Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bác Hồ nêu những ham muốn của mình khi trả lời các nhà báo nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.74 KB, 2 trang )

Năm 1946, khi đã là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã trả lời
các nhà báo:
“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Đó là ham muốn tột bậc của Hồ Chủ tịch. Là một người lính Cụ Hồ, tôi hằng suy nghĩ nhiều về câu nói trên và càng suy
nghĩ càng thêm thương nhớ Bác, kính yêu Bác, tin tưởng Bác và thêm phấn khởi để tiến bước trên con đường Bác vạch ra.
“Ham muốn tột bật” là sự ham muốn thiết tha nhất, duy nhất. Sự ham muốn tột bậc đã chiếm lĩnh toàn bộ trái tim, toàn bộ
tâm hồn Bác. Không có một ham muốn nào khác, đam mê nào khác có thể chen vào trái tim, chen vào tâm hồn Bác ngoài
ham muốn “Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành”.
Chính sự ham muốn tột bậc đó đã tạo nên tình yêu nước, thương dân không bờ bến. Suốt đời Bác Hồ làm việc không giây
phút nào ngơi cũng là có sự ham muốn tột bậc đó. Chính nhờ sự “ham muốn tột bậc” nên Bác Hồ có được một nghị lực phi
thường để chiến thắng mọi khó khăn gian khổ, mọi cám dỗ tầm thường-chiến thắng cả bệnh tật để làm việc không ngừng
cho Dân, cho nước.
Cũng nhờ sự ham muốn đó mà Bác Hồ không ngừng học tập, rèn luyện để có một tài năng tuyệt vời, trở thành “Danh nhân
văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc”.
Kiến thức của Người uyên bác, đạo đức của Bác mênh mông, nên Hồ Chủ tịch đã cầm lái con thuyền cách mạng Việt Nam
vượt muôn trùng sóng gió để tới đỉnh vinh quang.
Chính ham muốn tột bậc đó đã tạo nên cuộc đời huyền thoại của Hồ Chủ tịch: “Không một chút riêng tư, toàn bộ trái tim,
sức lực của Hồ Chủ tịch đều hiến dâng cho Tổ quốc, nhân dân”.
Bác Hồ không có thì giờ để nghĩ đến riêng mình. Thế giới ngợi ca Hồ Chủ tịch bởi vì cuộc đời của Người “trong như ánh
sáng”, không gợn một chút riêng tư. Trái tim của Hồ Chủ tịch chỉ biết đập vì nhân dân vì Tổ quốc.
Trái tim vĩ đại của Bác Hồ bao giời cũng hoà nhịp đập với đồng bào bị áp bức đau khổ. Hàng ngày tôi suy nghĩ về Bác Hồ.
Cuộc đời huyền thoại của Bác Hồ là có thật. Bác sống và làm việc như lời Bác nói. Bác Hồ không có gia đình riêng vì toàn
bộ trái tim Bác là của đồng bào, Tổ quốc. Do đó, mà người Việt Nam ai cũng nhận là con cháu của Bác Hồ- vì có Bác Hồ ta
mới thoát ách nô lệ, được sống tự do.
Noi theo gương Người, chúng ta quyết tâm thực hiện ham muốn của Người, đưa lá cờ bách chiến bách thắng của Người
tới đích cuối cùng-Đó là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản ở nước ta mà cụ thể là thực hiện “Dân giầu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Ham muốn của Hồ Chí Minh - Khát vọng thời đại
TTO - Một ước vọng được quy nạp bởi khát vọng của hàng ngàn thế hệ, hàng ngàn năm


