Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.23 KB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỨC THỌ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH
QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỨC THỌ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH
QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH

HÀ NỘI, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS,TS. Trương
Bá Thanh.
Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng, không
sao chép của người khác. Các kết luận nghiên cứu trong Luận văn được đúc
kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề luận văn cần giải quyết.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
TÁC GIẢ

Nguyễn Đức Thọ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...............................................................................9
1.1. Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất.............................................9
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất............................15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH
QUẢNG NAM...............................................................................................28
2.1. Khái quát chung về Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam..........................28
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đối với Thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.............................................................................34
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN,...........................59
3.1. Quan điểm định hướng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất hiện

nay...................................................................................................................59
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đối với
Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện nay...................................................62
KẾT LUẬN....................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1
2.2

Dân số Th
Lao động

địa bàn thị

2.3

Tăng trưởn


2.4

Kết quả th

2.5

Tình hình


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết đề tài

Cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của đất đai chẵng
những là tài nguyên tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất vật chất xã
hội, mà còn là yếu tố căn bản để phân bố dân cư, xây dựng và phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng. Song đất đai vốn phụ
thuộc vào diện tích, địa hình và lãnh thổ của mỗi nước nên nó là nguồn vốn có
hạn.
Việt Nam ngày nay trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, nên
đất đai càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân. Song, vấn đề hiện trạng sử dụng đất ở nước ta chưa được phát huy
tốt trong bối cảnh đô thị hóa quá nóng và ồ ạt, dẫn đến thực tiễn sử dụng đất
chưa hợp lý và hiệu quả thấp, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Thực tế đó đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về
nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, mà ở đó, quy hoạch sử dụng đất và
quản lý quy hoạch sử dụng đất là công cụ căn bản, biện pháp rất quan trọng
của quản lý Nhà nước để xác lập tính thống nhất về định hướng sự phân bố
quỹ đất và tổ chức quản lý khai thác quỹ đất tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả

trong mối tương quan với các nguồn lực khác nhằm phục vụ tốt các mục tiêu
phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh quốc phòng theo
cấp quốc gia, cấp vùng và các cấp địa phương.
Liên hệ đến Thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), những năm gần đây hạ
tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, tốc độ phát triển đô thị tương đối nhanh
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã này. Theo đó,
nhu cầu đất để mở rộng các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh thương mại
dịch vụ ngày càng cao, hoạt động khai thác và phát triển quỹ đất
1


diễn ra khá sôi động. Việc thực hiện các dự án đầu tư này tất yếu dẫn đến một
diện tích khá lớn đất nông nghiệp phải thu hồi, làm ảnh hưởng cả hai mặt (tích
cực và tiêu cực) trong công tác quản lý sử dụng đất ở địa phương này, nhất là
ở địa bàn khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc: (1) Nhiều diện tích đất đã
giao nhà đầu tư song chậm tiến độ triển khai do các biểu hiện cầm chừng, dở
dang và kéo dài nên phải cho dừng kỹ thuật để chuyển cho chủ đầu tư khác;
(2) Một số dự án thực hiện chưa quan tâm đúng mức các hạng mục hạ tầng kỹ
thuật (thông tin, cấp điện, nước thải,...) và chưa khớp nối tốt hạ tầng giao
thông, hạ tầng công cộng và các hạ tầng xã hội; (3) Một số dự án chưa tính
toán phương án hỗ trợ người dân bị thu hồi đất về sinh kế bền vững;
(4) Một số nhà đầu tư, sàn giao dịch bất động sản lợi dụng dự án chuyển
nhượng quyền sử dụng đất để đầu cơ đất... Cùng với những vấn đề đô thị hóa
quá nóng bằng chính sách đổi đất lấy hạ tầng đô thị dẫn đến hiện trạng sử
dụng đất khu vực Điện Bàn đang mang tính hình thức phân bổ đất dựa trên cơ
sở đẩy nhanh thủ tục chuyển mục đích quyền sử dụng từ đất nông nghiệp sang
phi nông nghiệp; thiếu quy hoạch không gian mà chưa có hệ thống điều tra cơ
bản để đánh giá khoa học các tác động của các yếu tố môi trường và xã hội…
Với những lý do nêu trên, tác giả đăng ký lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Điện Bàn,

