Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đáp án đề HSG huyện 08-09 Địa lý 9 V2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.18 KB, 2 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
THÀNH CHƯƠNG NĂM HỌC 2008-2009
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Nội dung Điểm
Câu 1. 4,0
* Đặc điểm khác nhau về cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng ĐBBB và DH NTB 2,5
+) Cơ cấu ngành nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ:
- Gồm ngành trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây con vụ đông, chăn nuôi gia súc,
gia cầm.
0,75
- Trong nông nghiệp, trồng cây lương thực là ngành quan trọng nhất. 0,5
+) Cơ cấu ngành nông nghiệp DH NTB:
- Gồm các ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, chăn nuôi gia
súc lớn.
0,75
- Trong nông nghiệp, ngành trồng cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi gia súc
lớn đóng vai trò quan trọng.
0,5
* Nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự khác nhau: 1,5
- Vùng Bắc Bộ có một mùa đông lạnh (có 3 tháng nhiệt độ TB dưói 20
0
C) , tạo nên
một cơ cấu cây trồng, vật nuôi vụ đông với nhiều sản phẩm khác nhau.
0,75
- Vùng DHNTB không có mùa đông lạnh nên cơ cấu cây trồng đơn giản hơn.
Nhưng do có diện tích đồi trước núi nên thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.
0,75
Câu 2. 3,0
a. Tình hình trồng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1995-2005 1,5
- Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều tăng. Giai đoạn 1995-


2000 tăng nhanh hơn giai đoạn 2000-2005
0,75
- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ lệ lớn hơn trong cơ cấu diện tích
cây công nghiêp của cả nước.
0,75
b. Ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta 1,5
- Về kinh tế: cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, tạo ra các sản
phẩm xuất khẩu có giá trị.
0,5
- Về xã hội: các vùng chuyên canh có ý nghĩa tạo thêm việc làm, phân bố lại dân cư
giữa các vùng trong cả nước.
0,5
- Về môi trường: sử dụng được nhiều loại đất khác nhau (nhất là các loại đất đồi
núi, bạc màu, đất nhiễm mặn), nên có tác dụng hạn chế tốc độ dòng chảy, sử dụng
hợp lí tài nguyên đất.
0,5
Câu 3. Phân tích các điều kiện phát triển ngành du lịch của DH Nam Trung Bộ 5,0
* Thuận lợi: 3,5
- Vị trí cầu nối giữa miền Bắc và Nam Trung Bộ; hạ Lào- Việt Nam - Biển Đông 0,5
- Có nhiều danh lam thắng cảnh, vườn quốc gia, bãi tắm: Nha Trang, Non Nước… 0,5
- Có 2 di sản văn hoá thế giới: Phố cổ Hội An, Mỹ Sơn. 0,5
- Có nhiều di tích lịch sử văn hoá. 0,5
- Có nhiều cảng biển lớn, tàu du lịch quốc tế trọng tải lớn có thể ra vào. 0,5
- Cơ sở vật chất kĩ thuật đã được cải thiện: sân bay quốc tế Đà Nẵng, Nha Trang… 0,5
- Chính sách đầu tư phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng đã được chú trọng. 0,5
* Khó khăn: 1,5
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu: Hệ thống giao thông, khách sạn… 0,75
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: lũ lụt, mưa bão... 0,75
Câu 4. 4,0
* Vẽ biểu đồ hình tròn: đúng, đẹp, cân đối 2,0

* Nhận xét: 2,0
- Trong những năm tới, tỉ lệ ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế sẽ tăng
nhanh.
1,0
- Do quá trình công nghiệp hoá, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm; tỉ trọng ngành
công nghiệp tăng chậm.
1,0
Câu 5. 4,0
* Đặc điểm: 2,5
- Gồm các tỉnh và thành phô: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải
Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
1,0
- Cơ cấu kinh tế đa dạng, bao gồm: cơ khí, hoá chất, chế biến thuỷ sản, trồng cây
lương thực; dịch vụ vận tải, du lịch…
1,0
- Trung tâm kinh tế lớn và quan trọng nhất: Thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng. 0,5
* Ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: 1,5
- Về kinh tế: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng; đồng thời làm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế các vùng Bắc Trung Bộ và Miền núi trung du Bắc Bộ.
1,0
- Về xã hội: tạo thêm việc làm; nâng cao mức sống cho ngưòi dân, phân bố lại dân
cư trong vùng.
0,5
 Lưu ý trong khi chấm thi:
- Các giám khảo thảo luận, thống nhất biểu điểm trước khi chấm.
- Học sinh có các cách diễn đạt khác nhau nhưng thể hiện đúng nội dung thì vẫn cho điểm
tối đa. Các ý sáng tạo và đúng nhưng chưa có trong HDC cần khuyến khích.
------------------------------ Hết ------------------------------------

×