Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tổng hợp đề thi vật_lý_lớp8 HKI 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.63 KB, 10 trang )

Đề 1
Câu1:(2đ) Chuyển động cơ học là gì?
Người tài xế đang lái xe ôtô chạy trên đường như hình 1.
a/ Em chọn vật mốc là vật nào để người tài xế chuyển động? đứng yên?
b/ So vớixe ô tô, hàng cây bên đường chuyển động hay đứng yên? Vì
sao?
Câu2:(2đ) Thếnào là hai lực cân bằng?
Khoảng 8giờ 30phút sáng ngày 8 tháng 11 năm 2016, xe đầu kéo chạy
Hình 1
trên đường Vành Đai Đông hướng từ quận 7 về Cát Lái, trên xe chở theo
cuộn sắt nặng hơn chục tấn. Khi vừa xuống hết dốc cầu Phú Mỹ xe bất ngờ thắng
gấp, sợi xích buộc cuộn sắt bị đứt khiến cuộn sắt lăn về phía trước đè bẹp cabin.
Xe đầu kéo bị đẩy về phía trước húc vào dải phân cách dầu nhớt chảy tràn trên đường.
a. Dựatrênkháiniệmquántính, em hãy giải thích tại sao khi xe thắng gấp cuộn sắt lăn về phía
trước?
b. Khicuộnsắtlănxuấthiệnlực ma sátgì?
Hình
Câu3:(2đ)Thếnàolàchuyểnđộngkhôngđều?
2
Ápdụng:Mộtxemáyđitrênđoạnđường AB dài 24 km mất 30 phút. Sauđó, xeđitiếp đoạ đường BC
dài 48 km vớivậntốc 24 km/h. Tính:
a/ Thờigianxemáyđitrênđoạnđường BC.
b/ Vậntốctrungbìnhcủaxemáytrêncả 2 đoạnđường.
Câu4:(2đ)Lực ma sát trượt sinh ra khi nào?
Trong các hiện tượng sau đây, lực ma sát sinh ra là lực ma sát gì? Lực ma sát này có lợi hay có
hại?Nêu 1 cách làm tăng hoặc làm giảm ma sát?
a/ Ma sát giữa phấn và bảng khi bạn học sinh viết bài lên bảng.
b/ Ma sát giữa bánh xe ô tô với mặt đường khi xe ô tô đang chuyển động.

a/
b/


Câu5:(2đ) Mộtbìnhcao 2m chứanước, mựcnướccáchmiệngbình 30 cm. Cho
trọnglượngriêngcủanướclà 10000 N/m3.
a/ Tínhápsuất do nướctácdụnglênđáybình.
b/ Tínhápsuất do nướctácdụnglênđiểm M cáchđáybình 35 cm.
c/ Biếtápsuấtcủanướctácdụnglênđáybìnhlúcnàylà 19000 Pa. Hỏingười ta đãđổthêmbaonhiêu cm
nướcvàobình.

Đề 2
Câu 1 (2 điểm):
a. Chuyển động cơ học là gì? Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là những chuyển động
nào?


b. Một quả bóng nằm yên trên sân vận động Thống Nhất. Hãy chọn vật mốc phù hợp để có thể coi



quả bóng là:
vật đứng yên.
vật chuyển động.

Câu 2 (2 điểm):
a. Một chiếc ô tô xuất phát từ A lúc 5 giờ và đến B lúc 6 giờ 30 phút. Biết quãng đường A đến B là
90 km. Hỏi vận tốc trung bình của xe ô tô trên quãng đường AB là bao nhiêu km/h và bao nhiêu
m/s.
b. Chuyển động của ô tô có phải là chuyển động đều hay không? Giải thích.
Câu 3 (2 điểm):
Fk
a. Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của vec tơ lực kéo Fk
200 N

