Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

3 chapter 3 solid and modified kho tài liệu bách khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.31 KB, 10 trang )

Trường ĐHSPKT-TTCNC

Giáo trình Pro/E

 

Bài 3:

CÁC LỆNH TẠO HÌNH CƠ BẢN
I. LỆNH EXTRUDE
Tạo thể tích bằng cách kéo dài tiết diện kín và không tự giao nhau theo phương vuông
góc. Sau đây là các bước thực hiện:
1) Chọn Insert\Extrude…> hộp thoại Extrude xuất hiện
2) Định nghĩa biên dạng Sketch (2D): chọn chức năng Placement
3) Định nghĩa cách kéo dài thể tích: chọn chức năng Options
4) Đặt tên cho feature đang tạo: chọn chức năng Properties
5) Kết thúc lệnh
HỘP THOẠI EXTRUDE

Placement: Xác định vị trí bắt đầu tạo thể tích (vị trí
này chính là mặt phẳng vẽ Sketch). Click Define…
và tiến hành vẽ Sketch.
Options: Định nghĩa cách kéo dài thể tích.
Side 1: Kéo dài thể tích theo hướng thứ nhất
Side 2: Kéo dài thể tích theo hương thứ hai. Nếu
như ta chọn None thì thể tích chỉ được kéo về một
phía của Side 1.
Blind: Kéo dài thể theo giá trị được chỉ ra.
Symmetric: Kéo dài thể tích đều về 2 phía của tiết diện (Section) với tổng chiều dài
của thể tích bằng giá trị được chỉ ra.
To Next: Kéo dài thể tích đến mặt đầu tiện tìm thấy, với điều kiện bề mặt đó chứa toàn


bộ tiết diện (Section)
Through All: Kéo dài thể tích đến hết chiều dài của một thể tích có trước.
GV: Trần Văn Trọn

Trang 12


Trường ĐHSPKT-TTCNC

Giáo trình Pro/E

 

Through Until: Kéo dài thể tích đến bề mặt được chỉ ra, với điều kiện bề mặt đó phải
chứa toàn bộ tiết diện (Section)
To Selected: Kéo dài thể tích đến bề mặt, plane, plane đi qua một trục, cạnh, điểm
được chỉ ra.
Lưu ý:
9 Lệnh EXTRUDE có thể tạo ra chi dạng Solid hay Surface bằng cách lựa chọn
chức năng: Extrude as Solid
hay Extrude as Surface
9 Lệnh EXTRUDE có thể vừa add thêm thể tích hay Sub đi bớt thể tích. Để trừ di
bớt thể tích ta chọn chức năng
(Remove material). Khi chọn chức năng này
ta cần chọn thêm hướng vật liệu sẽ bị bỏ đi.
9 Để đổi chiều tạo thể tích ta có thể dùng chức năng Flip
9 Tạo thành mỏng bằng cách sử dụng chức năng Thichness
Nhập kích thước thành mỏng và chọn hướng tạo võ mỏng.

.


II. LỆNH REVOLVE
Tạo thể tích bằng cách xoay tiết diện quanh một trục. Sau đây là các bước thực hiện
lệnh:

1) Chọn Insert\Revolve…>Hộp thoại Revolve xuất hiện.
2) Định nghĩa biên dạng Sketch (2D): Placement\Define…\Chọn mặt phẳng vẽ
Sketch\ Sketch\Môi trường vẽ Sketch xuất hiện\Vẽ Sketch.
3) Định nghĩa cách tạo thể tích: chọn chức năng Option
4) Đặt tên cho feature đang tạo: chọn chức năng Properties
5) Kết thúc lệnh
Lưu ý:
9 Trục quay phải thỏa điều kiện để cho thể tích được tạo ra không được tự cắt
nhau.
9 Để tạo được mô hình Solid thì tiết diện phải kín

GV: Trần Văn Trọn

Trang 13


Trường ĐHSPKT-TTCNC

Giáo trình Pro/E

 

2.1 BIÊN DẠNG 2D (SECTION)
Biên dạng dùng với lệnh Revolve có thể kín hoặc hở (dùng với chức năng Revolve
Surface)

2.2 TRỤC XOAY
Trục xoay có thể là một :
• Geometry centerline
• Một cạnh thẳng của tiết diện
• Một trục của hệ trục tọa độ (Coordinate system)
• Một đường curve
2.3 GÓC XOAY
Variable: Nhập góc xoay hay chọn các giá trị mặc định như: 90o, 180o, 270o, 360o
Symmetric: Nhập giá trị góc xoay và giá trị này được lấy đối xứng qua 2 phía của
tiết diện.
To selected: Kéo dài thể thể tích đến mặt phẳng qua: một datum point, vertex,
plane hay surface. Lưu ý mặt phẳng này phải đi qua trục xoay
III. HIỆU CHỈNH FEATURE
1. HIỆU CHỈNH SKETCH
1) Chọn Sketch của feature cần hiệu chỉnh
2) Right click vào Sketch\ Edit Definition
3) Hiệu chỉnh
4) Kết thúc
2. HIỆU CHỈNH FEATURE
Có 2 cách để hiệu chỉnh một feature
2.1 HIỆU CHỈNH TRỰC TIẾP
1) Double click vào feature
2) Thay đổi giá trị của kích thước cần hiệu chỉnh
3) Regenerate feature: Click vào biểu tượng
GV: Trần Văn Trọn

