng trở nên sôi động và quyết liệt song doanh
nghiệp nào cũng đặt ra mục tiêu hàng đầu là làm thế nào để hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả cao nhất, tức là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu hóa chi phí,
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để có thể tồn tại và vươn lên vững chắc thì các
doanh nghiệp cần chủ động trong sản xuất kinh doanh, cập nhật và nắm bắt các thông
tin một cách nhanh chóng và chuẩn xác, từ đó xây dựng các biện pháp thiết thực trong
chiến lược kinh doanh của mình.
Trong nền kinh tế, doanh nghiệp thương mại giữ vai trò phân phối , lưu thông hàng
hóa, thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác
định lợi nhuận của doanh nghiệp là doanh thu, thu nhập và các khoản chi phí. Do đó,
công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò hết
sức quan trọng và được quan tâm hàng đầu. Việc xác định đúng doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị đưa ra quyết định đúng
đắn, chính xác và kịp thời trong việc quản lý, điều hành và phát triển công ty. Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH
Khăn Việt, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH
Khăn Việt”
Nội dung của báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Khăn Việt..
Phần II: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH Khăn Việt.
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Khăn Việt


Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Chinh Lam – GV khoa Tài Chính- Kế Toán
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo. Em cũng xin cảm ơn ban
lãnh đạo và các anh chị kế toán Công ty TNHH Khăn Việt đã giúp đỡ em trong quá
trình thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

1


BÁO CÁO THỰC TẬP

Nguyễn Thị Lan Anh

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

2


BÁO CÁO THỰC TẬP

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

3


BÁO CÁO THỰC TẬP


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Chữ viết đầy đủ

BH

Bán hàng

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CP

Cổ phần

CP NCTT

Chi phí nhân công trực tiếp


CP NVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

ĐƯ

Đối ứng

GTGT

Giá trị gia tăng

GVHB

Giá vốn hàng bán

KTQT

Kế toán quản trị

KTTC


Kế toán tài chính

NVL

Nguyên vật liệu

SH

Số hiệu

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TSCĐ

Tài sản cố định

XĐKQKD

Xác định kết quả kinh doanh

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

4



BÁO CÁO THỰC TẬP

LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ TÔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH KHĂN VIỆT

4

1.1 Tổng quan về công ty TNHH Khăn Việt...............................................................4
1.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................4

1.1.2 Đặc điểm riêng ảnh hưởng đến công tác kế toán............................................5
1.2 Tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Khăn Việt....................................13
1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán...............................................................................13
1.2.2 Nội dung công tác tổ chức kế toán...............................................................15
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KHĂN VIỆT
23
2.1 Một số đặc điểm hàng hóa, hình thức bán hàng và hình thức thanh toán tại công
ty TNHH Khăn Việt..................................................................................................23
2.1.1 Đặc điểm hàng hóa tại công ty.....................................................................23
2.1.2 Phương thức bán hàng tại công ty................................................................23
2.1.3 Phương thức thanh toán tại công ty..............................................................24
2.2. Kế toán doanh thu bán hàng..............................................................................25

2.2.1 Kế toán doanh thu theo hình thức bán buôn.................................................26
2.2.2 Kế toán doanh thu theo hình thức bán lẻ......................................................41
2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.........................................................43
2.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán.............................................................................48
2.2.5 Kế toán chi phí bán hàng..............................................................................53
2.2.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp..........................................................58
2.2.7 Kế toán hoạt động tài chính..........................................................................63
2.2.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh...........................................................66

PHẦN III
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

5


BÁO CÁO THỰC TẬP

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KHĂN VIỆT
70
3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại
công ty TNHH Khăn Việt.........................................................................................70
3.1.1 Ưu điểm.......................................................................................................70
3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại............................................................................70

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

6



BÁO CÁO THỰC TẬP

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

7


BÁO CÁO THỰC TẬP

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

8


BÁO CÁO THỰC TẬP

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ TÔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY
TNHH KHĂN VIỆT
1.1 Tổng quan về công ty TNHH Khăn Việt
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1.a Giới thiệu chung:
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH KHĂN VIỆT
- Tên công ty viết bằng tiếng Anh: VIET TOWEL COMPANY LIMITED
- Tên giao dịch: : KHAVI CO., LTD
- Trụ sở chính: Số 4, Ngõ 101, phố Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy,
Hà Nội.