trong hình sau.
b. Biết vật có khối lượng 40 kg, hãy vẽ thêm vào hình bên
các vectơ lực tác dụng lên vật khi vật chuyển động thẳng đều.
Câu 4 (2 điểm):
Một người thợ lặn đang ở độ sâu 10 m so với mặt nước. Cho biết trọng
lượng riêng của nước là 10000 N/m3, diện tích bề mặt cơ thể người này là 2
m2. Em hãy tính:
a. Áp suất do nước biển tác dụng lên người thợ lặn.
b. Áp lực do nước tác dụng lên người thợ lặn, từ đó giải thích vì sao người thợ
lặn phải mặc bộ quần áo chịu được áp lực cao.
Câu 5 (1 điểm):
John Walker (29/5/1781 – 1/5/1859), một nhà hóa học người Anh, đã
tình cờ sáng chế ra diêm quẹt vào ngày 27/11/1826 1826 bằng cách trộn
clorat kali với antimony sulfide. Qua nhiều quá trình cải tiến, chúng ta có
sản phẩm diêm an toàn ngày nay. Que diêm được thiết kế dưới dạng que nhỏ
làm bằng gỗ, đầu tẩm lưu huỳnh và bọc potassium chlorate. Vỏ bao diêm (hoặc tờ bìa đi kèm kẹp
diêm) thì bôi phốt pho đỏ. Người sử dụng quẹt đầu clorat kali vào phần phốt pho đỏ để ma sát
tạo ra sự cháy.
(Nguồn />a. Khi quẹt diêm, ma sát sinh ra giữa đầu que diêm với mặt sườn bao diêm là ma sát gì?
b. Ma sát này có lợi hay có hại? Vì sao?
Cu 6 (1 điểm):
Trước khi sử dụng nhiệt kế y tế, ta thường phải vẩy nhiệt kế.
Dng tay giữ chắc đuôi nhiệt kế, dng lực cổ tay vẩy mạnh nhiệt kế
vài lần. Động tác này sẽ giúp cột thủy ngân hạ xuống đến mức
thấp nhất trong nhiệt kế. Vì thế khi đo nhiệt độ cơ thể, thủy ngân
có thể giãn nở đều và cho kết quả đo chính xác hơn.
Kiến thức vật lí nào đẫ được áp dụng để giúp cột thủy ngân hạ
xuống đến mức thấp nhất? Hãy vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng này?
Đề 3
Câu 1 : (1,5 điểm)Lúc 7h sáng một ôtô chạy từ A đến B đoạn đường dài 150km với vận tốc

trung bình 60km/h. Sau đó ôtô tiếp tục đi từ B đến C đoạn đường dài 120km với vận tốc trung
bình 80km/h. Hỏi Oto đến C lúc mấy giờ.
Câu 2 : ( 2.5 điểm )
Khoảng 8h30 sáng ngày 8 tháng 11 năm 2016, xe đầu kéo chạy trên đường Vành Đai Đông
hướng từ quận 7 về Cát Lái, trên xe chở theo cuộn sắt nặng hơn chục tấn. Khi vừa xuống hết dốc
cầu Phú Mỹ xe bất ngờ thắng gấp, sợi xích buộc cuộn sắt bị đứt khiến cuộn sắt lăn về phía trước


đè bẹp cabin. Xe đầu kéo bị đẩy về phía trước, đồng thời húc vào dải phân cách làm dầu nhớt
chảy tràn trên đường.
a/. Dựa trên khái niệm quán tính hãy giải thích tại sao khi xe thắng gấp cuộn sắt lại bị lăn về phía
trước?
b/. Khi cuộn sắt lăn xuất hiện lực ma sát gì?
c/. Khi tài xế thắng xe giữa bánh xe và mặt đường xuất hiện lực ma sát gì?
Câu 3 : ( 1,5 điểm )
Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ bên