tỉnh Quảng Nam” để thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh
tế.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Quy hoạch sử dụng đất và quản lý nhà nước về lĩnh vực này là vấn đề
thời sự nên đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các
nhà quản lý và hoạch định chính sách. Tiêu biểu có thể kể đến các công trình
nghiên cứu xoay quanh vấn đề này dưới đây:
*Một số
công trình
nghiên cứu


trong nước:
2


Công trình nghiên cứu “Quy hoạch đất đai - Cơ sở khoa học để Nhà
nước thống nhất quản lý đất đai”, Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học và
công nghệ năm 1994 của tác giả Nguyễn Đức Minh, Viện Điều tra Quy hoạch
đất đai, Hà Nội. Các tác giả Nguyễn Đức Minh và Đoàn Công Quỳ đều cho
rằng, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai là điều kiện đầu tiên, là cơ
sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất, nơi tìm được công cụ, nguyên liệu
lao động, khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi ngành kinh tế và
là nơi sinh tồn, hoạt động của con người.


tài liệu nghiên cứu “Đánh giá các loại hình sử dụng đất chủ yếu


trong nông lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm
miền núi Bắc bộ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy Phồn năm 1996, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội. Công trình này đưa ra yêu cầu của
sử dụng đất bền vững phải bao hàm các tổ hợp công nghệ, chính sách và hoạt
động để liên hợp hữu cơ giữa nguyên lý kinh tế - xã hội với sự quan tâm về
môi trường nhằm đồng thời: duy trì hoặc nâng cao hiệu quả sản xuất, an toàn
giảm rủi ro sản xuất, bảo vệ lâu bền tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn
ngừa thoái hoá đất và nước và nhận được sự chấp nhận của xã hội.
Đối với công trình “Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp” của tác giả
Đoàn Công Quỳ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2006. Nghiên cứu này
xác định vai trò của đất cần được nhìn nhận là môi trường sống, cơ sở của quá
trình sản xuất, hình thành cân bằng sinh thái, kho tàng lưu trữ và cung cấp
nguồn nước, không gian của sự sống, trung gian để bảo tồn, bảo tàng lịch sử
và là vật mang sự sống.
Các nghiên cứu như: bài “Công tác quản lý đất đai - những vấn đề
đang đặt ra”; của tác giả Phùng Văn Nghệ đăng trên tạp chí tài chính năm
2012; bài “Giải quyết triệt để vấn đề đất đai: một trong những tiền đề của
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” của tác giả Đặng Kim Sơn; bài “Những điểm
mới
3


về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là vấn đề then chốt của công tác quản lý
nhà nước về đất đai” của tác giả Hạ Trương… Họ có cùng quan điểm khi lưu
ý rằng: bên cạnh cần cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền để tiến hành quy hoạch, thì phải coi trọng giải quyết đảm bảo
mối quan hệ hài hòa về lợi ích giữa các chủ thể: chính quyền cấp trung ương
và cấp địa phương, nhà doanh nghiệp đầu tư và cư dân chịu sự tác động ảnh
hưởng của quy hoạch. Trường hợp không thực hiện được/ khó thực hiện quy

hoạch một khi nếu không đảm bảo lợi ích, nguyện vọng của nhân dân hoặc
cùa địa phương vùng quy hoạch, dẫn tới tình huống diễn ra là quy hoạch có
thể bị hủy bỏ hoặc tính cưỡng chế của quy hoạch sẽ bị lung lay. Các tác giả
đưa ra khuyến cáo rằng, một khi những quyền lợi của người sử dụng đất vẫn
chưa thực sự được tôn trọng thì cần có sự điều chỉnh chính sách pháp luật về
đất đai phù hợp.
Đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai – Tổng cục
quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nghiên cứa đặc điểm và tính
kế thừa của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai từ năm 1945 đến nay
nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai ở Việt
Nam” do ThS. Nguyễn Thị Song Hiền làm chủ nhiệm. Công trình này trình
bày một số vấn đề lý luận về sở hữu đất đai và các chính sách pháp luật đất
đai của nước ta từ năm 1945 đến nay, giới thiệu một số kinh nghiệm một số
nước trên thế giới về chính sách đất đai; qua đó nghiên cứu thực trạng hệ
thống chính sách, pháp luật đất đai từ năm 1945 đến nay và đưa ra một số đề
xuất phương án góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai nước ta
nhằm phục vụ việc hoạch định chính sách Luật Đất đai năm 2013.
Luận án tiến sỹ ngành Quản lý đất đai: "Nghiên cứu tác động của chính
sách đất đai đến sự phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh" của tác giả Đặng Tiến Sĩ năm 2017, Học viện Nông nghiệp Việt
4


