Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá ảnh hưởng của facebook đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.02 KB, 78 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

Đ

ại

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

ho

ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

̣c k

HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

h

in

Mã số: SV2017 – 01 – 05

́



́H


Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Phúc

Huế, 12/2017


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

ho

ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

̣c k

HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ


Dương Thị Cúc



Sinh viên tham gia hỗ trợ:

h

in

Mã số: SV2017 – 01 – 05

́


́H

Đặng Thị Ngọc Ánh

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên)

(ký, họ tên)

Huế, 12/2017



Đại học Kinh tế Huế

LỜI CÁM ƠN

Trong học tập cũng như trong cuộc sống, đằng sau bất cứ một kết quả nào cũng có
những sự hỗ trợ, giúp đỡ. Trong suốt thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, hoàn thành báo cáo
này, nhóm chúng tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ nhiều phía.
Trước hết nhóm nghiên cứu xin gửi lời cám ơn đến ban giám hiệu nhà trường Đại
học Kinh tế Huế, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh Tế & Phát Triển, những người
đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và đã tạo điều kiện cho nhómhoàn thành tốt báo

Đ

cáo này. Và đặc biệt trong quãng thời gian nghiên cứunày, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến

ại

thầy Lê Anh Quý - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ nhóm trong quá trình nghiên

ho

cứu khoa học vừa qua.

̣c k

Bên cạnh đó, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến các sinh viên tham gia khảo sátđã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhóm hoàn thành tốt kết quả nghiên cứu.

in


Trong bài báo cáo này, mặc dù nhóm đã cố gắng đạt được các mục tiêu và yêu cầu,

h

tuy nhiên do bản thân mỗi người còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng nên không thể

sửa, góp ý để bài báo cáo có thể hoàn thiện hơn.

́


Một lần nữa xin chân thành cảm ơn

́H



không mắc phải các thiếu sót. Vì vậy nhóm chúng tôi rất mong quý thầy cô có thể chỉnh


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế ...............................20
Bảng 2.2 Mức độ sử dụng facebook cho mục đích học tập ...............................................27

Bảng 2.3 Mức độ sử dụng facebook cho mục đích giao tiếp .............................................28
Bảng 2.4 Mức độ sử dụng facebook cho mục đích giải trí.................................................29
Bảng 2.5 Thời gian sử dụng Facebook giữa sinh viên các khóa ........................................30
Bảng 2.6 Thời gian sử dụng Facebook cho việc học giữa sinh viên các khóa...................31
Bảng 2.7 Kết quả học tập giữa sinh viên các năm học.......................................................32

Đ

Bảng 2.8 Thời gian sử dụng Facebook giữa sinh viên nam & nữ ......................................33

ại

Bảng 2.9 Thời gian sử dụng Facebook vào học tập giữa sinh viên nam & nữ ..................34

̣c k

ho

Bảng 2.10 Giá trị trung bình về mức độ sử dụng Facebook cho các mục đích giữa sinh
viên nam & nữ ....................................................................................................................34
Bảng 2.11 Kết quả học tập giữa sinh viên nam & nữ khi sử dụng Facebook ....................35
Bảng 2.12 Kết quả học tập so với thời gian sử dụng Facebook .........................................37

in

Bảng 2.13 Kết quả học tập so với thời gian dùng Facebook cho mục đích học tập ..........37

h

́



́H



Bảng 3.1 Tỷ lệ sinh viên ngưng sử dụng Facebook nếu biết facebook có ảnh hưởng đến
kết quả học tập....................................................................................................................41

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

i


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTSV

:

Công tác sinh viên

SL

:


Số lượng

MXH

:

Mạng xã hội

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́


́H


Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

ii



Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu về giới tính .................................................................................... 22
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về đối tượng sinh viên .................................................................. 23
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sinh viên theo Khoa ...................................................................... 23
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ sinh viên sử dụng mạng xã hội ........................................................ 24
Biều đồ 2.5. Thời gian sử dụng Facebook..................................................................... 25

ại

Đ

Biểu đồ 2.6. Địa điểm sử dụng Facebook ..................................................................... 26

h

in

̣c k

ho
́


́H



Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

iii


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

1. Thông tin chung

Đ

1.1. Tên đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của Facebook đến kết quả học tập của sinh viên

ại

trường Đại học Kinh tế - Đại Học Huế

ho


1.2. Mã số đề tài: SV2017 – 01 – 05
1.3. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Phúc

̣c k

1.4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

2.1. Mục tiêu tổng quát:

h

2. Mục tiêu nghiên cứu

in

1.5. Thời gian thực hiện: 01/2017 – 12/2017



́H

Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của Facebook đến kết quả học tập của sinh viên
trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Huế hiện nay, đề xuất những giải phápsử dụng

́


Facebook giúp nâng cao kết quả học tập của sinh viêntrường Đại Học Kinh tế - Đại
Học Huế.

