UBND HUYỆN QUỲNH LƯU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : /BC-PGD&ĐT Quỳnh Lưu, ngày 18 tháng 8 năm 2009
BÁO CÁO
TỔNG KẾT NĂM HỌC 2008 - 2009
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 - 2010
A. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA NĂM HỌC:
Quỳnh Lưu là huyện rộng, diện tích tự nhiên 607,1 km
2
, dân số gần 38 vạn người,
trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 0,7%; có 2 thị trấn, 32 xã đồng bằng và ven biển, 9 xã
miền núi. Kinh tế phát triển nhanh và khá toàn diện, chính trị-xã hội ổn định, đời sống nhân
dân ngày được nâng lên.
Năm học 2008-2009 với nhiệm vụ trọng tâm “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06/CT-TW ngày 07/11/2006 về thực hiện cuộc vận
động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày
08/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ triển khai cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Công đoàn giáo dục
Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; là năm học đầu tiên thực hiện
Nghị quyết 09-NQ/HU ngày 15/5/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh xã
hội hoá, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo.
Nhằm triển khai và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Huyện uỷ, HĐND, UBND
huyện đã ban hành nhiều chủ trương về phát triển giáo dục- đào tạo mà tập trung: đổi mới
phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phổ cập giáo dục các cấp; đẩy mạnh
phong trào khuyến học, khuyến tài, xã hội hoá giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất
trường, lớp học; đẩy mạnh phong trào trường chuẩn quốc gia, nâng chất lượng hoạt động
trung tâm học tập cộng đồng; xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất đạo đức, năng lực
nghề nghiệp; tiếp tục thực hiện đề án nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giai đoạn 2005-
2010 và những năm tiếp theo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới công tác
quản lý tài chính...
Bên cạnh những thuận lợi, giáo dục Quỳnh Lưu còn gặp một số khó khăn cơ bản:
chất lượng giáo viên chưa đồng đều; một bộ phận giáo viên, nhân viên trường học còn hạn
chế về năng lực, tinh thần và thái độ trách nhiệm; chất lượng giáo dục toàn diện còn thấp; một
số nơi cơ sở vật chất chưa được quan tâm đúng mức; trang thiết bị phục vụ dạy và học còn
thiếu và chưa đồng bộ; phong trào khuyến học, khuyến tài, xã hội hoá ở một số địa phương
chưa mạnh.
1
B. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008 - 2009:
1.
Công tác huy động và phổ cập giáo dục:
- Toàn huyện có 44 trường mầm non, 58 trường tiểu học, 43 trường THCS, 9 trường
THPT và 1 trung tâm GDTX. Huy động 91.672 học sinh, giảm 4.143 học sinh ở tất cả các cấp
học; BTVH huy động 1.923 học viên, giảm 913 học viên. Trong đó, nhà trẻ: huy động 3.044
cháu; mẫu giáo huy động 13.992 cháu, tăng 753 cháu; tiểu học: 29.743 học sinh, giảm 1.226
em; THCS: 30.790 học sinh, giảm 2.995 em; THPT: 14.053 học sinh, giảm 446 em.
BTTHCS: 243 học viên giảm 53 học viên; BTTHPT: 1.680 học viên, giảm 860 học viên so
với năm học trước. Học sinh giảm do giảm quy mô dân số theo độ tuổi.
- Quy mô lớp, học sinh mầm non tiếp tục ổn định; tiểu học, THCS, THPT giảm và sẽ
ổn định dần vào những năm tiếp theo. Tỷ lệ huy động vào các ngành học, bậc học đạt cao:
nhà trẻ huy động theo độ tuổi đạt 21,4%; mẫu giáo đạt 79,5% tăng 2,5%; trẻ 5 tuổi vào mẫu
giáo đạt 99,8% (6205/6218); trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8% (5569/5585); hoàn thành chương
trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,9% (6883/6885) tăng 0,87%; TNTHCS vào lớp 10 THPT đạt
66,3% tăng gần 2% ( trong đó công lập chiếm 50,6%). Mô hình lớp mẫu giáo bán trú, cụm
lớp mầm non tập trung và bán trú tiểu học tiếp tục tăng.