Nam, Hà Nội. Luận án này nghiên cứu cung cấp góp phần làm rõ cơ sở khoa
học về tác động của chính sách đất đai đối với sự phát triển kinh tế xã hội;
nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đất đai và tác động của chính sách
đất đai đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).
Qua đó đưa ra một số giải pháp về chính sách đất đai để tác động tích cực đến
sự phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn.
*


Một số công trình nghiên cứu của quốc tế:

Tài liệu nghiên cứu “Land evaluation and farming system analysis for
land use planning. Working document” năm 1990 của FAO. Tổ chức này xác
định: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái (mà
không làm ảnh hưởng bất lợi đến môi trường) là nguyên tắc cơ bản để đảm
bảo cho khai thác và sử dụng tài nguyên đất bền vững. Do đó, đất nông
nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”. Mặt khác, phải
có các quan điểm tiếp cận đúng và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
nhằm tạo cơ sở thực hiện sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao về kinh tế
xã hội.
Trong tài liệu “FESLM An International Framework for Evaluating
Sustainable Land Management” World Soil Report 73, FAO – Rome, năm
1993 của các tác giả Smyth A.J and Dumanski J. xác định và đưa ra 5 nguyên
tắc sử dụng đất bền vững, đó là: Duy trì và nâng cao năng suất các hoạt động
sản xuất; An toàn để giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất; Bảo vệ tiềm năng
các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hóa đất và nước; Tính khả
thi về mặt kinh tế; Phải nhận được sự chấp nhận của xã hội. Các nguyên tắc là
những trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu phải đạt
đến. Nếu thực tế tính đồng bộ diễn ra so với các mục tiêu này thì sẽ đạt được

5


khả năng bền vững. Còn nếu chỉ đạt được một/ một vài mục tiêu (không phải
là tất cả) thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Nhìn chung, đề cập nghiên cứu cụ thể vấn đề quản lý nhà nước về quy
hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho đến nay vẫn chưa

có đề tài nào nghiên cứu trùng lặp. Song với những công trình vừa nêu trên lại
có giá trị kế thừa tham khảo tốt. Chính vì vậy, nghiên cứu quản lý nhà nước
về quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là
cần thiết và có ý nghĩa thời sự.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà nước về quy
hoạch sử dụng đất đối với Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất và quản lý nhà

nước về quy hoạch sử dụng đất.
-

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử

dụng đất trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà nước về

quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện
nay.
4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nội dung:

Nghiên cứu quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất.
- Phạm vi không gian:
6


Nghiên cứu quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất tại địa bàn Thị
xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu thời gian từ năm 2011 đến năm 2017.
5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Đề tài luận văn được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
luận khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp tiếp cận hệ thống.


Phương pháp phân tích văn bản thứ cấp và thu thập, xử lý thông tin sơ

cấp để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
-

Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa làm sáng tỏ các khía cạnh
của cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất.
Đưa ra một số quan điểm định hướng quản lý nhà nước về quy hoạch
sử dụng đất hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ thực tiễn quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn
thị xã Điện Bàn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà
nước về quy hoạch sử dụng đất đối với Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
hiện nay.
Góp phần tư vấn chính sách trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử
dụng đất đai hiện nay.
7


7. Kết cấu của luận văn
Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu nội
dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất

Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất trên

địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Chương 3.Giải pháp hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà nước về quy
hoạch sử dụng đất đối với Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện nay

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT
1.1. Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất
* Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Đất đai, theo tác giả Nguyễn Đình Bồng, “đó là một diện tích cụ thể
của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái
ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa
hình, nước mặt (hồ, sông), nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, trạng
thái định cư của con người, những kết quả do hoạt động của con người trong
quá khứ và hiện tại để lại” [4; tr. 35-39]. Vai trò của đất đai luôn được khẳng
định, nếu lao động là cha thì đất đai là mẹ sinh sản ra mọi của cải vật chất trên
thế giới này (Petty, năm 1962). Song, để phát huy vai trò của đất đai cho sự
phát triển phải dựa vào sự đánh giá có hệ thống về tiềm năng của quốc gia/ vùng
miền, tính thay đổi trong sử dụng (SDĐ)đất và những điều kiện kinh tế – xã hộinhất
định; nói cách khác, tất yếu là phải quy hoạchSDĐ để thực hiện
các sự lựa chọn cho việcSDĐ tốt nhất phù hợp với yêu cầu thiết yếu của con người về
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai.
Quy hoạch SDĐ là một hệ thống công cụ của Nhà nước để tổ chức
SDĐ hợp lý, hiệu quả thông qua việc bố trí, phân bổ đất đai cho các mục đích