2.2. Mục tiêu cụ thể:



Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mạng xã hội nói chung và mạng

xã hội Facebook nói riêng.



Tìm hiểu thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến

kết quả học tập của sinh viên trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Huế.

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

iv


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học



GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

Đề xuất các giải pháp sử dụng Facebook nhằm nâng cao kết quả học tập cho

sinh viên trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Huế.

3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài được nghiên cứu mới ở cấp cơ sở.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được
Qua nghiên cứu này, nhóm chúng tôi thấy được việc sử dụng Facebook có ảnh
hưởng đến kết quả học tập ở mức độ nhất định. Chúng tôi đã khảo sát thông qua 2 nhân tố
chính đó là tần suất sử dụng và mục đích sử dụng và thấy được rằng những bạn sinh viên
sử dụng Facebook với tần suất cao và sử dụng phần lớn thời gian đó cho mục đích học tập

Đ

thì có kết quả học tập cao và ngược lại.

ại

5. Các sản phẩm của đề tài:
Báo cáo tổng kết.

-

Báo cáo tóm tắt.

̣c k

ho

-

6. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và

in


khả năng áp dụng của đề tài:

h

₋ Áp dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu khoa học.



₋ Biết cách viết và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.

́


́H
Ngày ……. tháng ….. năm 2017

Ngày ……. tháng ….. năm 2017

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên chịu trách nhiệm
chính của đề tài

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

v


Đại học Kinh tế Huế


Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ
MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
2.1.

Mục tiêu tổng quát ........................................................................................2

2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2

3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3
4.1.

Đ

4.2.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................3

ại


5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3
Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................3

5.1.1.

Dữ liệu thứ cấp..............................................................................................3

5.1.2.

Dữ liệu sơ cấp ...............................................................................................3

̣c k

ho

5.1.

in

5.1.2.1. Xác định kích thước mẫu ..........................................................................3

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................................5



5.2.

h

5.1.2.2. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................4


́H

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 6

́


1.1.

Cơ sở lí luận..................................................................................................6

1.1.1.

Một số khái niệm ..........................................................................................6

1.1.1.1. Mạng xã hội...............................................................................................6
1.1.1.2. Facebook....................................................................................................6
1.1.2.

Tổng quan về các nghiên cứu trước............................................................11

1.1.2.1. Trong nước ..............................................................................................11
1.1.2.2. Ngoài nước ..............................................................................................12
1.1.3.

Tổng quan về kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập ........................13

1.1.3.1. Khái niệm ................................................................................................13


Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

1.1.3.2. Cách thức đánh giá ..................................................................................13
1.2.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................15

1.2.1.

Thực trạng sử dụng Facebook trên thế giới.............................................15

1.2.2.

Thực trạng sử dụng Facebook ở Việt Nam .............................................16

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ........................................ 18
2.1.

Tổng quan về trường Đại học Kinh tế - Đại Học Huế ......................................18
Những thông tin chung ...............................................................................18


2.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................19

2.1.3.

Tổng quan về sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại Học Huế ................19

Đ

2.1.1.

ại

2.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường Đại học Kinh
tế - Đại Học Huế ..........................................................................................................22

ho

2.2.1.

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu..................................................................22

̣c k

2.2.1.1. Giới tính...................................................................................................22
2.2.1.2. Đối tượng sinh viên ...........................................................22_Toc499418973

in


2.2.1.3. Khoa đào tạo............................................................................................23
Thực trạng sử dụng các mạng xã hội của sinh viên....................................24

2.2.3.

Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên .........................25

h

2.2.2.



́H

2.2.3.1. Thời gian sử dụng....................................................................................25
2.2.3.2. Địa điểm sử dụng.....................................................................................25

́


2.2.3.3. Mục đích sử dụng ....................................................................................26
2.2.4.

Ảnh hưởng việc sử dụng Facebook đến kết quả học tập ............................30

2.2.4.1. So sánh việc sử dụng Facebook với kết quả học tập giữa sinh viên các
khóa
.................................................................................................................30
2.2.4.2. So sánh việc sử dụng Facebook với kết quả học tập giữa sinh viên nam

& nữ .................................................................................................................33
2.2.4.3. So sánh tần suất sử dụng Facebook với kết quả học tập: ........................35
2.3.