- Điện thoại: 0904 854 989 – 0986 699 678

Fax: 0904 854 989 – 0986 699 678

- Website: khavico.com
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
Bằng chữ: Năm tỷ đồng.
- Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh: Công ty hoạt động kinh doanh theo Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101829594 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội cấp ngày 30 tháng 11 năm 2005.
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông Đinh Văn Quang - Giám đốc.
1.1.1.b Lược sử:
Được thành lập ngày 21/11/2005, Công ty TNHH Khăn Việt ( KHAVICO) là
Công ty thời trang và may mặc chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may,
thời trang và thủ công mỹ nghệ… xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật
Bản, Mỹ. Được xây dựng trên giá trị cốt lõi là Công bằng – Tôn trọng – Sáng
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

9


BÁO CÁO THỰC TẬP

tạo, KHAVICO ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc
tế.
Với quy trình khép tín từ thiết kế - sản xuất - phân phối - xây dựng thương hiệu,
các sản phẩm của KHAVICO luôn đồng hành và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng
đầu. Các sản phẩm của KHAVICO luôn hợp thời trang, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý và
đặc biệt các sản phẩm đều được trải qua khâu kiểm tra chất lượng khắt khe, nhằm
mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng.

Mặc dù quá trình hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn cùng với sự nỗ
lực của Giám đốc và đội ngũ nhân viên, công ty đã vượt qua khó khăn ban đầu và gặt
hái được nhiều thành quả, ngày càng đứng vững trên thị trường và được nhiều khách
hàng biết đến và tin tưởng. Những mặt hàng kinh doanh của công ty từng bước chiếm
được lòng tin của khách hàng và có chỗ đứng trên thị trường.
1.1.2 Đặc điểm riêng ảnh hưởng đến công tác kế toán
1.1.2.a Đặc điểm hoạt động của công ty
- Lĩnh vực kinh doanh: thương mại, dịch vụ vận tải
- Ngành nghề kinh doanh chính:
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (mã ngành: 4649)
Từ ngày thành lập đến nay công ty chuyên cung sản xuất, gia công, buôn bán
hàng dệt may, thêu ren, hàng bông vải sợi, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gốm sứ, thủy
tinh, giầy da… cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hàng năm doanh nghiệp
còn tự mình xuất khẩu các sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài .
Bên cạnh những sản phẩm về dệt may công ty còn chuyên các sản phẩm khác
như
- Cung cấp sản xuất các loại nước uống, nước giải khát, nước có ga …
- Đại lý mua bán kí gửi hàng hóa
- Trang trí nội, ngoại thất
- Buôn bán hàng điện tử, điện lạnh, hàng dân dụng ..
- Buôn bán máy móc, thiêt bị, vật tư hàng dệt may…
- Xuất nhập khẩu các mặt háng công ty kinh doanh
- Buôn bán hoa và cây,
- Dịch vụ chăm sóc, duy trì cảnh quan.
1.1.2.b Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty.
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

10



BÁO CÁO THỰC TẬP

 Sơ đồ tổ chức công tác quản lý

BAN GIÁM
ĐỐC
Hệ thống kỹ
thuật

Hệ thống kinh
doanh

Hệ thống chức
năng khác

Phòng
PR/Truyền
thông

Phòng
Marketing

Phòng Kế toán
- Tổng hợp

Phòng
Web/SEO

Phòng Kinh
doanh


Phòng hành
chính - nhân sự

Phòng Dự án

Chăm sóc
khách hàng

Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
Cơ cấu tổ chức trong công ty được bố trí theo mô hìnhchiến lược do Ban Giám
đốc đề ra với phương châm “Đơn giản – Hiệu quả”, Khăn Việt chú trọng vào chuyên
môn hóa và sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm chức năng và phòng ban hỗ trợ.
Cơ cấu tổ chức phân theo chức năng được quản lývà điều hành chặt chẽ theo
mô hình thông tin hai chiều tương tác hợp lý. Cho phép mệnh lệnh cấp cao nhất được
đi theo con đường ngắn nhất, rõ ràng nhất tới mọi nhân viên, do đó công việc được
triển khai đúng mục tiêu, đúng người, đúng việc. Thêm vào đó, đội ngũ nhân lực có
trình độ, chuyên nghiệp, các đối tác uy tín đã tạo nên một sức mạnh tổng thể chung
cho thươnghiệu Khăn Việt trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tối ưu đến các
Quý khách hàng.
 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
Như trên sơ đồ hình 1, chúng ta thấy được rằng người quản lý cao nhất ở doanh
nghiệp Khăn Việt chính là giám đốc.
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

