Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo trình ô tô - P7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.83 KB, 7 trang )

Chương 3 SỬA CHỮA TRUYỀN ĐỘNG CÁC ĐĂNG
3.1 NHIỆM VỤ-YÊU CẦU-PHÂN LOẠI
3.1.1 Nhiệm vụ
Truyền mômen quay giữa các trục mà khoảng cách và góc truyền thay
đổi khi xe làm việc.
3.1.2 Yêu cầu
− Hiệu suất truyền động cao.
− Không dao động gây các lực va đập.
− Kết cấu đơn giản, chắc chắn, ít phải bảo dỡng, sửa chữa.
3.1.3 Phân loại
* Theo số lượng khớp các đăng lắp trên đầu truc:
− Loại đơn: trục truyền có một khớp các đăng.
− Loại kép: trục truyền có hai khớp các đăng.
* Phân loại khớp các đăng theo tốc độ:
− Khớp các đăng đồng tốc: tốc độ góc của trục chủ động và bị động
không khác nhau trong một vòng quay.
− Khớp các đăng khác tốc: tốc độ góc của trục chủ động và trục bị động
không bằng nhau trong một vòng quay.
* Phân loại khớp các đăng theo cách lắp ghép:
− Khớp nối mềm.
− Khớp nối cứng.
3.2 BỐ TRÍ TRUYỀN ĐỘNG CÁC ĐĂNG TRÊN ÔTÔ
Trên ôtô truyền động các đăng có thể bố trí những vị trí sau:
− Truyền mômen xoắn giữa hộp số và cầu chủ động.
− Truyền mômen xoắn giữa hộp số, hộp phân phối và các cầu chủ
động.
− Truyền mômen xoắn từ cầu chủ động ra bánh xe chủ động trong tr-
ờng hợp dầm cầu rời, hệ thống treo độc lập.
3.2.1 Xe cầu sau chủ động ( hình 3.21, hình 3.22 a)
Hình 3.21 Truyền động các đăng cầu sau chủ động.
Hình 3.22 Bố trí truyêng động các đăng


Trục các đăng truyền mômen giữa hộp số và cầu sau chủ động. Hộp số
đặt cố định trên khung xe, cầu chủ động nối với khung xe qua hệ thống treo
đàn hồi nên khi xe làm việc, cầu chủ động dao động so với khung xe và
khoảng cách góc truyền giữa hộp số và cầu chủ động thay đổi. Đây là trục
các đăng dọc. Trục (2) truyền mômen từ hộp số (1), đến cầu sau chủ động
(3) (hình 3.21). Khi khoảng các truyền các đăng dài, trục các đăng được chia
làm hai đoạn và trục các đăng trung gian được đặt trên ổ bi đỡ trung gian (2)
( ổ bi treo) cố định trên khung xe để tăng độ cứng vững ( hình 3.22 a). Trục
các đăng trung gian lắp đặt đồng tâm với trục thứ cấp của hộp số, một đầu
nối với trục các đăng chính, đầu còn lại nối với trục thứ cấp hộp số. Khớp
trượt then hoa bố trí trên trục trung gian gồm giá đỡ, vòng đỡ cao su và vòng
bi.
3.2.2 Xe hai cầu chủ động ( hình 3.22 b)
Trục các đăng (3) truyền mômen xoắn giữa hộp số (1), hộp phân phối
(5), cầu chủ động trước (6) và cầu chủ động sau (4). Mặt khác bánh xe trước
vừa chủ động, vừa dẫn hướng nên mômen xoắn từ cầu chủ động tới bánh xe
trước phải qua khớp các đăng đồng tốc.
3.2.3 Xe có động cơ đặt ngang, cầu trước chủ động ( hình 3.23 )
Hình 3.23 Truyền động các đăng cầu trước chủ động và treo độc lập.
Bánh xe trước vừa dẫn hướng, vừa chủ động đồng thời có thể dao động
lên xuống để bám mặt đường. Bởi vậy giữa cầu chủ động và bánh xe đặt trục
truyền động các đăng. Đây là trục các đăng ngang, sử dụng các khớp các
đăng đồng tốc.
3.3 CẤU TẠO TRỤC TRUYỀN ĐỘNG CÁC ĐĂNG
Để trục truyền động các đăng có thể truyền mômen xoắn giữa các trục
mà khoảng cách và góc truyền luôn thay đổi, trục các đăng ít nhất phải có
một khớp trượt và một khớp quay. Khớp trượt để thay đổi khoảng cách và
khớp quay để thay đổi góc truyền.
3.3.1 Trục truyền động các đăng dọc
1. Nhiệm vụ

