ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ TÚ ANH
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN
CHỦ ĐỀ „KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
VẬT LÍ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ
HÀ NỘI – 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ TÚ ANH
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN
CHỦ ĐỀ „KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
VẬT LÍ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ
Chuyên nghành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 8140111
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Kim Chung
HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy, các cô trong
trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy
và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và học sinh
tại trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo – Hà Đông đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
đỡ em trong quá trình thực nghiệm đề tài.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Kim Chung,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, động viên, chỉ bảo, tận tình giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện khoá luận.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã
giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận
tại trƣờng.
Hà Nội, tháng 06 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Tú Anh
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
BTVL
Bài tập vật lí
BTTT
Bài tập thực tiễn
DH
Dạy học
GD
Giáo dục
GV
Giáo viên
GQVĐ
Giải quyết vấn đề
HS
Học sinh
NL
Năng lực
NXB
Nhà xuất bản
PPDH
Phƣơng pháp dạy học
SGK
Sách giáo khoa
TH
Tự học
TN
Thực nghiệm
THPT
Trung học phổ thông
KT
Kiểm tra
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Bảng 1.1: Kết quả khảo sát việc dạy học bài tập Vật lí đối với học sinh ....... 22
Bảng 3.1. Phân bố điểm kiểm tra học sinh trƣớc khi thực nghiệm ................. 71
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tần số điểm của học sinh trƣớc khi thực nghiệm sƣ phạm...71
Hình 3.1: Hình ảnh học sinh tích cực tham gia thảo luận trong giờ học ........ 72
Hình 3.2: Hình ảnh các nhóm tham gia trong lớp thực nghiệm sƣ phạm........... 73
Bảng 3.2: Phân bố điểm của học sinh sau thực nghiệm.................................. 73
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tần số điểm của học sinh sau khi thực nghiệm sƣ phạm ......74
Bảng 3.3: Phân bố tần số luỹ tích hội tụ lùi của nhóm HS trƣớc và sau ....... 74
Bảng 3.3. Biểu đồ biểu diễn đƣờng tần suất tích lũy hội tụ lùi của nhó ......... 74
Bảng 3.4. Bảng kết quả các tham số thống kê ................................................ 76
Bảng 3.5: Kết quả điều tra học sinh về các giờ dạy thực nghiệm sƣ phạm .... 77
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH...........................................iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ GẮN VỚI THỰC TIỄN .......................... 5
1.1. Mục tiêu của giáo dục hiện nay ................................................................. 5
1.1.1.Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay ................................... 5
1.1.2. Mục tiêu giáo dục môn vật lí ở trƣờng phổ thông hiện nay .................... 5
1.2. Năng lực vật lí ............................................................................................ 6
1.2.1. Khái niệm năng lực ................................................................................. 6
1.2.2. Một số biểu hiện của năng lực ................................................................ 7
1.2.3. Các loại năng lực ..................................................................................... 7
1.2.4. Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ................................... 8
1.3. Bài tập vật lí ............................................................................................... 9
1.3.1. Khái niệm về bài tập vật lí ..................................................................... 9
1.3.2. Vai trò của bài tập trong dạy học vật lí ................................................... 9
1.3.3 . Phân loại bài tập vật lí .......................................................................... 10
1.3.4. Phƣơng pháp giải bài tập vật lý ............................................................. 13
1.4. Bài tập vật lí gắn với thực tiễn ................................................................. 17
1.4.1. Khái niệm .............................................................................................. 17
1.4.2. Phân loại ................................................................................................ 17
1.4.3 Các bƣớc để xây dựng bài tập vật lí gắn với thực tiễn........................... 18
1.5. Phƣơng pháp giải bài tập theo dạy học giải quyết vấn đề........................ 19
1.5.1. Dạy học giải quyết vấn đề ..................................................................... 19
1.5.2. Hƣớng dẫn giải bài tập vật lí theo dạy học giải quyết vấn đề ............... 19
1.5.2.1. Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề ............................................ 19
iv
1.5.3. Một số lƣu ý khi giải bài tập theo dạy học giải quyết vấn đề .............. 20
1.6. Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập vật lý gắn với thực tiễn ở trƣờng
THPT ............................................................................................................... 21
1.6.2. Đối tƣợng và thời gian. ......................................................................... 21
1.6.3. Nội dung khảo sát.................................................................................. 21
