Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thiết bị thực phẩm các máy ĐỊNH LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.85 KB, 31 trang )

Thiết bị thực phẩm CÁC MÁY ĐỊNH LƯỢNG
CHƯƠNG 5: CÁC MÁY ĐỊNH LƯỢNG

1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
Trong các nhà máy thực phẩm, quá trình định lượng nguyên liệu, định lượng vật liệu bổ sung và
thành phẩm có ý nghĩa lớn để đảm bảo năng suất và hiệu suất sản xuất cũng như mọi chỉ tiêu
chất lượng của sản phẩm. đối tượng định lượng rất đa dạng và phong phú như: dạng rời, lỏng ít
nhớt, lỏng nhớt, đậm đặc, dẻo, nhão, quánh. Do đó, tùy theo cấu tạo và tính chất của sản phẩm
cần định lượng mà có các phương pháp và các thiết bị định lượng khác nhau.


Các máy định lượng thường được lắp ngay dưới boong ke chứa, đặt trước các máy và thiết bị chế
biến hoặc các máy trộn v.v…
2. PHÂN LOẠI
2.1.Theo nguyên tắc định lượng:
– Máy định lượng theo thể tích: Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng nhưng mức độ chính xác thấp
– Máy định lượng theo trọng lượng: Kết cấu phức tạp, giá thành cao nhưng mức độ chính xác
cao
Phương pháp định lượng thể tích có sai số từ 2-3% nên chỉ áp dụng khi đo lường sơ bộ. Phương
pháp định lượng theo khối lượng có sai số định lượng thấp khoảng 0,1% nên được áp dụng khi
cần đo lường chính xác các cấu tử của hốn hợp.
2.2. Theo phương thức làm việc.
– Máy định lượng liên tục
– Máy định lượng gián đoạn (từng mẻ)
2.3. Theo tính chất vật liệu.
– Máy định lượng vật liệu rời
– Máy định lượng vật liệu dẻo
– Máy định lượng vật liệu lỏng.
3. CÁC MÁY ĐỊNH LƯỢNG VẬT LIỆU RỜI.
ðể định lượng vật liệu rời hay là các sản phẩm hạt, người ta dùng các máy định lượng thể tích và
trọng lượng, định lượng liên tục và từng phần. Phương pháp định lượng theo thể tích có sai số


lớn hơn nhưng kết cấu máy đơn giản hơn, sai số nằm trong giới hạn cho phép nên vẫn được sử
dụng rộng rãi trong nhiều dây chuyền sản xuất.


Những máy định lượng cấp liệu liên tục thường gặp là loại thùng, đĩa, vít tải, băng tải, máy lắc,
pittông, rung lắc và dao động cũng như loại trọng lượng làm việc tự động và nửa tự động.
3.1. Thùng định lượng : (Máy định lượng kiểu tang)
3.1.1. ðặc điểm và phạm vi ứng dụng:
– Máy định lượng thể tích làm việc liên tục
– ðịnh lượng các sản phẩm dạng rời, dạng hạt, bột v..v
3.1.2. Phân loại:
– Kiểu thùng hình trụ hay thùng có nhiều cạnh (hình 5.1a và 5.1 b): ðể điều chỉnh dòng sản phẩm
nhờ lực ma sát và lực bám dính với bề mặt thùng.
– Kiểu hình quạt: loại hốc (hình 5.1c) và loại cánh ( hình 5.1d):Ở các loại thùng này thì loại
thùng trụ nhẵn và có những nếp gợn nhỏ dùng cho sản phẩm bột và hạt nhỏ.
Những thùng mài cạnh dùng cho sản phẩm dạng cục nhỏ và cục trung bình.


