Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN Mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.73 KB, 7 trang )

Đề tài: Làm thế nào cho trẻ 5 tuổi nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết để trẻ tự tin bước vào lớp 1
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐÔNG
TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG HÒA
***    **


Trần Thị Ý Anh Trường mầm non Hương Hòa
1
Người viết đề tài: Trần Thị Ý Anh
ĐỀ TÀI:
LÀM THẾ NÀO CHO TRẺ 5 TUỔI NẮM
VỮNG 29 CHỮ CÁI VÀ HỌC ĐỌC, HỌC
VIẾT ĐỂ TRẺ TỰ TIN BƯỚC VÀO LỚP 1
Tháng 03/2009
Đề tài: Làm thế nào cho trẻ 5 tuổi nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết để trẻ tự tin bước vào lớp 1
ĐỀ TÀI:
LÀM THẾ NÀO CHO TRẺ 5 TUỔI NẮM VỮNG 29 CHỮ CÁI VÀ
HỌC ĐỌC, HỌC VIẾT ĐỂ TRẺ TỰ TIN BƯỚC VÀO LỚP 1
PHẦN I: CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo là lứa tuổi khởi đầu làm quen với chữ viết là
cho trẻ làm quen với việc học đọc, học viết rất quan trọng đối với trẻ, trẻ không nắm
vững 29 chữ cái và học đọc và học viết thì lên lớp 1, trẻ sẽ không thể học được vì lên
lớp 1, trẻ sẽ học kết hợp âm và chữ, âm, vần, nhận diện chữ, dạy ghép vần, tư thế ngồi,
cách cầm bút. Nếu ở mẫu giáo trẻ không nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết thì
vào lớp 1 trẻ sẽ không tự tin và lúng túng, trong khi học trẻ không đạt được kết quả
tốt, cho nên phải tập cho trẻ nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết để tạo tâm thế
cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông. Cho nên phải yêu cầu trẻ nhận biết và phát âm đúng
29 chữ cái tiếng việt, trẻ nhận biết chữ cái thông qua tri giác bằng tri giác bằng âm
thanh, nhận biết các chữ in hoa, in thường, viết, viết thường, trẻ biết cách liên hệ các
chữ cái với các từ đã học và tìm ra chữ cái có trong các từ đó, làm quen với cách tách


âm, ghép âm thông qua đó cho trẻ làm quen với các vị trí của các âm trong từ, trẻ biếc
các kỹ năng ban đầu và tiếp tục đọc, viết; cách ngồi, viết, cách cầm bút, mở sách,
đọc…Luyện khả năng chủ ý có chỉ định, biết tập trung, lắng nghe, yêu cầu những kỹ
năng; nghe, nói (tiếp nhận, viết, biểu lộ), mở rộng vốn hiểu biết để hình thành 4 kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ.
Thông qua các buổi tham quan ở trường tiểu học, sinh hoạt, lao động thông qua
các trò chơi…Cô giáo nên khuyến khích trẻ đọc một cách rõ ràng, mạnh lạc, không
nói ngọng, nhói lặp, nói lí nhí phát âm phải đúng chính xác.
Việc tăng cường cho trẻ nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết góp phần
kích thích phát triển tư duy, thể hiện ở trẻ xác định được tính chất đặc điểm của các
chữ đó bằng cách tìm kiếm thông qua đồ vật , trò chơi trẻ em nắm vững 29 chữ cái và
học đọc và học viết để trẻ tự tin chuẩn bị cho trẻ một kỹ năng cần thiết trước khi bước
vào lớp 1.
Làm quen với 29 chữ cái và học đọc, học viết thông qua các hình ảnh, đồ dùng
dạy học, đồ chơi qua các trò chơi trí tuệ, thông qua các hoạt động khác như: tạo hình,
kể chuyện, hoạt động vui chơi, môi trường xung quanh, không gian lớp học..để tạo
môi trường hoạt động cho trẻ nắm được 29 chữ cái và học đọc, học viết được tốt. Đây
là cơ sở quan trọng để trẻ tiếp nhận tri thức khi bước vào trường phổ thông.
2. Cơ sở lý luận:
Tài liệu liên quan hỗ trợ cho tôi áp dụng để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm:
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004-2007)
Tài liệu chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông
Trần Thị Ý Anh Trường mầm non Hương Hòa
2
Đề tài: Làm thế nào cho trẻ 5 tuổi nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết để trẻ tự tin bước vào lớp 1
3. Cơ sở thực tiễn:
Qua nhiều năm thực hiện chuyên đề (làm quen văn học chữ viết bản thân tôi
nhận thấy có một số trẻ ở lớp tôi rất thích đọc chữ và học đọc, học viết nhưng trẻ nhận
mặt chữ qua các đồ dùng, tranh ảnh, sách tranh…còn hạn chế
Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghè nàn, sách tranh, truyện thơ, tranh chữ

