Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

a(5).docTƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG VĂN HÓA ĐẦU THẾ KỶ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.15 KB, 10 trang )

Tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và cuộc vận động văn hóa đầu thế kỷ XX
TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG VĂN HÓA ĐẦU
THẾ KỶ XX
Cuối thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại. Toàn bộ đất nước ta bị đặt dưới
sự thống trị của thực dân Pháp. Chúng bắt đầu thực hiện kế hoạch “khai thác thuộc địa”. Xã
hội phong kiến Việt Nam đình trệ từ lâu, nay đã bị phá vỡ, chuyển thành một xã hội thuộc
địa nửa phong kiến. Quá trình chuyển biến này đã tạo ra một giai đoạn giao thời kéo dài
trong khoảng vài chục năm đầu thế kỷ XX.
Nhà nước “bảo hộ” thi hành nhiều chính sách thực dân nhằm biến nước ta thành một thị
trường tiêu thụ hàng hoá và bóc lột nhân công để thu về lợi nhuận cao nhất tư bản Pháp,
đồng thời vẫn kìm hãm xã hội Việt Nam trong tình trạng tối tăm của một nước nông nghiệp
lạc hậu để dễ bề thống trị.
Trên lĩnh vực văn hoá, thực dân Pháp đã thực hiện một chính sách văn hoá nô dịch, nhằm
làm cho nhân dân Việt Nam đoạn tuyệt với những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời
phục hồi những mặt lạc hậu, phản động trong văn hoá phong kiến. Chúng khuyến khích việc
truyền bá văn chương yêu đương uỷ mị, đưa văn hoá phương Tây, trước hết là văn hoá Pháp
vào nước ta để chống lại văn hoá truyền thống dân tộc. Cùng với việc hạn chế đi tới sự thủ
tiêu Nho học, thực dân Pháp đào tạo những người Tây học để phục vụ bộ máy thống trị của
thực dân Pháp, đúng như nhận xét của một nhà chí sĩ yêu nước:
“Nó mở trường học Pháp Việt … chỉ dạy cho biết sơ sơ chữ Pháp, dịch được qua loa tiếng
Pháp, đã coi là đủ rồi. Còn như điện học, hoá học, hình học, thương học người Pháp có đặt
ra một khoa nào đâu … người Pháp chỉ khoái trá về chỗ nó làm mất chí khí của người nước
ta thôi … Cách làm cho ta ngu, ta yếu nó chỉ sợ ta không càng ngày càng ngu hơn, càng
ngày càng yếu hơn mà thôi” .
Tuy vậy, cùng với chế độ thuộc địa nửa phong kiến ra đời và thay thế chế độ phong kiến vốn
đã tàn lụi, xã hội Việt Nam cũng có những chuyển biến nhất định. Sự thay đổi này không chỉ
do hoàn cảnh lịch sử trong nước mà còn do ảnh hưởng tác động của trào lưu cách mạng
trên thế giới.
Ở châu Á vào đầu thế kỷ XX, sau khi Minh Trị Thiên Hoàng cải cách duy tân, Nhật Bản trở
thành một nước tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển về mọi mặt. Đặc biệt, thắng lợi của
Nhật trong cuộc chiến tranh với Nga năm 1904-1905 càng làm cho thanh thế Nhật càng


