PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MẪU GIÁO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC-GIÁO DỤC
HỌC SINH CÁ BIỆT
I/ Lý do đặt vấn đề:
1
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
kinh tế và đang thực hiện chủ đề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục. Lớp trẻ ngày nay là những nhân tố sẽ góp phần đẩy mạnh đưa đất nước
chúng ta ngày càng phát triển, muốn được như thế chúng ta cần hết sức quan tâm
đến việc chăm sóc-giáo dục các cháu về mặt học tập và đạo đức. Trong đó các
cháu ở lứa tuổi mẫu giáo lại là mầm xanh mà tôi nhận thấy cần phải uốn nắn các
cháu. Chính vì vậy, theo tôi giáo dục các cháu học sinh cá biệt là một trong những
yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục mầm non đem
lại sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Từ khi tôi đảm nhận việc dạy lớp một buổi và sau khi được phân công dạy
lớp bàn trú, năm học nào tôi cũng phát hiện các cháu trong lớp có những hành vi,
động cơ tiêu cực. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn và
ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ tiếp xúc. Chính vì vậy, bản thân tôi xác
định cần phải giáo dục các cháu bằng những biện pháp phù hợp, có hiệu quả nhằm
thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành một cách bất lợi này.
Trước hết, tôi cảm hóa trẻ bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi trẻ bằng tình
yêu thương quan tâm những người xung quanh, tạo ra những tình huống để gợi lên
ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp, qua đó tôi tìm ra : “Một số biện pháp chăm
sóc-giáo dục học sinh cá biệt”
II/ Biện pháp tiến hành:
1/ Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương bạn bè, quan hệ giao tiếp thân
thiện giữa các cháu.
- Đầu năm học, hai tuần đầu chưa vào chương trình học, tôi ổn định lớp tập
cho các cháu có những thói quen nề nếp học tập của lớp; các con phải biết chào các
cô khi đến lớp, biết xếp hàng so sánh hàng ngay ngắn khi tập th63 dục, tư thế ngồi
học, cách giơ tay phát biểu và dạy cháu cầm bút màu, đọc một số bài thơ, bài hát
để khi bắt đầu vào chương trình cháu quen với nề nếp thì tiết học sẽ tốt hơn. Tôi
nhận thấy các cháu thực hiện theo rất tốt nhưng tôi phát hiện ra một cháu tên
Nguyễn Thị Minh Châu rất bướng bỉnh, cháu thường hay nói leo, không lễ phép,
mỗi buổi sáng khi đến lớp ba cháu bảo cháu chào cô đi con thì cháu trả lời: “chào
cái gì mà chào không biết nữa” rồi đi thẳng vào lớp, ba cháu nhìn tôi lắc đầu và
nói: “ở nhà nó lì lắm. hơn nũa không chào ai cả, muốn nói gì thi nói”, trao đổi với
phụ huynh tôi được biết về cháu nhiều hơn, do ba me cháu lo làm ăn, cháu gửi cho
ông bà nội, bà nội thì cưng cháu Châu nhiều lằm, mỗi khi bị ai la rầy đánh đòn
2
cháu, bà binh vực cháu riết rồi cháu Châu không còn sợ ai. Đến giờ lên tiết dạy tôi
thấy cháu cũng chú ý học tập nhưng lại hay nói leo theo tôi hoài them cái giọng nói
lớn của cháu nên làm ảnh hưởng rất nhiều khi tôi dạy. Tôi mời cháu đừng lên và
bắt phạt cháu khoanh tay lại thì chàu hỏi tôi: “sao cô thư bắt con khoanh tay lại
mỏi muốn chết”. Tôi hỏi cháu “con không biết vì sao cô bắt phạt con sao Minh
Châu” cháu im lặng. Tôi hỏi thêm lần nửa với giọng manh hơn, cháu nhìn tôi và
nói: “dạ biết”. Tôi giải thích cho cháu nghe: con không được nói leo theo cô, vì
như vậy lớp rất ồn ào các bạn không học được, cô sẽ không dạy được vì phải
ngừng lại đợi Minh Châu nói xong cô mới nói tiếp được. Cô biết con rất giỏi, biết
được nhiều điều, khi cô hỏi là Châu biết ngay nhưng để trả lời câu hỏi của cô