lịch sử, của không chỉ dân tộc Việt Nam mà là tất cả nhân dân mất độc lập - tự do trên
toàn thế giới. Đã là khát vọng của thời đại, chắc chắn ước muốn đó phải thành hiện
thực.
Mỗi người đều có một ước vọng, nhưng không phải ai cũng đi được tới đích cuối cùng. Chưa thành công, một nguyên nhân
chính là vì chúng ta chưa bao giờ đạt tới một ham muốn tột bậc, một khát vọng cháy bỏng và quên mình cho khát vọng ấy.
Lẽ tất nhiên, chỉ có thể về tới đích khi mang trong mình một ham muốn chính đáng và nuôi lớn thành khát vọng chân chính.
Ham muốn của con người không chỉ là một, nhưng để thành kim chỉ nam cho cuộc đời thì chỉ có thể là một ham muốn của
hàng triệu ước muốn, là ước vọng cùa cộng đồng, xu hướng tất yếu của thời đại.
Ham muốn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một ham muốn có đầy đủ yếu tố để đi về đích. Trước hết, ham muốn ấy
mang tính khoa học vì phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử, một ước vọng được quy nạp bởi khát vọng
của hàng ngàn thế hệ, hàng ngàn năm lịch sử, của không chỉ dân tộc Việt Nam mà là tất cả nhân dân mất độc lập - tự do
trên toàn thế giới. Đã là khát vọng của thời đại, chắc chắn ước muốn đó phải thành hiện thực.
Yếu tố thứ hai đưa ham muốn Hồ Chí Minh về đích là phương pháp thực hiện. Đây
không hề là ham muốn bột phát - nhất thời vì đã được đúc kết kinh nghiệm từ hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước, được chỉ giáo từ thất bại thăng trầm của các bậc
tiền bối thời cận đại. Hồ Chí Minh đã chọn một phương pháp: chỉ có thể thành công
từ chính nỗ lực của bản thân mình.
Yếu tố sau cùng, Hồ Chí Minh biết động thái cơ bản để hiện thưc hóa sự ham muốn là phải phấn đấu quên mình cho một
mục tiêu duy nhất và không bao giờ chùn bước.
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc…”, mệnh đề đó nói tóm gọn là: ham muốn nhân dân được hạnh phúc. Với lý
tưởng đó, từng phút từng giây và suốt cả cuộc đời, ngày quên ăn – đêm quên ngủ, Hồ Chí Mính không làm bất cứ một việc
gì khác ngoài mưu cầu tự do -hạnh phúc cho nhân dân. Lời giải cho sự thành công của ham muốn đó là một đẳng thức:
Cháy hết mình trong lý tưởng.
Chỉ có ham muốn thì chưa đủ, hiện thực hóa ham muốn ấy là cả một hệ thống khoa học cách mạng, bao gồm: Mục
tiêu: Hạnh phúc của dân; Phương pháp: do dân thực hiện; Tiến trình: từ non trẻ đến lớn mạnh, từ cục bộ đến toàn
diện.
Khi chỉ có một và đi thẳng đến tột bậc, Hồ Chí Minh đã hóa thân vào sự ham muốn ấy. Thể xác, tinh thần của Người đã hòa
tan vào trong NƯỚC, trong DÂN, trí tuệ - giác quan của Người luôn trong trạng thái sẵn sàng hành động và vô cùng nhạy
cảm – tựa như một cung đàn luôn căng dây và tinh tường như một ra đa luôn phát sóng. Không có một vật thể nhỏ bé nào
chạm vào dân mà cung đàn chẳng rung lên, không một xúc tác nào va vào niềm vui, nỗi buồn của dân lọt được qua các

vòng sóng ấy.
Giũa đêm khuya chiến khu, Người thao thức ngồi đốt lửa - thương người dân công ngoài rừng giá lạnh. Nhiều ngàn đêm
khi nước còn chia cắt – Người luôn ngày Bắc, đêm Nam. Khi dân chưa no - Người bươn chải lo về hạt giống, hạt phân, con
trâu cày, nhẹ khoan thuế má. Người vui cười rạng rỡ khi trẻ thơ nhận kẹo, cụ già đón lụa. Người thẫn thờ, đau đáu lo âu
khi còn nhiều người mù chữ và chưa hết đói nghèo.
Vào một chiều 30 tết, Người bất ngờ rẽ vào một khu lao động. Cung đàn nhạy cảm của Người nhận ra ngay một nét trầm:
một căn hộ nhỏ còn u buồn, lạnh lẽo trước phút giao thừa bởi chủ nhân góa bụa còn đang lầm lũi gánh nước thuê. Trong
một chuyến thăm nước bạn Trung Hoa, ra đa tinh tường của Người đã không để lọt một câu đối thoại thoảng qua về một
loài cây không rụng lá. Người yêu cầu đưa bằng được loài cây ấy về trồng ở thủ đô vì một lẽ rất giản đơn: để các cô lao
công đỡ phần vất vả.
Như vậy đó: mục đích lớn lao và không bỏ qua bất kỳ cơ hội nhỏ bé nào. Cái cách đi đến đích của vĩ nhân thật giản dị vô
cùng trong một khát vọng tột cùng.
Lại nói về tôi, anh và các bạn. Xin đừng quá thất vọng vì chúng ta chưa từng có khát vọng lớn lao nào, cũng chớ tự ty vì
khả năng và sức vóc. Chúng ta mang trên mình một phần trăm triệu khát vọng về hạnh phúc và có thể làm tốt hơn trước
đây một phần trăm triệu công việc trên lộ trình về đích. Một phần trong công việc đó là: chống lại những ham muốn nhỏ
nhen, tầm thường, buông thả; Thay những lời sáo rỗng bằng việc làm hữu ích; Hãy lao động miệt mài, mỗi chúng ta sẽ tìm
thấy niềm vui và hạnh phúc khi chiến thắng chính mình...
QUÝ BÌNH
Đề thi tháng thứ hai (từ 10-7 đến
10-8-2007)
Năm 1946, khi trả lời câu hỏi của
các nhà báo về điều mong muốn
của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”.
Bạn hãy viết suy nghĩ của mình về

tấm gương suốt đời phấn đấu hi
sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc,
vì hạnh phúc của nhân dân của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bài dự thi không quá 1.000 chữ,
gửi email:
,
hoặc qua bưu điện đến địa chỉ: báo
Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ,
Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

×