- Triển khai đồng bộ, quyết liệt nên chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tăng. Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt
96% tăng 2,3%; độ tuổi 15-18 tuổi có bằng TNTHCS đạt 87,3% tăng gần 1%; 100% xã, thị
trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS ( xã Sơn Hải đã
đạt chuẩn PCGDTHCS tháng 12/2008)
- Số học sinh bỏ học giảm hơn so với năm trước (tiểu học bỏ học 8 em, tỷ lệ 0,026%;
THCS bỏ học 245 em, tỷ lệ 0,79% giảm 0,07%; THPT bỏ 359 em, tỷ lệ 2,55% giảm 0,57%).
Học sinh bỏ học chủ yếu do học yếu và hoàn cảnh gia đình khó khăn; các trường THPT dân
lập tỷ lệ bỏ học còn cao; các trường THCS Tiến Thuỷ, Q.Phương, Sơn Hải, Q.Bảng,Q.Văn,
Q.Tân, Q.Trang, Q.Vinh, Q.Giang bỏ học trên 1%.
2. Chất lượng giáo dục toàn diện:
2.1.
Chất lượng giáo dục:
a. Mầm non: - Đã triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non đổi mới; tổ
chức tốt việc phân độ tuổi theo lớp, nhóm. Tăng lớp, nhóm bán trú; quan tâm hơn đến chất
lượng chăm sóc, nuôi dạy nên tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm, trẻ được phát triển cân đối cả về trí
lực, thể lực. Thực hiện tốt chế độ vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch
bệnh, tiêm chủng…
- Phát triển mô hình lớp bán trú; chỉ đạo có hiệu quả bữa ăn dinh dưỡng theo thực tế
vùng miền; 100% trường tổ chức cho trẻ ăn quà phụ và uống sữa đậu nành. Tổ chức tốt các
hoạt động tuyên truyền và đa dạng hình thức phối hợp nên tỷ lệ bán trú đạt 50%, tăng hơn
năm trước 3,3%. 100% trẻ được cân đo, theo dõi theo biểu đồ tăng trưởng và được khám sức
2
khoẻ định kỳ 2 lần/năm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng mẫu giáo 10,9% (1.525/13.992 cháu) giảm
1,2%; nhà trẻ 9,8% ( 298/ 3.044 cháu) giảm 1,7%.
- Tổ chức tốt các hội thi cấp trường: "Tạo môi trường học tập cho trẻ mầm non";
"Dinh dưỡng với trẻ thơ"," tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông", hoạt động ngoại khoá theo
chủ đề, chủ điểm, lễ hội mang màu sắc riêng của bậc học nhằm tuyên truyền tốt cho phụ
huynh, cộng đồng và toàn xã hội.
- Tập trung chỉ đạo chương trình theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ.
Quan tâm bồi dưỡng thiết thực, hội thảo đúc rút kinh nghiệm. Tiếp tục chỉ đạo chương trình
giáo dục mầm non thí điểm để triển khai ở những trường có điều kiện. Đã triển khai và bước
đầu đạt hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, quản lý giáo dục, tổ chức
các hoạt động cho trẻ, chương trình KISMART. Tổ chức nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện việc
khảo sát chất lượng trẻ. Tỷ lệ trẻ đạt chất lượng khá, tốt tăng 2,5 %.
b. Tiểu học: - Thực hiện nghiêm túc chương trình theo biên chế năm học, triển khai
có hiệu quả việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa.
- Tiếp tục duy trì và mở thêm các lớp bán trú 2 buổi/ngày, tăng số lớp được học 8 đến
10 buổi/tuần. Năm học 2008-2009, có 17,2% (10/58 trường) tổ chức học 10 buổi/tuần với số
học sinh 5.603 em tăng hơn năm trước 2.177 em (trung bình, học sinh tiểu học được học tăng
buổi 3,53 buổi/em/tuần, tăng 0,23 buổi so với năm trước). Các trường tổ chức bán trú đạt hiệu
quả: Cầu Giát, Hậu, Hồng, Giang A, Châu A, B, Hoàng Mai A,B, Dị, Phương B, Ngọc, Bá,
Văn B…Số học sinh học bán trú 1861 học sinh tăng hơn năm trước 580 em. Ngành đã chỉ đạo
các trường có điều kiện triển khai học theo hướng phân hoá đối tượng ở buổi thứ 2 nhằm phát
hiện, bồi dưỡng sớm năng khiếu, phù hợp với khả năng, trình độ của học sinh, có ý nghĩa
thiết thực trong định hướng đổi mới phương pháp giáo dục tiểu học ( trường tiểu học Cầu
Giát đã triển khai 3 năm và đạt hiệu quả khá tốt).
- Tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra, khảo sát để đánh giá chính xác chất lượng học
sinh; tiếp tục triển khai và đạt hiệu quả việc kèm cặp, phụ đạo học sinh yếu, kém tại trường,
tại nhà và thôn xóm. Chất lượng giáo dục tiểu học có chuyển biến và ngày càng thực chất
hơn. Số lượng học sinh giỏi các cấp tăng; là huyện xếp tốp đầu của tỉnh thi giải toán qua
mạng, giao lưu OLYMPIC tiếng Anh cấp tỉnh, cấp Quốc gia. Đã triển khai đúng yêu cầu việc
dạy ngoại ngữ, tin học cho học sinh tiểu học. Hiện tại có 57/58 trường tổ chức dạy Tiếng Anh
cho học sinh với 20.510 em tham gia, đạt tỉ lệ 70%; 5/58 trường tổ chức học tin học tự chọn
cho 700 học sinh. Chất lượng các môn tự chọn ngày được nâng lên; chương trình giáo dục
lồng ghép, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý được quan tâm đúng mức; phong trào đền
ơn đáp nghĩa, giáo dục truyền thống, giúp bạn nghèo vươn lên học giỏi đạt hiệu quả.
Kết quả: Xếp loại Hạnh kiểm: thực hiện đầy đủ đạt 99,9%. Xếp loại Văn hoá: học
sinh giỏi đạt 18,7%, học sinh tiên tiến đạt 23,2%, loại yếu còn 3,1 %. So năm trước, loại giỏi
tăng 5,4 %, tiên tiến tăng 2,7%, yếu giảm 1,65 %; hoàn thành chương trình tiểu học lần 1 đạt
trên 98%.
3
c. Trung học cơ sở: - Thực hiện nghiêm túc chương trình theo biên chế năm học,
triển khai có hiệu quả chương trình và thay sách giáo khoa. Chất lượng môn âm nhạc, mỹ
thuật, công nghệ và giáo dục ngoài giờ lên lớp tiếp tục tăng.
- Quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo
viên. Đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp, tích cực thăm lớp, dự giờ, thực tập, thao
giảng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và chất lượng giảng dạy.
- Thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình việc khảo sát, kiểm tra và đánh giá, xếp loại
học sinh. Các trường tập trung phụ đạo học sinh yếu, kém; đẩy mạnh phong trào “đôi bạn
cùng tiến” nên chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến hơn; tinh thần, thái độ học tập
của học sinh cơ bản được nâng lên. Giáo dục đạo đức, an toàn giao thông, giới tính, dân số
sức khoẻ, giáo dục pháp luật, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội được quan tâm đúng
mức.
- Đã chú ý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tăng số buổi học thêm có tổ chức tại
trường, ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh lớp 9 nên số lượng học sinh giỏi các cấp tăng
hơn các năm trước; được xếp tốp đầu của tỉnh về học sinh giỏi văn hoá, thi giải toán qua
mạng. Các trường đạt kết quả cao tuyển sinh vào lớp 10: THCS Hồ Xuân Hương, Q.Bá, Q.Dị,
Hồ Tùng Mậu, Cầu Giát, TT Hoàng Mai, Hồng, Q.Giang, Q.Châu…
- 100% trường THCS tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh, tỷ lệ học sinh được
cấp chứng chỉ nghề 96,6% (7333/7591); có 41,9% trường (18/43 trường) triển khai dạy tin
học cho học sinh tăng hơn năm trước 8 trường. Phong trào ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học và quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến; đã có 23,3% trường THCS triển khai
dạy giáo án điện tử ở một số bộ môn và bước đầu đạt hiệu quả khá tốt. Là đơn vị được xếp
tốp đầu của tỉnh trong năm ứng dụng công nghệ thông tin.