Một số nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập giảm sút khi sử dụng Facebook 38

2.3.1.

Nguyên nhân từ phía người dùng ...............................................................38

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học
2.3.2.

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý ........................................................39

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ................ 41
2.1.

Đối với tần suất sử dụng....................................................................................41

2.2.


Đối với mục đích sử dụng .................................................................................41

2.2.1.

Mục đích học tập.........................................................................................42

2.2.2.

Mục đích giao tiếp ......................................................................................43

2.2.3.

Mục đích giải trí..........................................................................................43

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 44

Đ

1. Kết luận. ................................................................................................................44

ại

2. Kiến nghị...............................................................................................................44
Kiến nghị về phía cá nhân ..........................................................................44

2.2.

Kiến nghị về phía nhà trường .....................................................................45

2.3.


Kiến nghị về phía cơ quan quản lí ..............................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

in

PHỤ

̣c k

ho

2.1.

LỤC

h
́


́H


Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học


GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, “một thế giới
phẳng”, kỷ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, con
người nỗ lực không ngừng để phát minh ra những sáng chế, những công cụ phục vụ, đáp
ứng nhu cầu vô tận của nhân loại. Trong đó, internet nói chung và các mạng xã hội nói
riêng là những công cụ vô cùng tiện ích. Facebook -một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn
một số bậc tiền bối như Myspace, Yahoo!Blog,…nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một

Đ

“gã khổng lồ” số một thế giới, thu hút hàng tỷ người tham gia, lấn át các đối thủ. Trên thế

ại

giới có hơn hai tỷ người dùng Facebook và tại Việt Nam là hơn 50 triệu người. Facebook
vẫn đang tiếp tục thống trị trên lĩnh vực mạng xã hội và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến

ho

mọi mặt của đời sống, phần lớn là đời sống của các bạn trẻ - học sinh, sinh viên.

̣c k

Không thể phủ nhận những lợi ích của facebook mang lại cho người dùng, ở đó
mọi người được bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình. Facebook mang lại cho con người


in

những cảm xúc như được quan tâm, chia sẻ và lắng nghe, góp phần thúc đẩy và gắn kết

h

mọi người gần nhau hơn. Đối với giới trẻ, Facebook là một phần cuộc sống của họ. Việc



truy cập Facebook hằng ngày để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và trao đổi các vấn đề xã

́H

hội, giúp các bạn tiết kiệm thời gian, nhanh chóng và tiên lợi. Các nhóm về học tập, hoạt

́


động xã hội được các bạn sinh viên lập ra trên facebook nhằm trao đổi, giao lưu, gắn kết,
chia sẽ, giúp đỡ về học tập, các kỹ năng sống,kỹ năng giao tiếp, hoặc các khó khăn, thắc
mắc, trở ngại trong cuộc sống.v.v… từ đó hình thành, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo
của các bạn trẻ trong việc hòa nhập xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, việc lạm dụng facebook quá mức sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt,
làm ảnh hưởng đến kết quả học tập khi dành quá nhiều thời gian cho facebook.Ảnh hưởng
đến cuộc sống thực khi các bạn quá quen với thế giới ảo và kéo theo rất nhiều hệ lũy xấu
cho tương lai sau này, khi các bạn trẻ là nguồn nhân tài của đất nước trong tương lai. Thế

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư


1


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

nên cần định hướng cho các bạn sinh viên nhận thức đúng đắn, khi sử dụng và sử dụng
một cách có hiệu quả, biến nó trở thành công cụ hữu ích.
Với những khía cạnh trên, một nghiên cứunhằm giúp các bạn sinh viên trường Đại
học Kinh tế - Đại Học Huế nói riêng và các bạn sinh viên nói chung biết, hiểu và nhận
thức được những tích cực và tiêu cực khi sử dụng facebook, qua đó đề xuất những biện
pháp giúp cho chúng ta sự dụng nó một cách hiểu quả như mong muốn là thật sự cần
thiết. Chính vì vậy nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của
Facebook đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại Học Huế”

Đ

2. Mục tiêu nghiên cứu

ại

2.1. Mục tiêu tổng quát

ho

Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của Facebook đến kết quả học tập của sinh viên
trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Huế hiện nay, đề xuất những giải phápsử dụng


̣c k

Facebook giúp nâng cao kết quả học tập của sinh viêntrường Đại Học Kinh tế - Đại Học

h

2.2. Mục tiêu cụ thể

in

Huế.

