Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chiều tối HỒ CHÍ MINH. Phân tích cả bài thơ Chiều tối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.17 KB, 2 trang )

Thiên nhiên là một đề tài trở đi trở lại trong thơ ca không biết bao nhiêu lần và với mỗi
một nhà thơ thì nó lại được khám phá từ những góc nhìn khác nhau để rồi trở nên đẹp toàn diện. Có
biết bao nhiêu bóng chiều ngả xuống nền văn chương Việt nam, nếu như Nguyễn Du đã từng khám phá
buổi chiều bằng những câu thơ:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
hay trong câu thơ của chàng thanh niên Huy Cận những năm 1940
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa"
thì Hồ Chí Minh lại bằng những vần thơ tuyệt tác vẽ ra một khung cảnh buổi chiều nơi đất khách quê
người dưới con mắt của người tù "tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích" trong bài thơ "Chiều
tối"
"Chiều tối" là một bài thơ trong tập thơ "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí minh viết bắng
chữ Hán, sáng tác trong khoảng thời gian bốn tháng đầu khi Người bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới
Thạch. "Chiều tối" là bài thơ thứ ba trong chùm thơ năm bài sáng tá trong chặng đường Hồ Chí Minh
bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Nhan đề bài thơ đã thể hiện rõ thời điểm sáng tác. Đó là lúc chiếu
tối, người tù suốt ngày tay bị trói, cổ đeo xích, bị giải qua núi qua truông mà vẫn chưa được nghỉ,
những đày đọa ban ngày vẫn chưa qua và những đày đọa ban đêm lại sắp đến. Trong không gian và
thời gian ấy nhà thơ vẫn thả hồn mình để cảm nhận thế giới xung quanh và nảy sinh thi hứng. Khác với
những bài thơ trong chùmthơ viết khi chuyển lao, bài thơ là bức tranh tức cảnh - một bức tranh chấm
phá về cảnh gặp trên đường đi. Bài thơ được viết trong một khoảng thời gian Bác bị giải từ nhà lao này
sang nhà lao khác. Đồng thời qua những câu thơ ngắn gọn nhưng chứa đầy nỗi niềm ấy ta thấy được sự
yêu đời, yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh.
Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ vẽ lên cảnh tượng chiều tối miền sơn cước.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;)
"Một cánh chim" là hình ảnh quen thuộc trong thế giới nghệ thuật cổ điển phương Đông. Với
hình ảnh này, phong vị và không khí cổ thi của bài thơ đã rõ nét. Nét đặc sắc của bút pháp Đường thi
thể hiện ở nét chấm phá, mang sức gợi. Một cánh chim cuối ngày mệt mỏi đang bay về rừng, một


chòm mây lẻ loi chầm chậm trôi hợi lên hình ảnh bầu trời trong vắt, tĩnh lặng. Chỉ bằng đôi nét chấm
phá đơn sơ nhưng bài thơ đã khắc họa được một không gian, thời gian cụ thể.
Hình ảnh cánh chim và chòm mây là những hình ảnh ước lệ thường gặp trong thơ. ở bài thơ
chiều tối, những hình ảnh này được Hồ Chí minh sử dụng không hề có sự gò bó và công thức mà được
vậ dụng một cách sáng tạo với những cảm xúc riêng của tác giả. Đây chính là những nét vẽ chân thực
nhất. Những con chim chính là những sinh vật có cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng. Chúng
không bay vào cõi vô cùng để biến mất trong chốn hư không mà là những cánh chim cụ thể về rừng
tìm chốn ngủ sau một ngày kiếm sống.
Câu thơ bảy chữ mà tới bốn động từ diên tả hoạt động, trạng thái sinh hoạt của loài chim(quyện,
quy, tầm, túc). Dường như Hồ Chí Minh đã nhìn cánh chim bay về rừng bằng đôi mắt lưu luyến, trìu
mến của tấm lòng yêu thương, cảm thông đối với biểu hiện của sự sống.
Chòm mây trong thơ của Bác không phải là chòm mây trôi nhàn hạ, lưng chừng như trong thơ
Lí Bạch:
"Cô vân độc khứ nhàn"
cũng không là chòm mây trắng tron g thơ Thôi Hiêu:
"Bạch Vân thiên tải không du du "
mà chỉ là những chòm mây lẻ loi lưng trời, đang trôi mạn mạn, ngang qua bầu trời mênh mông dưới
con mắt nhìn của một người tù đang chuyển lao. Hình ảnh chòm mây nổi bật và gợi cảm bởi đã vẽ ra
bức tranh một buổi chiều muộn miền sơn cước khung cảnh thoáng đãng, không gian cao rộng, trong
trẻo, êm ả.


