Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giáo án hướng nghiệp (đã thực hiện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.84 KB, 27 trang )

Giáo án hướng nghiệp 9
Chủ đề 1:
Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC.

I) Mục tiêu:
1) Kiến thức : biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa
học(CSKH).
2) Kỹ năng : nêu được lựa chọn hướng đi ban đầu sau khi tốt nghiệp THCS.
3) Thái độ : bước đầu cói ý thức chọn nghề có CSKH.
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên :
 Cho HS biết sẽ viết thu hoạch sau buổi học hướng nghiệp
 Xem trước tài liệu: Giúp bạn chọn nghề của nhiều tác giả, NXB Thanh niên
2004 (trang 25-45), hoặc: Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông của Phạm
Tất Dong (trang 1-28), Bộ GDĐT, Hà Nội, năm 1987.
2) Học sinh : sưu tầm một số bài hát, bài thơ, mẩu chuỵên ca ngợi lao dộng một số
nghề, hoặc một số người có thành tích cao trong lao dộng nghề nghiệp.
III)Tiến trình bài dạy:
1) Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, giới thiệu 9 chủ đề/9 tháng.
2) Khởi động : 15”
 Hát tập thể bài: “Lên đàng”.
 Nêu gương 2 người thành đạt trong lao động nghề nghiệp:
HOA KHÔI THÂN THỊ HOÀNG DIỆU MONG ƯỚC LÀ NGƯỜI MẪU CHUYÊN NGHIỆP
VÀ CÔ GIÁO DẠY VĂN
Sinh năm 1986,Hoàng Diệu có thể hình khá lý tưởng với chiều cao 1,72m , nặng 53 kg, gương mặt
đôn hậu khả ái. Gia đình Hoàng Diệu sống bằng nghề buôn bán tại phường 6 TP. Mỹ Tho. Ngoài
ba mẹ , Hoàng Diệu còn có một chị gái. Hoàng Diệu kể: “Em giống mẹ ở chiều cao, lúc em học
lớp 7-8 đã cao trên 1,60m, ở nhà ai cũng nói con gái cao quá không đẹp nên em cũng buồn buồn.
Lên lớp 10 em học ở trường BC Trần Hưng Đạo, lớp 11 thì chuyển lên TP HCM học tiếp. Em rất
thích trở thành cô giáo dạy văn nên cố gắn thi đậu vào khoa văn trường ĐHSP”.