Câu 4 : ( 2 điểm )
Càng lên cao thì độ lớn áp suất khí quyển thay đổi như thế nào? Càng
xuống sâu trong chất lỏng thì độ lớn của áp suất chất lỏng tăng lên hay giảm đi? Một vật đã chìm
hoàn toàn trong chất lỏng, nếu càng xuống sâu trong chất lỏng thì độ lớn lực đẩy Ác – si – met
tác dụng lên vật thay đổi ra sao? Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – met và chú thích các đại
lượng trong công thức.
Câu 5 : ( 2,5 điểm )
Một bể cao 1m dùng để chứa nước, cột nước cao bằng 3/4 chiều cao bể.
a) Tính áp suất do nước tác dụng lên đáy bể và lên điểm A cách đáy bể 25 cm.
b) Nếu thay nước bằng dầu, để áp suất tác dụng lên đáy bể không đổi thì cột dầu cao bao
nhiêu? Cho dnước = 10 000N/m3 , ddầu = 8000N/m3
Đề 4
Câu 1: ( 2,0 đ)

Để đo vận tốc (tốc độ) xe chuyển động trên đường, người ta dùng một thiết bị thường
được gọi là máy bắn tốc độ. Máy phát ra những xung laser hồng ngoại đến chạm vào xe và phản
xạ trở về máy. Từ đó đo được quãng đường xe đi được trong một khoảng thời gian định trước và
tính được vận tốc (tốc độ) của xe.
a. Em hãy cho biết độ lớn vận tốc cho biết điều gì? Viết công thức tính vận tốc.
b. Một ô tô chạy từ TP.HCM đến Vũng Tàu dài 125 km với thời gian 2,5 giờ. Em hãy tính vận tốc ô
tô đi từ TP.HCM đến Vũng Tàu theo đơn vị m/s và km/h.
Câu 2: ( 2,5 đ)
Nhảy dù là môn thể thao hành động bao gồm nhảy ra khỏi một chiếc
máy bay hay dụng cụ bay khác ở trên không trung và rơi trở về Trái Đất với
sự trợ giúp của lực hấp dẫn (lực hút Trái Đất) trong khi sử dụng một
chiếc dù nhảy để làm chậm sự chuyển động của một đối tượng thông qua
một bầu không khí.
a. Em hãy biểu diễn trọng lực tác dụng lên người đang nhảy dù, biết người đó
có trọng lượng 500N. Tỉ xích 1cm ứng với 250N.
b. Khi người đó chạm đất và đứng yên thì có những lực nào tác dụng lên
người đó? Từ đó em hãy cho biết thế nào là hai lực cân bằng.
Câu 3: ( 1,5 đ)
a. Lực ma sát nào xuất hiện trong các hình a, b, c ?
b. Hình d mô tả hình ảnh một ô tô đang chạy với tốc độ cao rồi phanh gấp. Theo em khi phanh gấp
thì người tài xế ngả về phía trước hay sau? Vì sao?


Hình a

Hình b

Hình c

Hình d


Câu 4: ( 2,0 đ)
Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm gây dịch do một loại vi
rút thuộc họ Flaviviridae. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do một loại muỗi đốt gọi
là muỗi vằn (có tên khoa học là Aedes aegypti). Loại muỗi này sống trong và xung quanh nhà,
thích đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, nước mưa. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng số
mắc tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).
a. Khi muỗi chích người, vòi hút của muỗi tác dụng lên da người một áp lực khoảng 10 -6 N. Diện
tích ở đầu vòi hút của muỗi khoảng 10 -15 m2. Hãy tính áp suất do muỗi tác dụng lên người khi
chích.
b. Từ đó em hãy nêu khái niệm áp suất. Nêu 1 nguyên tắc làm tăng áp suất.
Câu 5: ( 2,0 đ)
Một khối gỗ hình lập phương có thể tích 0,012 m 3 được thả vào trong dầu hỏa thì khối gỗ
bị chìm hoàn toàn. Biết ddầu = 8 000 N/m3.
a. Tìm độ lớn lực đẩy Acsimet của dầu hỏa tác dụng lên khối gỗ.
b. Khi thả vào nước thì khối gỗ không bị chìm hoàn toàn. Phần gỗ nổi trên mặt nước chiếm
1/5 thể tích của khối gỗ. Tìm độ lớn lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên khối gỗ, biết d nước =
10 000 N/m3.