11


BÁO CÁO THỰC TẬP


 Giám Đốc
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu
trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Giám đốc có các
quyền và nhiệm vụ sau đây :
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Tuyển dụng lao động
 Hệ thống kĩ thuật
Đây là khối phòng ban được giao trách nhiệm quản lý web, cũng cấp các thông tin
lên mang online hàng ngày, phòng marketig , phòng triển khai dự án.
- Phòng PR truyển thông: Đây là phòng ban sẽ chịu trách nghiệm việc triển khai
marketing giới thiệu sản phẩm chịu trách nhiệm quảng cáo, phát triển thương hiệu
của công ty.
- Phòng dự án: Mọi dự án triển khi của công ty đều do phòng chịu trách nhiệm và lên
lịch hoạt động.
 Hệ thống kinh doanh
Hệ thông được câu thành bởi phòng marketing , phòng kinh doanh và bộ phận chăm
sóc khách hàng .
Phòng Marketing
 Tiến hành công tác ngiên cứu thị trường.
 Tổ chức quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm của công ty.
 Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.
 Lập kế hoạch nhập khẩu, tiêu thụ và phân phối sản phẩm của công ty theo
từng giai đoạn.
 Tổ chức và quản lý kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

 Tổ chức, quản lý và thực hiện các kế hoạch nhập khẩu của công ty từ khâu
chuẩn bị, đàm phán, kí kết, thực hiện đến thanh lý hợp đồng.
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

12


BÁO CÁO THỰC TẬP

 Tổ chức xây dựng và củng cố mạng lưới tiêu thụ, mở rộng thị trường.
 Tổ chức quản lý kho.
 Thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, thực hiện đôn đốc thực hiện
các công tác tiêu thụ sản phẩm của các đại lý, cửa hàng.
Phòng kinh doanh
 Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược:
- Công tác thống kê tổng hợp sản xuất;
- Công tác điều độ sản xuất kinh doanh;
- Công tác lập dự toán;
- Công tác quản lý hợp đồng kinh tế;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- Công tác đấu thầu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
 Nhiệm vụ:
+/ Công tác kế hoạch:
- Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai
đoạn;
- Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư;
- Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty;

- Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công
ty và các công tác khác được phân công theo quy định;
- Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của mỗi đơn vị.
Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành viên
để lập kế hoạch của Công ty.
- Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó
dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm nguyên
nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
+/ Công tác lập dự toán:
Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

13


BÁO CÁO THỰC TẬP

khối lượng thực hiện hoạt động công ích, sản xuất- thương mại - dịch vụ, các dự án
đầu tư xây dựng công trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để trình cấp có thẩm
quyền duyệt.
+/ Công tác hợp đồng:
Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng
nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng
kinh tế.
Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty làm
Chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên liệu,
hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực khác theo
quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu,

thanh toán, quyết toán.
Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán.
+/ Công tác đấu thầu:
Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự
án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu - giao
khoán;
Lập và soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối với nhà thầu, tham
mưu tổ chức đấu thầu theo quy định;
Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải quyết
mọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
 Quyền hạn:
- Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ
quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
- Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực
hoạt động của Công ty;
- Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

14


BÁO CÁO THỰC TẬP

Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám
đốc;
- Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc
phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những
nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết
định thành lập.
- Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích
phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;
- Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không
phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó;
Bộ phận chăm sóc khách hàng





Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng
Gọi điện chăm sóc khách hàng
Giải đáp những thắc mắc, cũng cấp những thông tin mà khách hàng yêu cầu
Tìm kiếm , mở rộng khách hàng
 Hệ thống chức năng khác

Bao gồm phòng kế toán tổng hợp và phòng nhân sự
Phòng kế toán – Tổng hợp
- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc
trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử
dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
- Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực
thuộc;
- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty;
- Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng
nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho ban
giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.

- Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác
quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện thanh toán tiền
lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV) khối Văn phòng theo
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

15


BÁO CÁO THỰC TẬP

phê duyệt của Giám đốc;
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của
Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty;
- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và báo
cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc;
- Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế
toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất
với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính;
- Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy
động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SX-TM-DV. Chủ trì
trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.
- Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi
tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện
đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra quyết toán
năm của các đơn vị trực thuộc.
- Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh
quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn vốn đầu tư
cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện.
- Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán

theo đúng quy định.
- Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong
việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán.. tài sản của Công ty.
- Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
Phòng hành chính nhân sự
 Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công
việc của Phòng từng tháng để trình Tổng giám đốc phê duyệt.

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

16


BÁO CÁO THỰC TẬP

 Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành kế
hoạch ngân sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời
kỳ.
 Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của Công ty và các báo cáo khác
theo yêu cầu của Ban điều hành.
 Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Phòng; đánh giá
hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao
hoạt động của Công ty.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành phân công.
1.2 Tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Khăn Việt
1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung. Hình thức
này phù hợp với quy mô cũng như yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của
công ty. Nó đảm bảo sự tập trung thống nhất trong công tác kế toán, cho phép kế toán

kiểm tra và cung cấp thông tin kịp thời theo yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo.
Kế toán của Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA, do đó cơ sở vật chất
trang bị cho phòng kế toán cũng hết sức đầy đủ và hiện đại với hệ thống máy tính xách
tay ,máy tính để bàn và các trang thiết bị văn phòng…
Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí theo sơ đồ 1.2:

K
ế to
án tổng
tổng hợp
hợp
Kế
toán

K
ế toán
toán nội
nội bộ
bộ
Kế

K
ế toán
toán Thuế
Thuế
Kế

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Phòng kế toán của công ty tổ chức với mô hình nhỏ bao gồm có kế toán tổng hợp
và 2 bộ phận là kế toán nội bộ và kế toán thuế. Cụ thể công việc của từng bộ phận:

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

17


BÁO CÁO THỰC TẬP

 Kế toán tổng hợp:
- Tổ chức công tác thống kê và bộ máy kế toán thống kê trong doanh nghiệp một
cách hợp lí.
- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và Nhà nước về hoạt động kế toán.
- Mức định vốn lưu động, huy động vốn, quan sát quá trình sử dụng vốn của công
ty, kiểm tra tài chính, phân tích thống kê.
- Có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, ghi chép, tính toán, phản ánh trung
thực khách quan đầy đủ rõ ràng dễ hiểu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Hướng dẫn và chỉ đạo, hỗ trợ các kế toán viên ở 2 bộ phận còn lại trong quá
trình làm việc.
- Kiểm soát nội bộ.
 Kế toán nội bộ:
Công việc chủ yếu của kế toán nội bộ là hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh thực tế tại công ty kể cả những phát sinh không có hóa đơn chứng từ.Bộ
phận này đảm nhận và thực hiện các công việc như sau:

 Kế toán bán hàng kiêm thủ kho:
 Về bán hàng:
+Tiếp nhận lệnh bán hàng và các đơn đặt hàng được xét duyệt từ phòng kinh
doanh, phụ trách việc ghi nhận doanh thu bán hàng, lập hóa đơn và phiếu xuất kho
hàng bán.
+ Lập các báo bán hàng; doanh thu; nhập – xuất – tồn theo tháng, quý, năm.
+ Theo dõi tình hình biến động của hàng tồn kho cũng như việc tiêu thụ hàng

hóa.
 Về kho:
Chịu trách nhiệm kiểm kê hàng hóa, theo dõi tình hình thực tế và biến động của
hàng hóa nhập, xuất, tồn kho, phản ánh vào thẻ kho chi tiết cho từng đối tượng hàng
hóa các số lượng nhập xuất tồn, cuối ngày đối chiếu số lượng hàng nhập với kế toán
mua hàng, số lượng hàng xuất với kế toán bán hàng, định kì tiến hành kiểm kê hàng

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

18


BÁO CÁO THỰC TẬP

hóa trong kho và xem xét tình trạng của từng mặt hàng, đối chiếu với số liệu tổng hợp
trong kì của kế toán trưởng.

 Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ, kế toán tiền lương:
+ Căn cứ vào Quy định thu – Quy định chi của doanh nghiệp kế toán lập phiếu
thu – chi và thực hiện thu chi và mở sổ chi tiết theo dõi và quản lý luồng tiền qua quỹ
và quản lý tiền. Cuối kì báo cáo và đối chiếu với số liệu tổng hợp của kế toán tổng
hợp.
+ Theo dõi toàn bộ các phát sinh của quỹ tín dụng, tiền gửi, tiền vay giữa công ty
với các ngân hàng, trực tiếp giao dịch với ngân hàng: nhận tiền, chuyển tiền, đối chiếu
số dư hàng ngày.
+ Theo dõi các khoản nợ phải thu, tình hình thanh toán với khách hàng, báo cáo
tình hình công nợ, đối chiếu công nợ với khách hàng, căn cứ theo hợp đồng để đúc
thúc việc thu hồi nợ. Cuối tháng liên hệ với khách hàng; lập biên bản đối trừ công nợ;
hẹn lịch thanh toán với khách hàng.
+ Theo dõi các khoản đã trả; còn phải trả với nhà cung cấp và các khoản đặt

trước của khách hàng. Cuối tháng căn cứ vào biên bản xác nhận công nợ của khách
hàng gửi tới đối chiếu và ký xác nhận nợ.
+ Dựa vào các yếu tố như: Bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm
thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoá... để lập bảng tính, thanh toán lương và
bảo hiểm xã hội cho người lao động.
 Kế toán thuế:
Căn cứ vào những chứng từ hợp lệ, hợp pháp để ghi nhận và phản ánh các nghiệp
vụ phát sinh trong doanh nghiệp. Công việc của kế toán thuế trong công ty bao gồm:
Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh, nhận được hóa đơn đầu ra,
đầu vào sau đó lập bảng kê, lên tờ khai thuế. Nếu phát sinh số thuế phải nộp thì báo
cho công ty để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp sau đó chuyển tiền nộp vào ngân sách
nhà nước đồng thời phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế, lập
hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh, kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để
báo với cơ quan quản lý thuế. Cuối năm lên BCTC và nộp lên cơ quan thuế quản lý.

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

19


BÁO CÁO THỰC TẬP

1.2.2 Nội dung công tác tổ chức kế toán
1.2.2.a Chế độ và chính sách kế toán
a. Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12
b. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ)
c. Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty đã áp dụng Thông tư số 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016.
d. Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung (có sử dụng phần mềm)
e. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên và

tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
f. Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Theo phương pháp đường
thẳng.
g. Các nghĩa vụ về thuế:
Các loại thuế Công ty phải nộp bao gồm: Thuế giá trị gia tăng ( tính theo phương
pháp khấu trừ), thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài; các
khoản thuế thu khác.
1.2.2.b Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ
 Tổ chức hệ thống chứng từ
Tổ chức hệ thống chứng từ là bước đầu tiên trong giai đoạn hạch toán ban đầu
của Công ty.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty đều phải lập chứng từ kế toán. Mọi
số liệu ghi trên sổ kế toán đều phải có chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp chứng minh,
chứng từ kế toán phải lập đủ số liên và chỉ lập một lần đúng với thực tế về thời gian,
địa điểm, nội dung và số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trường hợp chứng từ in
hỏng, in thiếu liên, viết sai thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo (X) vào tất cả các liên
và không được xé rời các liên ra khỏi cuốn.
Tổ chức hệ thống chứng từ
- Hóa đơn bán lẻ, hóa đơn GTGT.
- Các phiếu Nhập kho, xuất kho.
- Các phiếu Thu, Chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, Hoàn tạm ứng.
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

20


BÁO CÁO THỰC TẬP

- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, thưởng, quyết định tăng lương...
Các sổ sách kế toán:

- Nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng.
- Sổ chi tiết hàng hóa, phải thu, phải trả khách hàng, tiền mặt
- Thẻ kho, sổ quỹ tiền mặt.
- Sổ tổng hợp tình hình nhập, xuất tồn, sổ tổng hợp công nợ phải thanh toán.
- Bảng phân bố khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng, sổ tổng hợp tình hình
tăng giảm TSCĐ.