sử dụng và định hướng tổ chức SDĐ trong các đơn vị hành chính lãnh thổ, các
ngành, tổ chức đơn vị và người SDĐ trên cơ sở dự báo theo quan điểm sinh
thái, bền vững trong từng thời kỳ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.

9


Tại Khoản 2, Điều 1 Luật đất đai năm 2013 xác định: “Quy hoạch SDĐ
là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và
thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu SDĐ của
các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính
trong một khoảng thời gian xác định” [11].
Hệ thống quy hoạch SDĐ được hợp thành từ quy hoạch quốcSDĐ gia cùng
với quy hoạch SDĐ các vùng và địa phươngđể điều chỉnh các quá trình kinh tế xã
hội. Quy hoạch SDĐquốc gia là căn cứ định hướng xác lập quy hoạch SDĐ cấp
tỉnhD.ựa trên cơ sở quy hoạch SDĐ cấp tỉnhđểxác lập quy hoạch SDĐ cấp huyện.
*

Vai trò của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch SDĐ thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ
đất đai và tổ chức SDĐ (tư liệu sản xuất hộicủakếtxã hợp với bảo vệ môi trường đất).
Thông qua hai chức năng căn bản này, vai trò củauyq hoạch SDĐ có ý nghĩa to lớn
trong công tác quản lý và SDĐ.
Quy hoạch SDĐ trước hết là nhằm tạo cơ sở quản lý thống nhất của nhà nước đối
với đất Bằngđai. quy hoạch SDĐ, nhà nước thực hiện được quyền pháp lý định đoạt về
đất đai, nắm quỹ đất về từng loại đất và đảm b cơ sở cho việc chuyển mục đích SDĐ,
giao, thuêđất đất, tạo sự minh bạch, công bằng và dân chủ khi triển khai thực hiện các
dự án, chủ động phân bổ quỹ đất hợp lý để phát triển các ngành/ lĩnh vực, nhất là lĩnh

vực phát triê cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịchụ, đôv thị.
Các quy định về quy hoạch SDĐ là một bộ phận quan trọng của ngành
luật đất đai, là công cụ quản lý nhà nước mang tính pháp lý quan trọng để
quản lý và SDĐ có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Nên đối với Nhà
nước, quy hoạch SDĐ phải đảm bảo việc SDĐ hợp lý, tiết kiệm, đạt các mục
10


đích nhất định và phù hợp với các quy định của Nhà nước. Theo đó, quy
hoạch SDĐ giúp cho Nhà nước theo dõi, giám sát được quá trình SDĐ.
Quy hoạch SDĐ nhằm thúc đẩy quy trình lập bản đồ SDĐ trên phạm vi toàn
quốcNó. là công cụ cốt lõi quan trọng để đảm bảophân bổ quỹ đất cho
các ngành, lĩnh vực thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cả nước và các
địa phương để đạt được các mục tiêu kinh –tếxã hội đặt raĐồng. thời, thông
qua quy hoạch SDĐ để định hướng cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng,
đường giao thông, các công trình quan trọng phục vụ cho việc phát triển kinh
tế và lợi ích của cộng đồng. Quy hoạch SDĐ là căn cứ để xác định với mức giá phù
hợp đối với từng loại đất một cách chính xác kịp thời,làcơđồng thời sở định hướng cho
các nhà đầu tư tiếp cận vốn đất đai, đóng góp đắc lực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia, vùng và các địa phương.
Quy hoạch SDĐ xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý
nhà nước về đất đai, tạo cho người SDĐ đúng với quy hoạchvàkhông làm tổn
hại đến lợi ích chính đáng của người SDĐ xung quanh (Bằng quy hoạch
SDĐ để ràng buộc các đối tượng SDĐ chỉ được phép sử dụng đúng mục đí và phạm vi
ranh giới của mình).Nó làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và
đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu
dân sinh, văn hoá- xã hội.
Quy hoạch SDĐ là cơ sở lên kế hoạch SDĐ đểcân đối việc sử dụng quỹ
đất trong cả nướcphù hợpđối với từng ngành, từng vùng và địa phương để phục

