Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT NGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.97 KB, 10 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm
BÀI VIẾT SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
---------***---------
TÊN ĐỀ TÀI :
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯNG MÔN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP”
- Người thực hiện: PHAN HỮU NGHI
- Chức vụ: giáo viên
- Đơn vò: Trường THCS Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình dạy môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trong trường
phổ thông, tôi nhận thấy việc tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí và hứng thú
tích cực tham gia hoạt động là điều thiết yếu mà các giáo viên đứng lớp điều rất
quan tâm thực hiện. Tuy nhiên để thực hiện môn học này thành công hay thất bại là
do nghệ thuật vận dụng phương pháp của mỗi giáo viên. Dạy như thế nào để cho
học sinh cảm thấy thích thú, hưng phấn và tham gia hoạt động một cách có hiệu quả
để lớp học được sinh động, tạo không khí thoải mái trong phát biểu, tích cực trong
thảo luận nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học sinh trong thời đại công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Người giáo viên cần phải tổ chức thực hiện tốt chương
trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết,
hình thành tình cảm, niềm tin với những giá trò truyền thống, những đức tính, phẩm
chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Đồng thời rèn luyện cho
học sinh những kó năng, những năng lực giao tiếp để chuẩn bò cho các em có điều
kiện tự khẳng đònh vai trò cụ thể trong học tập, lao động và trong các hoạt động giao
lưu, hoạt động xã hội trong giao tiếp trong thời gian học tập ở nhà trường cũng như ở
các môi trường làm việc ở tương lai.
Vì vậy, đề áp dụng phương pháp tích cực lấy học sinh làm trung tâm trong
giảng dạy môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi tập trung vào vấn đề:
“Nâng cao chất lượng môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Tại sao tôi phải
chọn đề tài này? Đó là vì:


II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ:
Hiện nay đa số giáo viên chủ nhiệm chúng ta điều rất lo lắng và e ngại việc
đảm nhận giảng dạy môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vì sao vậy? Là bởi
Phan Hữu Nghi - 1 -
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
vì: đây là một môn học hoàn toàn mới mẽ, tuy không xa lạ đối với thầy và trò nhưng
tiếp xúc với nó không phải là vấn đề đơn giản, dễ thực hiện trong một ngày một
buổi mà cần phải có một thời gian lâu dài để nắm vững chương trình và kiến thức
của môn học này. Hơn thế nửa, môn học này đòi hỏi người giáo viên phải có trách
nhiệm, có lòng nhiệt tình say mê giảng dạy và kiên trì giúp đỡ hướng dẫn học sinh
tham gia tốt các hoạt động.
Qua một thời gian giảng dạy tôi cố tìm cho mình những phương pháp giảng
dạy thích hợp để làm sao tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động có hiệu quả tốt
nhất. Quả thật, bước đầu học sinh còn bỡ ngỡ, lúng túng, e ngại khi tiếp xúc với các
hoạt động, chưa được tự tin, chưa phát huy được khả năng sáng tạo và năng động của
các em. Chính vì vậy bản thân tiếp tục tìm tòi và đổi mới phương pháp để nhằm
“Nâng cao chất lượng môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
III. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
Để làm được điều đó thì bản thân của mỗi giáo viên chủ nhiệm đều có biện
pháp và nghệ thuật riêng của mình. Còn đối với riêng tôi đã áp dụng một số biện
pháp sau để đạt được mục tiêu đề ra:
- Một là, phải nắm thật vững kiến thức của môn học này trong từng chủ điểm
của tháng và của từng hoạt động để đặt ra mục tiêu cần phải đạt là gì? Và đồng thời
từ đó hướng dẫn học sinh thật kỹ nên chuẩn bò những gì cho mỗi hoạt động riêng
biệt, đó là điều vô cùng quan trọng dẫn đến sự thành công của hoạt động.
- Hai là, chọn một học sinh thật sự có năng khiếu để làm người dẫn chương
trình điều này cũng góp phần không nhỏ đến sự thành công của tiết sinh hoạt.
- Ba là, tạo tâm lí thoải mái, thư giản trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp để từ đó nhằm giúp các em học tốt các môn văn hóa.
- Bốn là, giáo viên chủ nhiệm nêu mục tiêu giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm

giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các lónh vực của đời sống xã hội, tích lũy kinh
nghiệm giao tiếp và hoạt động tập thể, rèn luyện và phát triển các kó năng cơ bản,
tích cực tự giác, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể, coi đó vừa là
quyền lợi, vừa là trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng tập thể
lớp.
- Năm là, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên thực hiện: người
dẫn chương trình, Ban Giám Khảo, thư kí, người mời đại biểu, người trang trí lớp,
người điều khiển chương trình văn nghệ. Vì sao phải làm như vậy? Vì tất cả những
học sinh này thực hiện tốt nhiệm vụ của mình sẽ góp phần cho tiết sinh hoạt hiệu
quả cao.
- Sáu là, động viên tất cả học sinh chuẩn bò thật tốt các nội dung, yêu cầu theo
từng hoạt động giáo dục của chủ điểm.
Phan Hữu Nghi - 2 -
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
- Bảy là, trong các hoạt động, cần lồng ghép kiến thức các môn học vừa giúp
các em ôn tập kiến thức, vừa tạo điều kiện kích thích tư duy sáng tạo và tính cạnh
tranh phát biểu của học sinh. Đồng thời xen kẽ vào đó là các trò chơi, câu đố, các
tiết mục văn nghệ… để góp phần làm cho tiết học sinh động và phong phú hơn.
- Tám là, nên tạo tình huống có vấn đề để học sinh tự xử lý, nêu những gương
tốt trong học tập, lao động sản xuất và chiến đấu để các em học tập và noi theo.
Đồng thời, cần nêu lên những hành vi xấu để các em tự đánh giá rút kinh nghiệm.
- Chín là, giáo viên chủ nhiệm cần khen ngợi, tuyên dương và có những phần
quà tặng cho tổ hoặc cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia hoạt động.
Tuy nhiên, không được phê bình những tổ, nhóm hoặc cá nhân chưa tích cực tham
gia hoạt động mà cần phải khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ và đưa ra những yêu
cầu đơn giản hơn để tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực hơn ở các hoạt động
kế tiếp.
- Cuối cùng là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải chỉ là nhiệm vụ
của giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp mà phải huy động sự tham gia của các lực
lượng giáo dục như: Ban Giám Hiệu, Đội Thiếu Niên, Đoàn Thanh Niên, Hội phụ

nữ, cựu chiến binh, những đội viên và các giáo viên bộ môn…
Dưới đây là một tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà tôi đã áp dụng
phương pháp mới để thực hiện hoạt động. Và qua tiết hoạt động này tôi thấy rất
thành công bởi sự tham gia rất tích cực và có hiệu quả của học sinh:
* Tuần 16: chủ điểm tháng 12 “Uống nước nhớ nguồn”.
* Hoạt động 3: hội vui học tập:
A . Mục tiêu giáo dục: giúp học sinh:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện
tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội.
- Rèn luyện được kó năng nhanh nhẹn thông qua việc trả lời các câu hỏi.
B. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Kiến thức cơ bản của một số môn học.
- Vận dụng kiến đã học vào cuộc sống.
- Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội.
2. Hình thức:
Thi hỏi – đáp.
C. Chuẩn bò hoạt động:
1. Giáo viên: xây dựng chi tiết nội dung hoạt động:
Phan Hữu Nghi - 3 -
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
- Phổ biến mục đích yêu cầu của nội dung hoạt động và gợi ý một số công việc
để học sinh chuẩn bò.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp và các cán sự bộ môn tổ chức thực hiện hoạt
động này.
2. Học sinh: hợp bàn phân công và giao nhiệm vụ cho các tổ và các cán sự bộ
môn:
- Một số câu hỏi, bài tập, câu đó vui… của các môn học.