---HẾT--Câu 1: ( 2điểm )
a. Đoàn tàu hoả đang lao nhanh trên đường ray. Hãy đánh dấu ( X) vào ô lựa chọn.
Hàng cây bên
Đường ray
Các toa tàu
Hành khách ngồi trên toa
đường
tàu
Đầu tàu hoả đứng yên so
với:
Đầu tàu hỏa chuyển động

so với:
b. Vì sao chuyển động và đứng yên chỉ mang tính chất tương đối ? Tính chất này phụ thuộc gì ?
Câu 2: ( 2 điểm )
Một ôtô chuyển động đều trên quãng đường từ A đến B dài 10 km với tốc độ 12,5 km/h. Sau đó ô
tô tiếp tục chuyển động trên quãng đường BC với tốc độ trung bình 15 km/h mất thời gian 1 giờ
12 phút . Tính :
a. Thời gian ôtô đi hết AB ?
b. Quãng đường BC ?
c. Tốc độ trung bình của ôtô trên quãng đường AC ?
Câu 3: ( 2 điểm )


a. Ma sát trượt sinh ra khi nào? Tại sao vỏ bánh xe thường
có rãnh, khía , gồ ghề ? Vì sao ma sát giữa vỏ bánh xe và
mặt đường vừa có lợi vừa có hại ?
b. Vì sao khi xe thắng gấp , hành khách trên xe ngã về phía
trước ? làm thế nào để hạn chế hiện tượng này ?
Câu 4: ( 2 điểm )
a/ Áp lực là gì ? Ký hiệu – đơn vị của áp lực là gì ?
b/ Để kim chích của muỗi có thể xuyên thủng da người khi
lực tác dụng lên da phải gây ra một áp suất tối thiểu 5.107
Pa.
Khi muỗi chích người , kim chích của muỗi tác dụng lên da người
1 áp lực khoảng 10-6 N. Diện tích của đầu kim chích khoảng 10-15
m2 . Hãy tính áp suất do muỗi tác dụng lên da người ? Áp suất này
có làm lủng da người không ? vì sao ?
Câu 5: a/ Chất lỏng gây ra áp suất tác dụng lên đâu ? Áp suất chất
lỏng phụ thuộc gì ? Áp suất nước tác dụng lên quả cầu nào lớn
nhất ? b/ Lực đẩy ácsimét của nước tác dụng lên quả cầu nào nhỏ
nhất ? giải thích ?


3

1
2

Đề 4
Câu 1:(2,5đ)
a) Vận tốc cho biết chuyển động của một như thế nào? Hãy viết công thức tính vận tốc và nêu rõ
các đại lượng có trong công thức?
b) Một ô tô du lịch đi từ TP Hồ Chí Minh về Vũng Tàu với vận tốc 60 km/h hết 1h45p.
1) Chuyển động của ô tô là chuyển động đều hay không đều? Vì sao?
2) Tính quãng đường từ TP Hồ Chí Minh về Vũng Tàu.
Câu 2:(1,5đ )
Lực F tác dụng lên viên bi A
30N
a/ Hãy nêu các yếu tố của vecto lực F
b/ Vật A chịu tác dụng thêm véc tơ lực F1 cân bằng với véc tơ lực F.
A
Hãy biểu diễn véc tơ lực F1 trên
Câu 3:(2đ)
F
Một người có cân nặng 48 kg tham gia trò chơi trượt patin, khi chơi
người này đi giày trượt có diện tích tiếp xúc với mặt sàn của cả 2 chân là 0,003 m2
a) Tính áp lực do người đó tác dụng lên sàn nhà
b) Tính áp suất do người đó tác dụng lên sàn nhà khi trượt bằng hai chân và khi đứng bằng một
chân.
Câu 4:(2đ)
Một người thợ lặn đang lặn ở độ sâu 60m so với mặt
nước biển . Cho trọng lượng riêng của nước biển là