vang dội, và Nhật Bản được xem như là một tấm gương đáng học tập.
Còn ở Trung Quốc, cuối thế kỷ XIX, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tổ chức Cường học
hội, chủ trương duy tân. Trong quá trình ấy, ở Trung Quốc xuất hiện nhiều tân thư, trong đó
có một số sách dịch các tác phẩm của các nhà tư tưởng dân chủ tư sản và được đưa vào
nước ta làm ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ.
Nói về ảnh hưởng của các tác phẩm ấy, báo Thần Chung ở Sài Gòn ra ngày 01-01-1929
viết: “Những “Thanh Nghị báo”, “Tân Dân tùng báo”, “Ẩm băng thất”, “Tự do thư”, “Trung
Quốc hồn” đã đánh thức đám sĩ phu ta gần như trực tiếp, vì trong đó nói chuyện nước Tàu
mà có nhiều chỗ trùng bệnh người mình lắm”.
Khác với tuyệt đại đại bộ phận người của giai cấp phong kiến, hoặc đầu hàng thực dân, hoặc
than thở, bi quan. Những sĩ phu này ý thức được trách nhiệm trước lịch sử, họ biết dựa vào
nhân dân và cố gắng tìm con đường cứu nước, cứu dân. Vừa lúc đó, họ lại tiếp thu được
nguồn tư tưởng mới từ các cuộc cách mạng dân chủ tư sản phương Tây, công cuộc cải cách
thành công ở Nhật Bản, đã làm cho họ có thêm niềm tin trên con đường giải phóng dân tộc.
Các nhà Nho yêu nước thời kỳ này đã chú trọng đến vai trò của văn hoá tư tưởng. Họ công
khai tuyên chiến với ý thức hệ lạc hậu phong kiến. Tố cáo chính sách làm ngu dân của bọn
thực dân xâm lược. Xưa nay, trong truyền thống văn hoá Nho gia, chưa hề có chuyện các
nhà Nho đả kích kịch liệt tư tưởng Nho giáo như vậy. Người ta phê phán từ cách học, cách
thi cho đến hệ thống những giá trị luân lý xa rời cuộc sống của xã hội. Người ta đề cao khoa
học kỹ thuật và lấy tính hiện đại của văn minh xã hội làm phương châm cứu nước. Để chống
lại tư tưởng của những kẻ làm tay sai cho giặc, chỉ thừa nhận đạo đức kinh viện của giai cấp
phong kiến, hoặc sùng bái học thuật của bọn thực dân, các nhà Nho yêu nước đã phác họa
hình ảnh con người mới. Đó là mẫu người có tinh thần: yêu nước quật cường, yêu đồng bào,
ghét cường quyền, trọng danh dự, trọng nghĩa vụ, thông minh, can đảm, lấy quyền lợi
chung của tổ quốc, nhân dân đặt trên lợi ích cá nhân … Cuộc đấu tranh chống thực dân và
tay sai phong kiến lồng trong cuộc đấu tranh xây dựng nền văn hoá mới làm xuất hiện
những khuynh hướng sau: Hoặc lấy cường quốc Nhật làm tấm gương để canh tân đất nước;
hoặc dựa vào văn minh Pháp để xây dựng, phục hưng dân tộc. Những phong trào này gắn
liền với tư tưởng yêu nước của các nhà chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Tư tưởng của Phan Bội Châu và phong trào Duy tân

Trước những thành công của Nhật Bản trong cuộc cải cách duy tân, một số các sĩ phu yêu
nước muốn dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế của Nhật để đòi lại độc lập cho dân tộc Việt
Nam. Theo như nhận xét của Nguyễn Hàm: “Trông vào thế lực liệt cường hiện nay, nếu
không phải nước đồng văn, đồng chủng với mình, tất không nước nào họ viện trợ cho mình.
… Chỉ có nước Nhật Bản là giống da vàng lại là nước tân tiến. Từ ngày thắng Nga lại càng
sinh dã tâm. Bây giờ ta sang Nhật, đem lợi hại thuyết phục họ, tất nhiên họ sẽ vui lòng viện
trợ ta”. Tin tưởng vào tính chất “đồng văn”, “đồng chủng”, Phan Bội Châu một mặt truyền bá
tư tưởng duy tân trong nước, một mặt nêu gương của Nhật Bản làm chỗ dựa cho công cuộc
duy tân.
Theo Phan Bội Châu, để thực hiện “Duy tân”, trước hết phải xây dựng con người. Trong toàn
bộ những sáng tác thơ văn của Phan Bội Châu đều là sự phản ánh nổi đau, nổi nhục mất
nước của dân tộc Việt Nam, mà nguyên nhân được ông chỉ ra là xuất phát từ con người,
theo ông: “Biến cố do người gây nên, vận trời theo liền đó”. Rõ ràng, quan niệm của Phan
Bội Châu hoàn toàn khác hẳn quan niệm “Thiên mệnh” của các nhà nho cũ. Ông khẳng
định : “Người trong một nước đều là chủ tể của một nước để cạnh tranh với nước khác”, vì
vậy “... nhân dân là quan trọng nhất, nhân dân còn thì nước còn, nhân dân mất thì nước
mất”. Theo đó, Phan Bội Châu yêu cầu mỗi con người phải tự thức tỉnh để nhận thức được
thực trạng vong quốc của đất nước. Trong tác phẩm Cao đăng quốc dân, Phan Bội Châu
vạch ra mười điều mà ông gọi là tệ bệnh của quốc dân:
1. Tính ỉ lại
2. Lòng giả dối.
3. Thói nhút nhát.
4. Tham lợi riêng.
5. Đua những việc hư danh.
6. Không thực lòng yêu nước
7. Không biết nghĩa hiệp quần.
10. Không thương nòi giống.
9. Không biết đường kinh tế.
8. Mê tín những tục cổ hủ
Để khắc phục những điều nêu trên, dân tộc phải tự đổi mới (Phan Bội Châu gọi là “tự tân”).