Tốc độ vòng của thùng từ 0,025 đến 1m/s. Năng suất của thùng có thể điều chỉnh bằng tấm chắn
thay đổi chiều dầy của lớp sản phẩm đi vào, hoặc thay đổi số vòng quay của tang.
Năng suất thùng cấp liệu kiểu tang trơn (Hình 6.1a ) được tính theo công thức :

Trong đó: F : Diện tích tiết diện của lố, m2.
v : Tốc độ trung bình của sản phẩm chảy qua lỗ, (m/s )
(Thường lấy bằng vận tốc vòng của tang định lượng v = 0,025 – 1 m/s)
k : Hệ số chứa đầy của cửa xuống liệu, phụ thuộc khối lượng riêng của hạt .
γ : Trọng lượng riêng của sản phẩm kg/ m3
3.2. ðĩa định lượng :
3.2.1. ðặc điểm và phạm vi ứng dụng:
– Máy định lượng thể tích làm việc liên tục

– Dùng để cấp vàđịnh lượng vật liệu dạng hạt nhỏ và dạng bột khô.
– đảm bảo cấp liệu đủ chính xác khi năng suất tương đối lớn.


Nguyên tắc làm việc:
đĩa 1 lắp cứng trên trục 2 nhận chuyển động quay từ môtơ qua đai thang 3, hộp giảm tốc 4 và cặp
bánh răng thẳng 5. Liệu từ hộp chứa liệu 6 chảy qua 2 cánh đảo 15 gắn trên trục 2 (để chóng dính


bết) rồi xuống đĩa 1. ðểđiều chỉnh lượng liệu trên đĩa 1, dùng hệ thống ống chắn liệu 7 và 8. Ống
7 phía trong lắp cốđịnh, mặt ngoài ống có tiện ren. Ống 8 lồng ngoài ống 7, đầu phía trên hàn
với đai ốc 10 – ăn ren trên ống 7. đai ốc 10 hàn với bánh răng vòng 13 ăn khớp với bánh răng
14. Khi tay quay 11 quay truyền chuyển động qua cặp bánh răng nón 12, cặp bánh răng 14 và 13
làm đai ốc 10 quay ăn ren với ống 7 cốđịnh. Do đó cũng làm ống 8 cùng đai 13 vừa quay vừa
tịnh tiến dọc trục (lên hoặc xuống) làm thay đổi lượng liệu trên đĩa 1. Dùng gạt 9 (cũng điều
chỉnh được vị trí cao thấp) để gạt liệu trên đĩa 1 xuống ống tháo liệu.
Có 2 khả năng điều chỉnh năng suất :
– Thay đổi vòng quay của trục 2 mang đĩa 1.
– Dịch chuyển vị tríống 8 bằng tay quay 11.
3.2.4. Năng suất của đĩa định lượng :
Năng suất của đĩa định lượng được tính theo công thức:

Trong đó:
ρ : Khối lượng riêng của hạt hoặc bột kg/m3.
h : Chiều cao nâng ống tiếp liệu 8 so với đĩa (m)
n: Số vòng quay của đĩa, vòng/phút
R : Bán kính ống tiếp liệu 8, m.
ϕ : Góc nghiêng tự nhiên của khối vật liệu khi chuyển động, độ
3.3. Vít định lượng
3.3.1. ðặc điểm và phạm vi ứng dụng:

– Máy định lượng thể tích làm việc liên tục


– Vít định lượng dùng để cấp vàđịnh lượng sản phẩm dạng hạt, cục nhỏ và dạng bột trong những
trường hợp bỏ qua hiện tượng nghiền nát.
– Máy có thểđịnh lượng ở vị tríđặt nằm ngang hay nằm nghiêng một góc nào đó.
3.3.2. Cấu tạo vít định lượng

3.3.3. Năng suất của vít định lượng:
Năng suất của vít định lượng được xác định theo công thức :

Trong đó:
D : ðường kính vít xoắn , m
S : Bước vít, m Thường thường : S = (0,8 – 1,0) D
K : Hệ số đổ đầy, K= 0,8 – 1,0
n : Số vòng quay của vít xoắn trong 1 phút. ðối với sản phẩm linh động
n = 40 – 80 v/ ph, ít linh động hơn thì n = 20 – 40 v/ph.
γ : Khối lượng riêng của sản phẩm (kg/m3)