vụ tốt nhất quá trình phát triển kinh–xãtếhội theo hướng bền vững.
Đồng thời, nhờ đógiúp cho quản lý nhà nước trong quá trình bố trí sắp xếp sử dụng các
loại đất một cách khoa học, tận dụng tốt tiềm năng SDĐ (tránh dụng quá mức dẫn đến
cạn gópkiệt)phần khắc phục các mâu thuẫn, giảm thiểu sự chồng chéo gây lãng phí
đấttrong quy hoạch sử dụng các loại đất của
11


các ngành cũng như ngăn chặn hiện tượng tiêu cực về đất, tạođai điều kiện phát
triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi .trường
Quy hoạch SDĐ không chỉ để đảm bảo cho việc sử dụng đất tiết kiệm và
hiệu quả, mà còn để phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng
và từng ngành sản xuất. Quy hoạch SDĐ cùng với việc thống kê từng
loại đất là căn cứ để đảm bảo Nhà nước tổ chức thực hiện việc phân phối v phân phối
lại đất đai một cách hiệu quả theo các mục đích sử dụng khác nhau đối với từng loại đất
trong quá trình phát triển kinh–xãtếhộiChẳng. hạn, vai
trò của quy hoạch SDĐ đối với thiết kế đô thị được thể hiện ở chỗ: quy hoạch
SDĐ là cơ sở để nhà nước xác định tầm chiến lược về vị trí, quy mô và cơ cấu
sử dụng toàn bộ quỹ đất như: việc bố cục không gian trong vùng quy hoạch
đô thị (bố cục, quy mô SDĐ, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng, đất hành lang
xanh, giao thông đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nhà ở…).
Trước tình hình về sự áp lực quá tải về mật độ dân số, tắc nghẽn giao thông, hủy hoại
môi trường và nhiều vấn đề kinh-xãtếhội phức tạp khác,uyq hoạch SDĐ là một trong
giải pháp cốt lõi đểtạo điều kiện tối ưu cho việc thiết kế phát triển đô thị bền vững.
Quy hoạch SDĐ là công cụ quản lý nhà nước chặt chẽ và định hướng quá trình
SDĐ tiết kiệm và đúng mục đích, bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường.Quy hoạch
SDĐ đảm bảo độ che phủ thực vật của hệ sinh thái bền vững, góp phần bảo vệ môi
trường và sự đa dạng sinh học.
*


Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất:

Quy hoạch SDĐ do nhà nước lập và phê duyệt trên cơ sở khoa học, thể
hiện sự tính toán kỹ lưỡng, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng và chất lượng, vị
trí, không gian... cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Quy hoạch SDĐ là cơ sở
khoa học của cả quá trình quản lý và SDĐ.

12


Quy hoạch SDĐ được lập theo những nguyên tắc cơ bản đã được quy
định của Luật Đất đai hiện hành, nên nó có đặc điểm là phải đảm bảo phù hợp
với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh; quy hoạch SDĐ của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch SDĐ của cấp trên; quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp trên phải thể hiện
nhu cầu SDĐ của cấp dưới.
Quy hoạch SDĐ là nhiệm vụ quản lý của nhà nước mang tính chiến lược dài
hạn (thường là từ 10 năm trở lên), nó là nền tảng để lập kế hoạch SDĐ một cách phù
hợp với thực trạngtừngcủađịa phương.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất
Quản lý nhà nước về đất đai là các hoạt động quản lý thuộc thẩm quyền
của nhà nước và Chính phủ về tài nguyên đất và SDĐ, bao hàm cả về ý nghĩa
kinh tế và môi trường với mục đích thúc đẩy quản lý hiệu quả, bền vững.
Quản lý nhà nước về đất đai tập trung vào cách thức, cơ chế do nhà
nước xây dựng và thực hiện chính sách đất đai và quản lý đất đai cho tất cả
các loại đất không phân biệt quyền SDĐ. Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà
nước quản lý đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích
sử dụng khác nhau.
Trong quản lý nhà nước về đất đai, chính sách pháp luật đất đai và quy
hoạch SDĐ là công cụ nền tảng, cơ sở pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống

đó. Riêng đối với quy hoạch SDĐ thì chỉ khi nào được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt thì quản lý nhà nước về quy hoạch SDĐ được
xác lập có hiệu lực.
Như vậy, quản lý nhà nước về quy hoạch SDĐ là tổng thể các cách
thức, cơ chế và biện pháp do nhà nước thiết lập để quản lý việc thực hiện quy
hoạch SDĐ đã được phê duyệt nhằm mục đích SDĐ hợp lý, tiết kiệm và hiệu

13


quả trong một không gian và thời gian xác định, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
-

xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường bền vững.
1.1.3. Mối quan hệ chủ yếu giữa quy hoạch sử dụng đất với quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong quản lý nhà nước
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là công cụ Nhàquản lý nước ở
tầm vĩ mô tổng thể, cung cấp căn cứ khoa học cho việc thiết kế quá trình phát
triển kinh tế-xã hộiở từng thời kỳ, từng giai đoạn. Trong quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hộiđượcnàyNhà nước thông qua bao hàm sự chỉ dẫn định hướng
vào các nhiệmvụ chủ yếu về vấn đề SDĐ.
Còn bản thân quy hoạch SDĐ lại là một bộ phận rất quan trọng của tổng thể
kinh tế-xã hộidưới góc nhìn quy hoạch; nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch SDĐ là căn
cứ vào yêu cầu phát triển kinh–xãtếhội – môi trường –
an ninh quốc phòng cùng với các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng
vùng, địa phương để xác lập, điều chỉnh cơ cấu và phương hướng SDĐ cụ thể
theo hướng thống nhất, hợp lý và tiết kiệm,thiết kế các phương án chi tiết về
quy hoạch SDĐthực hiện có lộ trình dưới sự quản lý điều hành của Nhà
nước. Ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cấu trúc nền

kinh tế, việc SDĐ gắn liền với những điều chỉnh lớn giữa nông thôn và thành
thị, giữaông nghiệp và công nghiệp, giữa đất sản xuất và các loại đất chuyê
dùng khác… Do đó, quy hoạch SDĐ là công cụ và giải pháp chiến lược huyết
mạch, tạo lập cơ sở quyết định cho quy hoạch, kế hoạch phát triển các chuyên
ngành, thểhiện ý chí củaNhà nước về sự phát triển, hư: quy hoạch đô thị; quy
hoạch phát triển nông nghiệpnông thôn; và các quy hoạch ngành, lĩnh vực
khác...
Nói cách khác, mối quan hệ chủ yếu giữa quy hoạch SDĐ với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong quản lý Nhà nước được thể hiện
tập trung ở chỗ: quy hoạch SDĐlà sự cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát
14


triển kinh tế xã hội;vàcác nội dung củaquy hoạch SDĐ đượcxác lập trên cơ sở
điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển– xãkinhhội,tếgóp phần
hiện thực hóa quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế–xã hội.
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất
1.2.1. Nội dung chung của quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng
đất
Nhà nước ta quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, nên việc lập
quy hoạch SDĐ và quản lý quy hoạch SDĐ là một trong những nội dung rất
quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm bảo đảm đất đai
được quản lý thống nhất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phục vụ hiệu quả cho
phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch SDĐ chính là công việc của tất cả các
cơ quan quản lý đất đai và các tổ chức, cá nhân sử dụng đất của Nhà nước.
Dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành của Luật đất đai năm 2013; Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ- CP ngày 06/01/2017
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành
Luật Đất đai, nội dung chung của quản lý nhà nước về quy hoạch SDĐ bao

gồm:
-

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, SDĐ và tổ chức

thực hiện văn bản đó. Pháp luật điều chỉnh hoạt động quy hoạch SDĐ thông
qua quy định trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi ngành, mỗi đơn vị trong xây
dựng quy hoạch SDĐ...
-

Điều tra, đánh giá tài nguyên đất; khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện

trạng SDĐ và bản đồ quy hoạch SDĐ.
-

Tuyên truyền giáo dục chính sách pháp luật về đất đai và phổ biến

công khai rộng rãi quy hoạch SDĐ đã phê duyệt.

15


-

Quản lý quy hoạch SDĐ thông qua các giải pháp tổ chức thực hiện

quy hoạch SDĐ phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch; quản lý việc
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ; quản lý việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất… nhằm bảo đảm cho các quy hoạch
đó có hiệu lực trong thực tế.

Việc quản lý quy hoạch SDĐ được thể hiện bằng việc công bố quy
hoạch SDĐ và kỳ quy hoạch SDĐ là 10 năm. Trong thời hạn không quá 30
ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định
hoặc xét duyệt, quy hoạch SDĐ phải được công bố công khai theo quy định
của pháp luật đất đai.
Việc thực hiện hoạt động điều chỉnh quy hoạch SDĐ áp dụng ở các
trường hợp khi: (1) Có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét
duyệt mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu SDĐ; (2) Do tác động của
thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích SDĐ; (3)
Có sự điều chỉnh quy hoạch SDĐ của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới
quy hoạch SDĐ của cấp mình; (4) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của
địa phương.
Về nội dung điều chỉnh quy hoạch SDĐ, quy hoạch SDĐ chi tiết gồm:
(1) Bổ sung, điều chỉnh hoặc huỷ bỏ các công trình, dự án trong kỳ quy
hoạch; (2) Thay đổi cơ cấu các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp; thay đổi
vị trí, diện tích các khu đất đã khoanh định theo chức năng trong nhóm đất phi
nông nghiệp; thay đổi chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; (3) Giải
pháp tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch SDĐ. Hồ sơ xét duyệt điều
chỉnh quy hoạch SDĐ và quy hoạch SDĐ chi tiết được nộp tại cơ quan quản
lý đất đai cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền quyết định, xét duyệt điều
chỉnh quy hoạch SDĐ hoặc quy hoạch SDĐ chi tiết để thẩm định (hồ sơ gồm
16


có: Tờ trình của UBND cấp lập quy hoạch SDĐ hoặc quy hoạch SDĐ chi tiết
hoặc Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế trình cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt, điều chỉnh quy hoạch SDĐ hoặc quy hoạch SDĐ chi
tiết; Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch SDĐ hoặc quy hoạch SDĐ chi
tiết; Bản đồ quy hoạch SDĐ của khu vực cần điều chỉnh đối với trường hợp

điều chỉnh quy hoạch SDĐ hoặc bản đồ quy hoạch SDĐ chi tiết đối với
trường hợp cần điều chỉnh quy hoạch SDĐ chi tiết). Đối với điều chỉnh quy
hoạch SDĐ vào mục đích quốc phòng, an ninh thì hồ sơ nộp tại Bộ Tài
nguyên và Môi trường để thẩm định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định, phê duyệt quy hoạch SDĐ của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định,
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch SDĐ của cấp đó.
-

Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy

định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
1.2.2. Phân cấp quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với quy
hoạch sử dụng đất
Căn cứ cơ sở pháp lý hiện hành của Luật đất đai năm 2013; Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ- CP ngày 06/01/2017
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành
Luật Đất đai…, cụ thể là:
-

Ở Trung ương:

Quốc hội quyết định quy hoạch SDĐ cấp quốc gia. Chính phủ phê
duyệt quy hoạch SDĐ cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch SDĐ lĩnh vực quốc
phòng và lĩnh vực an ninh.
Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch SDĐ của cả nước;
kiểm tra việc thực hiện quy hoạch SDĐ của cấp tỉnh.

17



Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai toàn
bộ tài liệu về quy hoạch SDĐ của cả nước đã được Quốc hội quyết định tại
trụ sở cơ quan Bộ trong suất kỳ quy hoạch SDĐ; đăng Công báo; công bố trên
mạng thông tin quản lý nhà nước của Chính phủ và trích đăng trên một báo
hàng ngày của Trung ương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực
hiện kế hoạch SDĐ hàng năm của cả nước để báo cáo Chính phủ trước ngày
15/3 năm sau.
-

Ở cấp tỉnh:

UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp thông qua quy hoạch SDĐ cấp
tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
UBND cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch SDĐ của cấp
mình. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai toàn
bộ tài liệu về quy hoạch SDĐ của cấp tỉnh đã được xét duyệt tại trụ sở cơ
quan mình trong suốt kỳ quy hoạch SDĐ; công bố trên mạng thông tin quản
lý nhà nước của cấp tỉnh và trích đăng trên báo của địa phương.
UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch SDĐ cấp huyện và kiểm tra việc
thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ của các đơn vị cấp huyện trực thuộc
mình quản lý.
UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích SDĐ phải theo đúng quy hoạch SDĐ đã được xét duyệt.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phát hiện và xử lý kịp thời các
trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch SDĐ tại địa phương mình.
Hàng năm, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch SDĐ của địa phương đến ngày 31/12 cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
trước ngày 15/02 năm sau.


18


×