Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

BÀI GIẢNG THẤP TIMĐỐI TƯỢNG ĐIỀU DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 29 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI

GIÁO ÁN
Môn: Bệnh học nội khoa


CHƯƠNG II
CÁC BỆNH VỀ
TIM MẠCH


BÀI II
THẤP TIM


MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1.Trình bày được nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi
của bệnh thấp tim.
2.Trình bày được triệu chứng lâm sàng của bệnh thấp
tim.
3.Nêu được các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thấp tim.
4.Trình bày được phương pháp điều trị và dự phòng
bệnh thấp tim.


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN VÀ
ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI
1. Định nghĩa

Thấp tim (Rheumatic Fever) là một bệnh


viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm viêm cầu khuẩn
tam huyết β nhóm A (Streptococus A) gây tổn
thương tại tổ chức liên kết trong cơ thể theo cơ
chế miễn dịch dị ứng, mà chủ yếu là tim, khớp,
thần kinh trung ương và tổ chức dưới da.


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI
2. Nguyên nhân

- Về lâm sàng: 50 – 70% bệnh nhân có đợt thấp khớp
cấp sau 2-3 tuần bị viêm họng do liên cầu khuẩn.
- Về vi khuẩn học: định lượng kháng thể kháng liên
cầu trong huyết thanh bệnh nhân có đợt thấp khớp cấp
thấy tỷ giá kháng thể tăng cao từ 65 -0% trường hợp.
- Về điều trị: kết quả điều trị và dự phòng bằng
penicillin đã làm giảm rõ rệt tỉ lệ mắc bệnh và tái phát.


ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI
3.Điều kiện thuận lợi
- Không khí lạnh và ẩm
- Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng.
- Điều kiện vệ sinh dinh dưỡng kém.



TRIỆU CHỨNG
1. Lâm sàng
1.1.Nhiễm liên cầu khuẩn ban đầu
- Bắt đầu bằng triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên
cầu khuẩn tan huyết β nhóm A như:
+ Sốt cao (39oC – 40oC) hoặc sốt vừa (37,5oC – 38oC).
+Viêm họng; viêm amydal; nuốt đau; sung hạch bạch huyết dưới
hàm.
Sau khoảng 1 tuần thì các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp
trên thuyên giảm cà tiếp đó là đợt diễn biến đầu tiên của thấp tim.
-Ngoài ra viêm da liên cầu cũng có thể dẫn đến bệnh thấp tim.


TRIỆU CHỨNG
1.2. Viêm đa khớp
-Viêm đa khớp là biểu hiện sớm nhất và thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ
57% - 85%. Đặc điểm của viêm đa khớp:
+ Vị trí: tường xuất hiện ở các khớp lớn và nhỡ (khớp gối, khớp
khuỷu, cổ chân, cổ tay…); thường không đối xứng.
+ Sưng, nóng, đỏ, rất đau và hạn chế vận động.
+ Có sự di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Mỗi khớp chỉ xứng
đau 3-5 ngày hoặc 1-2 tuần rồi tự khỏi dù có điều trị hay không.
+Khi khỏi không để lại di chứng teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp…
+Đáp ứng tốt với corticoid hoặc aspirin trong vòng 48 giờ.


TRIỆU CHỨNG



TRIỆU CHỨNG
1.3. Viêm tim
-Là triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất của bệnh thấp tim

- Thường đi kèm với viên đa khớp.
- Các biểu hiện có thể là: viêm màng trong tim, viêm màng
ngoài tim, viêm cơ tim hoặc viêm tim toàn bộ.
- Triệu chứng cơ năng: đau ngực, khó thở, tim đập mạnh…
- Triệu chứng thực thể: Loạn nhịp tim , tiếng tim mờ, tiếng thổi
tâm thu ở mõm, tiếng thổi tâm trương ở giữa mõm, tiếng thổi
tâm trương ở đáy tim, tiếng cọ màng tim là biểu hiện của viêm
màng ngoài tim.


TRIỆU CHỨNG


TRIỆU CHỨNG
1.4. Hạt Meynet
- Là các hạt dưới da có đường kính từ 5-20 mm; không
dính vào da nhưng dính và nền xương, gân cơ duỗi; không
đau; không di động.
- Hạt Meynet thường xuất hiện trong dợt viêm tiến triển và
mất đi nhanh sau vài ngày, không để lại dấu vết.
- Ít gặp trên lâm sàng (20%), thường xuất hiện cùng các
biểu hiện ở khớp và ở tim.


TRIỆU CHỨNG

1.5. Ban vòng Besnier
- Là các vệt hoặc mảng màu hồng, có gờ xung
quanh màu đỏ sẫm, thường xuất hiện ở thân,
gốc chi.
- Là triệu chứng hiếm gặp (5%), thường xuất
hiện trong đợt viêm tiến triển và mất đi nhanh
sau vài ngày, không để lại dấu vết.


TRIỆU CHỨNG
1.6. Múa giật Sydenham
- Múa giật (gặp ở 5-20% bệnh nhân) là tổn thương ngoại
tháp ở hệ thần kinh trung ương, chỉ biểu hiện ở trẻ em mà
không gặp ở người lớn.
- Bệnh nhân lúc đầu thấy lo âu, kích thích, bồn chồn, yếu
các cơ quan sau đó xuất hiện các động tác dị thường, vô ý
thức ở một chi hay nửa người. Những động tác múa giật
tăng lên khi vận động, gắng sức, cảm động; giảm và hết khi
nghỉ, ngủ.


TRIỆU CHỨNG
1.7. Những biểu hiện hiếm gặp khác
- Phổi – màng phổi: có thể gặp viêm phổi; tràn dịch màng
phổi hoặc có thể có cơn phù phổi cấp (hiếm gặp).
- Thận: nước tiểu có protein, hồng cầu, viêm cầu thận cấp.
- Hội chứng đau bụng giả ngoại khoa giống viêm phúc mạc,
viêm ruột thừa.
- Viêm động mạch, tĩnh mạch, viêm mạch vành.
- Gan, lách, hạch to, viêm tuyến giáp.

- Chảy máu dưới da, nổi mày đay, ban đỏ như nút.


TRIỆU CHỨNG
2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu và sinh hóa
- Các xét nghiệm phát hiện nhiễm liên cầu
khuẩn
- Điện tâm đồ


TRIỆU CHỨNG
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thấp tim
Tiêu chuẩn chẩn đoán thấp tin theo tiêu chuẩn Jones
Tiêu chuẩn chính

1.
2.
3.
4.
5.

Viêm tim
Viêm khớp (cấp, có di truyền)
Múa giật
Hạt Meynet
Ban vòng Besnier

Tiêu chuẩn phụ


1.
2.
3.
4.
5.

Sốt
Đau khớp (không có biểu hiện viêm)
Protein C-reactive (CRP) huyết thanh tăng cao
Tốc độ máu lắng tăng
Đoạn PQ kéo dài trên điện tâm đồ

Bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A
Cấy dịch ngoáy họng tìm thấy liên cầu hoặc test nhanh tìm kháng nguyên liên cầu (+)
Tăng nồng độ kháng thể kháng liên cầu trong máu (phản ứng ASLO >310 đơn vị Todd)


TRIỆU CHỨNG
∗ Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định thấp tim theo WHO
- Nhiễm lần đầu: 2 tiêu chuẩn chính + bằng chứng nhiễm liên
cầu khuẩn tan huyết β nhóm A.

+ Hoặc 1 tiêu chuẩn chính + 2 tiêu chuẩn phụ + bằng chứng
nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A.
+ Múa giật và viêm tim thầm lặng, không cần bằng chứng
nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A.
- Tái phát: ở bệnh nhân khi nhiễm lần đầu không mắc bệnh tim
do thấp hoặc ở bệnh nhân đã có bệnh tim do thấp hiện đang
có biểu hiện viêm mới trên lâm sàng cần ≥ 2 tiêu chuẩn phụ,
cộng thêm bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn huyết thanh.



TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Đợt thấp cấp thường kéo dài 2-3 tuần, sau đó các triệu chứng
lâm sàng và xét nghiệm sẽ dần trở về bình thường. trong vòng 2
năm đầu sau lần mắc bệnh đầu tiên, bệnh hay tái phát. Thời
gian giữa các đợt tái phát thường cách nhau 2 tháng.
- Sau mỗi lần tái phát, các thương tổn ở van tim lại nặng lên.
Sau 5 năm khả năng tái phát trở nên hiếm. Bệnh nhân có thể
mắc các di chứng van tim vĩnh viễn, không hồi phục.
- Thấp tim tiến triển là trường hợp bệnh tiến triển liên tục, các
đợt tái phát liên tiếp không ngớt rồi dẫn đến tử vong trong vài
năm do tổn thương van tim.


TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG


ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH
1.Điều trị
1.1. Mục tiêu điều trị
- Loại bỏ các triệu chứng.
- Chống viêm và điều trị triệt để các tổn thương tin
nghiêm trọng.
- Loại trừ ngay nhiễm liên cầu trong đường mũi –
họng bằng penicillin.


ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH
1.2. Chế độ chăm sóc

- Giữ ẩm họng, ăn nhẹ.
- Theo dõi chặt chẽ mạch, nhiệt độ, tim, cân
nặng, hang tuần xét nghệm công thức máu,
ngơi trên
Vận động nhẹ
Trở về sinh
tốc  độ máu lắng Nghỉ
và ghi
điện tim.Chế
độ nghỉ
giường
nhàng trong
hoạt bình
ngơi:
phòng
thường
Chỉ viêm khớp

1-2 tuần

1-2 tuần

4-6 tuần

Viêm tim nhẹ
Viêm tim vừa
Viêm tim nặng

2-4 tuần
4-6 tuần

Hết suy tim

2-4 tuần
4-6 tuần
2-3 tháng

6-10 tuần
3-6 tuần
Tùy từng
trường hợp


ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH
1.3.Thuốc điều trị
- Điều trị nhiễm liên cầu khuẩn
-Thuốc chống viêm.
-Điều trị triệu chứng


×