ðể tránh vật liệu tích tụ trong vít định lượng cần phải đảm bảo tỉ lệ:
D ≥ (4-5) DC (mm)
Trong đó : DC : Kích thước lớn nhất của cục sản phẩm .
3.4. Băng tải định lượng
3.4.1. ðặc điểm và phạm vi ứng dụng:
– Máy định lượng làm việc liên tục
– Dùng để cấp và định lượng vật liệu cục nhỏ cũng như vật liệu ẩm dính kết. Với vật liệu ẩm,
dính, dùng thanh gạt làm sạch bộ phận chịu tải và bằng vải bông tẩm cao su
– Băng tải định lượng có thể đặt nằm ngang hay nằm nghiêng.
3.4.2. Phân loại:

– Băng tải định lượng theo thể tích.
– Băng tải định lượng theo trọng lượng
3.4.3. Băng tải định lượng theo thể tích


Nhánh băng phía trên đỡ bằng những con lăn định lượng. Dọc theo băng cóđặt thanh chắn tạo
thành máng nhỏ dẫn sản phẩm cấp liệu. Vật liệu từ thùng chứa liệu được cấp vào băng một
cách đều đặn và có thểđiều chỉnh theo chiều cao của tấm chắn. Tốc độ của băng lấy từ 0,1 –
0,5m/s.
3.4.4. Băng tải định lượng theo khối lượng
– Băng tải định lượng theo khối lượng tựa trên giáđỡ bản lề

Trên hình 5.5 cho ta sơ đồ nguyên tắc của băng tải định lượng theo khối lượng; cơ cấu này lắp
trên khung, tựa trên giá đỡ bản lề. Sản phẩm cấp bằng băng tải được cân bằng đối trọng; dịch
chuyển đối trọng có thể điều chỉnh được năng suất trong giới hạn 1/3. Khi thay đổi độ nghiêng
của khung máy định lượng thì do thay đổi trọng lượng sản phẩm nên hệ thống đòn bẫy tự động
thay đổi vị trí điều chỉnh tấm chắn và tiết diện lỗ ra của thùng chứa liệu.
– Băng tải định lượng theo khối lượng điều chỉnh bằng điện


Băng tải định lượng theo trọng lượng có thể tựđộng hoá nhờ thiết bị điện khí nén thủy lực.
Trên hình 5.6a cho biết sơđồ thiết bịđiện đểđiều chỉnh quá trình làm việc của máy định lượng –
Băng tải 1 lắc trên điểm tựa 2 được dẫn động bằng động cơđiện 3. Tiến hành cân bằng nhờ cơ
cấu cánh tay đòn trọng lượng 4 với tay đòn 5 và đối trọng 7. Vật liệu được đưa vào bằng cơ cấu
cấp liệu dao động điện 6. Ở tay đòn 5 có hệ thống công tắc điện 8 qua một thiết bị đặc biệt làm
thay đổi chế độ làm việc của bộ rung, ảnh hưởng đến việc cung cấp vật liệu, sao cho khôi phục
được sự cân bằng của hệ trọng lượng.
Trên hình 5.6b là sơ đồ một kiểu băng tải định lượng điều chỉnh bằng điện khác. Sự điều chỉnh
đó được thực hiện bằng cách thay đổi cơ cấu cấp liệu 7. khi thay đổi trọng lượng của băng tải 1,
cơ cấu trọng lượng 2,3 và 4 làm thay đổi vị trí của hệ thống cắt điện 5. Nhờ điều khiển bằng điện

mà thay đổi được tỉ số truyền của bộ biến tốc 6, làm chuyển động máy cấp liệu 7


3.5 CÁC MÁY ðỊNH LƯỢNG THEO TRỌNG LƯỢNG
3.5.1. đặc điểm:
– Máy định lượng trọng lượng loại từng phần một gồm các bộ phận:
. Bộ phận cấp liệu để cấp sản phẩm vào định lượng.
. Thùng chứa để cân.
. Bộ phận điều khiển tự động máy định lượng
– thùng chứa phải có hình dạng như thế nào để nó tiếp nhận được hoàn toàn vật liệu dạng rời dưa
vào và tháo liệu ra hết sau khi đã xác định trọng lượng
Các máy định lượng theo trọng lượng có các loại sau:


3.5.2. Máy định lượng bột:

Trên hình 5.7 là máy định lượng trọng lượng bán tự động dùng cho bột, chuyển bột từ thùng
chứa 1 bằng vít tải 2, vít tải này được truyền chuyển động quay từ động cơ điện 3 qua bộ giảm
tốc 4. Bột đi vào trong thùng chứa định lượng 5, phần cuối của thùng chứa có gắn lăng trụ 6 tựa
trên các tay đòn của cơ cấu trọng lượng 7 và 8, đối trọng 9 và bộ phận đóng cắt điện 10 của động
cơ vít tải cấp liệu và đình chỉ việc cấp bột. Tiến hành đóng điện lại cho vít tải cấp liệu ở nút ấn
tay 11. ðể điều khiển tự động máy định lượng theo trọng lượng từng phần, người ta dùng bộ phận
cơ điện hay điện và khí nén.

3.5.3. Máy định lượng điều khiển bằng khí nén hay thủy lực:


Trên hình 5.8 cho biết các bộ phận để điều chỉnh máy cấp liệu định lượng trọng lượng làm việc
liên tục. Máy định lượng trọng lượng là tang có nhiều hốc 1, được cân bằng trên đòn bẩy 2 bằng
đối trọng 3 (di động để chỉnh lại cơ cấu định lượng) và 4.


Khi thay đổi trọng lượng, tang 1 truyền động bằng đòn bẩy làm thay đổi vị trí của van 5, điều
chỉnh việc cấp không khí nén hay dầu, làm thay đổi vị trí pít tông của động cơ trợ động 6 và cào
7, thay đổi lượng vật liệu do đĩa cấp liệu 8 cung cấp. đối với các máy định lượng trọng lượng thì
bộ phận đóng điện đơn giản và thuận tiện hơn cả là công tắc thủy ngân; chúng được đặt trên
những chi tiết tương ứng của cơ cấu định lượng trọng lượng (đòn bẩy hay thanh lắc) mà vị trí
của nó thay đổi trong quá trình cân. Những trang bị định lượng đóng bao tự động thường gặp có
cấu tạo khác nhau phụ thuộc vào tính chất cơ lý của sản phẩm cân (bột đường, hạt gạo, chè, kẹo,
mì ống và các sản phẩm thực phẩm khác)
.


3.5.4. Máy định lượng bằng tế bào quang điện
Khi định lượng đóng bao có thể dùng máy định lượng cân một lần và các máy định lượng cân
nhiều lần. Khi cân một lần thì thực hiện định lượng trọng lượng một phần sản phẩm sau một lần
nhận.
Trong các máy định lượng cân nhiều lần để được phần trọng lượng đã biết thì tiến hành cân một
vài lần liên tục; điều đó cho phép tăng số lần cân trong một đơn vị thời gian mà không giảm mức
chính xác của việc định lượng. Dưới đây là sơ đồ nguyên lý sự điều khiển tự động máy định
lượng bằng tế bào quang điện (hình 5.9): Bao bì rỗng đưa lên trên bàn quay và đưa về phía bộ
phận cấp liệu dao động 1,2. Hộp bao bì đi vào một trong các đĩa cân của đòn cân, trên đĩa cân
khác có đặt sẵn mẫu trọng lượng; lắp một màn chắn nhỏ trên đầu đòn cân này, khi đạt đến trọng
lượng cân bằng thì tấm chắn đó che nguồn ánh sáng tác dụng lên tế bào quang điện. trong khi đó
thì rơle quang điện bị tiêu hao, tác dụng đến các bộ phận thừa hành của thiết bị tự động, làm đình
chỉ việc cấp sản phẩm vào trong bao bì. ðồng thời cơ cấu bàn quay làm việc, đẩy bao bì đầy ra và
đặt lên đó bao bì rỗng khác. Sau đó bộ phận cấp liệu bằng dao động lại tự động làm việc và làm
đầy bao bì mới.


.