 Tổ chức luân chuyển chứng từ
Công ty TNHH Khăn Việt đang áp dụng trình tự luân chuyển chứng từ trên vào
công việc của kế toán bán hàng như sau:
Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều
phải tập chung vào bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế
toán đó cà chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của những chứng từ thì
mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Cuối cùng sẽ được lưu trữ, bảo
quản và sau khi hết thời hạn quy định đối với từng loại chứng từ nó sẽ được hủy.
Trình tự luân chuyển chứng từ gôm các bước sau:
-

Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán

-

Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám
đốc ký

-

Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán

-


Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

1.2.2.c Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Kế toán của Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư 133/2016/TTBTC ngày 26/8/2016 của bộ trưởng Bộ Tài chính.
Để công tác kế toán được thực hiện nhanh gọn, chính xác, Kế toán của Công ty
tiến hành chi tiết các tài khoản cấp 2 cho phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt
động kinh doanh. Ngoài ra, Kế toán cũng thiết kế hệ thống tài khoản cấp 3 chi tiết
tương ứng với các nội dung cụ thể của từng loại tài khoản.

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

21


BÁO CÁO THỰC TẬP

Với công tác kế toán Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, đơn vị sử dụng các tài
khoản:
- Tài khoản loại 1: Tài khoản Tài sản: Tiền mặt TK 111, Tiền gửi ngân hàng TK
112, Phải thu của khách hàng TK 131, Thành phẩm TK 155, Hàng hóa TK 156…
- Tài khoản loại 2: Tài khoản Tài sản: TSCĐ hữu hình TK 211, Hao mòn TSCĐ
TK 214, Dự phòng tổn thất tài sản TK 229, Chi phí trả trước TK 242…
- Tài khoản loại 3: Tài khoản Nợ phải trả: Phải trả người bán TK 331; Thuế và
các khoản phải nộp Nhà nước TK 333; Phải trả người lao động TK 334…
- Tài khoản loại 4: Tài khoản Vốn chủ sở hữu: TK 411, TK 413, TK 418, TK
419, TK 421…
- Tài khoản loại 5: Tài khoản Doanh thu: TK 511, TK 515.
- Tài khoản loại 6: Tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh: TK 632
- Tài khoản loại 7: Tài khoản Thu nhập khác

- Tài khoản loại 8: Tài khoản Chi phí khác
- Tài khoản loại 9: Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh
1.2.2.d Sổ kế toán và hình thức kế toán
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
Doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung vì đây là hình thức đơn
giản, dễ hiểu, dễ đối chiếu và thuận tiện cho công tác phân công kế toán. Với hình thức
này, số kế toán bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết trong đó có Nhật ký chung, sổ cái,
sổ chi tiết của từng tài khoản.
Sổ nhật ký chung: Phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán
Sổ cái các tài khoản: TK911, TK511, TK711, TK811, TK632, TK 642, TK635,
TK515… dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau khi đã được ghi nhận
vào sổ nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ:
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo cáo của Ngân hàng kế toán ghi
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhậ ký chung. Sau đó từ Nhật ký chung ghi vào
Sổ cái các tài khoản 511, TK515, TK711.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung,
sau đó từ sổ Nhật ký chung kế toán ghi vào Sổ cái tài khoản 632 – giá vốn hàng bán.
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

22


BÁO CÁO THỰC TẬP

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, hoặc hóa đơn mua hàng, phiếu chi, giấy báo nợ của
Ngân hàng kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, căn cứ
vào sỏ Nhật ký chung kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ cái các
TK642, TK635, TK811.
Cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh kế toán căn cứ vào sổ phát sinh trên sổ

cái của từng tài khoản: TK511, TK515, TK711, TK632, TK642, TK 635, TK811… để
kết chuyển sang tài khoản 911. Sau đó căn cứ bảng tính thuế TNDN phải nộp, chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh được ghi nhận vào sổ nhật ký chung và sổ cái
TK821. Cuối cùng xác định lãi, nỗ kết chuyển sang tài khoản 421.
Cuối kỳ cộng số liệu trên sổ cái, từ các sổ chi tiết lập thành các bảng tổng hợp chi
tiết. Số liệu trên sổ cái sau khi được đối chiếu khớp đúng với các bảng tổng hợp chi
tiết sẽ dùng để lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.
- Quy trình ghi sổ được minh họa dưới sơ đồ sau:
Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc
biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI

Sổ,thẻ kế toán chi
tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
(Nguồn phòng Kế toán công ty TNHH Khăn Việt)

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

23


BÁO CÁO THỰC TẬP

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
Để thuận tiện cho công tác kế toán, hiện nay công ty TNHH Khăn Việt hạch toán
kế toán được thực hiện trên phần mềm kế toán và phần mềm được cài đặt để thực hiện
kế toán hình thức Nhật ký chung.
Căn cứ vào các chứng từ gốc (hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi…) kế toán
tiến hành nhập số liệu vào phần mềm trên máy tính theo các mẫu chứng từ đã có sẵn
trong phần mềm. Sau khi nhập xong phần mềm sẽ tự động xử lý thông tin và lên các
số tổng hợp như Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái TK511, 515, 642, 911…
Cuối năm hay theo yêu cầu của nhà lãnh đạo công ty thì kế toán sẽ in các sổ ra
giấy và đóng lại thành quyển để lưu trữ hoặc nộp cho lãnh đạo để phục vụ công tác
quản trị của mình.
1.2.2.e Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo và kiểm tra kế toán
Công tác tổ chức thực hiện chế độ báo cáo và kiểm tra kế toán được lập cho cả
năm tài chính gồm: Nội dung, phạm vi, các đối tượng và thời gian tiến hành thực hiện,
kiểm tra.
 Lập Báo cáo quản trị trình Giám Đốc:
Hàng tháng vào tuần đầu tiên của tháng, kế toán: Trình ký hồ sơ kế toán; Báo cáo
tình hình Thu – Chi tiền mặt tại quỹ; Báo cáo tình hình công nợ các khoản phải thu/
phải trả; Báo cáo tình hình hàng hóa tồn kho; Báo cáo tình hình doanh thu - chi phí.
 Lập báo cáo tài chính, sổ sách kế toán:

- Báo cáo tài chính:
+ Báo cáo tài chính theo Thông tư 133/2016/TT - BTC ngày 26/8/2016: Bảng
cân đối kế toán (Mẫu số B01a-DNN), Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
(Mẫu số B02-DNN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (không bắt buộc nhưng khuyến khích
lập, Mẫu số B03-DNN) và Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN);
+ Bảng cân đối tài khoản (mẫu số F01-DNN);
+ Báo cáo nhập - xuất - tồn kho;
Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

24


BÁO CÁO THỰC TẬP

+ Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ;
- Sổ sách kế toán: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ tài sản cố định; Chi
tiết tình hình công nợ phải thu/ phải trả theo đối tượng; Sổ chi tiết các tài khoản.
- Kiểm kê:
+ Kiểm kê quỹ tiền mặt: Định kỳ kiểm kê hàng tháng hoặc có thể kiểm kê đột
xuất.
+ Kiểm kê tài sản cố định, công cụ dụng cụ: Kiểm kê định kỳ 1 năm/1 lần.
+ Xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng cuối năm vào ngày 31/12.
Đặc biệt, công ty áp dụng hình thức tự kiểm tra tài chính kế toán nhằm tạo ra lề
lối, nề nếp hoạt động của đơn vị; tăng cường tính tự giác của cán bộ trong việc thực
hiện công việc của mình.
1.2.2.f Ứng dụng Phần mềm kế toán đang sử dụng tại công ty
Công ty TNHH Khăn Việt hiện đang sử dụng kế toán máy vào công tác kế toán,
phầm mềm kế toán công ty đang áp dụng là phần mềm kế toán MISA SME.NET 2018
do công ty cổ phần MISA cung cấp.


Vào phần
mềm

Chọn loại chứng
từ cần cập nhập sổ

Chọn phân hệ
nghiệp vụ

Nhập số liệu

Sổ kế toán:
Sổ kế toán tổng hợp

Báo cáo tài
chính

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán máy
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán xác định các nghiệp
vụ để nhập dữ liệu vào máy tính theo các phân hệ được thiết lập sẵn trên phần mềm kế

Nguyễn Thị Lan Anh – D15CQKT03-B

25


×