́H

Facebook nói riêng.



- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mạng xã hội nói chung và mạng xã hội

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến kết quả

́


học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

- Đề xuất các giải pháp sử dụng Facebook nhằm nâng cao kết quả học tập cho sinh
viên trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Huế.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với những câu hỏi sau:
1. Tác động của mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại
Học Kinh tế - Đại Học Huếnhư thế nào?

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

2


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

2. Giải pháp nào cho việc sử dụng Facebook nhằm nâng cao kết quả học tập cho sinh
viêntrường Đại Học Kinh tế - Đại Học Huế?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập
của sinh viên trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Huế.
- Đối tượng điều tra: sinh viên trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017.

Đ

- Phạm vi không gian: Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế.


ại

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.1. Dữ liệu thứ cấp

̣c k

ho

5.1. Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua: Sách, báo, tạp chí có đăng các thông tin

́H



5.1.2. Dữ liệu sơ cấp

h

website, trang web của trường…

in

liên quan, các đề tài nghiên cứu được công bố, luận văn tốt nghiệp, thông tin từ Internet,

Được thu thập thông tin từ bảng hỏi điều tra.

́



5.1.2.1. Xác định kích thước mẫu

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để tiến hành điều tra khảo sát
những sinh viên của trường Đại học Kinh tế - Đại Học Huế. Áp dụngcông thức xác định
cỡ mẫu của Cochavan năm 1977, ta có:
Trong đó:
=

N
1 + N.

- n: quy mô mẫu
- N: số lượng tổng thể

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

3


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ
- e: sai số tiêu chuẩn

Từ công thức trên ta có: tổng số sinh viên 3 khóa K48, K49 và K50 của trường Đại
học Kinh tế - Đại Học Huế là4293sinh viên, do đó N = 4293 vàe = 7%. Suy ra quy mô

mẫu điều tra n =195(sinh viên).Để đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu trong trường hợp
một số bảng hỏi điều tra không hợp lệ nhóm chúng tôi quyết định điều tra thêm 15 mẫu,
tức210sinh viên.
5.1.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Để tìm ra các sinh viên đưa vào mẫu, nhóm chúng tôi áp dụng phương pháp chọn

ại

Đ

mẫu phân tầng. Với quy mô mẫu 195 sinh viên sẽ được chia như sau:
 Khóa 48 có 1400 sinh viên chiếm 32,61%, nên số lượng mẫu tương ứng là 64 sinh

Trong đó:

̣c k

ho

viên.

 Quản trị kinh doanh: 18 sinh viên

in

 Kế toán – kiểm toán: 14 sinh viên

h

 Tài chính ngân hàng: 07 sinh viên




 Kinh tế & phát triển: 19 sinh viên

́H

 Hệ thống thông tin kinh tế: 06 sinh viên
 Khóa 49có 1515 sinh viên chiếm 35,29%, nên số lượng mẫu tương ứng là 68 sinh

́


viên
Trong đó:

 Quản trị kinh doanh: 22 sinh viên
 Kế toán – kiểm toán: 14 sinh viên
 Tài chính ngân hàng: 08 sinh viên
 Kinh tế & phát triển: 17 sinh viên
 Hệ thống thông tin kinh tế: 07 sinh viên

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

4


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học


GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

 Khóa 50có 1378 sinh viên chiếm 32,1%, nên số lượng mẫu tương ứng là 63 sinh
viên
Trong đó:
 Quản trị kinh doanh: 20 sinh viên
 Kế toán – kiểm toán: 15 sinh viên
 Tài chính ngân hàng: 04 sinh viên
 Kinh tế & phát triển: 19 sinh viên
 Hệ thống thông tin kinh tế: 05 sinh viên
5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Đ



Khi thu thập xong dữ liệu từ các sinh viên, tiến hành kiểm tra và loại đi

ại

những bảng trả lời không đạt yêu cầu.



ho

Tổng hợp thống kê: tập hợp các số liệu và thông tin thu thập được, chọn lọc

và thống kê những thông tin cần thiết.

Số liệu sau khi thu thập được sẽ được mã hóa và phân tích trên phần mềm

in

SPSS 20.0

Phân tích trên phần mềm SPSS 20.0 chúng tôi sử dụng:

́H

 Phương pháp thống kê mô tả



 Phương pháp tổng hợp

h



̣c k



 Phương pháp so sánh để phân tích số liệu

́

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư


5


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1.

