ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN ĐIỆN BÀN
----------
SỐ 01 - THÁNG 9/2009
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
HỘI ĐỒNG HUYỆN ĐIỆN BÀN
* Điện Bàn, ngày 15 tháng 8 năm 2009 .
Số: 01-KH/HĐĐ
KẾ HOẠCH
Hoạt động công tác Đội, phong trào thiếu nhi và NGLL
Tháng 9-Năm học 2009-2010.
Thực hiện chương trình công tác Đội và hoạt động NGLL năm học 2009-2010 của BCH
Tỉnh Đoàn và Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Nam. HĐĐ huyện Điện Bàn xây dựng kế hoạch hoạt
động tháng 9 năm học 2009-2010 với chủ điểm: "Truyền thống nhà trường” gồm những nội
dung cụ thể như sau:
1. Hội đồng đội 20 xã thị trấn tổ chức họp HĐĐ xã, kiện toàn lại HĐĐ xã đảm bảo số
lượng, chất lượng. Tiến hành thảo luận chương trình công tác Đội và hoạt động của HĐĐ xã trong
năm học 2009 -2010, cụ thể hóa kế hoạch tháng 9 của huyện thành kế hoạch của HĐĐ xã để triển
khai thực hiện.
2. GV-TPT cùng với BGH nhà trường tập trung học sinh, tổ chức lao động vệ sinh trường
lớp, ổn định nề nếp, sắp xếp lớp học. Triển khai đề cương tuyên truyền kỷ niệm 121 năm ngày
sinh cố chủ tịch Tôn Đức Thắng, kỷ niệm 64 năm cách mạng tháng 8 và quốc khánh Nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh (Tài liệu
tuyên truyền gởi kèm)
3. Tổ chức "Tháng khuyến học" từ 02/9 đến 02/10 (Ngày khuyến học Việt Nam), tiếp tục
tổ chức tốt cuộc vận động quyên góp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh vùng khó
khăn do Bộ GDĐT và Công đoàn GDVN phát động. Phấn đấu đến 15/11/2009 thực hiện được
yêu cầu "3 đủ" đối với học sinh: "đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở".
4. Tổ chức lễ khai giảng năm học mới có cả phần "Lễ" và phần "Hội": tổ chức “Lễ” trang
trọng, tổ chức phần “Hội” với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các trò chơi dân gian tươi vui,
sinh động, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới. Tổ chức việc đón học
sinh vào đầu cấp (lớp 1, lớp 6 và lớp 10), huy động phụ huynh học sinh cùng tham gia.
5. Tập trung củng cố Sao Nhi đồng, bồi dưỡng Phụ trách sao, Đại hội Chi đội, Liên Đội,
bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên Đội. Thời gian đại hội Chi Đội và thành lập sao: 18/8 - 15/9/2009,
Đại hội Liên Đội từ ngày 16/9 - 30/9/2009(Lưu trữ hồ sơ đại hội đầy đủ tại phòng Đội). Khuyến
khích các Liên Đội tổ chức đại hội Liên Đội sớm hơn thời gian trên. Việc tổ chức đại hội Liên
Đội phải báo cáo thời gian tổ chức với HĐĐ huyện trước 1 tuần để phân công ACPT đến dự.
6. Triển khai các nội dung trong chương trình Rèn luyện Đội viên theo các hạng trong từng
chuyên hiệu. (Hạng 3 đối với lớp 4, 5, hạng 2 đối với lớp 6,7, hạng 1 đối với lớp 8,9) Hướng dẫn
các em đăng ký thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra,
đánh giá rút kinh nghiệm, nhân điển hình.
7. Củng cố, kiện toàn hồ sơ quản lý của Liên Đội, toàn bộ 48/48 Liên Đội trong toàn
Huyện thực hiện hồ theo mẫu của HĐĐ Huyện. (Đăng ký hồ sơ với đ/c Đặng Hữu Tú)
8.Tổ chức cuộc thi tìm hiểu truyền thống nhà trường nhằm giáo dục truyền thống của nhà
trường, củng cố khắc sâu nhận thức tốt đẹp của nhà trường, những tấm gương dạy tốt của thầy cô
giáo và học sinh nhà trường.
9. Liên Đội chỉ đạo cho các Chi đội thành lập các loại câu lạc bộ, đội, nhóm theo quy định
trong chương trình năm học 2009 -2010 .