Bởi theo ông, có “Tự tân” thì mới có “Tự cường”, mới có sức mạnh để chiến thắng bản thân
và chiến thắng kẻ thù. Tinh thần đổi mới theo quan niệm của Phan Bội Châu gồm sáu điểm:
1. Đổi mới ý chí thái độ, nâng cao chí tiến thủ.
2. Đổi mới cách sống, đổi mới quan hệ, tăng cường tinh thần thương mến tin yêu nhau.
3. Đổi mới hành động nghề nghiệp.
4. Đổi mới tinh thần trách nhiệm đối với dân, nước.
5. Đổi mới sự nghiệp công đức.
6. Đổi mới nhận thức và đổi mới thực hành, mối quan hệ giữa lẽ sống và cái chết; đổi mới
quan hệ giữa tri và hành; danh và lợi; hoạ và phúc.
Trong sáu yêu cầu đổi mới, Phan Bội Châu đã nhấn mạnh đến vấn đề “ý chí” tự rèn luyện
bản thân con người.
“Theo Phan Bội Châu, ta phải tự mài “gương tri thức ta”cho trong, ta phải tự khêu “đèn tri
thức ta” cho sáng, ta phải biết tự mình suy, tự mình nghĩ, tự mình làm, ta phải biết “Tự tân”
để “Tự tồn”, ta phải biết tự trọng tự chủ, tự bán “cái dã man”, tự mua “cái văn minh trong
tủy”” .
Đặc biệt, tư tưởng phải đổi mới của Phan Bội Châu rất chú trọng đến đối tượng thanh niên
và phụ nữ. Trong Bài ca chúc tết thanh niên ông kêu gọi:
“Đừng ham chơi ! Đừng ham mặc ! Ham ăn !
Dựng gan óc để đánh tan sắt lửa
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ !
Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân”
Đối với phụ nữ, Phan Bội Châu muốn rằng phụ nữ phải được giáo dục nghiêm chỉnh và phải
trao cho họ những vị trí xứng đáng trong xã hội và họ sẽ ra tài giúp nước không kém gì nam
giới. Để thực hiện điều này, theo Phan Bội Châu phải vận động giới phụ nữ trên bốn nội
dung sau :
1. Mở mang về đường tri thức của phụ nữ.
2. Liên kết đoàn thể của phụ nữ.
3. Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ.
4. Nâng cao địa vị của phụ nữ.

Dù Phan Bội Châu không nêu rõ tính bình đẳng về quyền lợi giữa nam và nữ, nhưng tư
tưởng của ông đã có một cách nhìn mới về vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã hội,
điều này khác xa với sự qui định của lễ giáo phong kiến.
Từ yêu cầu tự thức tỉnh, Phan Bội Châu chủ trương giáo dục con người, nhằm giải phóng con
người tiến đến giải phóng dân tộc. Ông giải nghĩa hai chữ giáo dục :
“Chữ “giáo dục” theo hai nghĩa : Khơi đắc trí khôn, mở rộng tai mắt, gọi bằng “giáo”, điêu
luyện chân tay, nuôi nấng thể lực gọi bằng “dục”. Chữ “Dục” có nghĩa là nuôi. Gần đây nền
học mới có 3 chữ “dục”. Nuôi đức tính gọi là đức dục, nuôi trí khôn gọi là trí dục, nuôi chất
mạnh gọi là thể dục”. Ông chỉ ra mối liên hệ giữa đức dục, trí dục và thể dục như sau :
“Làm nên người quốc dân tốt, thời trước hết phải bồi dưỡng cái giáo dục thuần khiết như
lòng ái quốc, như lòng hợp quần, như lòng công ích, tất cả cầu cho thật thà hết sức, không
có một chút gì dối trá để cho người ta nghi ngờ, thế thì cái cội gốc làm quốc dân rất tốt đã
kiên cố rồi. Lại thứ nữa phải cầu cho được tri thức mở mang, như thế nào là lợi dụng được,
như thế nào là rộng đường kinh tế mà lợi ích cho nhân quần, tất phải mỗi việc phải theo
trên đường khoa học mà cầu cho tri thức mỗi ngày mỗi phát đạt để cho vừa với sự yêu cầu
trong xã hội; lại như thế thời cơ sở làm quốc dân tốt đã dầy dặn rồi, mà còn lại một sự rất
cần cấp thời không chi bằng chăm chỉ về đường thể dục”.
Như vậy với mục tiêu đức dục, trí dục và thể dục, quan niệm của Phan Bội Châu rất sát với
đường lối giáo dục của nước ta hiện nay. Chẳng những đề cao tinh thần giáo dục, Phan Bội
Châu còn phê phán cả nền giáo dục phong kiến chỉ biết tạo ra những “Hủ nho, nhút nhát, ý
tưởng hẹp hòi, chỉ chú trọng tới khoa cử, văn tự ”. Đồng thời ông cũng cảnh báo và phê
phán kiểu giáo dục theo thực dân Pháp lúc bấy giờ chỉ nhằm tạo ra một lớp người làm tay
sai cho giặc, đó là “những bình đựng rượu Tây, những túi chứa cơm Tây, những giá mắc áo
Tây, những bù nhìn ngồi xe Tây”. Phan Bội Châu cũng cho rằng, nền giáo dục mới không
phải chỉ nhắm vào một tầng lớp người mà phải là toàn thể nhân dân, vì “Trong cuộc cạnh
tranh bằng trí lực giữa các nước, cái quyết định không phải là trí khôn của một số người mà
phải là trí khôn của tất cả mọi người”. Trong Lưu cầu huyết lệ tân thư, ông đề ra “Những kế
hoạch sẽ cấp cứu đồ tồn” là :
- Khai dân trí (mở trí khôn cho dân).
- Chấn dân khí (làm cho nhân dân phấn chấn, tự tin).

