Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Khối 1_Tuần 2_Soạn theo phân hóa đối tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.06 KB, 2 trang )

Khối 1 Tuần 2
Ngày:……/……/……
Môn Mĩ thuật
Tiết: 2 Bài 2 VẼ NÉT THẲNG
I. Mục tiêu
- Học sinh nhận biết được một số loại nét thẳng.
- Biết cách vẽ nét thẳng.
- Biết phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản.
- HS khá, giỏi : phối hợp các nét thẳng để vẽ tạo thành hình vẽ có nội dung.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên:
- Một số hình (hình vẽ, ảnh) có các nét thẳng.
- Một bài vẽ minh họa.
Học sinh:
- Vở tập vẽ 1.
- Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu nét thẳng
GV HS Ghi chú
-Yêu cầu HS xem hình vẽ
trong vở tập vẽ 1 để các em
biết thế nào là nét vẻ và tên
của chúng.
-GV chỉ vào cạnh bàn,
bảng, …để học sinh thấy rõ
hơn các nét “thẳng ngang”,
“thẳng đứng”, đồng thời vẽ
lên bảng các nét thẳng
ngang, thẳng đứng tạo
thành hình cái bảng …
+Nét thẳng “ngang” (nằm


ngang).
+Nét “thẳng nghiêng”
(xiên).
+Nét thẳng “đứng”.
+Nét “gấp khúc” (nét gãy).
-Học sinh tìm thêm ví dụ về
nét thẳng (ở quyển vở, cửa
sổ) …
-HS khá, giỏi: dùng nét
thẳng ngang, thẳng đứng để
vẽ lại các hình.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ nét thẳng
GV HS Ghi chú
-Vẽ các nét thẳng lên bảng
để học sinh quan sát và suy
nghỉ theo câu hỏi: vẽ nét
thẳng như thế nào ?
-Vẽ hình quả núi bằng nét
gấp khúc và nước bằng nét
ngang và đặt câu hỏi: đây là
+Nét thẳng “ngang”: nên vẽ
từ trái sang phải.
+Nét “thẳng nghiên”: nên
vẽ từ trên xuống.
+Nét gấp khúc: có thể vẽ
liền nét, từ trên xuống, hoặc
từ dưới lên.
*Quan sát hình vẽ ở vở tập
vẽ (vẽ theo chiều mũi tên).
-Hình quả núi và nước, vẽ

bằng các nét gấp khúc và
nét ngang.
Khối 1 Tuần 2
hình gì? Vẽ bằng các nét
gi?
-Vẽ cây và mặt đất tt như
trên.
*GV tóm tắt: dùng nét
thẳng đứng, ngang,
nghiêng, có thể vẽ được
nhiều hình.
-HS khá, giỏi: dùng các nét
thẳng, ngang, nghiên để vẽ
thành hình như giáo viên
vừa vẽ.
3. Thực hành
- Học sinh dùng các nét thẳng vừa học để vẽ thành bức tranh vào giáy A4.
- Vẽ nét thẳng không dùng thước.
- Học sinh chỉ thực hành vẽ một hình đơn giản, không đặt yêu cầu vẽ màu.
- HS khá, giỏi : …………………………………………………….. ……......
Biết phối hợp các nét thẳng để vẽ tạo thành hình vẽ có nội dung và có thể vẽ màu.
4. Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, động viên chung.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ.
- *HS trung bình, yếu: Biết phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản.
- *HS khá, giỏi: phối hợp các nét thẳng để vẽ tạo thành hình vẽ có nội dung.
5. Dặn dò học sinh
- Chuẩn bị cho bài học sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..

×