4. CÁC MÁY ĐỊNH LƯỢNG DÙNG CHO SẢN PHẨM DẠNG BỘT NHÀO
4.1. Khái niệm:
định lượng sản phẩm dạng bột nhào nghĩa là phân chia liên tục từ khối chung ra thành các cục
riêng, có thể tích xác định và có trọng lượng tương ứng bằng nhau.
Trong khi đó phải đảm bảo tỷ trọng các cục cho đồng đều. Ví dụ như trong sản xuất bánh mì thì
sai sốđịnh lượng không được vượt quá ± 2,5% trọng lượng trung bình các đoạn.
4.2. Phân loại: Các máy định lượng thể tích đối với bột nhào thường gặp những dạng sau:
a/ Các máy định lượng cắt cục bột nhào từ dạng sợi được ép đều đặn từ khuôn ép ra,


những đoạn ấy phải có hình dạng xác định vàđược cắt bằng dao chuyển động với tần
số không đổi;
b/ Máy định lượng có thùng lường được nạp đầy bột nhào và tháo ra bằng phương pháp cưỡng
bức ;
c/ Các máy định lượng loại dập cắt cục bột nhào thành hình dạng và thể tích xác định từ băng
chuẩn bị sơ bộ sản phẩm
4.2.1. Máy định lượng bột nhào bằng dao lắc:
Cấu tạo và nguyên tắc làm việc:

Trên hình 5.10a cho sơđồ máy định lượng cắt từng phần bột nhào bằng dao lắc. Bột nhào từ phễu
chứa 1 được một hay vài vít xoắn cuốn lấy vàđưa đi với tốc độ không đổi qua khuôn ép 2
có profin và tiết diện xác định; trong quá trình cấp liệu thì khối sản phẩm được lèn chặt và bắt
buộc phải chuyển động làm các sợi cóđộđồng đều lớn về tỷ trọng. Dao 3 lắc với tần sốđều cắt
các sợi bột thành các thỏi có chiều dài và thể tích bằng nhau.
4.2.2. Máy định lượng bằng thùng lường:


Trên hình 5.10b cho máy định lượng có thùng lường và có pittông thúc ra từng phần. Từ phễu 1
sản phẩm được các trục cán cấp liệu 2 đưa vào trong buồng nhận 3. Trong khi đó tấm chắn cắt 4

và pittông 5 ở vị trí tận cùng bên trái. Tấm chắn 4 và pit tông 5 di chuyển chuyển sang bên phải
và bắt đầu cắt khối sản phẩm trong buồng 3, rồi sau đó nóđược đẩy vào thùng lường 6 của cơ cấu
chia 7.
Thùng liệu chứa đầy bột nhào, còn pít tông 8 nén lò xo 9 về vị trí bên phải. Khi quay cơ cấu chia
đi 900 pit tông 8 được giải phóng khỏi áp lực của pit tông 5 dưới tác dụng của lò xo 9, từng phần
bột được đẩy ra băng tải 10, từng phần bột này bằng thể tích thùng liệu.
4.2.3. Máy chia có thùng lường và cơ cấu chia quay liên tục: được chỉ trên hình 5.11. Thùng
có gân 1 cuốn bột nhào đi qua giữa nó và cơ cấu chia 2, cơ cấu chia có buồng liệu hình trụ 3,
trong đó có pit tông 4 dịch chuyển. Dưới áp lực của bột nhào lùi theo chiều sâu của buồng liệu
cho đến chỗ tựa của con lăn 5 trên cam định hình 6.
Khi buồng liệu đi ngang qua mép nhọn 7 thì bột nhào được cắt ra khỏi khối sản phẩm chung; khi
các con lăn lăn trên hình quạt cố định 8 thì cục bột nhào được pit tông ép từ buồng liệu lên băng
chuyền 9. Quay cam 6 có thể điều chỉnh được trọng lượng phần bột nhào cần định lượng