Từ khi lên TP HCM học tập, qua người thân, Hoàng Diệu quen với nhà thiết kế thời trang
Vũ Phong & được anh giới thiệu làm việc với các hãng thời trang để làm người mẫu trên sân
khấu Nhà Văn hóa Thanh Niên, Lan Anh, CLB Hoa học đường, Duyên dáng VN 15, Festival Huế,
Thời trang Cuộc sống trên HTV,…Lúc đầu, công việc người mẫu với Diệu còn quá mới mẻ, nhiều
lúc lúng túng , thế nhưng mọi việc dâu cũng vào đó khi được bạn bè của Vũ Phong huấn luyện
cách đi đứng trên sân khấu, chọn trang phục, trang điểm, chọn sách báo băng đĩa để xem, đọc &
học tập. Có thể mọi người khá quen với Goàng Diệu qua các cuộc thi như: Siêu người mẫu toàn
quốc,Hoa hậu VN,…và trong các lần thi này,em điều lọt vào Top 10, đạt các danh hiệu như siêu
mẫu ăn ảnh, Người có thể hình đẹp. Riêng về cuộc thi Duyên dáng đồng bằngdiễn ra tại trung tâm
Hội chợ triển lãm quốc tế EFC tổ chức taịu Cần Thơvào đầu tháng 5, Hoàng Diệu đã đăng quang
vơi danh hiệu Hoa khôi, nhận được giải thưởng 20 triệuđồng cùng 1 suất học bổng. Ở cuộc thi
này, BTC yêu cầu thí sinh phải tiếp xúc với BGK trước buổi thi vài ngày, rồi gặp các chuyên gia
thẩm mỹ về răng, tóc, da và mặt trong điều kiện không trang điểm. Hoàng Diệu cho biết mình
chưa hết mừng vui vì đạt giải, em bộc bạch: “Khi người dẫn chương trình xướng tên em đạt thứ
hạng cao nhất em đã bậc khóc vì quá hạnh phúc, sau đó mặt mài lem luốc hết nên em phải vào
hậu trường trang điểm lại rồi mới ra nhận giải thưởng và chụp hình lưu niệm với BTC”.
Với danh hiệu vừa đạt cùng với chiều cao lí tưởng, thể hình đẹp , con đường đến vơi nghề
người mẫu chuyên nghiệp của Hoàng Diệu rất gần. Thế nhưng, hiện nay Hoàng Diệu chỉ nhận 1-
− Trang 1 −
Tháng 9
Giáo án hướng nghiệp 9
2 sô diễn thời trang vì ban ngày em dành hết thời gian cho luyện thi Đại học. Trình diễn thời
trang là nghề mơ ước từ nhỏ nhưng em cũng mong muốn mình là một cô giáo dạy văn, nếu được
phép em sẽ chọn cùng lúc cả hai nghề. Hoàng Diệu cho biết thêm tháng 8/2005 Cần Thơ sẽ đăng
cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu áo dài toàn quốc, em sẽ tiếp tục dự thi để thử sức mình.
(Báo PHỤ NỮ ẤP BẮC số ra gần đây)
…………
-Tại sao họ có được những thành công như vậy trong nghề nghiệp?
+ Do thời cơ ? Hay do đam mê nghề ? Hay do năng lực ?
+ Đó là do họ chọn nghề có cơ sở khoa học. Vậy cơ sở khoa học của việc chọn

nghề như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua buổi GDHN hôm nay ! (Gv ghi
tên chủ đề 1…)
Hoạt động 1: Tìm hiểu 3 nguyên tắc khi lựa chọn nghề + văn nghệ xen kẽ (45-50”)
Hoạt động của GV: H.động của HS: Nội dung:
 Cho HS đọc đoạn “Ba câu hỏi
khi lựa chọn nghề”
 Ghi bảng 3 câu hỏi:
1.Tôi thích nghề gì?
2. Tôi làm đựoc nghề gì?
3. Tôi làm được nghề gì?
 Gv phân tích, lấy VD cho từng
câu hỏi 1, 2, 3 (sgv trang 7)
 Yêu cầu HS thảo luận trong 5”:
+ Mối quan hệ chặt chẽ 3 câu hỏi
trên thể hiện ở chỗ nào?
+ Trong chọn nghề cần bổ sung câu
hỏi nào khác nữa không?
 Gv nêu 3 ng.tắc khi lựa chọn
nghề.
 Phân tích, lấy VD chứng minh
HS không vi phạm 3 ng.tắc khi lựa
chọn nghề (sgv: tr.6)
+ Ng.tắc 1: mong ước làm GV, nỗ
lực vượt khó để học tốt
+ Ng.tắc 2: có năng khiếu, chiều
cao, không nói ngọng,…(tùy nghề)
….
 Nếu ngược lại : năng suất, thành
tích làm việc không cao….
 Bổ sung vẫn có những trường

hợp ngoại lệ: không hứng thú, hoặc
không có năng lực,… nhưng người đó
đã phấn đấu rèn luyện để cống hiến
cho xã hội: y tế, bảo vệ rừng, dạy học,
….
 Cho HS nghi phần chuẩn bị tâm
lí (ở THCS), xen kẽ phân tích, lấy VD
minh họa.
 Cho xen kẽ vài tiết mục văn
nghệ: hát, kể chuyện nghề,…
 Đại diện hs
đọc đoạn “ …”
 Các hs khác
nghe
 Thảo luận
nhóm , đại diện 2-
3 nhóm phát biểu,
nh. xét.
 Nghe, ghi
nhớ, bsung các vd.
 Ghi bài,
nghe, ghi nhớ.
 Đại diện hát,
kể chuyện nghề,…
I.Ba nguyên tắc khi lựa
chọn nghề:
1.Chọn nghề mà bản thân
yêu thích.
2. Chọn nghề phù hợp với
năng lực bản thân