10.Triển khai thực hiện có hiệu quả tháng an toàn giao thông năm 2009, tham mưu với
lãnh đạo nhà trường thành lập Ban chỉ đạo an toàn giao thông cấp trường, làm băng rôn tuyên
truyền hưởng ứng tháng an toàn giao thông, tổ chức quán triệt các chuyên đề giáo dục pháp luật
cho học sinh. Liên đội hình thành đội xung kích an toàn giao thông ngay từ đầu năm học.
11. Liên Đội THCS triển khai cuộc thi tìm hiểu luật Giao thông đường bộ 2008 do BCH
huyện đoàn và Hội Đồng Đội huyện phát động (có kế hoạch kèm theo)
12. Tiếp tục triển khai kế hoạch số 02/2008 của Hội đồng Đội huyện về hướng ứng phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD-ĐT phát động.
13. Tham gia hội nghị tập huấn công tác Đội, phong trào thiếu nhi và hoạt động NGLL
năm học 2009 -2010 theo triệu tập của Phòng GD–ĐT huyện.
14. GV-TPT nhận đồng phục tại VP HĐĐ huyện để tham gia các cuộc họp, các buổi tập
huấn (Gặp đ/c Tú hoặc đ/c Trinh để nhận).
15. Ban phụ trách tham mưu với Chi bộ, BGH nhà trường tổ chức hội nghị Chi đội phụ
trách cấp Liên Đội để tổng kết hoạt động năm học 2008-2009, thảo luận và thống nhất chương
trình hoạt động năm học 2009 -2010.
16. 48 Liên Đội khảo sát số liệu tổ chức trong nhà trường, báo cáo về Hội Đồng Đội huyện
theo mẫu báo cáo số liệu tổ chức Đội đầu năm học 2009-2010. (Có mẫu gởi kèm) Áp dụng việc
truy cập thông tin qua mạng internet và báo cáo thông tin qua địa chỉ Email theo hướng dẫn số 01-
HD/HĐĐ ngày 10/8/2008 của Hội Đồng Đội huyện Điện Bàn.
17.Mỗi GV-TPT Đội thiết kế một mô hình, giải pháp (Power Point) có liên quan đến công
tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2009-2010, được giới thiệu trên máy chiếu trong thời
gian 10 phút để trình bày tại lớp tập huấn công tác Đội năm học 2009-2010. Hội đồng đội huyện
giành thời gian 1 ngày trong lớp tập huấn để tổ chức hội thi, khen thưởng các mô hình, giải pháp
xuất sắc, rút kinh nghiệm việc thiết kế mô hình, giải pháp bằng hình thức Power Point để các đơn
vị áp dụng trong năm học 2009-2010. (GV-TPT các Liên đội tập trung xây dựng mô hình, giải
pháp từ 20/8/2009->20/9/2009)
Trên đây là những nội dung trọng tâm công tác Đội và hoạt động NGLL tháng 9 năm học
2009 -2010 . Nhận được chương trình này, đề nghị Hội đồng đội các xã, thị trấn cụ thể hoá kế
hoạch này bằng văn bản để chỉ đạo các Liên Đội thực hiện, báo cáo kế hoạch chỉ đạo của xã về
HĐĐ huyện. Gởi trước ngày 5.9.2009 .
TM/ HỘI ĐỒNG ĐỘI
Phó chủ tịch
(Đã ký)
Dư Văn Bình
I/ Ổn định tổ chức: Tập hợp đội viên, kiểm tra số lượng, tác phong của đội viên, sinh hoạt
tập thể
II/ Nghi lễ chào cờ: Quốc ca, Đội ca, Hô-đáp khẩu hiệu Đội.
III/ Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu - công bố số lượng đội viên dự đại hội
IV/ Bầu chủ tịch đoàn (3em) và thư kí (1-2 em) :
V/ Phần làm việc của đoàn chủ tịch :
1/ Thông qua chương trình đại hội.
2/ Đọc bản tổng kết năm học qua và dự thảo phương hướng trong năm học đến.
3/ Thảo luận và biểu quyết những đánh giá trong báo cáo tổng kết và những chỉ tiêu cụ thể
trong phương hướng.
4/ Biểu quyết thông qua báo cáo và chương trình hành động của chi đội.