1.6.4. Phƣơng pháp.......................................................................................... 21
1.6.5. Kết quả sau khi khảo sát ....................................................................... 22
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ........... 26
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” ........................... 26
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.................................................... 26
2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc chƣơng “Khúc xạ ánh sáng”–Vật lí 11... 26
2.1.1. Nội dung kiến thức cơ bản chủ đề Khúc xạ ánh sáng .......................... 26
2.1.2. Mục tiêu dạy học chủ đề Khúc xạ ánh sáng.......................................... 29
2.2. Xây dựng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn chƣơng “Khúc xạ ánh
sáng” – Vật lí 11 .............................................................................................. 30
2.3. Bài tập tự giải theo năng lực Vật lí: ......................................................... 57
2.3.1. Phát biểu định nghĩa , định luật............................................................. 57
2.3.2. Giải thích/chứng minh một vấn đề thực tiễn......................................... 58
2.3.3. Phân tích, tổng hợp để giải thích/chứng minh một vấn đề thực tiễn .... 58
2.4. Xây dựng bài giảng sử dụng bài tập gắn với thực tiễn trong dạy học một
số kiến thức chƣơng “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 ..................................... 59
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 68
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 69
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm......................................................... 69
3.1.1 Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 69
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm bài tập vật lí gắn với thực tiễn ........................ 69
3.2. Đối tƣợng, thời gian và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .................. 69
3.2.1. Đối tƣợng TNSP .................................................................................... 69
v
3.2.2. Thời gian và địa điểm TNSP. ................................................................ 69
3.3.1. Phƣơng pháp điều tra ............................................................................ 70
3.3.2. Phƣơng pháp quan sát ........................................................................... 70
3.3.3. Phƣơng pháp thống kê toán học ............................................................ 70
3.3.4. Xây dựng phƣơng thức và tiêu chí đánh giá ......................................... 70
3.4 . Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 71
3.4.1. Tài liệu và cách thức thực nghiệm sƣ phạm ......................................... 71
3.4.2. Chọn mẫu thực nghiệm sƣ phạm .......................................................... 71
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................................................................. 72
3.5.1. Về mặt định tính. ................................................................................... 72
3.5.2. Về mặt định lƣợng................................................................................. 73
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo của
Hội nghị Trung ƣơng 8 Khóa XI đã nêu: “Phát triển giáo dục đào tạo là nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục
nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”[1].
Hiện nay đổi mới phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại, phát
huy tính cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời
học là vấn đề đƣợc quan tâm trong dạy học nói chung và dạy học môn Vật lý
nói riêng. Muốn có kết quả cao trong quá trình dạy và học thì giáo viên phải
lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp để phát huy năng lực của ngƣời học,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức.
Trong quá trình giảng dạy ở trƣờng THPT nhiệm vụ phát triển tƣ duy
cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi tiến hành đồng bộ ở các môn
trong đó Vật lí là môn khoa học tự nhiên đề cập đến nhiều vấn đề của khoa
học. Hơn thế nữa Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết
một cách chặt chẽ với thực tế đời sống, việc học sinh có thể sử dụng kiến thức
vật lý vào thực tiễn là hết sức cần thiết. Việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời
sống hiện nay còn rất nhiều hạn chế đối với đa số học sinh phổ thông. Bài tập
Vật lí thực tiễn giúp phát triển cho học sinh các năng lực Vật lí, giúp ngƣời
học phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn.
Chƣơng “ Khúc xạ ánh sáng” là một trong những chƣơng có nhiều ứng
dụng thực tiễn. Tuy nhiên trong quá trình dạy và học ở THPT thì học sinh
không hứng thú trong việc giải quyết các bài tập vì nội dung khó hiểu. Khi
1
giáo viên sử dụng các bài tập Vật lí thực tiễn trong quá trình dạy học và kiểm
tra – đánh giá, giúp học sinh tiếp thu kiến thức tích cực hơn và nhanh hơn.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài : “Xây dựng và sử dụng hệ
thống bài tập thực tiễn chủ đề “Khúc xạ ánh sáng” nhằm phát triển năng lực
Vật lí cho học sinh THPT”
2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Vật lí gắn với thực tiễn chủ đề “Khúc
xạ ánh sáng” nhằm phát triển năng lực Vật lí cho học sinh THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bài tập Vật lí và bài tập Vật lí gắn với thực tiễn.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực Vật lí
- Nghiên cứu nội dung chủ đề “Khúc xạ ánh sáng”.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học Vật lí ở trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo – Hà
Đông.