Kết quả, xếp loại Hạnh kiểm: loại tốt đạt 67,1%, khá 29,4%; trung bình và yếu 3,5%. Văn
hóa: xếp loại giỏi đạt 5,5%; loại khá 33,4%; trung bình 54,6%; yếu, kém 6,5%. Tốt nghiệp
THCS đạt 95,4%. So với năm học trước, hạnh kiểm loại tốt tăng 1,9%; trung bình, yếu giảm
0,7%. Văn hóa: loại giỏi, khá tăng 0,7%; yếu, kém giảm 0,2%.
d. Trung học phổ thông: - Các trường THPT đã chủ động trong việc triển khai thực
hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa mới; thực hiện đúng chủ trương phân ban
theo khối lớp. Các trường THPT đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phòng chức năng, phòng
học vi tính, mua sắm thêm trang thiết bị, bàn ghế đạt chuẩn, phòng bộ môn, phòng tin đảm
bảo yêu cầu đổi mới chương trình; trong năm xây dựng thêm 38 phòng học cao tầng; đầu tư
xây dựng 7,6 tỷ đồng, mua trang thiết bị 2,0 tỷ đồng.
- Ngay từ đầu năm học, các trường THPT đã tổ chức khảo sát, đánh giá, phân loại
học sinh; nhiều trường quan tâm kèm cặp, phụ đạo học sinh yếu, kém nên chất lượng toàn
diện cơ bản có chuyển biến hơn; tỷ lệ TNTHPT tăng hơn năm trước 10,8%. Công tác hướng
nghiệp-dạy nghề, giáo dục lồng ghép được quan tâm và việc định hướng nghề, chọn nghề cho
học sinh sau tốt nghiệp có tiến bộ; việc chọn, đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao
4
đẳng, trung học chuyên nghiệp cơ bản phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh; tỷ lệ đậu
vào các trường đại học, cao đẳng tăng hàng năm.
- Phong trào và hoạt động của tổ chức đoàn trong trường học có chuyển biến hơn
trước; các trường đã phối hợp với Huyện đoàn, Công an huyện và các ngành chức năng triển
khai hiệu quả chương trình giáo dục lồng ghép, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, an
toàn giao thông và an ninh an toàn trường học. Hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật và các
quy định nhà trường giảm.
Ý
thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức của học sinh có
chuyển biến. Phong trào tự quản, thanh niên xung kích, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội
được duy trì thường xuyên góp phần nâng cao nhận thức, lý tưởng sống cho học sinh.
Tuy nhiên, một bộ phận học sinh chưa cố gắng vươn lên, số học sinh tham gia phụ
đạo, hỗ trợ kiến thức còn thấp và hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức
cho khối 10, khối 11 và các giải pháp phụ đạo, kèm cặp học sinh khối 12 chưa quyết liệt do
vậy tỷ lệ tốt nghiệp năm 2009 còn thấp hơn bình quân chung của tỉnh ( TNTHPT chung tỉnh
đạt 87,17%; Quỳnh Lưu đạt 81,48% thấp hơn 5,69%; trong đó dân lập đạt 58,54% thấp hơn
28,6%; TNBTVH chung của tỉnh 40,95%; Quỳnh Lưu đạt 26,67% thấp hơn 14,67%). Các
trường THPTDL, TTGDTX huyện tỷ lệ tốt nghiệp còn thấp. Học sinh giỏi tỉnh khối THPT
giảm 40 em so với năm trước.
2.2. Kết quả các cuộc thi:
- Học sinh giỏi Tỉnh về văn hoá: Tiểu học: không tổ chức thi. THCS đạt 95 em (trong
đó 4 giải Nhất, 15 giải Nhì, 28 giải Ba, 48 giải KK) được xếp thứ Nhì toàn tỉnh; THPT đạt 69
em.
- Học sinh giỏi huyện: tiểu học 523 em; THCS 1.475 em.
- Giải Toán qua mạng: Tiểu học xếp thứ Nhất toàn tỉnh, thứ Ba toàn quốc (4 HCV, 2
HCB, 4 HCĐ); THCS xếp thứ Nhất tỉnh và thứ Nhì của tỉnh tại kỳ thi cấp quốc gia (5 HCB, 4
HCĐ).
- Giao lưu OLYMPIC Tiếng Anh tiểu học xếp thứ Nhì tỉnh (1 giải Nhất, 3 giải Nhì và
2 giải Ba); có 3 em tham gia thi cấp quốc gia đều đạt giải Khuyến khích.
- Giáo viên dạy giỏi tỉnh: không tổ chức thi.