(màu xanh) (Ctrl +G)
Trang 14



Trường ĐHSPKT-TTCNC

Giáo trình Pro/E

 

2.2 HIỆU CHỈNH BẰNG SUBMENU
1) Right click lên feature cần hiệu
chỉnh\Chọn chức năng Edit Definition
2) Hiệu chỉnh
3) Kết thúc
Các chức năng khác:
Suppress: Ẩn feature. Muốn thể hiện lại ta
làm như sau: Setting\Tree Filters…\Display\
Suppress Object
Delete: Xóa feature
Rename: Đổi tên Feature

IV. LỆNH SWEEP
Dùng để tạo thể tích bằng cách quét tiết diện (section) theo một đường dẫn
(Trajectory). Sau đây cách thực hiện:
1) Insert\Sweep\Protrusion…
2) Xác định đường dẫn (Trajectory)
3) Xác định tiết diện (Section)
4) Kết thúc lệnh
1. ĐƯỜNG DẪN
Đường dẫn có thể là một đường kín hoặc hở. Được xác định bằng 2 cách:
Sketch traj: Vẽ đường dẫn trong môi trường Sketch
Select traj: Dùng các đối tượng đã có ( như cạnh của một
feature) để làm đường dẫn. Việc lựa chọn được hỗ trợ thông qua

hộp thoại sau:

GV: Trần Văn Trọn

Trang 15


Trường ĐHSPKT-TTCNC

Giáo trình Pro/E

 

One by One: Chọn từng đối tượng để làm đường dẫn. Để chọn
nhiều đối tượng nhấn thêm phím Ctrl.
Tangnt Chain: Chọn một chuỗi đường tiếp tuyến để làm đường
dẫn.
Curve Chain: Chọn đường Curve làm đường dẫn.
Surface Chain: Chọn các cạnh của một bề mặt làm đường dẫn.
Lưu ý với lựa chọn này ta cần xác định thêm:
Select all : Chọn tất cả.
From-To: Chọn từ đâu đến đâu. Bằng cách
chỉ ra điểm đầu và điểm cuối của chuỗi.

Unselect: Bỏ chọn một đối tượng nào đó trong chuỗi traj.
Trim/Extend: Cắt ngắn hay kéo dài thêm cho đường traj.
Start Point: Xác định điểm đầu cho đường traj. Điểm này sẽ nằm trên mặt phẳng vẽ
tiết diện.
2. SWEEP VỚI ĐƯỜNG DẪN KÍN
Nếu đường dẫn chỉ ra là một đường dẫn kín thì việc vẽ tiết diện

cần được xác định thêm thông qua 2 lựa chọn sau:
Add Inn Fcs: Tiết diện được dùng là tiết diện hở.
No Inn Fcs: Tiết diện được dùng là tiết diện kín.

††
 …•


 …•

Lưu ý: Nếu đường dẫn kín nhưng ta đã tạo ra ít nhất là một feature trước khi thực
hiện lệnh Sweep thì lựa chọn này không xuất hiện. Khi đó tiết diện phải là tiết diện kín.
GV: Trần Văn Trọn

Trang 16


Trường ĐHSPKT-TTCNC

Giáo trình Pro/E

 

3. SWEEP VỚI ĐƯỜNG DẪN HỞ
Nếu đường dẫn chỉ ra là một đường dẫn hở thì tại điểm kết thúc
việc tạo thể tích cần phải được xác định thêm bởi 2 lựa chọn sau
đây:
Merge Ends: Kéo dài việc tạo thể tích đến bề mặt gần kề.
Free Ends: Kết thúc việc tạo thể tích tại điểm cuối. Không
kéo dài việc tạo thể tích.

1. Merge Ends
2. Free Ends
3. Điểm kết thúc của đường dẫn.

V. LỆNH HELICAL SWEEP
Sweep với đường dẫn là đường xoắn ốc. Các bước thực hiện:
1. Xác định Attributes
2. Vẽ centerline và một swp profile hở
3. Nhập bước
4. vẽ tiết diện
5. Ok
Các thông số:
- Constant: đường xoắn ốc với bước
không đổi.
- Variable: đường xoắn ốc với bước
thay đổi
- Thru Axis: Tiết diện luôn song
song với đường trục
- Norm To Traj: tiết diện luôn
vuông góc với đường xoắn ốc

GV: Trần Văn Trọn

Trang 17


Trường ĐHSPKT-TTCNC

Giáo trình Pro/E


 