- Xây dựng bài tập Vật lí có nội dung gắn với thực tiễn chƣơng “ Khúc xạ ánh
sáng”
- Thiết kế kịch bản dạy học kiến thức chƣơng “Khúc xạ ánh sáng” có sử dụng
bài tập gắn với thực tiễn.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá các kết luận.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy và học sử dụng bài tập Vật lí gắn với thực tiễn chủ đề “ Khúc
xạ ánh sáng” (Vật lí 11- Cơ bản THPT) của giáo viên và học sinh
lớp 11 trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo Hà Đông, thành phố Hà Nội
- Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình xây dựng và sử dụng bài tập Vật lí gắn với thực tiễn trong dạy học
Vật lí ở trƣờng THPT.
5. Vấn đề nghiên cứu
2
- Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí có nội dung gắn với thực tiễn
chƣơng “Khúc xạ ánh sáng” (Vật lí 11- Cơ bản THPT)
- Sử dụng hệ thống bài tập Vật lí có nội dung gắn với thực tiễn chƣơng
“Khúc xạ ánh sáng” phát huy năng lực Vật lí của học sinh, phát huy
đƣợc tính tích cực của học sinh.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc hệ thống bài tập vật lí gắn với thực tiễn và tổ chức dạy
học kiến thức chƣơng “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 theo dạy học giải quyết
vấn đề thì sẽ phát triển đƣợc năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
của học sinh.
7. Giới hạn phạm vi ng uộc lớp 11D1 trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo Hà Đông – Hà Nội. Chất lƣợng
học tập của nhóm HS thực nghiệm đƣợc thể hiện qua điểm kiểm tra 1 tiết
môn Vật lí học kì II, năm học 2018 – 2019; cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Phân bố điểm kiểm tra học sinh trước khi thực nghiệm
Điểm
xi
7
7.5
8
8.5
9
9.5
10
Tổng
Tần số
xuất hiện
fi
1
0
10
12
11
6
0
40HS
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tần số điểm của học sinh trước khi thực nghiệm sư phạm
71
Nhìn vào biểu đồ 3.1 chúng ta thấy HS ở lớp thực nghiệm tập trung ở
mức khá. Xong, không có em nào đạt 10; điểm 9.5 cũng vẫn còn ít.
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.5.1. Về mặt định tính.
Chúng tôi thu đƣợc kết quả về mặt định tính nhƣ sau khi quan sát lớp
thực nghiệm:
- HS ở lớp TN hứng thú và tích cực khi làm các BTTT trong các giờ học,
tích cực làm bài kiểm tra trong mà chúng tôi biên soạn.
- HS lớp TN rất chịu khó phát biểu ý kiến và nêu ra những câu hỏi thắc mắc
với bạn bè và thầy cô, hăng hái tham gia thảo luận. Giờ học cởi mở, thoải
mái, tích cực.
Hình 3.1: Hình ảnh HS tích cực tham gia thảo luận trong giờ học
- Qua quan sát, có rất nhiều học sinh có thể đề xuất đƣợc bài toán mới tƣơng
tự bài toán gốc do GV đƣa ra sau đợt TNSP, HS tích cực làm bài tập về nhà
và HS đã tự tin trình bày ý kiến của mình trƣớc lớp. Điều này chứng tỏ HS đã
hứng thú với BTTT, và việc xây dựng và sử dụng các bài tập thực tiễn trong
dạy học Vật lí giúp HS tích cực; hứng thú hơn trong học tập.