3. Chọn nghề nằm trong kế
hoạch phát triển của xã hội.
* Khi học ở trường THCS
mỗi hs cần:
1. Tìm hiểu một số nghề
mà mình yêu thích.
2. Học thật tốt những môn
có liên quan đến nghề.
3. Rèn luyện một số kỹ
năng, kĩ xảo mà nghề đó
yêu cầu, một số phẩm chất
nhân cách mà nghề đó phải
có.
4. Tìm hiểu nhu cầu nhân
lực của nghề và điều kiện
theo học trường đào tạo
nghề đó.
− Trang 2 −
Giáo án hướng nghiệp 9
 Phân tích thêm qua các câu
chuyện…..
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc chọn nghề có CSKH:
Hoạt động của GV:
Hoạt động
của HS:
Nội dung:
 Dẫn dắt việc chọn
nghề theo 3 ng.tắc trên sẽ có
ý nghĩa như thế nào với bản
thân và xã hội.

 GV trình bày từng ý
nghĩa (tr.8-9 sgv)
+ Lấy VD minh họa.
+ Nêu tóm tắt.
 Yêu cầu từng tổ trình
bày tóm tắt từng ND, lấy
Vd minh họa
 Đại diện nhóm khác
nhận xét.
 GV nhận xét, bổ sung.

 Nghe,
P.tích.
 Ghi nội
dung.
 Đại
diện tổ trình
bày
 Tổ khác
bổ sung, NX.
II. Ý nghĩa của việc chọn nghề có
CSKH:
1)Ý nghĩa kinh tế: giúp bản thân có thu
nhập để sinh sống, làm nghĩa vụ với gia
đình và góp phần vào sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
2)Ý nghĩa xã hội: Tự giác chọn nghề phù
hợp xã hội đang cần nhân lực để làm ổn
định đòi sống xã hội.
3) Ý nghĩa giáo dục: qua lao động nghề,

những phẩm chất tâm lý cần thiết như: ý
thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, thái độ
tôn trọng của công, năng lực kỹ thuật, tư
duy kinh tế,… sẽ phát triển, giúp con
người thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp.
4) Ý nghiã chính trị: nhằm chuẩn bị nguồn
nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước.
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi, thi hát: 30-45”
Hoạt động của GV:
Hoạt động
của HS:
Nội dung:
 Chia lớp thành tổ, thi tìm
ra bài hát, bài thơ nói về sự
nhiệt tình lao động của người
lao động với sự nghiệp xây
dựng đất nước.
 Nhận xét.
 Đại diện
tổ trình bày.
 Tổ bổ
sung.
 Tổ khác
NX
 Thi tìm bài thơ, truyện ngắn đã
biết (đọc một đoạn) nói về sự nhiệt tình
trong lao động.
 Tổ thua, bị phạt một trò chơi hoặc
hát một bài.