5/ Phần phát biểu ý kiến của đại biểu: GV TPT Đội, ACPT, Đại diện Ban TT Hội CMHS
6/ Bầu BCH chi đội:
- BCH chi đội cũ công bố hết nhiệm kỳ.
- Thông qua tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng BCH chi đội mới.
- Biểu quyết thống nhất danh sách ứng cử và đề cử. (Nếu có đội viên nào xin rút tên thì
phải nêu rõ lý do và chủ tọa hói ý kiến đại hội có cho rút tên hay không)
- Bầu Ban kiểm phiếu ( Từ 3 đến 5 em - Trong đó có 01 trưởng ban, 01 phó ban và 01
thư ký )
*Phần làm việc của ban kiểm phiếu :
+ Công bố thể lệ bầu cử.
+ Kiểm tra hòm phiếu.
+ Phát phiếu cho đội viên dự đại hội.
+ Thu phiếu và kiểm tra số lượng phiếu phát ra, thu vào để công bố trước đại hội.
+ Kiểm tra phiếu:Phiếu hợp lệ là phiếu bầu đúng tên người trong danh sách, không thừa
so với số lượng qui định, không để phiếu trắng. Người trúng cử phải được trên 1/2 số
phiếu bầu hợp lệ theo thứ tự từ trên cao xuống thấp.
(Có thể bầu trực tiếp các chức danh trong BCH tùy theo điều kiện của từng chi đội )
7/ Bầu đại biểu đi dự đại hội liên đội :
-Thông qua tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng đại biểu đi dự đại hội liên đội.
-Biểu quyết thống nhất danh sách ứng cử và đề cử.(Nếu có đội viên nào xin rút tên thì phải
nêu rõ lý do và chủ tọa hói ý kiến đại hội có cho rút tên hay không).
-Ban kiểm phiếu và cách thức làm việc của ban kiểm phiếu tương tự như phần bầu BCH
chi đội.
8/ Đại hội giải lao, sinh hoạt văn nghệ (Hoặc có thể xen kẻ văn nghệ vào giữa các phần
lớn trong chương trình đại hội )
9/ Ban kiểm phiếu công bố kết quả bầu cử
10/ BCH chi đội mới ra mắt, nhận nhiệm vụ; GV TPT Đội hoặc ACPT gắn cấp hiệu chỉ
huy và giao nhiệm vụ.
11/ Tổng kết đại hội: chủ tọa đánh giá kết quả đại hội và cảm ơn đại biểu.
12/ Chào cờ bế mạc:
13/ Liên hoan văn nghệ chào mừng đại hội thành công.
----- -----
I/ Ổn định tổ chức: Tập hợp ĐV, kiểm tra số lượng, tác phong của ĐV, sinh hoạt tập thể
II/Chào cờ: Quốc ca, Đội ca, Hô - đáp khẩu hiệu Đội, sinh hoạt truyền thống.
III/ Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu - công bố số lượng đội viên dự đại hội.
IV/ Bầu chủ tịch đoàn (3 em) và thư kí (2 em) :
V/ Phần làm việc của đoàn chủ tịch :
1/ Thông qua chương trình đại hội :
2/ Đọc bản tổng kết năm học qua
3/ Đọc bản phương hướng năm học đến
4/ Tham luận của các chi đội ( Chọn từ 3-5 tham luận cơ bản, có tính chất nêu lên trọng
tâm của công tác Đội trong năm học.)
5/ Thảo luận và biểu quyết những đánh giá trong báo cáo tổng kết và những chỉ tiêu cụ thể
trong phương hướng.
6/ Biểu quyết thông qua báo cáo và chương trình hành động của chi đội.
7/ Phần phát biểu ý kiến của đại biểu: Đại biểu Hội đồng Đội cấp, lãnh đạo nhà trường...
8/ Bầu BCH liên đội mới :
- BCH liên đội cũ tuyên bố hết nhiệm kỳ .
- Thông qua tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng BCH liên đội mới.
- Biểu quyết thống nhất danh sách ứng cử và đề cử. (Nếu có đội viên nào xin rút tên thì
phải nêu rõ lý do và chủ tọa hói ý kiến đại hội có cho rút tên hay không)
- Bầu Ban kiểm phiếu (5 em-Trong đó có 01 trưởng ban, 01 phó ban và 01 thư ký )
*Phần làm việc của ban kiểm phiếu :
+ Công bố thể lệ bầu cử.
+ Kiểm tra hòm phiếu.