72
Hình 3.2. Hình ảnh các nhóm tham gia trong lớp thực nghiệm sư phạm
3.5.2. Về mặt định lượng.
Để đánh giá chất lƣợng học tập của học sinh sau thực nghiệm, chúng
tôi cho HS làm bài kiểm tra 45 phút (phụ lục 4) và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.2. Phân bố điểm của học sinh sau thực nghiệm
Điểm
xi
Tần số xuất hiện
fi
7
1
7,5
8
8,5
9
9,5
10 Tổng
0
0
1
3
27
8 40 HS
73
Biểu đồ 3.2: Sau khi TNSP biểu đồ tần số điểm của HS như sau:
Từ bảng kết quả của học sinh trƣớc và sau khi thực nghiệm, ta có bảng phân
phối tần số luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN nhƣ sau:
Bảng 3.3. Phân bố tần số luỹ tích hội tụ lùi của nhóm học sinh trước và
sau khi thực nghiệm
Điểm
% HS có bài
Trƣớc
KT đạt điểm
TN
xi trở xuống
Sau
xi
7
7,5
8
8,5
9
9,5
10
Wit 2,5 2,5 27,5 57,5
85
100 100
Tổng
40
HS
wis 2,5 2,5
2,5
5,0
12,5
80
100
40
HS
TN
Bảng 3.3. Biểu đồ biểu diễn đường tần suất tích lũy hội tụ lùi của nhóm học
sinh sau thực nghiệm
74
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
7
7.5
8
8.5
Wit
9
9.5
10
Wis
Từ biểu đồ 3.3 ta thấy đƣờng biểu diễn hội tụ lùi của học sinh sau thực
nghiệm nằm ở bên phải so với trƣớc thực nghiệm. Điều này bƣớc đầu cho
75
chúng ta kết luận về chất lƣợng học tập của học sinh sau thực nghiệm tốt hơn
trƣớc thực nghiệm.
Để có thể khẳng định cụ thể về chất lƣợng của đợt thực nghiệm, chúng tôi tiến
hành xử lý số liệu thống kê toán học, thu đƣợc kết quả sau:
Bảng 3.4. Kết quả các tham số thống kê
Nội dung
Trƣớc TN
Sau TN
Điểm trung bình
x = 8,63
x = 9,48
Phƣơng sai
S2 = 0,33
S2 = 0,26
Độ lệch chuẩn
S = 0,57
S = 0,51
Dựa vào bảng tính toán ở trên, từ bảng tổng hợp các tham số thống kê (bảng
3.4) và đồ thị đƣờng tần suất luỹ tích hội tụ lùi trƣớc và sau khi TN, chúng tôi
rút ra đƣợc các nhận xét sau:
- Điểm trung bình ̅ của nhóm HS trƣớc thực nghiệm thấp hơn sau khi thực
nghiệm. Giá trị của S nhỏ nên số liệu thu đƣợc ít phân tán, nên giá trị trung
bình có độ tin cậy cao. S trƣớc thực nghiệm lớn hơn sau thực nghiệm chứng
tỏ độ phân tán ở nhóm HS sau khi thực nghiệm giảm so với trƣớc khi thực
nghiệm.
- So sánh bảng phân bố điểm của HS trƣớc và sau khi TN (bảng 3.1 và bảng
3.2) nhận thấy rằng số HS đạt điểm tốt gia tăng sau TN.
- Đƣờng biểu diễn luỹ tích hội tụ lùi sau TN nằm bên phải và bên dƣới
đƣờng luỹ tích hội tụ lùi trƣớc TN.
Tóm lại, kết quả học tập của học sinh trƣớc TN thấp hơn sau TN. Ngoài
ra, ở chƣơng 1, chúng tôi đã khảo sát khả năng trả lời bài tập thực tiễn của học
sinh, kết quả thu đƣợc cho thấy khả năng học sinh vận dụng kiến thức còn rất
hạn chế. Tuy nhiên, sau khi thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm
tra bao gồm các bài tập thực tiễn (phụ lục 4) và thấy rằng hầu hết học sinh đã
76
biết cách vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế vì vậy kết quả bài
kiểm tra khá cao.
3.6. Kết quả điều tra về các bài tập thực tiễn đã xây dựng và các tiến
trình dạy học thực nghiệm sƣ phạm.
Để đánh giá về mặt định tính tác dụng của BTTT đối với việc làm bài
của HS chúng tôi đã thông qua các phiếu hỏi HS (phụ lục 3). Tiến hành điều
tra 40 HS ở lớp TN. Kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.5. Kết quả điều tra học sinh về các giờ dạy thực nghiệm sư phạm
(Tính theo số lượng và tỉ lệ % trên tổng số 40 học sinh được điều tra)
Nội dung
Stt
Ý kiến trả lời
Đúng
Không
1
Em rất hiểu bài
25
15
2
Em rất thích cách dạy của thầy/cô
31
9
3
Em rất hứng thú với các bài toán thực tiễn
29
11
4
Em muốn đƣợc học tập theo phƣơng pháp
28
12
này nhiều hơn
5
Em rất tích cực làm việc nhóm tại lớp và làm
25
15
việc cá nhân tại nhà
6
Em tự tin trong việc đƣa ra ý kiến cùng các bạn
22
18
7
Em thích đƣợc giải các bài tập thực tiễn trong
33
8
các tiết học Vật lí
Kết quả khảo sát cho thấy HS rất hứng thú với các tiết học TNSP, có
77,5% số HS thích học với bài tập thực tiễn, 70% HS cũng thấy hứng thú với
các bài toán thực tiễn và 82,5% thích đƣợc giải các bài tập thực tiễn trong các
tiết học Vật lí qua đó có thể thấy phần đa HS rất tích cực với phƣơng pháp
dạy này trong TNSP.