- Thực nhân tài (vun trồng nhân tài).
Với Phan Bội Châu, “giáo dục là sinh mệnh của quốc dân ”. Quốc dân suy đồi là do bụng đói
và óc đói. Ở đây, chúng ta thấy có một sự đồng cảm giữa quan niệm của Phan Bội Châu và
Hồ Chí Minh : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” .
Để chấn hưng giáo dục, Phan Bội Châu đề ra nội dung chương trình học bao gồm các môn
học : triết, văn, sử, chính trị, kinh tế, quân sự, luật pháp, công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, nữ công, y thuật, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, thể dục, âm nhạc ... Nhìn chung, Phan
Bội Châu đã xác định một nền giáo dục toàn diện, hiện đại khác xa đường lối giáo dục của
nhà nước phong kiến. Song Phan Bội Châu cũng không phủ định nền học vấn Nho giáo đã
trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa dân tộc. Bởi lẻ ông nhận thấy được
những giá trị từ trong học thuyết Nho gia với những phạm trù : Nhân, Hiếu, Nghĩa, Trí,
Dũng.
Những tư tưởng về giáo dục của Phan Bội Châu là một trong những nội dung góp phần xây
dựng một nền văn hóa vừa thể hiện tính hiện đại, vừa mang đậm bản sắc truyền thống của
dân tộc.
Để thực hiện “Duy tân”, Phan Bội Châu đã có ý thức rất sâu sắc vai trò của hoạt động kinh
tế. Ông cho rằng : “Cuộc cạnh tranh thế giới hiện nay, tri thức với kinh tế chiếm phần rất
lớn, còn dũng lực chỉ là một bộ phận mà thôi”. Trong Việt Nam quốc sử khảo, chương V, Ông
viết : “Thân mình làm ra của cải thì phải lấy của cải mà mở thêm thân. Đó mới là việc làm
đủ cả trí lẫn nhân. Lấy tiền của mình đã tích trữ để hô hào quốc dân hoặc mở thương điếm
hoặc lập ngân hàng, liên hợp nhiều người góp vốn làm công lợi ... Ở các nước châu Âu, Nhật
Bản không một ai không kết xã mà nên giàu. Ở các nước ấy tuyệt nhiên không có việc đào
đất chôn tiền. Có phải người ta không yêu quý tiền của đâu ? Góp gió thành bão, biến vật
chết thành vật sống, thế mới gọi là khôn. Còn mình thì bo bo giữ chặt, một đồng chinh cũng
không chịu bỏ ra, có nhiều của thì đem chôn dưới đất” .
Để giải quyết vấn đề kinh tế Phan Bội Châu cho rằng : “Nước ta dẫu là nước nghèo, nhưng
nếu biết tước bỏ đi những sự tổn phí không cần thiết, đem số tiền ấy chi dùng vào việc có
ích” thì có thể huy động được nhiều vốn cho kinh doanh, khi ấy “góp vốn nhiều người lại
thành một khoản vốn to, rồi chọn những nơi đô hội, nơi tụ tập đông người sinh sống, lập ra
các cửa hàng, chia vốn lo buôn, hết lòng công chính để làm việc” . Và điều Phan Bội Châu