+ Phát phiếu cho đội viên dự đại hội.
+ Thu phiếu và kiểm tra số lượng phiếu phát ra, thu vào để công bố trước đại hội
+ Kiểm tra phiếu: Phiếu hợp lệ là phiếu bầu đúng tên người trong danh sách, không
thừa so với số lượng qui định, không để phiếu trắng. Người trúng cử phải được trên 1/2
số phiếu bầu hợp lệ theo thứ tự từ trên cao xuống thấp.
(Có thể bầu trực tiếp các chức danh trong BCH tùy theo điều kiện của từng chi đội).
9/ Đại hội giải lao, sinh hoạt văn nghệ (Hoặc có thể xen kẻ văn nghệ vào giữa các phần
lớn trong chương trình đại hội )
10/ Ban kiểm phiếu công bố kết quả bầu cử .
11/ BCH liên đội mới ra mắt, nhận nhiệm vụ; Đại diện HĐ Đội cấp trên hoặc GV TPT Đội
gắn cấp hiệu chỉ huy và giao nhiệm vụ.
12/Khen thưởng.
13/ Thư ký đại hội thông qua Nghị quyết đại hội.
14/ Tổng kết đại hội: chủ tọa đánh giá kết quả đại hội và cảm ơn đại biểu.
15/ Chào cờ bế mạc.
16/ Liên hoan văn nghệ chào mừng đại hội thành công.
----- -----
LỊCH SỬ ĐÃ CÓ SỰ TRÙNG HỢP THIÊNG LIÊNG VÀ KỲ DIỆU.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên nguyên độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày 2-9-1969, Bác Hồ ra đi từ khu vực
nhà sàn đơn sơ cũng thuộc Quảng trường Ba Đình
lịch sử.
Hai sự kiện diễn ra vào hai thời điểm khác
nhau của đất nước nhưng lại gắn bó chặt chẽ như
một tất yếu lịch sử.
Có sự mở đầu bằng Tuyên ngôn độc lập
ngày 2-9-1945 mới có Điện Biên Phủ lẫy lừng chôn
vùi chế độ thực dân cũ đã tồn tại mấy trăm năm, mới
có Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đánh sập chủ
nghĩa thực dân mới, hoàn thành sự nghiệp giải phóng
miền Nam, thống nhất nước nhà.
Bác Hồ chuẩn bị cho việc ra đi của mình
thật là ung dung và thanh thản, “để sẵn mấy lời” cho
đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bè bạn
khắp nơi khỏi thấy đột ngột. Những điều dặn lại ấy
đã dẫn dắt toàn dân tộc bước tiếp trên con đường
cách mạng đã được chính Bác Hồ vạch ra từ năm
1930, với bản Chính cương vắn tắt mà cho đến nay
vẫn còn giữ nguyên giá trị, khẳng định tầm nhìn xa,
trông rộng của thiên tài Hồ Chí Minh.
Di chúc của Bác Hồ là sự tổng kết một cách
súc tích, khoa học quá trình đấu tranh cách mạng gần
nửa thế kỷ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng:
“Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ
phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ
quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã
đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái
đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác…”
Di chúc của Bác Hồ khẳng định quyết tâm
sắt đá của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước:
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn
kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của,
nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh
giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”.
Di chúc của Bác Hồ là những lời tiên tri vĩ
đại. Chúng ta biết, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc vào
thời điểm cách mạng Việt Nam đang đứng trước
những thử thách vô cùng to lớn. Ngày 7-2-1965, Mỹ
bắt đầu mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không
quân đối với miền Bắc nước ta với dã tâm “đưa miền
Bắc trở lại thời kỳ đồ đá”. Ngày 8-3-1965, Mỹ bắt
đầu đổ quân vào Đà Nẵng, chính thức mở cuộc
chiến tranh xâm lược nước ta.
Chính trong bối cảnh cực kỳ nghiêm
trọng đó, Di chúc của Bác Hồ đã tiên đoán một
cách khẳng định:
“Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân
dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc
Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta
nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc
nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Điều kỳ diệu nữa của bản Di chúc lịch
sử là ngay khi đất nước còn đang chìm ngập
trong khói lửa chiến tranh, Bác Hồ đã nghĩ đến
một ngày mai chiến thắng và dự kiến những công
việc cần làm, những điều cần phải tránh để đưa
sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên giành
những thắng lợi mới.