77
Kết luận chƣơng 3
Từ quá trình TNSP, chúng tôi đƣa ra các kết luận sau:
- Tổ chức dạy học bằng BTTT là một hình thức dạy học mang lại hứng thú
cho ngƣời học đồng thời còn phát huy đƣợc tính tích cực tự lực của HS.
Thông qua việc học tập sẽ giúp bồi dƣỡng cho HS đƣợc năng lực hợp tác; tính
tích cực, chủ động và tự giác trong học tập.
- BTTT xây dựng phù hợp với mục tiêu và phù hợp với mọi đối tƣợng học
sinh, do vậy việc tổ chức dạy học gắn với thực tiễn chúng ta có thể triển khai
trong việc dạy học môn Vật lí 11 cho HS THPT.
- Kết quả TNSP sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của HS thông qua quan
sát và xử lí số liệu thống kê để phân tích định lƣợng, định tính có thể bƣớc
đầu khẳng định việc xây dựng và sử dụng BTTT môn Vật lí.
78
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, song song với việc xử lí và phân tích kết quả
về mặt định tính và định lƣợng, chúng tôi đã rút ra đƣợc những kết luận sau:
- Chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất các hình thức sử dụng bài tập Vật lí gắn
với thực tiễn nhằm tăng tính tích cực, tự lực của HS.
- Đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực trạng dạy học Vật lí hiện nay của
GV và rút ra kết luận: “GV vẫn dạy học theo theo phƣơng pháp dạy học cũ ,
chú trọng kiến thức hàn lâm, chƣa chú trọng đến việc thực tế hoá các kiến
thức Vật lí. Các bài tập dƣới dạng sản phẩm, bài luận yêu cầu tƣ duy tổng hợp
của HS ít đƣợc GV quan tâm trong quá trình dạy học Vật lí.”.
- Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập Vật
lí gắn với thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS.
- Xây dựng đƣợc các bài tập có nội dung thực tế khá đầy đủ trong chƣơng
“Khúc xạ ánh sáng” theo chƣơng trình sách mới
- Tổ chức dạy thực nghiệm các giáo án theo hƣớng phát triển năng lực học
sinh và thu đƣợc thông tin về đợt TNSP bƣớc đầu cho phép khẳng định có
thể triển khai hệ thống bài tập đã xây dựng vào dạy học Vật lí ở trƣờng
THPT.
- Có thể nói nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, giả thuyết khoa học tạm
chấp nhận đƣợc. Việc triển khai xây dựng các BTTT và sử dụng trong dạy
học là cần thiết và mang lại hiệu quả cao trong dạỵ học Vật lí.
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ƣơng (2013), Nghị quyết hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông, môn
Vật lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên thực hiện
chương trình, sách giáo khoa lớp 11 THPT.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình dự thảo môn Vật lí.
6. Phạm Kim Chung (2017), Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lý ở
trường THPT, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
7. Vũ Cao Đàm (2012), Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
8. Lê Hoàng Phƣớc Hiền (2017), Xây dựng và sử dụng bài tập gắn với thực
tiễn trong dạy học một số kiến thức chương“ Các định luật bảo toàn”- Vật lí
10. Luận văn thạc sĩ sƣ phạm Vật lí, trƣờng Đại học Giáo Dục - ĐHQGHN.
9. Nguyễn Đức Thâm (2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ
thông, Nxb ĐHSP.
10. Đỗ Hƣơng Trà (2012), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học
Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sƣ Phạm.
80
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÍ HIỆN NAY Ở TRƢỜNG THPT
PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN
I. Thông tin cá nhân
1. Họ tên: ………………………………………………………..
2. Trƣờng:………………………………………………………..
II. Nội dung cần tham khảo ý kiến.
1. Thầy (cô) có thƣờng xuyên giao bài tập về nhà cho học sinh không?
A. Thƣờng xuyên
B. Không thƣờng xuyên
C. Rất ít khi
D. Không bao giờ giao bài tập
2. Thầy ( cô) thƣờng giao loại bài tập nào cho học sinh?
A. Bài tập định tính
B. Bài tập định lƣợng
C. Bài tập thực tế
D. Bài tập thực hành thí nghiệm
3. Thầy (cô) có thƣờng xuyên soạn hệ thống bài tập cho học sinh không?
A. Thƣờng xuyên
B. Không thƣờng xuyên
C. Rất ít khi
D. Không bao giờ
4. Trong các bài kiểm tra thầy (cô) có hỏi các câu hỏi giải thích hiện
tƣợng không?