4.2.4. Máy định lượng mì vằn thắn
Trên hình 5.12 cho biết sơđồ làm việc của thiết bịđịnh lượng đập là một bộ phận của máy tựđộng
sản xuất mì vằn thắn. Nó gồm đĩa đập 1 với khuôn đập có hình dạng xác định, băng thép của
băng chuyền 2, băng chuyền 3 và khuôn ép 4 cấp bột nhào và thịt xay.
Bột nhào và thịt xay được đưa vào khuôn ép bằng bơm hồi chuyển. Bột nhào có dạng ống và thịt
xay được cấp vào trong nó thành từng phần riêng nhờ có bộ phận cắt bằng khí nén. Ống bột
nhào được cắt bằng dây để tách không khí. Khuôn dập cắt ở ống bột nhào ra những thỏi vằn thắn
mì có chứa phần thịt xay. ðể tránh dính bột nhào, người ta bôi trơn khuôn dập bằng dầu
mỡ. Thiết bị định lượng tương tự được dùng để phân lượng mỡ, men, làm bánh bích quy, kẹo và
những sản phẩm khác trong sản xuất thực phẩm.


5. NHỮNG MÁY ĐỂ ĐỊNH LƯỢNG SẢN PHẨM THỰC PHẨM LỎNG.
5.1. Mục đích và phạm vi ứng dụng.
– định lượng sản phẩm lỏng bằng máy được phổ biến rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất thực

phẩm. Ưu điểm khi định lượng bằng máy :
. Cải tiến được điều kiện vệ sinh.
. đảm bảo được năng suất cao.
. định lượng sản phẩm một cách chính xác.
– Có ba phương pháp định lượng cơ bản: Trọng lượng, thể tích vàđịnh lượng theo mức trong đó
phổ biến nhất đối với sản phẩm lỏng là hai phương pháp định lượng thể tích vàđịnh lượng theo
mức.
– Các yêu cầu đối với những máy để rót sản phẩm thực phẩm lỏng chủ yếu là do những tính chất
vật lý khác nhau của chúng quyết định (tạo bọt, độ nhớt, độ bay hơi); Ví dụ như bia, săm pa
và các đồ uống khác có chứa khí, để giảm tổn thất khí cacbonnic thì phải rót dưới áp suất cao
hơn áp suất khí quyển. Người ta tạo nên trong bao bì một áp suất cao bằng áp suất trong
bình đựng chất lỏng chảy ra. Những sản phẩm có chứa vitamin (nước ép hoa quả và rau) nên rót


dưới chân không, trong trường hợp này giảm được hàm lượng oxy trên mặt sản phẩm trong
bao bì kín. đối với những máy rót các chất lỏng có bọt thì cần các yêu cầu đặc biệt.
5.2. Phân loại các máy rót:
Những máy để phân lượng sản phẩm thực phẩm lỏng có thể phân loại theo những dấu hiệu khác
nhau. Trong bảng
5.1 nêu ra sự phân loại của máy rót phụ thuộc vào phương pháp rót chất lỏng, cấu tạo của
máy và các bộ phận rót.
.


– đối với những sản phẩm cóđộ nhớt nhỏ: khối lượng riêng từ 0,9 đến 1,0g/cm3, và độ nhớt 0,8 –
8,5 centipoize nhớt như: sữa, crem, rượu, nước, rượu mùi, bia, rượu vang xi rô, nước ép, dầu
thực vật, dầu cá, dấm … thì có thể dùng các bộ phậnrót trong đó chất lỏng cần phân lượng chảy
dưới tác dụng của trọng lượng (thiết bị rót, trọng lực).



– đối với những sản phẩm cóđộ nhớt cao hơn (hàng chục lần): như dịch cà chua, váng sữa, dịch
rau, mứt nhừ, kem cốc … người ta phân lượng những sản phẩm ấy nhờép cưỡng bức chúng trong
những dụng cụđặc biệt của máy định lượng.
5.3. Các cơ cấu rót của máy định lượng .

