Ngày soạn: 20/09/07 Tiết 6: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: - Học sinh nắm được định nghĩa nguyên tố hóa học, biết được kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu hoá học còn chỉ
1 nguyên tử của nguyên tố.
- Học sinh biết cách ghi kí hiệu hoá học của 1 số nguyên tố thường gặp, biết được tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ
Trái đất
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu của các nguyên tố.
* Thái độ: Yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học :
* GV: Bảng ghi một số nguyên tố hóa học; hình vẽ 1.8 SGK
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
I. Nguyên tố hóa học là gì?
1. Định nghĩa: SGK.
*Chú ý: Những nguyên tử có số p
bằng nhau thì chúng thuộc cùng một
nguyên tố hóa học.
• Hoạt động của GV.
* Hoạt động 1: (5’) KTBC + ĐVĐ bài mới.
- Nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại
hạt nào?
- Bài tập áp dụng: Cho sơ đồ nguyên tử Mg. Hãy cho biết số
p, số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Mg.
* ĐVĐ
- Yêu cầu HS xác định hàm lượng Canxi có trên hộp sữa.
Trong thành phần sữa có nguyên tố hóa học Canxi. Bài
học này giúp các em một số hiểu biết về nguyên tố hoá học:
Nguyên tố hoá học
* Hoạt động 2: (25’) Nguyên tố hóa học là gì?
GV: Chất được tạo ra từ đâu?
GV: Thông báo: Nước được tạo nên từ nguyên tử H và
nguyên tử O
1g nước…3.10
22
nguyên tử O và 6.10
22
nguyên tử H.
⇒ Khi nói đến những lượng nguyên tử vô cùng lớn người
ta nói “nguyên tố hóa học” thay cho cụm từ “loại nguyên
tử”.
GV: Vậy nguyên tố hóa học là gì?
• Hoạt động của HS:
HS
1
: Trả lời lý thuyết.
HS
2
: Bài tập áp dụng
+ Số p: 12; số e lớp ngoài cùng: 2e
+ Số e: 12; số lớp e: 3 lớp.
HS: Xác định hàm lượng Canxi.
HS: Lắng nghe, ghi đầu bài
HS: Chất được tạo ra từ nguyên tử.
HS: Hình thành.
Nguyên tố hóa học = loại nguyên tử = những
nguyên tử cùng loại.
HS: Nguyên tố hóa học là tập hợp những
nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt
nhân.
2. Kí hiệu hóa học
- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố
và chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.
* Lưu ý: Cách viết
+ Chữ cái đầu viết bằng chữ in hoa.
+ Chữ cái thứ hai (nếu có) viết bằng
chữ thường và viết nhỏ hơn chữ cái
đầu.
3. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
- Có trên 110 nguyên tố (92 nguyên tố
có trong tự nhiên).
- Oxi là nguyên tố chiếm gần nữa
(49,4%) khối lượng vỏ Trái đất.
GV: Theo định nghĩa cái gì đặc trưng cho một nguyên tố
hóa học.
⇒ Những nguyên tử có số p bằng nhau thì chúng thuộc
cùng một nguyên tố hóa học.
GV: Thông báo: Những nguyên tử thuộc cùng một nguyên
tố hóa học có tính chất hoá học giống nhau.
* Củng cố: 1, 8/20 sgk.
* Để biểu diễn nguyên tố hóa học, làm sao?
GV: Giới thiệu kí hiệu của một số nguyên tố có trong bảng
1 trang 42 SGK
GV: Gọi HS viết kí hiệu của 1 số nguyên tố thường gặp như
Oxi, Cacbon, Natri…
GV: Lưu ý cho học sinh về cách viết kí hiệu hoá học đúng,
chính xác.
GV: Thông báo: Kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử
của nguyên tố đó.
Ví dụ: H : chỉ 1 nguyên tử Hiđro
Fe : chỉ 1 nguyên tử sắt;
3Cu : chỉ 3 nguyên tử đồng.
GV: Cho học sinh luyện tập.
* Củng cố: 2, 3/20 sgk.
GV: Thông báo: Kí hiệu hoá học của các nguyên tố được
dùng thống nhất trên toàn thế giới.
* Hoạt động 3: (10’) Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
GV: Cho đến nay loài người đã biết được bao nhiêu nguyên
tố? và bao nhiêu nguyên tố có trong tự nhiên?
GV: Treo hình 1.8 sgk.
Gọi HS nêu tên 4 nguyên tố chiếm nhiều nhất trong vỏ Trái
đất
HS: Đó là số p trong hạt nhân.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
HS
1
: 1a sgk
HS
2
: 1b sgk
HS
3
: 8/20 sgk.
HS: Dùng kí hiệu hóa học.
HS: Theo dõi.
HS: Làm theo yêu cầu của GV
HS: Luyện tập:
+ 2 nguyên tử Natri : 2Na
+ 3 nguyên tử lưu huỳnh: 3S
+ 1 nguyên tử photpho : P
+ 5 nguyên tử bạc : 5Ag
+ 1 nguyên tử Kali : K
HS
1
: 2/20sgk
HS
2
: 3/20sgk.
HS: Đọc thông tin sgk
HS: Có trên 110 nguyên tố ( 92 nguyên tố có
trong tự nhiên).
HS: Oxi(49,4%); Silic(25,8%); Nhôm(7,5%);
Sắt ( 4,7%)
D. Hướng dẫn tự học: (5’)
* Bài sắp học: - Học bài theo vở ghi + sgk.
- Học thuộc kí hiệu hoá học của các nguyên tố thường gặp (15 nguyên tố): H, O, C, P, S, Na, K, Ca, Mg, Al, Fe, Cu, Zn, Ag, Pb
- Làm các bài tập 1, 2, 3, 8/20 sgk.
* Bài sắp học: Nguyên tố hóa học (T
2
)
- Khối lượng của 1 nguyên tử C = ? g
- Khối lượng của 1 nguyên tử C = ? đvC
- Nguyên tử khối là gì?
- Xem (cột 4) bảng 1 trang 42 sgk.
E. Rút kinh nghiệm, kiểm tra:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………