Càng đọc, càng suy ngẫm chúng ta càng
thấy Di chúc của Bác Hồ có tầm nhìn xuyên suốt
cả một chiều dài lịch sử và chắc chắn vẫn sẽ là
hành trang quý báu của thế hệ hôm nay cùng với
non sông đất nước bước vào thiên niên kỷ mới.
Đặc biệt sâu sắc là những lời dặn của
Bác về vai trò của Đảng trong sự nghiệp xây
dựng lại đất nước sau chiến tranh:
“Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên
là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên,
mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn
nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn
ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù
công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta
cũng nhất định thắng lợi”.
Xem kỹ bút tích của Bác về đoạn này,
chúng ta thấy Bác gạch dưới 4 chữ “chỉnh đốn
lại Đảng” chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề
mà Bác dặn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân trong Di chúc thiêng liêng của mình.
Càng đọc, càng suy ngẫm những điều
Bác Hồ dặn lại, chúng ta càng thấy rõ trách
nhiệm còn rất nặng, cần phải thực hiện có kết
quả cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng,
làm cho Đảng lãnh đạo thật sự vững mạnh, là
niềm tin yêu của mọi tầng lớp nhân dân. “Làm
được như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó
khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi!”
đúng như Di chúc của Bác Hồ đã căn dặn.
Di chúc của Bác Hồ mãi mãi soi sáng
con đường chúng ta đi.
DI CHÚC
(Tài liệu tuyên truyền nhân kỷ niệm 40 năm thực
hiện Di chúc của Bác)
VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân
ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa,
song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều
chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp
hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ
và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các
cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và
cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa,
và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng
hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân
dân ta.
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở
Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh
thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay
hiếm".
Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa
nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt,
tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi
người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức
khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ. Nhưng
ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ
tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa? Vì
vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp
cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh
khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và
bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG - Nhờ đoàn kết
chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ
nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành
lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh
đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác.
ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu
của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương
đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của
Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong
Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và
nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt
nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống
nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn
nhau. Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng
viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân.
ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt,
mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó
khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo
dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
"hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần
thiết.
NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng
như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị
chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại
kinh qua nhiều nǎm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân
ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ
ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng,
rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế
hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa,
nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân
dân.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể
còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều
của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm
đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non,
còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây
dựng hơn mười ngày nay! Dù khó khǎn gian khổ
đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng
lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta.
Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam
Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có
vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh
thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp
phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI -
là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng
tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng
bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh
em! Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động,
góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn
kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa
Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý , có
tình. Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các
nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
VỀ VIỆC RIÊNG - Suốt đời tôi hết lòng hết
sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi
không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng
không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng
linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của
nhân dân. Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân
yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội,
cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí,
các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc
tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn
Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng
một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp cách mạng thế giới.
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 121 NĂM NGÀY SINH
CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG (20/8/1888–20/8/2009 )
Quê hương đồng chí Tôn Đức Thắng là
Cù lao Ông Hổ, xã
Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, tỉnh
Long Xuyên, nay là thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang. Đây là một vùng đất được thiên
nhiên ưu đãi nhưng cũng đầy thử thách khắc
nghiệt. Người dân trên Cù lao Ông Hổ cần cù
lao động, giàu lòng thương người và rất dũng
cảm, táo bạo trước thiên tai.
Đồng chí Tôn Đức Thắng sinh ra
trong một gia đình nông dân khá giả. Thân phụ
là cụ Tôn Văn Đề và thân mẫu là cụ Nguyễn
Thị Dị, đều là những người nông dân cần cù,
hiền lành, chất phác. Đồng chí là con trai đầu
lòng, có một em trai và hai em gái. Thời thơ
ấu, đồng chí được gia đình cho học chữ nho,
chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Người thầy đầu
tiên là nhà nho yêu nước Nguyễn Thượng
Khách, trong nhóm “Đông kinh nghĩa thục”.
Thầy Năm Khách thường kể cho cậu học trò
Tôn Đức Thắng về những sự kiện ở quê
hương, giảng giải đạo làm người, giáo dục tình
yêu đất nước và lòng trung thành với sự nghiệp
của cha ông. Truyền thống quê hương và tấm
gương anh dũng chống thực dân Pháp của các
nghĩa quân Trương Định, Nguyễn Trung Trực,
Thủ Khoa Huân, Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ
Dương,…đã in sâu trong tâm hồn Tôn Đức
Thắng, thắp lên trong lòng cậu học trò những
dự định lớn lao.
Năm 1906, Tôn Đức Thắng tốt nghiệp
tiểu học ở trường tỉnh Long Xuyên, từ chối ra
làm việc cho các chức sắc ở làng, từ chối điều
kiện thuận lợi gia đình tạo cho để trở thành
công chức, năm 1907, với tuổi thanh niên rực
lửa, trong lòng mang nặng truyền thống yêu
nước, thương nòi, nhân nghĩa, khoan dung của
quê hương và nỗi nhục, nỗi đau của người dân
nô lệ bị mất nước, mất độc lập tự do, Tôn Đức
Thắng lên Sài Gòn học việc và dự kiến thực
hiện hoài bão của đời mình. Ý chí tự lập ngay
từ khi tuổi còn trẻ là một nét độc đáo góp phần
tạo nên tính cách toàn diện của Tôn Đức Thắng
sau này.
Việc Tôn Đức Thắng rời quê hương
lên Sài Gòn, chọn con đường trở thành người
thợ là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời. Vốn
thông minh, có tính độc lập cao, có năng khiếu
lao động kỹ thuật, giàu lòng thương người, anh
đã nhanh chóng hoà mình vào cuộc sống của
giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của
họ, nhận thấy sức mạnh của giai cấp công nhân
và những bất công mà họ đang phải chịu đựng.
Lý tưởng, khát vọng làm những việc hữu ích
cho đất nước, dân tộc và giai cấp thôi thúc anh
hành động. Trong anh, đã hình thành sự kết
hợp tư tưởng yêu nước với tư tưởng cách
mạng.
Năm 1909, anh tham gia vận động
anh em học sinh lính thuỷ bỏ học; năm 1910,
tham gia vận động anh chị em công nhân Sở
Kiến trúc cầu đường và nhà ở Sài Gòn chống
bọn chủ cúp phạt, đánh đập vô lý và đòi tăng
lương; năm 1912, tham gia lãnh đạo cuộc bãi
công của công nhân Ba Son và vận động học
sinh trường Bá Nghệ Sài Gòn bãi khoá. Thắng
lợi của cuộc đình công củng cố cho Tôn Đức
Thắng niềm tin vào sức mạnh của giai cấp
công nhân và đem lại cho anh những kinh
nghiệm bước đầu trong việc vận động tập hợp
công nhân đấu tranh.
Năm 1915, Tôn Đức Thắng vào học
trường Cơ khí châu Á ở Sài Gòn (trường Bá
Nghệ Sài Gòn). Những hoạt động ở năm thứ
nhất tại trường đã bộc lộ năng lực tập hợp
đoàn kết, năng lực tổ chức thực tiễn, tinh thần
đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù
chống lại áp bức, cường quyền của Tôn Đức
Thắng.
Năm 1916, Tôn Đức Thắng bị động
viên trở thành lính thợ làm việc trên chiến hạm
France. Việc Tôn Đức Thắng tham gia vào sự
kiện kéo cờ đỏ trên chiến hạm France ở Biển
Đen tháng 4/1919 có ý nghĩa lớn bởi anh là
người Việt Nam đầu tiên dũng cảm tham gia
bảo vệ chính quyền Xôviết trẻ tuổi và Cách
mạng Tháng Mười Nga vào thời điểm quan
trọng. Đây là dấu mốc đánh dấu sự trưởng
thành về ý thức và định hướng chính trị trong
cuộc đời đấu tranh giành độc lập, tự do cho
dân tộc của Tôn Đức Thắng.
Sau vụ binh biến ở Biển Đen, bị trục
xuất khỏi nước Pháp, Tôn Đức Thắng trở về
Sài Gòn tích cực tham gia hoạt động nghiệp
đoàn và trở thành người tổ chức và lãnh đạo
Công hội bí mật năm 1920, Công hội đầu tiên
của giai cấp công nhân Việt Nam. Tôn Đức
Thắng cùng Công hội của mình lãnh đạo các
cuộc bãi công của công nhân ở Sài Gòn-Chợ
Lớn. Đây là giai đoạn hoạt động rất sôi nổi của
Tôn Đức Thắng trong phong trào công nhân.
Năm 1927, Tôn Đức Thắng được kết nạp vào
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, được cử
làm Uỷ viên Ban Chấp hành Kỳ bộ, Bí thư
Thành bộ Sài Gòn. Từ đây Tôn Đức Thắng và
Công hội bí mật hoạt động dưới ánh sáng của
chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tháng 7/1929, đồng chí bị thực dân
Pháp bắt giam ở khám lớn Sài Gòn, sau đó bị
kết án 20 năm khổ sai, tháng 7/1930, bị đày ra
Côn Đảo. Tại đây đồng chí đã tham gia vận
động thành lập chi bộ cộng sản nhà tù Côn
Đảo và là một trong những chi uỷ viên đầu
tiên. Gần mười bảy năm ở ngục tù Côn Đảo là
giai đoạn khắc nghiệt nhất trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của đồng chí. Ngày
23/9/1945, đồng chí từ Côn Đảo trở về. Ngày
15/10/1945, đồng chí được bầu vào Xứ uỷ
Nam Kỳ, phụ trách Uỷ ban kháng chiến chỉ
huy các lực lượng vũ trang Nam Bộ. Tháng
12/1945, Uỷ ban kháng chiến miền Nam Việt
Nam và các khu 7, 8, 9 được thành lập, đồng
chí được giao nhiệm vụ tổ chức hậu cần.
Ngày 6/1/1946, đồng chí được bầu
làm đại biểu Quốc hội khoá I. Tháng 2/1946,
đồng chí được điều động ra Hà Nội. Ngày
16/4/1946, đồng chí làm Phó Trưởng đoàn
Đoàn đại biểu Quốc hội sang thăm Pháp. Ngày
2/5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
(gọi tắt là Liên Việt) được thành lập, đồng chí
được bầu là Phó Hội trưởng. Ngày 28/10/1946,
đồng chí được bầu làm Trưởng đoàn Chủ tịch
kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I và kết thúc kỳ
họp, đồng chí được bầu là Phó Trưởng ban
Thường trực Quốc hội.
Năm 1947, đồng chí được cử làm
Tổng Thanh tra của Chính phủ. Ngày
30/4/1947, đồng chí được giao đảm nhiệm
chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhưng đến ngày
25/7/1947, đồng chí xin từ chức, nhường chức
vụ trên cho các nhân sĩ yêu nước.
Tháng 1/1948, đồng chí Tôn Đức
Thắng được cử làm Trưởng ban Trung ương
vận động thi đua ái quốc. Năm 1948, đồng chí
giữ chức Quyền Trưởng ban Thường trực
Quốc hội. Ngày 17/5/1950, Hội hữu nghị Việt
- Xô được thành lập, đồng chí được bầu làm
Chủ tịch Hội. Tháng 2/1951, tại Đại hội toàn
quốc thống nhất Việt minh- Liên Việt, đồng
chí được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Liên hiệp
quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên
Việt).
Tháng 9/1955, tại Đại hội Mặt trận
Dân tộc thống nhất toàn quốc, đồng chí được
bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.Ngày 27/2/1957, đồng chí
được cử làm Trưởng ban chỉ đạo thanh toán
nạn mù chữ Trung ương. Ngày 15/7/1960, tại
kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá II, đồng chí
được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Ngày 2/9/1969, tại kỳ họp
thứ 5, Quốc hội khoá III, đồng chí được bầu là
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 30/3/1980, đồng chí qua đời, hưởng thọ
92 tuổi.
Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch
Tôn Đức Thắng trong bối cảnh toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân đang thực hiện Cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, cả nước thi đua lập thành tích
chào mừng 63 năm Cách mạng Tháng Tám và
Quốc khánh 2-9. Chúng ta ôn lại truyền thống
vẻ vang của dân tộc, ôn lại cuộc đời cách mạng
của những người cộng sản tiền bối như Chủ
tịch Tôn Đức Thắng để hiểu hơn giá trị thắng
lợi của sự nghiệp cách mạng đã đạt được, tiếp
nối truyền thống ông cha bằng những thắng lợi
của cách mạng hôm nay; học tập tấm gương
đạo đức sáng ngời của lớp người đi trước, tự tu
rèn đạo đức cách mạng để phụng sự cách
mạng, phụng sự nhân dân tốt hơn.
NGÀY TỰU TRƯỜNG NHỚ BÁC
Tùng! Tùng!Tùng!
Tiếng trống dồn dập, náo nức vang
lên. Khắp các nẻo đường đất nước phụ huynh
đưa trẻ đến trường với bao kỳ vọng. Trong
bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường
năm học đầu tiên sau Cách mạng tháng tám
1945, Bác Hồ có viết: “Non sông Việt Nam
có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt
Nam có sánh vai các cường quốc năm châu
hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các cháu”.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục, một trong những nội dung
cơ bản nhất là xây dựng và hoàn thiện con
người thông qua hoạt động giáo dục và tự
giáo dục. Thật vậy, ngay sau khi Cách mạng
Tây, TQ, sát biên giới với tỉnh Cao Bằng của
nước ta), Hồ Chí Minh tổ chức lớp học và
trực tiếp huấn luyện chính trị cho 43 cán bộ
cách mạng. Các tài liệu để giảng dạy đều do
Người biên soạn, sau tập hợp lại, in thành
sách có tựa đề là Con đường giải phóng. Đầu
tháng 2-1941, sau 30 năm bôn ba tìm con
đường cứu nước và hoạt động cách mạng,
Người trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo
phong trào cách mạng Việt Nam. Tại Pắc Bó
(Cao Bằng), mặc dù phải sống và làm việc
trong hoàn cảnh cực kỳ gian khổ, nhưng
Người vẫn tổ chức và trực tiếp giảng dạy
nhiều lớp huấn luyện chính trị và quân sự cho
cán bộ. Đồng thời, Người còn dành thời giờ
biên soạn và biên dịch nhiều tài liệu quan
trọng để phục vụ cho các lớp huấn luyện và
tuyên truyền, như các quyển Cách đánh du
kích, Lịch sử nước ta, Lịch sử Đảng Cộng
VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em”. Câu nói nổi tiếng của
Người “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi
ích trăm năm trồng người” mãi mãi là kim
chỉ nam của đường lối giáo dục cho tất cả các
giai đoạn của cách mạng VN. Đó là trách
nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã
hội trong việc chăm lo giáo dục - đào tạo thế
hệ trẻ. Vì thế, trong diễn văn đọc tại lễ kỷ
niệm lần thứ 70 ngày thành lập Đảng Cộng
sản VN, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhấn
mạnh đến việc “tập trung hơn nữa cho sự
nghiệp trồng người, bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời nay và đời sau là đòi hỏi cấp
bách để phát huy nguồn lực trí tuệ và sức
sáng tạo của con người VN, đặc biệt là thế
hệ trẻ”.
Hồ Chí Minh chủ trương giáo dục
toàn diện, trong đó đức phải đi đôi với tài,
học phải gắn liền với hành, lý luận phải gắn
liền với thực tiễn. Đặc biệt, Người luôn kêu
gọi mọi người khiêm tốn và kiên trì trong
học tập, bởi vì “không ai có thể tự cho mình
đã biết đủ rồi, biết hết rồi, do đó, phải chịu
khó học tập và kiên trì học tập suốt đời”.
Bản thân Người là một gương sáng ngời về
tự học và học mãi. Năm 1961, Người nói:
“Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải
học. Không học thì không theo kịp, công việc
nó sẽ gạt mình lại phía sau”.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh luôn đánh
giá cao vai trò của Thầy Cô giáo trong hoạt
động giáo dục. Người khẳng định: “không có
thầy giáo thì không có giáo dục, không có
giáo dục, không có cán bộ thì không có kinh
tế - văn hóa” và “nếu không có thầy giáo
dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà
xây dựng CNXH được?”.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách
mạng, đồng thời là một nhà giáo vĩ đại. Tư
tưởng của Người về giáo dục là ánh sáng soi
đường cho sự phát triển của nền giáo dục
nước ta trong hơn nửa thể kỷ qua và cả trong
giai đoạn hiện nay lẫn tương lai. Đó là di sản
vô giá của Người để lại cho chúng ta. Trên
cơ sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa 8)
của Đảng đã xem giáo dục - đào tạo là quốc
sách hàng đầu. Đó là nền tảng để thúc đẩy
nền giáo dục - đào tạo ở nước ta tiến lên
ngang tầm với nền giáo dục của các nước
tiên tiến trên thế giới, góp phần quan trọng
vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nước nhà
TINH THẦN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
VÀ QUỐC KHÁNH 2/9 BẤT DIỆT