nói không chỉ là lý thuyết, bản thân ông đã tổ chức hội Nông thương học, Việt Nam thương
đoàn công hội làm cơ sở tài chính cho công cuộc cách mạng, xây dựng và phát triển nền văn
hóa mới nước nhà.
Tư tưởng của Phan Châu Trinh với phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
Đối lập với biện pháp canh tân của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho rằng để chấn hưng
dân tộc phải dựa trên những thành tựu văn minh của Pháp để tranh thủ thực hiện canh tân.
Ba mục tiêu đổi mới nhằm chấn chỉnh phong hoá nước nhà theo Phan Châu Trinh là:
Chấn dân khí: kêu gọi tinh thần yêu nước và dũng khí đấu tranh của đồng bào, mà trước hết
là giới trí thức phong kiến.
Khai dân trí: nhằm mở mang trí tuệ cho nhân dân, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Bỏ lối
học của Nho giáo, chú trọng khoa học kỹ thuật phương Tây. Chống mê tín dị đoan, bài trừ
hủ tục ở hương thôn. Xây dựng một nền học vấn và văn hoá tiến bộ, xây dựng con người
toàn diện thích ứng cuộc sống văn minh.
Hậu dân sinh: thúc đẩy phát triển kinh tế bằng sức tự lực, tự cường. Vận động nhân dân
tiêu dùng hàng trong nước, gầy dựng những cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề,
khẩn hoang, lập vườn …
Với cách xếp đặt cho thấy Phan Châu Trinh rất quan tâm đến vấn đề dân trí, theo ông phải “
Làm thế nào tạo được một số đồng chí dám có cái nhìn đảo lộn ngai vàng, đảo lộn quý tộc,
đảo lộn Khổng Mạnh, đảo lộn đặc quyền, đảo lộn phương thức sinh hoạt, phong tục tập
quán vào một thời xã hội còn tối ngòm ngòm”.
Trong bài diễn thuyết Đạo đức là luân lý Đông Tây đêm 19-11-1925, là một trong hai bài
đầu tiên và cũng là cuối cùng của cụ Phan trước quốc dân đồng bào, chủ yếu tập trung
những vấn đề sau:
Thứ nhất, theo Phan Châu Trinh cuộc cạnh tranh hơn thua trên thế giới, không thuần nhờ
sức mạnh (vật chất) mà thôi phải nhờ có đạo đức làm gốc nữa. Đạo đức ấy có cơ sở từ
những sự vẻ vang trong lịch sử dân tộc, đó là những đức tính tốt, hay của cha ông, khiến
cho kẻ nào, dân tộc nào đối với mình cũng phải đem lòng kính trọng. Nó là cái tính chất của
dân tộc kết tinh lại như hòn ngọc mài mà không mòn, như sắt nguội đánh mà không bể. Cụ
kêu gọi đồng bào lấy tinh thần cơ bản đó làm sức mạnh đấu tranh của dân tộc.
Thứ hai, Phan Châu Trinh phân tích luân lý châu Âu trên ba mặt: luân lý gia đình, luân lý

quốc gia và luân lý xã hội. Cụ đả phá quan niệm cho châu Âu là “mọi rợ”. Cụ khẳng định
những mặt tốt của nền luân lý Tây phương và cho rằng nhờ những đức tính tốt đó mà giảm
được sự phân cách giàu nghèo và có sự bình đẳng con người trong xã hội.
Thứ ba, Phan Châu Trinh cực lực phê phán bọn “hủ nho”, lấy quan hệ vua tôi, cha con, vợ
chồng, bè bạn … làm giềng mối. Nhưng thực chất là lợi dụng những mối quan hệ đó để củng
cố cho quan hệ phong kiến chuyên chế, coi thường nhân dân. Cụ kêu gọi: nước ta muốn độc
lập tự do, phải có đoàn thể, phải truyền bá chủ nghĩa xã hội trong dân.
Thứ tư, Phan Chu Trinh phân tích vấn đề tiếp thu tư tưởng châu Âu. Sau khi so sánh hai nền
đạo đức và luân lý, cụ kết luận đạo đức luân lý châu Âu không trái với đạo Khổng Mạnh
chân chính. Ta cần giữ cái gốc đạo đức luân lý người, đem điều hoà lại rồi khuếch trương ra
đến mức quốc gia luân lý. Cái cốt lõi của luân lý quốc gia đó là lòng yêu nước.
Cũng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chủ trương học tập văn minh phương Tây do
xuất phát từ nhận thức cho rằng, các nước lớn Âu Mỹ là “xứ sở văn minh”, là “quê hương

×