Hai câu thơ đầu của bài Chiều tối vừa giản dị, vừa tinh tế, cái đẹp mang đậm màu sắc cổ điển.
Đằng sau những câu thơ đó, có cái ý vị cổ điển toát lên mang phong thái của một tâm hồn hết sức ung
dung, thanh thản, đồng thời thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ. Nởi vì nếu không có ý chí
và nghị lực, không có phong thái ung ung và tự chủ về tinh thần thì không thể cõ những câu thơ sâu sắc
mà tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cảnh tù đày.
Tứ thơ bỗng thay đổi đột ngột và hình tượng thơ có sự vận đông khi đến với hai câu thơ cuối:
"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng."

(Cô em xóm núi say ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.)
Đây là câu thơ chuyển trong kết cấu một bài thơ tứ tuyệt và thường là câu thơ nổi bật trong bài.
Hình tượng thiếu nữ xay ngô đã hiện lên nổi bật và trở thành trung tâm của bức tranh chiều tối miền
sơn cước. Với sự tinh tế và khéo léo, Bác đã đặt người con gái lao động ở vị trí chủ thể của thiên nhiên,
bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, sinh hoạt. Sau cảnh chiều muộn, buồn vắng của
canht thiên nhiên nơi núi rừng heo héo lảnh, heo hút là cảnh sinh hoạt ấm cúng, đầy sức sống của con
người bên xóm núi với ngọn lửa rực sáng trong lò than.Trong cảnh thiên nhiên rộng lớn đó, con người,
sự sống của con người và ngọn lửa của con người đã trở thành trung tâm lan tỏa niềm vui và sự ấm áp.
Rõ ràng ở đây, không phải thiên nhiên là chủ thể mà con người mới chính là chủ thể. Đó là xu hướng
vận động của mạch thơ: vận động theo hướng về sự sống và ánh sáng, thể hiện tinh thần lạc quan cách
mạng, đó cũng là logic lớn của tâm hồn Hồ Chí minh.
Giữa câu thơ thứ ba và câu thơ thứ tư có sự láy âm, điệp ngữ liên hoàn "ma bao túc-bao túc ma
hoàn. Hình thức láy này diễn tả vòng xoay liên tục của cối xay ngô cùng sự vận động của thời gian. Tài
hoa của Bác chính là ở chỗ tả cảnh thiên nhiên, cảnh chiều tối mà không dùng đến một tính từ chỉ thời
gian nào. Thời gian trôi dần theo cánh chim bay và làn mây trôi, theo cả những vòng quay của cối xay
ngô. Đến khi chim về rừng tìm chốn ngủ, đến khi côi xay ngô dừng lại thì đã lô dĩ hồng. Cảnh chiều tối
nơi núi rừng được Người gợi tả một cách chính xác, chân thực, tinh tế lại rất tự nhiên.
Nếu như ở cả ba câu thơ trên đều có vẻ của sự mệt mỏi, nặng nề thì câu cuối chỉ với một chữ
hồng đã có thể làm toàn bài thơ sáng rực lên, mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề. Chữ
"hồng" này chính là nhãn tự của bài thơ, được đặt ở vị trí cuối cùng của bài thơ cũng thật tự nhiên và
cũng thật bất ngờ, góp phần tạo âm hưởng và dư vị ngân vang cho cả bài thơ. Quả không ngoa khi nói
chỉ với một chữ nhưng đã có sức nặng bằng hai mươi bảy chữ còn lại. Chữ hồng là nơi kết tinh ánh
sáng toàn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. Ánh hồng ấy không chỉ tỏa ra
từ chiếc bếp lửa bình dị của một sơn thôn thiếu nữ mà chủ yếu tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc
quan của hồ Chí Minh. Bác đã quên hẳn cảnh ngộ của riêng mình để chia sẻ niềm vui đời thường với
người dân lao động.
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, niêm luật chặt chẽ, ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, hình
ảnh tượng trưng mang đậm màu sắc cổ điển kết hợp với nghệ thật chấm phá, mạch thơ vận động khỏe
khoắn, nhân vật trữ tình ung dung, tự tại cùng với giọng điệu khi thì tram buồn khi thì trữ tình, đằm

thắm,...đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên trong khoảng khắc cuối ngày đầy đẹp đẽ. Ẩn chưa trong đó
là hình tượng nhân vật trữ tình, có tấm lòng yêu thương rộng lớn luôn nâng niu trân trọng mọi sự sống
trên đời.



×