10300 N/m3 .
a) Tính áp suất của nước gây ra ở độ sâu đó
b) Người đó lặn xuống càng sâu thì áp suất chất lỏng tác
dụng lên người đó tang lên hay giảm đi ? Vì sao?


Câu 5:(2đ)
Rạng sáng ngày 19/4/2011 trên xa lộ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh một chiếc xe tải chở các trụ bê
tông nặng đến vài chục tấn được rang buộc sơ sài đang chạy rất nhanh trên đường. Khi phát hiện
một xe khác đang chờ đèn đỏ ở phía trước, xe tải đã phanh gấp. Các trụ bê tông nặng ở trên xe
đổ nhào ra phía trước đè lên đầu cabin xe và gây tai nạn cho người lái xe. Em hãy trả lời
a) Dựa vào khái niệm quán tính, em hãy giải thích vì sao tai nạn xảy ra.
b) Khi xe phanh gấp dưới bánh xe và mặt đường xuất hiện lực ma sát gì? Ma sát này có lợi hay
có hại? Vì sao?
Đề 5
Câu 1. ( 2 điểm)
Con người ghi nhận thời gian bằng buổi, ngày, tháng, năm... nhưng những khoảng thời gian
dưới một ngày thì trước khi có đồng hồ, việc đo đạc thiếu chính xác. Dễ nhất là ước tính vị trí
của mặt trời trên bầu trời mà cho là sáng trưa, chiều, tối. Ngắn hơn một buổi thì thuở trước người
ta đốt nhang hay đèn cầy, mà tính lâu hay mau. Một loại bình đựng dùng cát hay nước cho chảy
ra cũng là cách đo thời gian từ thời cổ đại văn minh Ai Cập và Trung Hoa. Loại đồng hồ như
chúng ta biết đến ngày nay hình thành vào khoảng thế kỷ 17, xuất phát từ châu Âu. Đến thế kỷ
18 thì đồng hồ treo tường đã phổ biến là món hàng gia dụng của mọi giới Âu châu. Kế tiếp là
đồng hồ đeo tay được nhiều người dùng làm món trang sức cá nhân.
Kết hợp kiến thức đã học em hãy cho biết:
a) Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động nào?
b) Nêu định nghĩa của chuyển động mà em vừa xác định?
Câu 2. ( 2 điểm)
a) Lực ma sát lăn sinh ra khi nào? Cho ví dụ về lực ma sát lăn.
b) Ngồi trên một ô tô, khi tăng tốc, hành khách bị kéo về phía sau. Còn khi phanh gấp

thì lại bị chúi về phía trước. Hiện tượng trên là gì?. Giải thích
Câu 3. (2 điểm)
Một mô tô đi hết đoạn đường AB dài 60 km mất 2 giờ. Sau đó đi tiếp đoạn BC dài 150 km mất 3
giờ. Tính:
a) Vận tốc trung bình của mô tô trên đoạn đường BC.
b) Vận tốc trung bình của mô tô trên đoạn đường AC.
Câu 4. ( 2 điểm)
Treo một quả cầu có khối lượng 5 kg vào một lò xo.
a) Cho biết những lực nào tác dụng lên quả cầu.
b) Hãy biểu diễn các lực đó. ( tỉ xích 1 cm ứng với 10N)
Câu 5. ( 2 điểm)
Một khối kim loại có trọng lượng 12N, khi nhúng vào nước thì trọng lượng của nó chỉ còn 8,4
N.
a) Tính lực đẩy Acsimet của nước tác dụng vào khối kim loại.
b) Tính thể tích khối kim loại. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Đề 6
Câu1 (2đ)
Quan sát hình 1 cho biết:
a) Số 50 ghi trên biển báo cho em biết điều gì?
b) Khi ô tô đang chuyển động thẳng, đột ngột dừng lại. Hỏi người
đang
ngồi trên ô tô sẽ ngã về phía nào? Vì sao?
Câu 2 (2đ)
a. Hãy kể các loại lực ma sát đã học. Nêu một ví dụ về ma sát có hại.
b. Lực ma sát nào được sinh ra khi mài dao? Trường hợp
Fc
A
này lực ma sát có lợi hay có hại?
Câu3 (2đ)
30N