- Right Handed: Hướng xoắn phải
- Left Handed: hướng xoắn trái
Đối với trường hợp Variable: Trong quá trình nhập các bước
xoắn cho điểm đầu và cuối đường xoắn ốc ta còn có thể lựa
chọn thêm một sô chức năng sau:
Add point: thêm điểm để tạo thêm bước xoắn thay đổi.
Remove Point: bỏ đi điểm không cần thiết
Change Value: thay đổi bước xoắn

VI. LỆNH BLEND
Lệnh Blend dùng để tạo thể tích bằng cách nối các tiết diện với nhau (tối thiểu có hai
tiết diện). Lệnh Blend được chia làm 3 dạng:
9 PARALLEL: Các tiết diện nằm trong các mặt phẳng song song nhau.
9 ROTATIONAL: Các tiết diện xoay quanh trục Y, góc xoay tối ta là 1200. Các
tiết diện được vẽ riêng biệt và chúng được sắp xếp với nhau thông qua góc tọa
độ.
9 GENERAL : Các tiệt diện có thể xaoy quanh các trục X,Y và Z. Các tiết diện
được vẽ riêng biệt và chúng được sắp xếp với nhau thông qua góc tọa độ.
CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LỆNH BLEND
Blend Section : Các sections có số đỉnh cùng hoặc khác nhau. Nếu số đỉnh khác nhau
phải dùng đến chức năng Blend Vertex: Sketch\Feature Tool\Blend Vertex. Sections
đầu và cuối có thể là một Point.

GV: Trần Văn Trọn

Trang 18



Trường ĐHSPKT-TTCNC

Giáo trình Pro/E

 

Start point : Là điểm được đánh dẫu mũi tên trên section. Nó được dùng để đánh số
đỉnh trên section cho nên vị trí và chiều của mũi tên có ảnh hưởng đến hướng xoắn của
trong quá trình tạo hình. Để gán một điểm trên tiết diện là ta point ta làm như sau :
1) Chọn điểm cần làm Start point
2) Right click\Chọn Start point

1. PARALLEL
Các sections được vẽ trong cùng một mặt phẳng vẽ phác, sections đầu và cuối có thể là
một point. Sau đây là các bước thực hiện:
1) Insert\Blend\Production…
2) Chọn Regular Sec hay Project Sec; Select Sec hay
Sketch Sec\Done
3) Xác đinh Attributes : Straight hay Smooth\Done
4) Vẽ các tiết diện (Lưu ý đến Start Points)
5) Thoát môi trường Sketch
6) Nhập khoảng cách giữa các tiết diện
Straight : Các đỉnh của tiết diện được nối
với nhau bằng đường thẳng.
Smooth : Các đỉnh của tiết diện với nhau bằng đường cong mịn

Regular Sec: Các tiết diện được đặt trên các mặt phẳng song song, các mặt phẳng này
được xác định thông qua giá trị của Depth.
Project Sec: Các tiết diện được đặt trên các planar surface.


GV: Trần Văn Trọn

Trang 19


Trường ĐHSPKT-TTCNC

Giáo trình Pro/E

 

2. ROTATIONAL
Các tiết diện xoay quanh trục Y, góc xoay tối ta là 1200. Các tiết diện được vẽ riêng
biệt và chúng được sắp xếp với nhau thông qua góc tọa độ. Sau đây là các bước thực
hiện lệnh :
1) Insert\Blend\Production…
2) Chọn Select Sec hay Sketch Sec\Done
3) Xác đinh Attributes : Straight hay Smooth ;Open hay Closed
4) Vẽ tiết diện (lưu ý thêm hệ trục tọa độ vào tiết diện)\Done
5) Nhập góc xoay quanh trục Y
6) Vẽ tiết diện tiếp theo
7) Nhập góc xoay quanh trục Y
8) Vẽ tiết diện tiếp theo (nếu cần) …….
Straight : Các đỉnh của tiết diện được nối với nhau bằng đường
thẳng.
Smooth : Các đỉnh của tiết diện với nhau bằng đường cong mịn
Open : Tiết diện đầu và cuối không khép kín
Closed : Tiết diện đầu và cuối khép kín

3. GENERAL : Các tiệt diện có thể xaoy quanh các trục X,Y và Z.

Các tiết diện được vẽ riêng biệt và chúng được sắp xếp với nhau
thông qua góc tọa độ. Sau đây là các bước thực hiện :
1) Insert\Blend\Production…
2) Chọn Select Sec hay Sketch Sec\Done
3) Xác đinh Attributes : Straight hay Smooth\Done
4) Vẽ tiết diện (lưu ý thêm hệ trục tọa độ vào tiết diện)\Done
5) Nhập góc xoay quanh trục X, Y, Z
6) Vẽ tiết diện
GV: Trần Văn Trọn

Trang 20


Trường ĐHSPKT-TTCNC

Giáo trình Pro/E

 

7) Nhập góc xoay quanh trục X, Y, Z ;…………..
8) Nhập khoảng cách giữa các tiết diện

Straight : Các đỉnh của tiết diện được nối với nhau bằng đường
thẳng.
Smooth : Các đỉnh của tiết diện với nhau bằng đường cong mịn

GV: Trần Văn Trọn

Trang 21




×