to…còn ít.
Trẻ hay bắt chước đọc theo quán tính đọc vẹt
Nhận thức của trẻ không đồng đều, có trẻ cô chỉ đọc 1,2 lần thì trẻ đã nhớ được mặt
chữ và phát âm lại đúng chữ, nhưng vẫn còn nhiều cháu phát ân đi phát âm lại nhiều
lần, thông qua các trò chơi mà trẻ vẫn không nhớ được mặt chữ mà chỉ đọc vẹt.
Số trẻ không nắm được mặt chữ, phát âm không rõ ràng
Chưa mạnh dạng tự tin trong khi đọc viết còn nhiều
Còn có một số trẻ phát âm chưa chính xác còn nói lắp nói ngọng như: chữ khó
(N, S, P, L, X, B).
Số trẻ nắm được 29 chữ cái tiếng việt đạt 80%
Số trẻ nắm được mặt chữ qua các đồ dùng, tranh ảnh qua các trò chơi đạt 60%
Trẻ phân biệt được các chữ gần giống nhau (P, Q, B, D, M, N) đạt 70%
Trẻ biết cách ghép âm đạt 40%
Trẻ tập đọc, tập viết, cách ngồi, cách cầm bút, mở sách đọc đạt 50%
Trẻ nhận biết các kiểu chữ (in hoa, in thường, viết thường, viết hoa) đạt 70%.
Với tình hình trẻ như trên khi tôi thực hiện cho trẻ nắm được chữ và học đọc,
học viết qua các đồ dùng tranh ảnh, qua các trò chơi ở lớp tôi còn gặp nhiều khó khăn
vì vậy tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu để có những biện pháp làm thế nào
cho trẻ nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết một cách có hiệu quả để tạo tiền đề
cho trẻ tự tin bước vào lớp 1 một cách tốt nhất.
PHẦN II : CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
*Giải pháp 1: Tạo môi trương cho trẻ hoạt động:
Trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn với trang trí ở lớp bé, nhở, lá trên mỗi
bức tranh, góc đồ chơi điều có chữ viết để trẻ có thể đọc tạo môi trường cho trẻ làm
quen với chữ viết .
Xây dựng kế hoạch tuần, tháng theo chủ đề, chủ điểm đúng với hình thức thực
tiển của lớp mình.
Những đồ dùng đồ chơi sản phẩm vẻ nặng, xé dán, cắt dán …điều phải viết chữ
để trẻ hàng ngày kích thích trẻ quan sát và tìm các chữ cái liên hệ với các chữ cái đã
học, khi trẻ nhớ được các chữ cái đó trẻ có thể đọc dòng chữ một cách rỏ ràng để cho