Châu nên giơ tay và đợi cô mời thì mới đứng lên trả lời nhé, như thế thì mới được
cô khen và các bạn cũng khen Châu nữa. Vậy con biết lỗi của minh chưa. Châu
nói “dạ con biết rồi” và chàu xin lỗi tôi. Thế nhưng, thói quen vẫn là thói quen,
cháu nói leo mãi trong suốt giờ học hôm đó. Cuối giờ học cho các cháu cằm hoa,
còn Minh Châu thì không được cắm hoa vì nói leo, tôi thấy cháu buồn buồn.:Đến
giờ ra chơi cháu hỏi Tôi “Cô HOA , cô HOA sau bữa nay cô không cho con cắm
hoa con nghỉ chơi bên cô rồi”. Nghe cháu nói trong đầu Tôi nghĩ về cháu rất
nhiều, cháu rất thích khen ngợi trước đám đông. Tôi bảo cháu: “con học ngoan,
không nói leo nữa thì cô mới tặng hoa cho con, thì con sẽ được các bạn khen, hôm
nay con không ngoan nên cô không tặng hoa cho con, ngày mai con nhớ học giỏi
không nói leo nữa, giơ tay phát biểu thì cô tặng hoa cho Minh Châu nhé”. Cháu
cười và nói: “con sẽ phát biểu giơ tay cao thiệt là cao như vậy há cô , cô cho con
cắm hoa nghen”. Qua việc trò chuyện với Minh Châu tôi thấy cháu thích được
khen ngợi, qua ngày hôm sau, qua ngày hôm sau khi ba cháu đưa đến lớp nhìn tôi
cháu bảo: “Minh Châu ngoan nè cô ,biết thưa cô đến lớp”. Thế là Minh Châu thưa
tôi con mới đến nhưng lại con mắc cỡ. Tôi thấy rất vui và đến giờ học cháu bớt dần
nói leo, nhưng tôi vẫn động viên cháu, khích lệ cháu có bước tiến bộ tôi cho cháu
cắm hoa và tuyên dương cháu. Tôi thường xuyên động viên cháu, trò chuyện với
cháu vào giờ chơi, để hiểu cháu nhiều hơn, và cháu có những thay đổi tôi nhận
thấy được qua tiết học, và cũng với những lời khen ngợi của tôi Minh Châu cũng
đã lễ phép, về nhà biết thưa cả nhà, gặp người lớn là cháu thưa. Ông nội Minh
Châu mừng lắm, ông trao đổi với tôi rất nhiều những ưu điểm và nhược điểm của
cháu. Do đó nhờ sự phối hợp thường xuyên của tôi và gia đình cháu nên Minh
Châu ngoan lắm và học giỏi nữa.
3
- Trường hợp cháu Khánh Quân là một con nhà khá giả lại là con một, ba
mẹ cháu bận rộn với công việc buôn bán nên ở nhà ít quan tâm đến cháu. Những
tuần đầu cháu làm tôi giật mình trước những lới phát ngôn của cháu chửi thề liên
tục khi các bạn đến gần, lại làm tính nhõng nhẻo, ưa khóc khi bạn chọc ghẹo. tôi
nghĩ ngay đến việc ngăn chặn việt cháu chửi thề của cháu, nếu không sẽ dẫn đến
tình hình xấu của lớp, các cháu khác sẽ bắt chước. Thế là Tôi bắt đầu hỏi thăm các
phụ huynh sống gần nhà cháu thì được biết, ba mẹ cháu làm nghề buôn bán,không
có thời gian đưa đón rước cháu,chăm sóc dạy dỗ cháu? Xong buổi rước cháu hôm
đó tôi đợi phụ huynh cháu Khánh Quân đến đón cháu về thì không thấy ba mẹ
cháu rước mà ba mẹ cháu nhờ chị hàng xóm rước dùm vì bận rộn việc buôn
bán….thế là tôi chưa gặp ba mẹ cháu trong ngày đó. Cháu Khánh Quân rất hung,
bạn nào đến gần cũng đuổi đi chỗ khác chửi thề xô bạn ra chỗ khác đã vậy mà khi
bạn còn khóc nhựa nhựa, các cháu trong lớp thường nghe Quân chửi: “……” và
nói lại cho tôi nghe tôi bực lắm sợ các cháu khác bắt chước theo nên tôi bảo các
cháu không được chửi thề như bạn Quân ,vì nói thế là xấu lắm, không có ngoan
các bạn sẽ không chơi với mình. Nghe tôi nói xong các cháu đến nói lại với cháu
Quân : “chưi thề là xấu các bạn sẽ không ai chơi với mình đó”, rối các cháu đi
Quân ngồi đó một mình, tôi đến gần cháu,cháu đuổi tôi: “cô đi ra chỗ khác đi, con
muốn ngồi đây một mình” rồi cháu ngồi khóc và tôi dỗ dành cháu và bảo cháu:
“con ngồi một mình buồn lắm đến chơi với các bạn kìa” “con không chơi cái gì
cả”, các bạn không thích chơi với con, con cũng không thích chơi với các bạn này.