a. Hãy mô tả vectơ lực Fc ở hình dưới bằng lời.
b. Vẽ thêm vectơ lực Fk tác dụng lên vật để vật chuyển động thẳng đều.
Câu 4 (2đ)
a. Viết công thức tính áp suất (có chú thích). Một quyển sách có kích thước dài 30cm, rộng
20cm nặng 300 gam khi đặt nằm trên mặt bàn sẽ sinh ra áp suất bao nhiêu Pa lên mặt bàn?
b. Dựa vào công thức tính áp suất, hãy cho biết có những cách nào để làm thay đổi áp suất? Nêu
một ví dụ trong thực tế về việc làm thay đổi áp suất.
Câu 5 (2đ) Một bồn chứa nước có trọng lượng riêng 10.000 N/m3, cột nước trong bồn cao 10 m,
trên mặt nước là không khí có áp suất 100.000 Pa. Tính:
a/ áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy 2 m
b/ áp suất tác dụng lên đáy bồn chứa.
Đề 7
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là vận tốc? Viết công thức tính vận tốc, cho biết tên gọi và đơn vị đo của các
đại lượng có trong công thức.
b) Xe A chuyển động với tốc độ 54km/h, xe B chuyển động với tốc độ 20m/s. Xe nào
chạy nhanh hơn? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm)
Fc
A
a) Hãy mô tả vectơ lực Fc ở hình dưới bằng lời.
b) Vẽ thêm vectơ lực Fk tác dụng lên vật để vật
30N
chuyển động thẳng đều.
Câu 3 (1,5 điểm)
Cho 3 vật A, B,
C cùng nhúng chìm trong nước như hình vẽ
A

a) Lực đẩy
Ac-si-mét tác dụng lên vật nào lớn nhất?
Vì sao?
B
b) Áp suất
C chất lỏng tác dụng lên vật nào lớn nhất?
Vì sao?
Câu
4
(1,5
điểm)
a) Khi
ngồi trên ô tô đang chuyển động ta thường
được khuyên phải thắt dây an toàn. Em hãy cho biết tác dụng của dây này?
b) Lực ma sát nào được sinh ra khi mài dao? Trường hợp này lực ma sát có lợi hay có hại?
Câu 5 (3 điểm)
Một quả cầu kim loại nhỏ có trọng lượng 1,3 N. Móc quả cầu vào lực kế rồi thả chìm hoàn
toàn trong nước, số chỉ của lực kế là 0,8 N. Cho dnước = 10000N/m3.
a) Tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên quả cầu.
b) Tính thể tích quả cầu..
c) Nếu nhúng chìm quả cầu này trong rượu thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu?
Cho drượu = 8000N/m3.
Đề 8
Câu 1: (2 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về lực ma sát hãy trả lời các câu hỏi sau:
a- Lực ma sát trượt khác lực ma sát nghỉ như thế nào?
b- Cho một ví dụ thực tế về lực ma sát trượt hoặc lực ma sát
nghỉ,
cho
biết ma sát trong ví dụ thuộc loại lực ma sát nào? Có lợi hay có
hại như thế