A. Thƣờng xuyên
B. Ít khi
C. Rất ít khi
D. Không bao giờ
5. Theo thầy (cô) học sinh có khó khăn khi gặp bài toán thực tế không?
A. Rất khó khăn
B. Hơi khó khăn
C. Khó khăn
D. Không khó khăn
Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
I. Thông tin cá nhân
1. Họ tên: ………………………………………………………..
2. Trƣờng:………………………………………………………..
3. Lớp:…………………………………………………………...
II. Nội dung cần tham khảo ý kiến.
1. Em thấy việc giải bài tập vật lí có cần thiết không?
A. Rất cần thiết
B. Cần thiết
C. Bình thƣờng
D. Không cần thiết
2. Mục tiêu em giải bài tập vật lí làm gì?
A. Ôn tập, củng cố, hiểu sâu kiến thức.
B. Thầy cô bắt làm
C. Đạt điểm cao
D. Ý kiến khác
3. Khi học chƣơng “ Khúc xạ ánh sáng ” em gặp khó khăn gì khi giải bài
tập vật lí?
A. Không biết áp dụng mặc dù hiểu lí thuyết
B. Không biết phƣơng pháp giải bài tập
C. Biết phƣơng pháp giải nhƣng còn sai sót
D. Ý kiến khác
4. Em thƣờng sử dụng tài liệu nào khi giải bài tập vật lí
A. Sách bài tập và sách giáo khoa
B. Sách tham khảo
C. Tài liệu do thầy cô phát
D. Tài liệu trên mạng Internet
E. Ý kiến khác
5. Em thƣờng gặp trƣờng hợp nào sau đây khi giải bài tập vật lí
A. Nhận đƣợc dạng bài tập, biết cách giải và giải đƣợc
B. Nhận đƣợc dạng nhƣng không giải đƣợc
C. Không nhận ra dạng bài tập nhƣng vẫn giải đƣợc
D. Không nhận ra dạng bài tập và không giải đƣợc
6. Thầy(cô) có thƣờng xuyên soạn bài tập cho các em làm không?
A. Thƣờng xuyên soạn bài tập
B. Thỉnh thoảng
C. Ít khi có bài tập
D. Không bao giờ có bài tập
7. Em thích giải loại bài tập vật lí nào?
A. Bài tập đnh tính
B. Bài tập định lƣợng
C. Bài tập thực tế
D. Bài tạp thí nghiệm
8. Trong các bài kiểm tra em có hay gặp bài tập giải thích hiện tƣợng
không?
A. Thƣờng xuyên
B. Ít khi
C. Thỉnh thoảng
D. Không có
9. Em có thích thú khi các thầy cô sử dụng bài tập thực tế không?
A. Rất hứng thú
B. Hứng thú
C. Bình thƣờng
D. Không hứng thú
10. Việc giải các bài tập thực tế giúp em điều gì?
A. Hiểu bài hơn
B. Giải thích đƣợc các hiện tƣợng trong đời sống.
C. Không giúp đƣợc điều gì.
D. Ý kiến khác
Phụ lục 3. PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
Về việc sử dụng bài tập thực tiễn trong quá trình dạy học
Khi dạy học chƣơng: “Khúc xạ ánh sáng”, tôi đã sử dụng các bài tập
gắn với thực tiễn. Em vui lòng cho biết cảm nhận của em sau những tiết dạy
này:
Ý kiến trả lời
Nội dung
STT
Đúng
1
Em thấy rất hiểu bài
2
Em thích phƣơng pháp dạy của cô
3
Em rất thích các bài toán thực tiễn
4
Em muốn đƣợc học theo phƣơng pháp này
Không
thƣờng xuyên
5
Em thấy mình tích cực hơn khi làm việc nhóm
tại lớp và làm bài ở nhà
6
Em tự tin khi đƣa ra ý kiến cùng các bạn
7
Em muốn đƣợc giải các bài tập thực tiễn trong các
tiết học Vật lí
Ghi chú: Em đánh dấu (x) vào phương án lựa chọn
Trân trọng cảm ơn Em!