Mạng xã hội

Mạng xã hội (social network) là dịch vụ kết nối giữa những người sử dụng internet
với nhau, nó không phân biệt thời gian, lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, màu da hay tôn
giáo, miễn là người có nhu cầu nào đó khi sự dụng mạng xã hội (internet). Mạng xã hội

Đ

xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995, cho đến nay thế giới có rất nhiều mạng xã hội khác

ại

nhau như: Yahoo, Twitter, Zingme…đặc biệt là sự xuất hiện của mạng xã hội Facebook
vào năm 2004, nó nhanh chóng trở thành mạng xã hội nổi tiếng lan rộng một cách nhanh


ho

chóng trên toàn thế giới.
Facebook

in

1.1.1.2.1. Khái niệm

̣c k

1.1.1.2.

h

Facebook là một trang website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty facebook,



Inc điều hành, là loại hình sở hữu tư nhân. Các thành viên trên facebook được phép hoạt

́H

động trên nguyên tắc nhất định của hệ thống, mọi người đều có thể tham gia facebook
cũng như là thành viên của các nhóm hoạt động như: nơi làm việc, trường học, gia

́


đình…. Nhằm giao lưu, học hỏi, chia sẻ trạng thái tâm lý của mình, đồng thời giải trí và

giảm căng thẳng, mệt nhọc sau một ngày dài lao động dài.

Tên “Facebook” xuất xứ từ tên của một trang thông tin và hình ảnh của ký túc xá
của trường đại học ở mỹ, trên trang đó là những tấm ảnh của sinh viên khóa đầu vào
trường đi kèm là tên tuổi của họ, mỗi ký túc xã có một facebook riêng. Facebook như một
cuốn sổ chứa bao gồm các hình ảnh kèm theo thông tin cơ bản của sinh viên.
1.1.1.2.2. Lịch sử hình thành

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

6


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

Facebook được sáng lập bởi Mark- Zuckerberg, của một trường đại học ở mỹ, đây
là một dự án tại trường nhưng đã trở thành một tổ chức quyền lực về công nghệ với tầm
ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cuộc sống hiện đại.
Facebook đầu tiên được xây dựng là phiên bản “HOT OR NOT” với tên gọi
Facemarsh. Mục đích là tìm ra những người bạn hâm mộ nhất trường. các ảnh hưởng cho
trang web Facemarsh đến từ những cái gọi “Facebook” được duy trì bởi mỗi ký túc xá
thuộc Harvard nơi sinh viên sinh sống. Nhưng trang web này bị người quản lý Harvard tắt
đi vài ngày sau đó. Zuckerberg bị ban an ninh quản lý phạt vì vi phạm an ninh, xâm phạm
bản quyền tự do cá nhân đối và có nguy cơ bị đuổi học, nhưng sau đó thì cáo buộc đã

Đ


được hủy bỏ. Những khó khăn bước đầu đã thôi thúc Zuckerberg nghị lực phát triển trang

ại

web này mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời chứng minh cho mọi người thấy rằng những việc

ho

làm của anh là đúng đắn. Chính từ những đó Zuckerberg đã rút ra nhiều bài học thực tế

̣c k

mà có khi trong sách vở không có. Học kì tiếp theo, Zuckerberg thành lập “the
facebook.com” trang web này mượn ý tưởng của facemash và Course Match cùng một hệ

in

thống có tên Friedster mà Zuckerberg là thành viên.Friendster là một mạng xã hội, một hệ

h

thống mời các cá nhân lập nên một “tiểu sử” của chính mình bao gồm dữ liệu về sở thích,



gu âm nhạc và các thông tin cá nhân khác. Từ những hệ thống như vậy, mọi người liên

́H


kết trang cá nhân của mình với trang bạn bè, từ đó xác định “mạng xã hội” cho riêng
mình. Từ những hiểu biết đơn giản này, cùng với mong muốn của Zurkerberg là lập nên

́


một danh mục đáng tin cậy dựa trên những thông tin thật từ sinh viên, trở thành khái niệm
chủ yếu của “The facebook”. Zurkerberg nói: “Công trình của chúng tôi bắt đầu chỉ là
giúp mọi người chia sẻ nhiều hơn ở Harvard, để giúp mọi người có thể thấy được nhiều
hơn về những gì đang diễn ra trong trường “tôi tạo ra nó để có thể cập nhật thông tin của
bất cứ ai, và bất cứ ai cũng có thể chia sẻ những gì mình muốn”. Hệ thống này của anh
không phải là một trang web tìm bạn như Friendster, nó là một công cụ liên lạc cơ bản,
nhằm giải quyết những vấn đề đơn giản đó là cập nhật về những người bạn cùng trường
và những gì đang xảy ra về họ.