trẻ làm quen lần sau trẻ sẽ đọc đúng như vậy ( trẻ đọc theo cách riêng của mình )
Cô giáo nên xây dựng tạo góc “ thư viện ” với những cuốn truyện tranh sách
tranh để trẻ tự đọc, vẽ theo các chữ đó có những cuốn sách đen trắng để cho trẻ tô
màu, các sách trò chơi phát triển trí tuệ “ bé vẽ” trò chơi về nét chữ …
Khi trẻ đọc, viết cô giáo luôn quan sát hướng dẫn cách mở sách đọc từng trang
một và bắt đầu đọc từ trang đầu tiên và đến kết thúc trang sách. Khi cô đọc cho trẻ
Trần Thị Ý Anh Trường mầm non Hương Hòa
3
Đề tài: Làm thế nào cho trẻ 5 tuổi nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết để trẻ tự tin bước vào lớp 1
nghe thì cô hướng sự chú ý của trẻ vào từng bức tranh (một trẻ 1 cuốn sách giống của
cô để trẻ dễ theo dõi. Rèn cho trẻ kỷ năng quan sát . Quan đó giúp cho trẻ khả năng
ghi nhớ, khả năng hiểu biết của trẻ và sau đó cô giáo cho trẻ đọc theo hiểu biết của trẻ.
Sau khi trẻ đọc cô giáo gợi ý cho trẻ tìm các chữ cái đã học trên trang sách tìm những
chữ cái giống nhau dùng bút chì khoanh tròn hoặc gạch chân những chữ cái đã học
hướng dẫn trẻ đoán biết ý nghĩa nội dung qua các dấu hiệu gợi ý của tranh.
Cho trẻ làm quen với việc người lớn viết chữ.
Hướng dẫn trẻ về tư thế ngồi đúng khi tập tô các chữ cái.
Luôn thay đổi các hình thức cho trẻ hoạt động như tham quan, dạo chơi tham
các con vật nuôi, gọi tên các con vật nuôi, biết được các hiện tượng thiên nhiên…
tham quan trường tiểu học, nhằm tạo môi trường để mở rộng thêm hiểu biết cho trẻ,
Thông qua việc phát âm đúng các tiếng, các từ nếu chỉ cho trẻ làm quen với chữ
bằng cách nhận mặt chữ thì trẻ mới cảm nhận ở mức cảm tính (thông qua các cơ quan
cảm giác, tri giác) mà cần cho trẻ làm quen với các chữ cái ( đặc biệt các chữ cái khó)
là âm đầu của tiếng , từ giúp cho trẻ phát triển khả năng bắt âm một cách dể dàng hơn.
Tạo môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ thông qua học mà chơi chơi mà học
đặc biệt là trò chơi học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ và
dạy học cho trẻ đối với việc học đọc học viết sử dụng trò chơi học tập là một hình thức
tổ chức dạy học cho trẻ làm quen kĩ năng tập đọc tập viết, cách ngồi cách cầm bút, mở
sách thông qua các trò chơi giúp trẻ tiếp thu, củng cố những tri thức và kỉ năng một
cách nhẹ nhàn.

Ví dụ: Thông qua hình vẽ, đồ dùng cho trẻ điền thêm cái chữ cái còn thiếu
trong từ bằng cách phát âm, gọi tên những đồ dùng, con vật, đồ vật đó… để trẻ nhận
biết những chữ cái vừa học, để trẻ nhận biết vị trí các âm tiếng trong một tiếng hoặc từ
và làm quen với việc tách âm, ghép âm trẻ đã làm quen với trò chơi khi trẻ lên lớp 1
trẻ sẽ thuận lợi hơn trong việc tách ghép âm.
Ngoài ra tạo môi trường hoạt động phong phú và phù hợp với trẻ như chơi xếp
hình, xâu hạt, lắp ráp chơi với đất nặn…giúp cho sự phát triển các kỉ năng sử dụng cho
trẻ tập viết sau này đối với trẻ.
Tạo môi trường cho trẻ bằng cách viết tên ở các đồ dùng, đồ chơi, tên của mình,
tên đồ dùng cá nhân,.. khi vui chơi chuẩn bị giấy bút ở mỗi góc chơi cho trẻ
Ví dụ : Góc phân vai viết tên các mặt hàng, nấu ăn viết thực đơn một số thực
phẩm …để hình thành ở trẻ tính hiếu kỳ đối với ngôn ngữ viết.
*Giải pháp 2: Tạo điều kiện giúp trẻ mạnh dạn tự tin để trẻ nắm vững 29 chữ
cái và học đọc học viết:
Qua thực tế của lớp, tôi đã nắm được tâm lý và đặc điểm của từng trẻ luôn gần
gủi quan tâm hơn đối với những trẻ cá biệt, trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi thông
qua các đồ dùng đồ chơi…để hỏi trẻ và cho trẻ đọc theo cô và cho trẻ đọc lại cô hỏi trẻ
con vừa đọc xong từ hoặc tiếng đó có chữ cái gì mà con đã học rồi và cho trẻ phát âm
lại chữ cái đó, để tạo tự tin cho trẻ khi có cô cùng tham gia với mình.
Trần Thị Ý Anh Trường mầm non Hương Hòa
4
Đề tài: Làm thế nào cho trẻ 5 tuổi nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết để trẻ tự tin bước vào lớp 1
Trong khi trẻ hoạt động cô phải tạo cho trẻ cảm xúc thỏa mái để trẻ hứng thú
tham gia.
Ví dụ: Thay vì yêu cầu trẻ viết hai nét xiên phải, trái, giáo viên yêu cầu hoặc
gọi ý trẻ vẽ cho cô hai cây kem, hai nét xiên tạo ra 2 cây kem ngon, hoặc chú hề đội
mủ sẽ có dạng chữ ô hoặc vẽ quả trứng gà có dạng chữ o… Từ bất kỳ đồ vật nào, sự
vật nào trẻ quan sát và ghi nhớ được đều có liên quan đến sự liên tưởng đến những
chữ cái trẻ học, giúp cho trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
Luôn giúp đỡ, khuyến khích động viên trẻ than gia tích cực khi trẻ đã phát âm