nào?
Câu 2: (2 điểm)
a) Em hãy viết công thức tính áp suất chất lỏng. Nêu tên gọi và đơn vị của từng đại lượng trong
công thức.
b) Công trình thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn nhất của nước ta. Đập ngăn nước ở
nhà máy thủy điện Hòa Bình có chiều cao 128m. Nhưng mực nước dâng tối đa được cho phép


chỉ là 120m. Em hãy tính xem khi đó một điểm ở chân đập sẽ phải chịu áp suất là bao nhiêu?
Biết dnước = 10000N/m3..
Câu 3 :(1 điểm)
- Tốc độ của một xe là 40 km/h cho biết được
điều gì?
- Một vật A có tốc độ 36km/h và vật B có tốc độ
15m/s. Vật nào chuyển động nhanh hơn?
Câu 4: (2 điểm)
Trong hình bên có các lực F1, F2 và P tác dụng
vào 2 xe đặt nằm yên trên mặt sàn.
a- Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực
và trong hai hình vẽ bên.
Hình a
Hình b
b- Xe nào sẽ tiếp tục đứng yên? Vì sao?
Câu 5: (2 điểm)
Một ô tô đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bà Rịa cách nhau 100 km mất thời gian 1 giờ 30 phút,
sau đó tiếp tục chuyển động 20 km với tốc độ trung bình 40 km/h thì đến Vũng Tàu. Tính :
a)
Tốc độ trung bình trên đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bà Rịa.
b)
Thời gian ô tô đi từ Bà Rịa đến Vũng Tàu.

c)
Tốc độ trung bình trên cả đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu.
Câu 6 : (1 điểm)
Tàu ngầm, còn gọi là tiềm thủy đĩnh,là loại phương tiện tối tân giúp con người có thể
lặn sâu dưới biển khám phá đại dương, cũng như các hoạt động quân sự nhắm đến các mục đích
khác nhau trên biển. Nhiều quốc gia có lực lượng hải quân sử dụng tàu ngầm cho mục đích quân
sự. Tàu ngầm cũng được sử dụng cho vận chuyển hàng hải và nghiên cứu khoa học ở đại
dương cũng như ở vùng nước ngọt, giúp đạt tới độ sâu vượt quá khả năng lặn của con người.
Người ta chế tạo ra tàu ngầm, là lọai tàu có thể thay đổi trọng lượng tùy vào mức độ nước chứa
trong khoang tàu, làm cho tàu có thể nổi lên mặt nước, lặn xuống đáy biển hoặc có thể di chuyển
lơ lửng trong lòng nước.

Dựa trên kiến thức vật lý đã học, em hãy cho biết nguyên lý hoạt động của tàu ngầm? Tại sao với
khối lượng lên đến cả nghìn tấn mà tàu ngầm có thể nổi lên, lơ lửng, hoặc lặn trong nước dễ
dàng?
Đề 9
Câu 1: (2 điểm)
Một quả bóng khối lượng 440 g đang nằm yên trên sân cỏ. (Hình 1)
a/. Có bao nhiêu lực tác dụng vào quả bóng? Kể tên và nêu đặc điểm


các lực đó.
b/. Hãy biểu diễn các vectơ lực bằng hình vẽ với tỉ xích 1 cm ứng với
2,2 N.

Hình 1

Câu 2: (2 điểm)
Chủ nhật vừa qua, Nam được mẹ dắt vào bệnh viện thăm cậu. Khi đi
qua dãy hành lang, Nam thấy có đặt một số bảng báo “Chú ý Sàn ướt”