Thế là tôi hỏi cháu?Vậy con thích chơi gì? Chơi với ai? Cháu nói: “con muốn ở
nhà, không muốn đi học đâu”, tôi bảo cháu: “nếu con ở nhà thì đâu có vui như ở
trường, ở trường có nhiều bạn, có nhiều đồ chơi, cháu nghe xong lại tiệp tục khóc
ré lên: “con không chơi không chơi với mấy bạn đâu”. Tôi hỏi cháu: “tại sao con
không thích chơi cùng các bạn, các bạn rất thích chơi cùng con?” con không thích,
con không thích….thế là tôi tổ chức trò chơi tập thể cho các cháu nhiều hơn. Lúc
thì chơi mèo đuổi chuột, lúc thì chơi chuyền bóng….cháu Quân rất thích chơi
cháu nói: “con làm mèo” và tôi cho cháu làm mèo, vậy bạn nào sẽ làm chuột: “Cao
Tường làm chuột nhé” thế là Quân cùng rượt đuổi để bắt được chuột. Qua trò chơi
tôi giáo dục các cháu. Muốn chơi được các trò chơi náy thì chúng ta phải chơi tập
thể có thật nhiều bạn thì mới được, các con phải cùng chơi với bạn thì mới vui
được chứ không chơi với bạn thì một minh buồn lắm nhớ chua các con, và bạn
Quân cũng vậy con thấy trò chơi có vui không, con chơi với bạn có thích không?
Vậy may cô cho lớp chúng ta chơi tiếp nhé. Các cháu về lớp tôi nghe tiếng cháu
4
Quân nói chuyện với với cháu Cao Tường: ngày mai Cao Tường và Quân chơi nữa
nhé. Tiếp tục đến giờ Hoạt Động Góc tôi sắp cháu Quân vào góc chơi học tập
cùng cháu Cao Tường, Thanh Tùng Đức Trí vì các cháu đó học rất giỏi và ngoan,
thế là Minh Quân bắt đầu giao tiếp với các bạn. Buổi dạy hôm đó nào là tôi cho
cháu sờ hình, đômino, chơi xếp hình, và cho bạn THƯ đọc chuyện cho cháu
nghe…..tôi cũng đến nhà cháu Quân để xem môi trường sống của cháu như thế
nào, tôi trao đổi với ba mẹ cháu vế tình hình học tập và khuyết điểm của cháu
trong mấy tuần qua. Ba mẹ cháu nói: “ ở nhà cháu nó lì lắm nó không biết nghe
lời, tại nhà chỉ có mình cháu nên cưng cháu lắm, với lại công chuyện buôn bán bận
rộn suốt ngày nên cũng ít quan tâm đến cháu nhiều. Qua lời nói của ba mẹ cháu,
kèm với những gì tôi hỏi thăm chị hàng xóm thường đón cháu về, vì cháu thường
xuyên đi chơi với các bạn lớn hơn mình, mà các cháu đó không được đi học lại hay
chửi thề mỗi khi nói chuyện với nhau hoặc đánh nhau. Tôi khuyên ba mẹ cháu:
“anh chị nên cách ly cháu với các bạn ở xóm và quan tâm đến cháu nhiều hơn kèm
với sự động viên cháu cho cháu đi học thường xuyên hơn ví mỗi lần cháu nghĩ học
hai ngày khi trở lại lớp thì cháu khóc không chịu đi học. Ba mẹ cháu nghe vậy vẽ
mặt cũng rất lo lắng, tôi xin phép về….ngày hôm sau tôi thấy ba cháu đưa cháu
đến trường và rước cháu về, và cũng hỏi thăm về cháu. Riêng cháu Quân thì đã
chơi cùng bạn rất hòa đồng và cũng không còn chửi thề vì các bạn trong lớp không
ai chửi thề, cháu ở nhà thì ba mẹ cháu cũng không cho cháu chơi chung với những
cháu vô học nhũa thường chỏ cháu đi chơi về ngoại hoặc về nội…
Hoạt động vui chơi giúp phát triển thể lực và trí tuệ cho trẻ là phương
tiện giáo dục phẩm chất đạo dức và khả năng sáng tạo của trẻ.
- Phần lớn các cháu lớp tôi là các cháu đầy năng động vá cá tính, một số ích
cháu ngoan, hiền, nhút nhát…còn các cháu gái thì rất ngoan. Đầu năm trước tình
hình lớp tôi như vậy tôi sắp xếp các cháu trai ngồi gần các cháu gái vá các cháu trai
ngoan hiền, sau 2 tuần tôi phát hiện các cháu có những hành vi tiêu cực như: “cháu
Phạm Anh Khoa ngồi gần bạn hay cắn bạn, nhéo bạn khi vui chơi thì giành đồ chơi
của bạn, bạn không đưa thì đánh bạn, các bạn bị Anh Khoa cắn, nhéo, lấy đồ
chơi…thì khóc la rồi chạy đến mét cô, còn cháu nào nhút nhát thí ngồi khóc tại
chỗ. Trước tình hình đó tôi không muốn các cháu khác bắt trước bạn. tôi bảo cháu
đến gần và hỏi cháu “ sao con đánh bạn, nhéo bạn,…” cháu nhìn tôi im lặng không
nói gì? Tôi bảo cháu “con đánh bạn là xấu, con đánh bạn bạn rất đau, bạn sẽ không
đền gần con và các bạn khác cũng không chơi với con nữa” tôi bảo cháu xin lỗi các
bạn, nhưng cháu không xin lỗi lại khóc lên càng lớn. Thế là tôi sắp cháu ngồi cạnh
5