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: công nhận 160 GV THCS đạt GV giỏi huyện; mầm
non, tiểu học chưa đến kỳ tổ chức thi.
2.3. Các hoạt động khác:
- Quỳnh Lưu là đơn vị đầu tiên của tỉnh tổ chức vận động CB, GV, CNV toàn ngành
quyên góp, ủng hộ 375 triệu đồng xây dựng 15 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách diện
khó khăn trên địa bàn huyện với mức hộ trợ 25 triệu đồng/nhà.
- Các trường đã có nhiều cố gắng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
và học và quản lý giáo dục; Quỳnh Lưu là một trong hai huyện đầu tiên của giáo dục Nghệ
An triển khai mạng Internet ở tất cả các trường học và có trang Web riêng của ngành; 100%
trường MN, TH, THCS trao đổi thông tin, báo cáo qua hộp thư điện tử.
5
- Triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với các
giải pháp tích cực, sáng tạo; 100% trường học thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức tốt công tác
vận động tuyên truyền, bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí, tích cực vận động cán bộ, giáo viên
và học sinh tham gia; là đơn vị được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đánh giá cao, được chọn làm
điểm tổ chức hội thảo cho toàn tỉnh để rút kinh nghiệm. Kết quả cuối năm có 19 đơn vị xếp
loại Xuất sắc, 61 đơn vị xếp loại Tốt.
- Tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; coi trọng giáo dục lý tưởng,
đạo đức và lối sống cho học sinh. Môi trường, cảnh quan trường học được quan tâm; số
trường đẹp tăng hơn năm trước. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động "toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá", Phòng và Công đoàn ngành chỉ đạo các cụm tổ chức thành
công hội diễn văn nghệ trường, cụm trường và toàn ngành. Nhiều trường đã thành lập câu lạc
bộ gia đình nhà giáo, cựu quân nhân, hội thi bữa ăn dinh dưỡng...Phối hợp trung tâm TDTT,
trung tâm văn hóa tổ chức giải cầu lông, văn nghệ, TDTT cho cán bộ, viên chức nhân ngày
20/11, 8/3... tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho giáo viên và học sinh toàn ngành và đặc
biệt đã tổ chức thành công giải TDTT cho cán bộ, viên chức khu vực 3 của tỉnh tại Quỳnh
Lưu.
- Phong trào đoàn, đội, sao nhi đồng có chuyển biến tích cực; các liên đội trường học
tổ chức tốt các đợt sinh hoạt tập thể nhằm giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thiếu niên,
nhi đồng. Phối hợp với Huyện đoàn tham gia thi “Giáo viên-Tổng phụ trách đội giỏi” cấp
tỉnh, 4 tổng phụ trách đội đạt “Giáo viên-Tổng phụ trách đội giỏi“ cấp tỉnh. Phong trào thi đua
học tốt, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giáo dục truyền thống có nhiều chuyển biến.
100% trường đã tổ chức các hoạt động, các cuộc thi hưởng ứng cuộc vận động “Thiếu nhi
Nghệ An làm theo lời Bác“,“ Giúp bạn đến trường“ và phong trào “ Nghìn việc tốt“; nhiều
trường tổ chức thi Kể chuyện về Bác Hồ, rung chuông vàng, tuổi thơ khám phá, nét đẹp đội
viên, kính vạn hoa…đã thu hút đông đảo học sinh tham gia. Trong năm kết nạp được 5.735
đội viên, có 268 gương điển hình người tốt việc tốt; 19.300 học sinh đạt danh hiệu Cháu
ngoan Bác Hồ. Tổ chức 404 câu lạc bộ hỗ trợ học tập, hàng ngàn buổi phát thanh tuyên truyền
măng non; giao hữu bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cờ vua... Tổ chức 1730 ngày công giúp đỡ
gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ.
Giúp đỡ 130 bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng 12 xe đạp và 102 suất học phí cho học sinh
nghèo vượt khó, quyên góp ủng hộ 10.000 bộ quần áo với tổng số tiền 32 triệu đồng. Xây
dựng quỹ vì bạn nghèo hơn 50 triệu đồng, thu gom giấy loại xây dựng quĩ đội 23 tấn trị giá
gần 60 triệu đồng...