đúng chữ rõ ràng, mạch lạc, và khi cầm bút ngồi viết đúng các nét chữ đúng tư thế để
giúp trẻ mạnh dạng hơn trong khi học đọc học viết.
Đối với những trẻ nói lí nhí chưa mạch lạc, rỏ ràng, phát âm chưa chính xác tôi
luôn chú ý sửa sai và hướng dẫn trẻ phát âm cùng cô nhiều lần thông qua mọi lúc mọi
nơi để trẻ phát âm đúng và nắm vững được mặt chữ.
Với trẻ nói ngọng, nói lắp trẻ còn rụt rè tôi đến bên trẻ cùng phát âm với trẻ để
trẻ phát âm lại cùng cô chữ cái đó để trẻ ghi nhớ hơn.
Với những trẻ cầm bút chưa được tôi đến bên trẻ cầm tay trẻ cho trẻ viết theo cô
từng nét chữ để trẻ dễ dàng tự tin trong khi tô viết chữ.
*Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm quen 29 chữ cái học đọc học viết qua các trì
chơi, đồ dùng đồ vật và các góc chơi…:
Chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phong phú ở các góc chơi
Tổ chức các hoạt động trãi nghiệm hàng ngày cho trẻ làm quen với việc đọc
viết, đọc câu thơ, câu chuyện, viết tên các đồ vật, tên câu chuyện, câu thơ…
Tổ chức môi trường chữ viết phong phú giúp trẻ dần dần nhận thức về chữ viết,
về sự liên quan giữa những gì được viết và những chữ gì trẻ đọc được, luôn thay đổi
nội dung hình thức cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe các loại sách khác nhau như thơ,
tranh có viết chữ to…
Các đồ dùng chơi qua các góc chơi phải viết bằng chữ to.
Cho trẻ làm quen với các từ, tiếng , câu có ý nghĩa đặt biệt đối với cá nhân trẻ.
Trẻ ngồi viết đúng tư thế, cầm bút bằng tay phải qua các góc chơi
Thông qua các trò chơi “Đồng hồ kì diệu ”“ Tìm đúng nhà”“Thi xem ai nhanh “
Xếp đúng thứ tự” “Tìm bạn” “Tìm chữ cái qua tranh” “ Tai ai tinh” ai tinh mắt “Tìm
đúng chỗ “ Đồ Mi Nô” chọn chữ cái cho tranh, xếp chữ bằng hột hạt, Điền chữ cái còn
thiếu trong từ ”. Vẽ nét… Qua những trò chơi đó giúp cho trẻ rất nhiều trong quá trình
chơi trẻ sẽ nắm vững mặt chữ, đọc viết và giúp viết được các chữ trẻ sẽ ghi nhớ sâu
hơn.
*Giải pháp 4: Kích thích học đọc, học viết hàng ngày cho trẻ:
Tôi luôn tập cho trẻ học nói, tập trả lời câu hỏi, tập cầm bút tô viết chữ khuyến
khích trẻ sử dụng tái tạo lại 29 chữ cái đọc viết hàng ngày của trẻ, hỏi trẻ những câu

hỏi gợi mở.
Ví dụ: Trong từ con gà trống được bắt đầu bằng chữ nào ?
Trần Thị Ý Anh Trường mầm non Hương Hòa
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×