SỞ GD&ĐT TỈNH ĐẮK LẮK
Trường THPT Trần Phú
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GỢI Ý GIÚP HỌC SINH NHỚ
CHÍNH XÁC CÔNG THỨC VẬT LÝ VÀ
TRÁNH NHỮNG SAI LẦM TRONG KHI
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ LÀM BÀI
TẬP TRẮC NGHIỆM
Giáo viên: Lê Thị Hồng Minh
Tổ: Vật lý và Công nghệ
Năm học:
A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy các em học sinh khi trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm dạng nhận biết các công thức vật lý hay làm các bài tập trắc nghiệm dạng vận
dụng công thức để suy ra một đại lượng nào đó, thì có nhiều em vẫn còn lúng túng không
biết chọn đáp án nào và nhiều em tính toán trên giấy nháp mà vẫn chọn kết quả sai. Mặc
dù những dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm này không phải là khó, nếu không muốn
nói là đơn giản.
Vậy thì tại sao một số em lại không tìm được một đáp án chính xác? Đó là vì các
em đã nhầm lẫn về công thức, và một số em thì nhớ công thức và biết cách vận dụng vào
giải bài tập nhưng lại không chú ý đến đơn vị nên cuối cùng vẫn chọn đáp án sai. Thực tế,
tôi biết các em này cũng có ý thức học tập nhưng đôi khi còn chủ quan hoặc chưa có
phương pháp học phù hợp.
Để khắc phục những nhầm lẫn của các em, thì trước tiên các em phải học và
phương pháp học như thế nào để giúp các em nhớ được các công thức vật lý một cách
chính xác, giải bài tập vật lí đúng. Tôi xin đưa ra một số gợi ý sau giúp các em làm bài
kiểm tra trắc nghiệm có một kết quả cao hơn.
B.NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Muốn giải bài tập vật lý tốt, thì trước tiên học sinh phải nhớ các công thức vật lý,
trong mỗi công thức học sinh phải nắm rõ từng đại lượng vật lý và đơn vị của nó.
Khi làm bài tập phải đọc đề bài xem bài toán đã cho biết những đại lượng nào và
cần phải tính những đại lượng nào? Sau đó liên hệ giữa các đại lượng đã biết và đại lượng
cần tìm liên quan đến những công thức nào để vận dụng vào giải bài tập. Vậy nhớ công
thức chính xác rất quan trọng trong việc giải bài tập cho kết quả đúng.
Sau đây, tôi xin đưa ra một vài ví dụ cụ thể cũng là một vài gợi ý nhỏ giúp học
sinh tránh được một số sai lầm đáng tiếc và từ đó các em có thể tìm cho mình cách ghi
nhớ các công thức vật lý khác tốt hơn.
Ví dụ 1: Trong chương trình vật lý 12 gồm 3 phần: Dao động và sóng; Quang
học; Vật lý hạt nhân. Ta thấy, chủ đề Dao động và sóng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chương
trình vật lý 12: Từ Dao động cơ suy ra Dao động điện từ; từ sóng cơ suy ra sóng ánh
sáng. Vì vậy, học sinh cần vận dụng phương pháp “Tương tự Điện – Cơ” và phương pháp
“Tương tự Quang – Cơ” để vừa nhanh chóng nắm được kiến thức cơ bản, vừa không phải
nhớ nhiều kiến thức chi tiết, chỉ cần nắm vững quy luật cơ bản trong các kiến thức đó. Từ
đó, học sinh dễ dàng hệ thống được toàn bộ các công thức trong mỗi chương, bên cạnh
đó học sinh phải làm nhiều các dạng bài tập cơ bản vận dụng công thức (nếu làm được
bài tập nâng cao càng tốt). Thế là các em đã tự ghi nhớ công thức cho mình.
Ví dụ2: Trong chương I nói về Dao động cơ học (Vật lý 12) có 2 công thức tính
chu kỳ của con lắc lò xo và con lắc đơn, học sinh thường hay nhầm lẫn trong các dạng
câu hỏi trắc nghiệm nhận biết công thức như sau:
Câu 1.Con lắc lò xo gồm vật khối lượng m và lò xo có độ cứng k dao động điều hoà với
chu kỳ:
A.T =
2
1
k
m
B.T =
2
1
m
k
C.T = 2π
m
k
D.T = 2π
k
m
Nhìn vào bốn công thức thì thấy thật là khó để nhận biết được công thức nào là
đúng. Trong câu này học sinh có thể dễ dàng loại ngay trường hợp A và B nếu như các
em nhớ công thức tính chu kỳ tổng quát: T=
2
. Còn lại hai trường hơp C và D là rất dễ
nhầm lẫn, lúc này các em chỉ cần nhớ môt điều: chu kì dao động của con lắc lò xo luôn tỉ
lệ thuận với căn bậc hai của khối lượng m. Như vậy đáp án chính xác sẽ là đáp án D.
Câu 2:Con lắc đơn chiều dài l dao động điều hoà với chu kì:
A.T=
2
1
g
l
B.T=2π
g
l
C.T=2π
l
g
D.T=
2
1
l
g
Tương tự như câu 1 học sinh có thể loại ngay hai trường hợp A và D. Còn lại hai
trường hơp B và C là hay bị nhầm lẫn, lúc này các em chỉ cần nhớ môt điều: chu kì dao
động của con lắc đơn luôn tỉ lệ thuận với căn bậc hai của chiều dài con lắc (l), đáp án
chính xác sẽ là đáp án B.
Ví dụ 3: Một vật khối lượng m treo vào một lò xo có độ cứng k. Kích thích cho
vật dao động với biên độ A=5cm thì chu kì dao động của nó là T= 0,4s. Nếu kích thích
cho vật dao động với biên độ 10cm thì chu kì dao động của nó có thể nhận giá trị nào
trong các giá trị sau?
A. 0,2s B. 0,4s C. 0,8s D. Một giá trị khác
Trong ví dụ này nhiều học sinh thừơng suy luận một cách không lôgic nên đã
chọn câu C, có nhiều em thì ngồi tính toán mất thời gian mà vẫn không ra kết quả. Đề
bài, hỏi chu kì thì các em phải nhớ ngay đến công thức tính chu kì của con lắc là T =
2
= 2π
k
m
. Nhìn vào công thức thì ta thấy chu kì T không phụ thuộc vào biên độ dao
động A nên biên độ có thay đổi thì chu kì vẫn không thay đổi và bằng 0,4s.Vậy đáp án
đúng là câu B.
Ví dụ 4: Một sóng cơ học lan truyền trên sợi dây đàn hồi, trong khoảng thời gian
6s sóng truyền được 6m. Vận tốc truyền sóng trên dây là bao nhiêu?
A. v = 1m B. v = 6m C. v = 100cm/s D. v = 200cm/s
Trong ví dụ này tôi muốn nhắc các em khi đã nhớ công thức và biết các vận dụng
để giải bài tập thì cần phải nhớ đến đơn vị của đại lượng cần tìm.
Bài tập dạng này giải rất đơn giản: vận tốc sóng trên dây là v =
t
s
=
6
6
=1m/s =100cm/s.
Câu A không thể chọn vì đơn vị không phù hợp,đáp án đúng là câu C. Đối với bài này
học sinh không cần đặt bút tính toán cũng biết ngay đáp số bằng 1m/s. Do không chú ý
đến đơn vị của vận tốc nên rất tiếc cho một số em đã chọn câu A(v = 1m).
Ví dụ 5: Tôi thấy rất nhiều học sinh không nhớ công thức tính khối lượng riêng
D =
V
m
, khi làm bài tập có liên quan đến khối lượng riêng và thể tích các em phải hỏi
giáo viên về công thức này. Tôi xin lưu ý các em điều này, khi đọc đề, nếu đề bài cho
khối lượng riêng của một chất nào đó thì các em dựa vào đơn vị để suy ra công thức. Đơn
vị của khối lượng riêng là
3
m
kg
. Khối lượng m có đơn vị là kg, thể tích V có đơn vị là
m
3
. Từ đó suy ra khối lượng riêng D =
V
m
. Vậy một số công thức tính đại lượng vật lí
khác nếu các em không nhớ chính xác còn nghi ngờ thì hãy dựa vào đơn vị của đại lượng
vật lí đó để suy ra công thức, ví dụ như vận tốc có đơn vị là m/s thì trong chuyển động
thẳng đều công thức tính vận tốc là v =
t
s
(quãng đường s có đơn vị là mét (m), thời gian
t có đơnvị là giây(s)).
III.KẾT QỦA THỰC HIỆN
Tôi xin đưa ra kết quả kiểm tra trắc nghiệm lần 1 học kì I của hai lớp 12A1 và
12B2, cả hai lớp này đều có đặc điểm chung là chất lượng học sinh thuộc loại trung bình
yếu đa số. Đối với lớp 12A1 tôi giảng rất chậm để cho các em có thể theo kịp bài nên thời
gian để dành lưu ý cho các em một số vấn đề mà hoc sinh hay mắc phải trong quá trình
làm bài trắc nghiệm bị hạn chế, tôi cũng chỉ nhắc các em sơ qua, hơn nữa hết giờ các em
cũng ít tập trung. Kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của lớp 12A1 chỉ có 40% học sinh đạt
điểm trung bình và khá không có điểm giỏi, 60% học sinh đạt điểm dưới trung bình,
không có điểm kém. Còn lớp 12B2 tôi có dành thời gian để lưu ý cho các những vấn đề
trên, cũng cùng một đề với lớp 12A1 nhưng kết qủa của lớp 12B2 cao hơn hẳn so với lớp
12A1 cụ thể; là 21% học sinh đạt điểm dưới trung bình không có điểm kém, 79% học
sinh đạt điểm từ trên trung bình trở lên, trong đó có cả điểm khá và điểm giỏi. Sau đó tôi
đã dành một ít thời gian cho lớp 12A1 để nhắc nhở các em tránh những lỗi nhỏ mà các
em hay mắc phải trong quá trình làm bài trắc nghiệm và tôi thấy kết quả kiểm tra lần 2
của các em cao hơn lần đầu .
KẾT LUẬN
Từ kết quả thực tế của học sinh tôi tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình: giáo
viên không chỉ giảng dạy nhiệt tình trên lớp mà còn phải chú ý đến những lỗi mà học sinh
hay mắc phải khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và kịp thời nhắc nhở cho các em tránh
được những sai lầm không đáng có. Và tôi xin trao đổi kinh nghiệm này với các bạn đồng
nghiệp đặc biệt là các bạn chưa có nhiều kinh nghiêm trên bục giảng :trong quá trình dạy
học giáo viên nên gợi ý cho các em phương pháp học môn vật lí của từng khối,cách ghi
nhớ công thức vật lí,phương pháp giải bài tập vật lí và lưu ý những lỗi mà hoc sinh hay
mắc phải khi trả lời và làm bài tập trắc nghiệm để học sinh của chúng ta có được kết quả
học tập cao hơn và các em ngày càng yêu thích môn vật lí hơn.