IV) Kiểm tra đánh giá (30”): cho HS viết thu hoạch:
1). Em nhận thức được điều gì qua buổi GDHN này?
2). Em hãy nêu ý kiến của mình:
- Em yêu thích nghề gì?
- Những nghề nào phù hợp với khả năng của em?
- Hiện nay ở quê hương em (xã, huyện, tỉnh) nghề nào đang cần nhân lực?
V) Dặn dò: 5-10” Chuẩn bị chủ đề 2.
VI)Rút kinh nghiệm:
Chủ đề 2
− Trang 3 −
Tháng 10
Giáo án hướng nghiệp 9
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Biết một số th.tin cơ bản ph.triển k.tế - xã hội đất nước và địa phương.
2. Kĩ năng : Kể ra được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương.
3. Thái độ : Quan tâm đến những lĩnh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
a) Thông tin phát triển kinh tế của huyện, tỉnh.
b) Dự kiến khách mời (cán bộ địa phương nêu phương hướng phát triển kt xh) /
hoặc giáo viên có thể trình bày.
c) Sơ đồ các lĩnh vực công nghệ trọng điểm.
2. Học sinh:
− Một số câu hỏi về nhu cầu nhân lực của các nghề, triển vọng phát triển các
nghề ở địa phương.
− Một số tiết mục văn nghệ.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp : ( 5’)

− Cho học sinh ngồi theo nhóm (4 – 8 nhóm).
− Giới thiệu khách mời.
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
− Hãy nêu 3 nguyên tắc chọn nghề chọn nghề khoa học ?
− Giáo viên nhận xét bài thu hoạch chủ đề 1 ?
3. Mở bài : Trong xu thế hội nhập kinh tế của thời điểm hiện nay, việc xác định nghề
nghiệp để đi đúng hướng trong định hướng phát triển kinh tế là một vấn đề chúng ta cần
tìm hiểu. Nhất là những ngành nghề nào sẽ tồn tại trong xu thế hội nhập hiện nay ? Nước
ta, địa phương chúng ta có những định hướng phát triển những ngành nghề nào ?
Hoạt động 1 (90’): Tìm hiểu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
và đất nước.
H. động của Giáo viên H.động của H.s Nội dung
 Gv mời cán bộ địa
phương giới thiệu về phương
hướng phát triển kinh tế của
địa phương.
 Vai trò của các ngành
nghề trong sự phát triển kinh
tế ở địa phương.
 Gv định hướng cho hs
có thể đặt một số câu hỏi:
−Ngành kinh tế phổ biến
ở địa phương ?
−Triển vọng phát triển của
ngành đó ?
−Nhu cầu nhân lực các
ngành nghề ?
 Nghe Gv
/ cán bộ giới
thiệu.

 Ghi chép
theo nội dung gv
định hướng.
 Nhóm
trưởng tập hợp
các câu hỏi để
trao đổi với cán
bộ / gv.
I. Phương hướng và chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội : (vd: 2001 -
2010)
1. P hương hướng
………
2. Chỉ tiêu:
− Nông nghiệp
− Thủ công nghiệp
− Công nghiệp
− Giáo dục, y tế, văn hoá, ....
Cho hs giải lao, văn nghệ.
Hoạt động 2: (20’) Khái niệm công nghiệp hoá
− Trang 4 −
Giáo án hướng nghiệp 9
H. động của Giáo viên H.động của H. sinh Nội dung
 Gv kết hợp thông tin
sgv trang 13, 17 để cung cấp
cho hs sinh về khái niệm
“công nghiệp hoá”:
− Khái niệm,
− Định hướng của đất
nước .

 Vì sao chuyển dịch cơ
cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến
việc cọn nghề của thanh niên ?
 Nghe giáo
viên cung cấp thông
tin, ghi nhận khái
niệm “công nghiệp
hoá”
 Trao đổi
nhóm, đại diện báo
cáo.
II. Thế nào là công nghiệp
hoá ?
− Công nghiệp hoá là xu thế
ứng dụng những công nghệ mới
vào các lĩnh vực để đẩy nhanh
sự phát triển kinh tế.
− Công nghiệp hoá sẽ dẫn
đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Sự phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương phải theo xu thế
chung.

Hoạt động 3: (35’) Tìm hiểu các lĩnh vực công nghệ trọng điểm.
H. động của Giáo viên H.động của H. sinh Nội dung
 Theo em, những lĩnh
vực lao động nghề nghiệp nào
sẽ phát triển ? Tại sao ?
 Gv kết hợp thông tin
sgv trang 18 – 20, thông báo

cho hs biết về những lĩnh vực
công nghệ trọng điểm.
 Hãy kể tên một số
ngành nghề ở địa phương đáp
ứng được xu thế phát triển
kinh tế - xã hội của đất
nước. ?
 Vậy bản thân em sẽ
chọn nghề nào ? Tại sao ?
 Trao đổi
nhóm, đại diện nêu ý
kiến. Nhóm khác bổ
sung.
 Nghe gv nêu
một số lĩnh vực công
nghệ trong điểm
được ưu tiên phát
triển.
 Trao đổi
nhóm, đại diện nêu ý
kiến. Nhóm khác bổ
sung.
III. Các lĩnh vực công nghệ
trọng điểm (ứng dụng công
nghệ cao)
− Công nghệ thông tin:
gồm điện tử, tin học và viễn
thông.
− Công nghệ sinh học : (côn
nghệ gen) ứng dụng vào các

ngành: nông, lâm, ngư nghiệp,
công nghiệp chế biến thực
phẩm, dược phẩm, bảo vệ môi
trường.
− Công nghệ vật liệu mới :
để tạo ngành công nghiệp hiện
IV. Kiểm tra đánh giá: (15’) Cho hs viết thu hoạch:Vì sao chúng ta cần phải nắm được
chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước ?
V. Dặn dò: (10’)
1. Yêu cầu hs sưu tầm tranh nói về một số nghề ở địa phương, …
2. Hướng dẫn hs chơi trò “Đoán nghề” – Ai nhanh hơn.
VI. Rút kinh nghiệm:
Chủ đề 3
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA
− Trang 5 −
CÔNG NGHỆ
TIÊN TIẾN
Công
nghệ tự
động hoá
Công
nghệ vật
liệu mới
Công
nghệ
sinh học
Công
nghệ
thông tin
Tháng 11

Giáo án hướng nghiệp 9
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa
dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.
2. Kĩ năng :
a) Thu thập tìm hiểu thông tin nghề.
b) Kể ra được một số nghề đặc trưng, minh hoạ cho tính phong phú của thế giới
nghề nghiệp.
3. Thái độ : Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
− Liệt kê một số nghề cho hs phân loại theo nhóm.
− Chuẩn bị câu hỏi cho hs thảo luận,
− Chuẩn bị tranh, ảnh một số nghề, sơ đồ phân loại nghề và bản mô tả nghề.
− Một số trò chơi
2. Học sinh:
− Sưu tầm tranh ảnh một số nghề.
− Một số nghề trong xã hội,
III.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp :
2. Khởi động: : Cho hs chơi trò : “Ai nhanh hơn” → Đoán nghề
− Một nhóm hs làm mẫu một số nghề, nhóm khác đoán và ghi điểm.
3. Mở bài : Em hãy kể những nghề hiện nay mà em biết ? Chúng được phân loại như
thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1 : Tim hiểu tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp
H. động của Giáo viên H.động của H.s Nội dung
 Hãy viết tên 10 nghề
mà em biết ?
 Yêu cầu hs thảo luận
nhóm tìm them tên các nghề

khác mà em biết ?
−Dựa vào thông tin sgv:
Lấy ví dụ về “sx 1 chiếc xe
đạp” trang 23.
−Rút ra kết luận về tính đa
dạng cảu nghề nghiệp.
 Thế giới
nghề rất phong
phú. Chúng ta
cần tìm hiểu để
biết được những
nghề xung
quanh ta.
I. Tính đa dạng của thế giới nghề
nghiệp
− Thế giới nghề nghiệp rất phong
phú, luôn vận động, thay đổi không
ngừng.
− Muốn chọn nghề phải tìm hiểu
sâu thế giới nghề nghiệp.
Hoạt động 2: Phân loại nghề thường gặp.
H. động của Giáo viên H.động của H. sinh Nội dung
 Có thể gộp chung
những nghề có một số
đặc điểm giống nhau
thành 1 nhóm được
không? Nếu được em hãy
lấy ví dụ minh hoạ ?
 Gv giới thiệu một
số cách phân loại nghề

(sgv trang 24 – 29), cho
 Cá nhân viết
ra giấy những nghề
mình tự phân loại
theo nhóm.
 Nghe nắm
các thông tin về cách
phân loại nghề.
 Chơi trò chơi
theo chủ đề phân
II. Phân loại nghề: có 3 cách phân
loại:
1. Theo hình thức lao động: (lĩnh vực
lao động) có 2 lĩnh vực:
− Quản lí, lãnh đạo: có 10 nhóm
nghề.
− Sản xuất: có 23 nhóm nghề.
2. Theo đào tạo: có 2 loại:
− Nghề được đào tạo,
− Trang 6 −
Giáo án hướng nghiệp 9
hs lấy ví dụ minh hoạ.
 Tổ chức các trò
chơi theo chủ đề phân
loại nghề.
 Chọn một số hs
văn nghệ.
loại nghề.

 Hát theo

những tiết mục đã
được chuẩn bị sẵn.
− Nghề không qua đào tạo.
3. Theo yêu cầu của nghề đối với
người lao động: có 8 nhóm:
− Những nghề thuộc lĩnh vực
hành chính.
− Những nghề tiếp xúc với con
người
− Những nghề thợ
− Nghề kĩ thuật
− Những nghề trong lĩnh vực văn
học và nghệ thuật
− Những nghề thuộc lĩnh vực
nghiên cứu khoa học
− Những nghề tiếp xúc với thiên
nhiên
− Những nghề có điều kiện l;ao
động đặc biệt.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những dấu hiệu cơ bản của nghề, bản mô tả nghề.
H. động của Giáo viên H.động của H. sinh Nội dung
 GV giới thiệu
từng dấu hiệu cơ bản
của nghề
 Yêu cầu hs giải
thích khái niệm từng
dấu hiệu theo hiểu biết
của mình.
 Bổ sung hoàn

chỉnh theo định hướng.

 Giới thiệu bản
mô tả nghề, giải thích
các mục thường có
trong bản mô tả nghề.
 Ghi nhận các
dấu hiệu cơ bản của
nghề.
 Cá nhân phát
biểu ý nghĩa từng
dấu hiệu, bổ sung,
hoàn chỉnh.
 Nghe gv
thuyết trình.

 Tìm hiểu các
mục trong bản mô tả
nghề.
III. Những dấu hiệu cơ bản của
nghề, bản mô tả nghề.
1. Những dấu hiệu cơ bản của nghề:
− Đối tượng lao động
− Mục đích lao động
− Công cụ lao động
− Điều kiện lao động.
2. Bản mô tả nghề: gồm các mục:
− Tên nghề
− Nội dung và tính chất lao động
của nghề.

− Những điều kiện cần thiết để
tham gia lao động
− Những chống chỉ định y học
− Những điều kiện đảm bảo cho
người lao động làm việc.
− Nơi có thể học nghề
− Nơi có thể làm việc sau khi học.
IV. Kiểm tra đánh giá: Tổng kết cách phân loại nghề, nêu những nhận thức chưa chính
xác của một số hs trong lớp.
V. Dặn dò: Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin những nghề hiện có ở địa phương (làm vườn,
nuôi cá, …).
VI. Rút kinh nghiệm:
Chủ đề 4
TÌM HIỂU THÔNG TIN
− Trang 7 −
Tháng 12
Giáo án hướng nghiệp 9
VỀ MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Biết một số thông tin của một số nghề gần gũi các em trong cuộc sống
hàng ngày.
2. Kĩ năng : Biết cách thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu một nghề cụ thể.
3. Thái độ : Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị cho
việc lựa chọn nghề trong tương lai.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên : Chọn những nghề gần gũi hiện có ở địa phương để đưa vào chủ đề: Làm
vườn, nuôi cá, thú y, thợ may, sữa xe máy, …
2. Học sinh:
− Tìm hiểu thông tin một số nghề ở địa phương.
− Chuẩn bị những bài hát có trái cây, vd: “Vườn của ba”

III.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp : ( 5’)
− Kiểm tra sĩ số,
− Cho hs ngồi theo hình chữ U
2. Khởi động: : (15’) Cho hs chơi trò : Đoán nghề
− Chia lớp thành 2 nhóm, đại diện từng nhóm lên diễn tả hành động nghề của
nhóm mình, nhóm còn lại đoán nghề (mỗi nhóm làm 3 lượt).
3. Mở bài : Chúng ta nhận thấy ở địa phương mỗi nơi có những ngành nghề khác nhau,
đôi khi tạo thành những thương hiệu nổi tiếng trong nước lẫn ngoài nước như: Làm “gốm
Bát Tràng”, “lụa Hà Đông” , làm vườn ở tỉnh ta có các thương hiệu trái cây nổi
tiếng :“thanh long Chợ Gạo”, “bưởi Năm Roi”, “xoài cát Hoà Lộc” ,… những nghề ở các
địa phương ấy đã làm giàu chính đáng cho nhiều người. Vậy để tìm hiểu 1 nghề, chúng ta
cần biết những thông tin nào về nghề đó ?
Hoạt động 1 (60’) Tim hiểu một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
H. động của Giáo viên H.động của H.s Nội dung
 Hãy kể tên những nhề
trong lĩnh vực tròng trọt mà
em biết ?
 Gv chốt lại những nghề
chính trong lĩnh vực này.
 Hướng dẫn hs tìm hiểu
nghề làm vườn: Làm vườn là
nghề trồng những cây gì ?
−Làm vườn gồm những
công việc nào ?
−Dụng cụ lao động là gì ?
−Lao động diễn ra ở đâu ?
−Nghề có những yêu cầu
gì ?
−Những người có sức

khoẻ như thế nào không thể
làm được ?
−….
 Gv bổ sung hoàn chỉnh
 Kể tên
một số nghề đã
tìm hiểu ở địa
phương.
 Thảo
luận nhóm hoàn
thành những đặc
điểm lao động
của nghề.
 Đại diện
báo cáo, bổ
sung.
I. Một số nghề trong lĩnh vực
trồng trọt.
1. Làm vườn :
a) Tên nghề: làm vườn
b) Đặc điểm hoạt động của nghề:
− Đối tượng lao động: các loại
cây lương thực, cây ăn quả, rau màu,

− Nội dung lao động: làm đất,
chọn - nhân giống, gieo trồng, chăm
sóc, thu hoạch .
− Công cụ lao động: cuốc, dá, …
− Điều kiện lao động: ngoài trời,
tư thế làm việc thay đổi tuỳ công

việc.
− Các yêu cầu của nghề đối với
người lao động: sức khoẻ, lòng yêu
nghề, bàn tay khéo léo, …
− Những chống chỉ định: người
− Trang 8 −
Giáo án hướng nghiệp 9
những nội dung chính.
 Yêu cầu hs trình bày
một số tranh ảnh các loại trái
cây “sản phẩm nghề trồng
trọt”.
 Những chính sách của
Đảng và Nhà nước tron việc
hỗ trợ cho sự phát triển của
nghề.

 Trình bày
những bức tranh
theo hướng dẫn
của giáo viên.
mắc bệnh thấp khớp, thần kinh toạ,

− Nơi đào tạo nghề: khoa trồn
trọt: trường ĐH nông lâm, CĐ, trun
tâm KTTH - hướng nghiệp, …
− Triển vọng phát triển của nghề:
phát triển theo quy hoạch của địa
phương.
Hoạt động 2: (50’) Tìm hiểu những nghề ở địa phương.

H. động của Giáo viên H.động của H. sinh Nội dung
 Hãy kể những nghề
khác ở địa phương ?
 Phân nhóm hs tìm hiểu
từng nghề.
 Yêu cầu 5 em hs giới
thiệu về những nghề hiện có ở
địa phương. (5 em)
 Nhận xét, đánh giá bổ
sung đặc điểm của từng nhóm.
 Kể tên những
nghề hiện có ở địa
phương: may mặc, hớt
tóc, buôn bán …, sữa
chữa xe đạp, xe máy,

 Đại diện 5
nhóm nêu đặc điểm 5
nghề.
II. Những nghề ở địa
phương.
− Tên nghề
− Đặc điểm hoạt động của
nghề
− Các yêu cầu của nghề
đối với người lao động
− Triển vọng phát triển của
nghề.
IV. Kiểm tra đánh giá: (15’)
− Để tìm hiểu một nghề, chúng ta cần chú ý đến những thông tin nào ?

− Tổng kết những mục cần có trong bản phân loại nghề.
V. Dặn dò:
− Tìm hiểu nhu cầu lao động một số lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phươn.
− Chuẩn bị báo chí, tờ bướm về thị trường lao động (nếu có)
− Diễn kịch liên quan đến việc chọn nghề.
VI. Rút kinh nghiệm:
Chủ đề 5
THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
II. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Hiểu được khái niệm “Thị trường lao động”, “việc làm”, và biết được
những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của tuổi trẻ.
− Trang 9 −
Tháng 1
Giáo án hướng nghiệp 9
2. Kĩ năng : Biết cách tìm thông tin về một số lĩnh vực nghề cần nhân lực.
3. Thái độ : Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động
III.Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
− Đọc và sưu tầm trên báo chí một số nghề đang phát triển mạnh để minh hoạ
cho chủ đề.
− Sưu tầm một số mẫu chuyện liên quan đến nghề nghiệp
2. Học sinh:
− Tìm hiểu nhu cầu lao động một số lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phươn.
− Chuẩn bị báo chí, tờ bướm về thị trường lao động (nếu có).
− Diễn kịch liên quan đến việc chọn nghề.
IV.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp :
2. Khởi động: Cho hs chơi trò chơi có liên quan đến việc chọn nghề, chia nhóm thảo
luận.
3. Mở bài : “Thị trường lao động” là gì ? “việc làm ” là gì ? Hiện nay nhu cầu việc làm

ở các ngành nghề như thế nào ?
Hoạt động 1 Tim hiểu khái niệm “việc làm” và “nghề nghiệp”
H. động của Giáo viên
H.động của
H.s
Nội dung
 Yêu cầu hs thảo luận nhóm:
− Thế nào là “việc làm”, “nghề
nghiệp” ?
− Điểm khác nhau giữa “việc làm” và
“nghề nghiệp” ?
 Bổ sung hoàn chỉnh nội dung, chốt
thành khái niệm.
 Lưu ý: có những công việc không
nhằm mục tiêu kiếm sống: làm từ thiện,
vận động KHHĐ, …không phải nghề
nghiệp.
 Gv nêu vấn đề cho hs thảo luận:
− Tình hình viêc làm ở nước ta hiện nay
như thế nào ?
− Tại sao ở một số địa phương có nhiều
việc làm mà không có nhân lực ? (bác sĩ,
cán bộ nông nghiệp, …)
 Thảo
luận nhóm, đại
diện nêu kết
quả, nhóm
khác bổ sung.
 Nhe gv
thông báo, rút

ra kết luận.
I. Khái niệm “việc
làm” và “nghề nghiệp”
1. Việc làm : Là công
viêc trong sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và người
lao động thực hiện trong
một thời gian, không gian
nhất định và có một
khoảng thu nhập nào đó.
2. Nghề nghiệp : Là việc
làm có qua trường lớp
đào tạo và phải đạt được
kĩ năng, kĩ xảo nhất định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thị trường lao động
H. động của Giáo viên
H.động của
H. sinh
Nội dung
− Trang 10 −

×