- Một số tiết mục văn nghệ.
- Phân công người mời Ban giám khảo.
- Thư kí.
- Người điều khiển chương trình.
- Nhóm trang trí lớp:
+ Cả hàng chử trên bảng với khẩu hiệu: hoạt động 3 “Hội vui học tập”.
+ Chuẩn bò bàn cho ban giám khảo và thư kí.
+ Khăn trải bàn, bình hoa, bảng điểm của các tổ.
D. Tiến trình hoạt động:
Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời
lượng
DCT bắt giọng
cho cả lớp hát
DCT
DCT giới thiệu
1. Khởi động:
Mời các bạn cùng tham gia hát bài: “Nối vòng tay
lớùn”. (nhạc và lời: Trònh Công Sơn).
Tuyên bố lí do: Các bạn thân mến!
Để tưởng nhớ đến công ơn của các anh hùng dã hy
sinh vì đất nước để giành được độc lập cho dân tộc.Và
nhờ đó mà chúng ta được sống trong cảnh ấm êm, hạnh
phúc và được học tập để trở thành người có ích cho xã
hội mai sau. Chính vì vậy, chúng ta phải cố gắng ra sức
học tâïp thật giỏi và thật ngoan để đền đáp công lao to
lớn của các anh hùng đã hy sinh cho đất nước. Hôm nay
lớp chúng mình sẽ tổ chức buổi sinh hoạt với chủ đề:
“Hội vui học tập”. Đó là lý do của buổi sinh họat hôm
nay . Đề nghò các bạn hoan nghênh chung.
Đến dự buổi sinh hoạt hôm nay chúng ta rất vinh

dự được đón tiếp:
- Cô:Huỳnh Thò Út Mười là phó hiệu trưởng của
trường. Đề nghò các bạn hoan nghênh.
5 phút
Phan Hữu Nghi - 4 -
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
DCT giới thiệu
thể lệ cuộc thi
và nội dung câu
hỏi.
Đại diện mỗi tổ
lên bắt thăm câu
hỏi và trả lời.
Sau khi trả lời
xong Ban giám
khảo nhận xét
và công bố
điểm.
Ban giám khảo hôm nay gồm các thầy cô như sau:
- Thầy: Nguyễn Văn Hướng là giáo viên bộ môn
Sinh.
- Thầy: Hồ Thanh Tuấn là giáo viên bộ môn Hóa.
- Thầy: Hồ Hữu Nghóa là giáo viên bộ môn Toán.
- Cô: Bùi Thò Ngọc Hương là giáo viên bộ môn Lý.
- Cô: Phan Thò Thanh Tâm là giáo viên bộ môn Văn.
- Thầy: Phan Hữu Nghi là giáo viên bộ môn Anh,
đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm lớp chúng ta. Đề
nghò các bạn hoan nghênh chung.
2.Hội thi học tập:
Lần lượt mời đại diện các tổ lên bắt thăm các câu

hỏi, về chỗ suy nghó trong thời gian 2 phút và sau đó lên
trả lời. Sau khi trả lời xong mời ban giám khảo nhận xét
và cho điểm.
* Nội dung câu hỏi:
Câu 1:Bạn hãy cho biết các từ này:Người dưng,bát
đũa,tự do xuất hiện trong nhừng bài thơ nào?
Đáp án: “Ngươi dưng”trong bài thơ ánh trăng, “bát đũa”
trong bài thơ về tiểu đội xe không kính, “Tự do”trong
bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Câu 2:choose the best option
Minh…………in MyHiep……………
A.have lived/for B.has lived/since
C.has lived/for
Đáp án: C
Câu 3 : Hiện tượng nước biển biến thành muối là hiện
tượng gì?
A. vật lí
B. hóa học
C. vừa vật lí , vừa hóa học.
D. không phải hiện tượng nào
Đáp án: B
Câu 4: đột biến gen là gì?
Đáp án: đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc
của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêotic.
Câu 5: đònh nghóa phương trình bậc hai? Cho ví dụ.
25
phút
Phan Hữu Nghi - 5 -

×