Dùng để truyền mômen xoắn giữa hộp số và cầu chủ động. Đối với xe
hai cầu chủ động, trục truyền động các đăng truyền mômen xoắn giữa hộp
số, hộp phân phối, cầu chủ động trước và cầu chủ động sau.
2. Cấu tạo
Trục truyền động các đăng gồm trục và hai khớp các đăng. Trục được
chế tạo bằng thép ống, gồm hai nửa lồng với nhau bằng rãnh then hoa để tạo
ra khớp trượt. Nhờ khớp trượt này mà mà chiều dài trục có thể thay đổi đư-
ợc. Hai đầu trục có hàn với nạng lắp khớp các đăng.
Khớp các đăng: ( hình 3.22 c, hình 3.23 a) gồm có hai nạng (12) và (14)
hàn chắc trên đầu các trục. Hai nạng liên kết với nhau nhờ trục chữ thập (13)
với (4) đầu trục tỳ lên các ổ bi kim (8) đặt trong các lỗ của nạng. Đầu ngoài
của nạng được nắp (7) đậy chặt nhờ bu lông hay vòng hãm. Phía vai trục chữ
thập có vòng đệm chặn dầu.
Mômen truyền giữa các trục thông qua nạng và trục chữ thập. Khớp các
đăng cho phép truyền mômen giữa các trục không thẳng hàng. Nhưng khớp
các đăng kiểu này là khớp các đăng khác tốc. Khi hai trục lệch với nhau một
góc, trục bị động sẽ hơi tăng tốc và giảm tốc hai lần trong một vòng quay.
Góc lệch càng lớn thì sự thay đổi tốc độ càng nhiều. Điều này gây rung động
làm hư hỏng vòng bi và các chi tiết trong hệ thống truyền lực. Để tránh hiện
tượng này, trục các đăng có bố trí hai khớp các đăng khác tốc, để trở thành
các đăng đồng tốc kép. ( hình 3.23 b)

a) Khớp các đăng đơn khác tốc b) Khớp các đăng kép đồng tốc
Hình 3.23 Khớp các đăng đơn và kép
Điều kiện để trở thành các đăng đồng tốc kép:
− Góc truyền của hai khớp các đăng như nhau. K = K’
− Hai nạng bắt ở hai đầu trục các đăng (Z) phải nằm trong một mặt
phẳng.
( Hai khớp các đăng phải đối xứng qua mặp phẳng vuông góc với trục
Z chứa đường phân giác của góc D tạo thành do hai trục X, Y kéo dài gặp

nhau. hình 3.23 b )
Hai khớp các đăng có cùng góc lệch nên sự dao động về tốc độ được
loại trừ. Sự tăng tốc gây ra do khớp thứ nhất được triệt tiêu bởi sự giảm tốc
của khớp các đăng thứ hai. Trục thứ cấp của hộp số và trục bánh răng quả
dứa của cầu chủ động luôn đồng tốc. Trục các đăng đồng tốc kép có thể
truyền mômen xoắn ổn định với góc lệch nhỏ hơn 24
O
.
3.3.2 Trục truyền động các đăng ngang
1. Nhiệm vụ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×