- Học sinh tham gia bảo hiểm y tế: tiểu học đạt 56,2%; THCS đạt 46,1%; THPT đạt
26,4%. Tham gia Bảo hiểm toàn diện: MN đạt 40,8%, TH đạt 51,6%, THCS đạt 43%, THPT
đạt 48,4%.
Tuy vậy, phong trào đoàn đội chưa đồng đều giữa các bậc học. Nội dung sinh hoạt và
hình thức tổ chức chưa thực sự hấp dẫn đối với học sinh. Hoạt động tự quản còn yếu, tỷ lệ
học sinh tham gia các loại bảo hiểm tăng nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu chung.
6
3. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục:
3.1. Đội ngũ: Toàn huyện có 5249 CB, GV,CNV. Trong đó: 380 cán bộ quản lí, 4489
giáo viên, 380 nhân viên phục vụ trường học. Riêng THPT, TTGDTX: Quản lý: 28 người;
Giáo viên: 631 người; Nhân viên: 61 người.
Nhìn chung, chất lượng đội ngũ khá yên tâm, tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn
chung cả 3 cấp học đạt 54,2% (mầm non: 25%; tiểu học: 72,8%; THCS: 51,8%). Phong trào
tự học, tự bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp, thực tập thao giảng có nhiều tiến bộ, trung bình mỗi
giáo viên dự được 45-50 tiết/năm. Đa số giáo viên
nhiệt tình, trách nhiệm, đảm bảo năng lực
chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. P
hong trào viết và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm có
chuyển biến, trường và ngành công nhận 632 SKKN bậc 2; 139 SKKN bậc 3 và đề nghị tỉnh
xét công nhận 34 SKKN bậc 4. Hiện tại có 995 cán bộ, giáo viên đang theo học trình độ trên
chuẩn theo hình thức tại chức, từ xa…
- Cán bộ phục vụ cơ bản đủ về số lượng và đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ chung,
ngành đã tổ chức kiểm tra nghiệp vụ cán bộ thư viện trường học nhằm đánh giá, luân chuyển
và bố trí theo yêu cầu nhiệm vụ. Việc quản lý, phân công nhiệm vụ, đánh giá xếp loại đối với
nhân viên trường học có chuyển biến hơn trước. Ngành đã phối hợp với các cơ sở đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ thực hành thí nghiệm, thư viện trường học, bảo hiểm ytế...
- Năm học 2008-2009, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ CBQL mầm non, THCS; gắn kết
quả thực hiện biên chế năm học, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng và tổ chức các
hoạt động giáo dục, kết quả thi đua của nhà trường để đánh giá xếp loại CBQL. Nhiều cán bộ
quản lý trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong quản lý và điều hành. Số cán bộ quản lý có
trình độ trên chuẩn và trung cấp lý luận chính trị tăng hơn năm trước (CBQL có trình độ trên
chuẩn: MN: 50%; TH: 89,4%; THCS: 81,6%; CBQL có trình độ trung cấp chính trị: MN:
11,1%; TH: 60,2%; THCS: 53,1%)
- Hoạt động phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn ngày càng hiệu quả. Các cụm
công đoàn, chuyên môn tổ chức các đợt giao ban rút kinh nghiệm. Quy chế dân chủ đảm bảo,
chức năng giám sát và quản lý nhà nước được phát huy. Vận động cán bộ, giáo viên đóng góp
để tổ chức tham quan, học tập các điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh. Quyên góp gần 305
triệu đồng quỹ đền ơn đáp nghĩa, 85 triệu đồng quỹ bảo trợ trẻ em, 331 triệu đồng quỹ vì
người nghèo, 54 triệu đồng quỹ trẻ em khuyết tật. Tổ chức thăm và tặng quà cho CBGV, học
sinh có hoàn cảnh khó khăn, diện chính sách xã hội.
Tuy vậy, vẫn còn một số giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chậm đổi
mới phương pháp, chưa thực sự cố gắng trong tự học, tự bồi dưỡng. Một bộ phận cán bộ phục
vụ năng lực hạn chế; cán bộ thực hành thí nghiệm còn thiếu và bất cập nên ảnh hưởng đến
việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học:
- Thực hiện Quyết định 20 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Kiên cố hóa trường
lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, năm 2008 toàn huyện được đầu tư
100 phòng học với tổng dự toán 25,3 tỷ đồng. