Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CẤU TẠO - TÍNH NĂNG SỬ DỤNG CỦA SÚNG AK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.51 KB, 14 trang )

SÚNG TIỂU LIÊN AK
Súng Tiểu liên AK là một trong những vũ khí cá nhân thông dụng của thế kỷ 20,
do Mikhail Timofeevich Kalashnikov vẽ kiểu, hoàn chỉnh vào năm 1947 dựa theo kiểu
dáng của súng trường tiến công MP43/44 của Đức. Tên súng là viết tắt của “Avtomat
Kalashnikova”. Mẫu năm 1947, gọi là AK-47 (Автомат Калашникова образца 1947
года), được Quân đội Xô viết sử dụng phổ biến vào năm 1949. Súng trang bị cho từng
người dùng để tiêu diệt sinh lực địch, súng có gắn lê để đánh gần.
Cho đến thời điểm hiện tại, AK và các phiên bản của nó là thứ vũ khí ưa chuộng
tại các nước nghèo và trong chiến tranh du kích bởi chi phí thấp và độ tin cậy rất cao
trong điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn của loại súng này làm cho nó trở thành loại
vũ khí cá nhân thông dụng nhất thế giới.
Súng AK cải tiến có thêm bộ phận giảm nẩy, lẫy giảm tốc, thước ngắm có vạch
khấc đến 10 gọi là AKM. Súng AK báng gấp gọi là AKMS. Việt Nam và một số nước
khác dựa vào mẫu AK để sản xuất.

Kalashnikov AK-47
1
Kalashnikov AK (1949 – 1951)
Kalashnikov AK - PBS
2
Kalashnikov AKM
Kalashnikov AKMS – AKM
Kalashnikov AKMN
Kalashnikov AKM GP-25
3
I. Tính năng chiến đấu:
- Tầm bắn xa nhất: 3000m
- Tầm bắn thẳng:
+ Mục tiêu người nằm bắn: 350m.
+ Mục tiêu người chạy bắn: 525mm
- Tầm ngắm ghi trên thước ngắm:


+ Súng AK thường: 1 – 8 ứng với 100m – 800m
+ Súng AK cải tiến (AKM ): 1 – 10 ứng với 100m – 1000m.
- Tốc độ đầu của đầu đạn: AK 710m/s; AKM 715m/s
- Tốc độ bắn: Lý thuyêt: 600phát/phút
+ Tốc độ bắn phát một: 40 phát/phút.
+ Tốc độ bắn liên thanh: 90 ÷ 100 phát/phút.
- Bắn mục tiêu quân nhảy dù: 500m
2. Số liệu kỹ thuât:
- Khối lượng toàn bộ súng nặng: 3,80 kg (không có lê, lắp hộp tiếp đạn không có
đạn)
- Khối lượng toàn bộ súng nặng: 4,30 kg (không có lê, lắp hộp tiếp đạn có đạn)
- Chiều dài của súng:
+ Lắp lê: 1020mm
+ Không lắp lê: 870mm
+ Đường ngắm gốc: 378mm
II. Cấu tạo chung của súng và đạn:
1. Cấu tạo chung: Súng AK có các bộ phận chính sau:
- Nòng súng
- Hộp khoá nòng và Nắp hộp khoá nòng
- Bộ phận ngắm
- Bệ khoá nòng và thoi đẩy
- Khoá nòng
- Bộ phận đẩy về
- Ống dẫn thoi và ốp lót tay
- Bộ phận cò
- Báng súng, tay cầm
- Hộp tiếp đạn
- Lưỡi lê (nếu có)
2. Tác dụng cấu tạo các bộ phận của súng tiểu liên AK:
a. Nòng súng:

*. Tác dụng:
- Làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc.
- Định hướng bay của đầu đạn
- Tạo đầu đạn có tốc độ ban đầu nhất định
- Làm cho đầu đạn xoay tròn quanh trục khi vận động.
*. Cấu tạo:
4
- Dài 415 mm.
- Cỡ nòng 7,62mm
- Có ren đầu nòng để lắp vành bảo vệ đầu nòng súng.
- Lỗ trích khí thuốc.
- Khâu truyền khí thuốc để truyền khí thuốc đẩy bộ phận bệ khoá nòng lùi.
- Buồng đạn.
- Bốn đường xoắn trong nòng súng từ dưới lên trên sang phải, đối diện hai đường
xoắn.
- Bệ lắp đầu đạn.
b. Bộ phận ngắm:
*. Tác dụng: Để định góc bắn và hướng bắn.
*. Cấu tạo:
- Chiều dài đường ngắm gốc: 378 mm
- Đầu ngắm và thước ngắm:
+ Đầu ngắm có: Ren liên kết với bệ di động để hiệu chỉnh về tầm, bệ di động liên
kết với bệ đầu ngắm, có vạch chuẩn hướng để hiệu chỉnh về hướng.
+ Thước ngắm có: Khe ngắm, hai bên thành thước ngắm có 2 hàng số ghi các số từ
1÷ 8, tương ứng cự li thực tế từ 100m ÷ 800m (thước ngắm chữ ∏ tương ứng cự li
300m).
c. Hộp khoá nòng:
*. Tác dụng :
- Để liên kết các bộ phận bên trong của súng, hướng cho bệ khóa nòng và khóa
nòng chuyển động.

- Che chắn bụi, bảo vệ súng.
*. Cấu tạo :
- Ổ chứa tai khoá nòng, trong ổ chứa tai khoá nòng trái có mặt vát để làm cho khoá
nòng tự xoay; gờ trượt để khớp với rảnh trượt ở bệ khoá nòng giữ hướng cho bệ khoá
nòng chyển động, mấu hất vỏ đạn, rãnh dọc, rãnh ngang để lắp nắp hộp khoá nòng, lẫy
giữ hộp tiếp đạn, các lỗ lắp cần định cách bắn và khoá an toàn, các lỗ lắp trục: lẫy bảo
hiểm, trục búa, trục cò.
d. Nắp hộp khoá nòng:
*. Tác dụng: Bảo vệ các bộ phận bên trong của súng
*. Cấu tạo: Đầu nắp hộp khoá nòng, cửa thoát võ đạn, đuôi nắp hộp khoá nòng có
lỗ vuông chứa đuôi cốt lò xo đẩy về.
e. Bệ khoá nòng và thoi đẩy:
*. Tác dụng: Truyền áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng lùi.
*. Cấu tạo:
- Bệ khoá nòng có rãnh để đóng mở khoá nòng khi đóng mở khoá nòng, rãnh trượt
và gờ trượt thành bệ khoá nòng.
- Thoi đẩy chịu áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng về sau.
f. Khoá nòng:
5

×