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

7


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

1.1.1.2.3. Quá trình phát triển
Mạng xã hội này ban đầu chỉ dành cho sinh viên trường đại học Harvard. Chỉ sau
một tháng 50% sinh viên Harvard sử dụng dịch vụ, những thành công nhất định với sinh
viên đại học Harvard, Zurkerberg cùng với những người bạn của mình đẩy mạnh việc

quảng bá trang web các trường Đại học ở Mỹ và Canada chính những hành động đó đã
mang lại sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của trang mạng xã hội này.
Quá trình phát triển của facebook như sau:
Tháng 09/2004 trụ sở của Facebook chuyển về Palo, Alto, California,

Đ

thefacebook.com chuyển thành facebook.com.

ại

Tháng 12/2004, 10 tháng sau khi thành lập 5,5 triệu người đã dùng facebook.

ho

Tháng 10/2005, Facebook đẩy mạnh các tính năng phục vụ cho người dùng, đó là

̣c k

tính năng chia sẻ hình ảnh.

in

Tháng 6/2005 phiên bản Facebook Mobile được đưa vào sử dụng.

h

Tháng 4/2008, Facebook ký hợp đồng quảng cáo với Microsoft.




Tháng 9/ 2009, Facebook công bố có lãi lần đầu tiên.

́H

Tháng 4 và tháng 10/2009, số lượng người dùng lần lượt là 300 và 400 triệu người.

́


Tháng 10/2010 số người dùng chạm mốc 500 triệu người trên toàn thế giới.
Tháng 1/2011, hơn 600 triệu người trên thế giới có tài khoản Facebook.
Tháng 10/2012, một tỷ người dùng Facebook theo trang Royal Pingdom.
Tháng 8/2014, có hơn 1,15 tỷ người dùng Facebook theo tạp chí Search Engine
Journal công bố.

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

8


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

Cuối tháng 1/2015, có 1,4 tỷ người dùng trên toàn cầu, chiếm khoảng 20% dân số
thế giới sử dụng Facebook.
Tháng 6/2017, Facebook vượt qua cột mốc 2 tỷ người dùng trung bình mỗi tháng.

Facebook là một trang mạng phổ biến hiện nay nhất trên thế giới, ngoài những tính
năng vượt trội so với các trang mạng xã hội khác thì Facebook cho phép người dùng liên
kết tài khoản với các trang mạng xã hội khác như với Yahoo, Google, MySpace.
1.1.1.2.4. Sự du nhập vào Việt Nam
Việt nam là nước có sự phát triển internet nóng nhất thế giới với hơn 50 triệu

Đ

người dùng, đạt tỷ lệ trên 53% dân số, cao hơn mức trung bình thế giới 46,64% (theo Tạp

ại

chí người làm báo, số liệu được thống kê năm 2017). Trong tổng số 50 triệu người dùng

ho

internet thì 60% là sử dụng Facebook. Có thể thấy Facebook vẫn là một trang mạng phát

̣c k

triển mạnh mẽ nhất.

Facebook đang trở thành phương tiện quan trọng và thiết yếu đối với mọi người từ

in

trường học, công sở hay buôn bán kinh doanh đều tham gia. Đặc biệt trong số đó là các

h


bạn trẻ học sinh- sinh viên. Họ dùng facebook là nơi trao đổi thông tin giao lưu kết bạn và



chia sẻ quan điểm tình cảm, cảm xúc của mình, hay là nơi giải trí và quảng cáo kinh

́H

doanh buôn bán quần áo, giới thiệu các dịch vụ khác.

́


Facebook được cho là tình cờ chiếm được ưu thế ở Việt Nam kể từ sau khi Blog
360 độ của Yahoo ngừng hoạt động vào tháng 7/2009. Nhiều thành viên Blog 360 độ, đặc
biệt là giới sinh viên, học sinh, công nhân viên chức trẻ... đi tìm một không gian cộng
đồng mới trên mạng và sau khi lang thang qua nhiều trang web, dần dần họ đã tụ về bến
đỗ Facebook, hoặc ít nhất cũng có tài khoản đăng kí trên Facebook.
Nhiều bạn trẻ bắt đầu nghiện facebook, khi dành quá nhiều thời gian cho nó, chính
những điều đó đã để lại những hệ lụy không tốt cho sau này khi các bạn quá phụ thuộc
vào nó và bị nó hi phối mọi hoạt động cũng như tình cảm, cảm xúc của mình. Vì vậy với

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

9


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học


GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

đề tài này, với mong muốn đóng góp một phần giải pháp nhằm sự dụng Facebook một
cách có hiệu quả cho cuộc sống của mình nhất là các bạn sinh viên
1.1.1.2.5. Các tính năng của mạng xã hội Facebook
Mạng xã hội facebook với những tính năng hấp dẫn đã thu hút được lượng lớn
người sử dụng, những tính năng phổ biến có thể kể đến như kết bạn,tìm bạn, tạo nhóm
(groups), chia sẻ hình ảnh/video dễ dàng, có nhiều ứng dụng, games đa dạng và tính năng
thiết lập quyền riêng tư…
Trước hết là ở tính năng chia sẻ thông tin hữu ích và nhanh chóng mang tính toàn

Đ

cầu.

ại

Thứ hai, khả năng kết nối của Facebook. Facebook giúp cho người dùng dễ dàng

ho

kết nối với bất kì ai trên thế giới, chỉ cần đánh tên người cần tìn vào tìm kiếm thì sẽ có rất

̣c k

nhiều kết quả, những người mà bạn muốn kết bạn, trên Facebook tính năng chat trực
tuyến giúp cho bạn vừa có thể nói chuyện với bạn bè, vừa bình luận những thông tin của

in


bạn bè, vừa có thể nhấn nút thích (like) vào các chia sẻ của bạn bè. Hơn nữa Facebook

h

còn hỗ trợ chức năng liên kết với các trang mạng xã hội khác như kết nối với Yahoo,

́H



Google,…

Thứ ba, Facebook có tính năng chia sẻ. Người dùng có thể chia sẻ mọi thứ với bạn

sẽ giúp cho tính liên kết cộng đồng cao hơn.

́


bè của mình về tâm tư, tình cảm, tin tức, sự kiện, hình ảnh, đặc biệt là khả năng tạo nhóm

Thứ tư, Facebook có nhiều ứng dụng giải trí thú vị, thu hút được sự tham gia của
các bạn trẻ.
Cuối cùng với tính năng kết nối và chia sẻ thì Facebook đang trở thành công cụ, là
phương tiện truyền đạt thông tin nhanh chóng và hiểu quả nhất với tất cả mọi người.
1.1.1.2.6. Vai trò của mạng xã hội facebook

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư


10


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

Mạng xã hội có những tác động đến cuộc sống của mỗi cá nhân, xã hội. Đặc biệt là
những người trẻ, những người đang sử dụng mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ. Mạng xã
hội facebook là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn
bè, người thân, là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin
đến hàng triệu người trên hành tinh.
Sự chia sẻ tạo cho con người giải tỏa những áp lực của đời sống; giúp con người
hiểu được cuộc sống tâm tư, tình cảm của người thân ở nơi xa xôi; có thể an ủi, động
viên, giúp đỡ những tình huống khó khăn mà họ gặp phải; góp phần làm phong phú đời
sống tinh thần của con người.

Đ

ại

Facebook góp phần mở rộng, lan tỏa thông tin, kết giao bạn bè, quảng cáo sản
phẩm… Hỗ trợ công tác tuyên truyền cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo và môi trường.

ho

Ngoài ra, mạng xã hội đã làm thay đổi thói quen của nhiều người và hình thành


̣c k

những thói quen, lối sống, văn hóa mới ở một bộ phận lớn người sử dụng mạng xã hội,

in

đặc biệt là mạng xã hội Facebook, đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Ngoài việc có
tác động giải trí, mạng xã hội Facebook còn là nơi nhiều sinh viên sử dụng vì mục đích

h

học tập, trao đổi thông tin. Bên cạnh những tác động tích cực, ở góc độ nào đó, Facebook



còn tồn tại một số hạn chế. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng một cách hiệu quả thì Facebook

́H

còn tạo môi trường tốt cho sinh viên mở rộng kiến thức về nhiều lĩnh vực học thuật cũng

́


như trong cuộc sống.
1.1.2. Tổng quan về các nghiên cứu trước
1.1.2.1.

Trong nước


Đây là lĩnh vực tương đối mới mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu, sau đây là một số
nghiên cứu được đăng trên các tạp chí như sau:



Lê Trường Thịnh, “Lợi và hại của facebook” chuyên mục hoạt động đoàn

hội đội của trường Đại học Công nghiệp Long An.

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

11


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học



GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

Phùng Thúy Liên (2013),“Ảnh hưởng của mạng xã hội đến hoạt động học

tập của sinh viên ngày nay”, Đặc san khoa học câu lạc bộ nhà tâm lý tương lai số 8.



Lê Thị Dung & Mai Thanh Thảo (2011), “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến


thanh thiếu niên trong thời đại đa truyền thông”



Nguyễn Thị Kim Hoa & Nguyễn Lan Nguyên (2016), “Tác động của mạng

xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay”, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, ĐHQGHN



Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,“Tìm hiểu tác động

của facebook đối với sinh viên đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Luận văn của sinh viên khoa vận tải kinh tế - Đại Học Giao Thông Vận Tải:

Đ



Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức & Bùi ThịHồng Thái (2015), “Mạng

ho



ại

“Facebook một số tác dụng và tác động tiêu cực đến đời sống sinh viên hiện nay”.


xã hội với sinh viên”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

̣c k

Ở những nghiên cứu trên, các tác giả đã phân tích thực trạng sinh viên sử dụng

in

mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng và chỉ ra những mặt tích cực

h

và tiêu cực từ việc sử dụng Facebook. Từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử



dụng hay khắc phục những tiêu cực từ việc sử dụng mạng xã hội Facebook.

́H

Qua nghiên cứu này, nhóm chúng tôi thấy được việc sử dụng Facebook có ảnh

́


hưởng đến kết quả học tập ở mức độ nhất định. Chúng tôi đã khảo sát thông qua 2 nhân tố
chính đó là tần suất sử dụng và mục đích sử dụng và thấy được rằng những bạn sinh viên
sử dụng Facebook với tần suất cao và sử dụng phần lớn thời gian đó cho mục đích học tập
thì có kết quả học tập cao và ngược lại.
1.1.2.2.




Ngoài nước
Tanja E Bosch – Trung Tâm Học Liệu về phim ảnh và đa phương tiện, Đại

Học Cape Town, Nam Phi: “Việc sử dụng mạng xã hội trực tuyến vào việc giảng dạy và
học tập tại Đại Học Cape Town.”

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

12


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học



GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

Neil Selwyn – Phòng nghiên cứu giáo dục, Đại Học Luân Đôn, Viện giáo

dục, Vương Quốc Anh: “Cuộc điều tra về việc giáo dục của các sinh viên sử dụng
facebook”.



Blattner, G., & Fiori, M. Facebook in thelanguage classroom: Promises


andpossibilities.Instructional Technology and Distance Learning,Vol. 6, No. 1, pp. 17-28
(2009).
1.1.3. Tổng quan về kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập
1.1.3.1.

Khái niệm

Kếtquảhọctậplàkiếnthức,kỹnăngthunhậncủasinhviênlàmụctiêuquantrọngnhất

Đ

củacáctrườngđạihọccũngnhưcủa sinhviên.Trongnghiêncứunày,kết quảhọctậpcủasinh viên

ại

được định nghĩa là những điểm số mà họ thu nhận được trong quá trình học tậpcác môn

Cách thức đánh giá

̣c k

1.1.3.2.

ho

học cụ thể tại trường.

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).


h

in

Theo theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ

1.

Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ

́


(gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).
2.

́H



Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:

Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học

phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương
ứng của từng học phần.
3.

Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của


những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu
khóa học.

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

13


Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu khoa học
4.

GVHD: ThS. LÊ ANH QUÝ

Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và

được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính
từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.
1.1.3.3.

Cách thức tính điểm

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm
10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá của học phần nhân với
trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó chuyển

ại


Đ

thành điểm chữ như sau:
Loại đạt:

A (8,5 – 10)

Giỏi

C (5,5 – 6,9)

Trung bình

D (4,0 – 5,4)

Yếu

F (dưới 4,0)

Kém

h

in

Khá

̣c k

ho

Loại không đạt:

B (7,0 – 8,4)



Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ

́


́H

của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:
A

tương ứng với

B

tương ứng với

C

tương ứng với

2

D


tương ứng với

1

F

tương ứng với

0

Nhóm sinh viên chuyên ngành Kế Hoạch - Đầu Tư

4
3

14


×