5.3.1.Cơ cấu rót kiểu van
a.Cấu tạo:


Trên hình 5.13a, chỉ cơ cấu rót kiểu van đơn giản nhất, nó gồm có bình lường 1, van ba chiều
2, ống 3, ống nối 4 để nạp đầy bình lường vàống nối 5 để rót thể tích đã đo lường vào bao
bì chứa.
b.Nguyên tắc làm việc: Thể tích chất lỏng đi vào trong bình lường 1 phụ thuộc vào vị tríđầu bên
dưới của ống 3 hở cả hai đầu.
Khi nút của van ba chiều tại vị trí chỉở phần bên phải của hình vẽ, chất lỏng dưới áp suất thủy
tinh đi vào trong bình lường, đẩy không khí trong bình ra qua ống 3.


Khi chất lỏng dâng đến mép dưới của ống thì không khí không ra được nữa, còn
chất lỏng ở trong bình lường được dâng lên cao hơn mép dưới của ống một đoạn, phụ thuộc vào
mực chất lỏng ở trong thùng rót. Áp suất không khí trên chất lỏng sẽ ngăn cản việc nạp tiếp tục
vào bình lường, còn lối ra của chất lỏng bịđóng; chất lỏng trong ống 3 sẽ dâng lên và theo quy
tắc bình thông nhau nóđược xác định bằng mực chất lỏng ở trong thùng rót. Như thế là chấm dứt
một chu trình định lượng. Thể tích được điều chỉnh bằng cách nâng lên hoặc hạống 3
xuống. ðể tháo chất lỏng vào bao bì chứa, thì quay nút của van ba chiều ngược kim đồng hồ một
góc 900, nhưđã chỉở phần bên trái hình vẽ. Tuỳ theo cách quay van mà những máy dùng cơ cấu
rót này thuộc loại quay tay, bán tựđộng và tựđộng.
Chất lỏng chảy ra càng nhanh, thì năng suất máy càng lớn, trong những điều kiện khác giống
nhau.
c. Tính toán năng suất chất lỏng:Trên hình 5.13b cho sơđồđể xác định năng suất chất lỏng chảy

ra :

5.3.2. CƠ CẤU RÓT KIỂU VAN XOÁY ðỂ RÓT ðẲNG ÁP CHẤT LỎNG CÓ NẠP KHÍ .
– để tránh tổn thất khí khi rót chất lỏng có nạp khí người ta nạp đầy bằng cơ cấu rót đẳng áp đặc
biệt. Trên hình 5.14a cho mặt cắt của van để rót đẳng áp chất lỏng có nạp khí ( ví dụ như bia)


– Chu trình làm việc của cơ cấu rót đẳng áp :
a/ Nạp đầy khí vào bao bì, áp suất của khí bằng áp suất dư, chất lỏng sẽđược rót ởáp suất đó .
b/ Mở lỗ nạp chất lỏng.
c/ Chất lỏng chảy vào bao bì chứa không có chênh lệch áp suất (dưới tác dụng của trọng lượng
bản thân)
d/ Nạp vào đầy bao bì đến mực chất lỏng đãđịnh trước (thông thường thì không có thiết bịđịnh
lượng)
e/ đóng lỗ nạp chất lỏng.
– Cấu tạo và nguyên tắc làm việc:
Trong thân van 4 có ba lỗ khoan dưới những góc khác nhau. Ở trong vỏ van 11 cũng có 3 rãnh
1,2,3 tương ứng. Phần bên trên của vỏ van nối liền với đáy 12 của thùng rót còn phần bên dưới
thì nối với khớp trục 5, tiếp dưới là hình nón định tâm 9 có vành cao su 10.
Các ống 6, 8, 13, 14 thông với thùng rót để nạp chất lỏng vào bao bì. Rãnh vòng 15 nối khoang
trong của bao bì cần nạp đầy với ống 13; ống hình ô van 8, như ta thấy ở mặt cắt A -A, đi
trong ống 6, kết thúc bằng lỗ 7. Tay gạt 16 quay thân van 4 một cách liên tục, hợp lý. Trong
những máy rót tựđộng thì tay quay có prôfin phức tạp (cam); khi quay bàn quay thì tay
quay được lăn trên tấm định lượng cố định; nhờđó mà thân van được quay theo với quy
tắc đã quy định theo thời gian và không gian.
Các vị trí tiếp nhau của thân van chỉ trên hình 5.14b


×