(Hình 2)
Các bảng này cảnh báo điều gì?
b. Lực ma sát giữa chân người và mặt sàn là lực ma sát gì và đối với
con người thì nó có lợi hay hại?
c. Em nên làm tăng hay giảm lực ma sát trên và em sẽ làm bằng cách
nào?
Hình 2
Câu 3: (2 điểm)
Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) cách Hà Nội hơn 220 km về phía Bắc
được ví như “viên ngọc xanh” giữa núi rừng, nằm trong top
20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Điểm độc đáo nhất của hồ
Ba Bể phải kể đến chiếc thuyền độc mộc. Đây là loại thuyền
làm bằng duy nhất một thân cây gỗ mà không sử dụng kỹ
thuật đóng, ghép. Với dáng hình độc đáo, nhỏ nhắn mà cơ
động, thuyền độc mộc từng là phương tiện lưu thông phổ
biến trên sông hồ của một số nơi vùng cao phía Bắc.
Khi một chiếc thuyền độc mộc được thả trôi theo dòng nước
trên hồ (Hình 3).
a/ Thuyền được xem là chuyển động so với vật mốc nào và
đứng yên so với vật mốc nào?
b/ Vì sao nói chuyển động và đứng yên của một vật có tính
Hình 3
tương đối?
Câu 4: (2 điểm)
Một học sinh đạp xe đạp từ nhà đến trường dài 1600 m với vận tốc trung bình 6,4 km/h.
a/. Tính thời gian bạn học sinh đi từ nhà đến trường.
b/. Khi tan học, do kẹt xe bạn phải về nhà với thời gian lâu hơn 10 phút so với thời gian đi. Tính
vận tốc trung bình của bạn lúc về.
Câu 5: (2 điểm)
Một thợ lặn, lặn xuống độ sâu 24 m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển

là 10300N/m3.
a/ Tính áp suất ở độ sâu đó.
b/ Biết áp suất lớn nhất mà thợ lặn có thể chịu được là 32,96 N/cm 2. Hỏi độ
sâu
tối đa mà người thợ lặn có thể lặn xuống để vẫn được an toàn ?


Đề 10
Câu 1: (2đ)
a/ Khi nào có ma sát lăn? Cho 1 ví dụ minh họa có ma sát lăn.
b/ Sàn nhà đá hoa mới lau ướt khi đi thường dễ bị ngã. Theo em trong trường hợp này ma sát có
lợi hay có hại? Giải thích câu trả lời của em.
Câu 1: (2đ)
a/ Quan sát hình vẽ sau và trả lời câu hỏi:
- So với người A, các người B và C chuyển động hay đứng
yên ?
- So với người lái xe, người A chuyển động hay đứng
yên?
b/ Một ôtô du lịch khởi hành lúc 6h từ Tp. Hồ Chí Minh
và đến Tp. Phan Thiết lúc
9h30ph. Biết khoảng cách giữa hai thành phố khoảng
202km. Tính vận tốc trung
bình của ôtô đó theo km/h (kết quả làm tròn 1 số lẻ)
Câu 3: (2đ)
(A)
(B)
a/ Quan sát hình sau : - Theo em bình nào có thể chứa
được nhiều nước hơn?
- Hãy vẽ mực nước cao nhất trong từng bình đó.
b/ Một vật được kéo chuyển động đều trên mặt bàn nằm

ngang với lực kéo F = 20N. Em hãy biểu diễn các lực tác
dụng lên vật.
Câu 4: (2đ)
a/ Vì sao các mũi kim, mũi đinh thường phải làm đầu rất nhọn nhưng các
Nước
móng nhà phải xây rộng lớn hơn so với nền nhà?
b/ Một bình đang đựng nước (hình vẽ bên) với chiều cao cột nước là h=
80cm. Tính áp suất nước tác dụng lên đáy bình. Biết trọng lượng riêng của
nước là 10000N/m3.

h

Câu 5: (2đ) Một quả cầu kim loại có thể tích V= 200cm 3 được thả chìm vào trong bình chứa
nước.
- Kể tên các lực tác dụng lên quả cầu khi quả cầu chìm trong nước. Nêu phương và chiều của các
lực đó.
- Tính độ lớn của lực đẩy do nước tác dụng lên quả cầu đó, biết trong lượng riêng của nước là
10000N/m3.



×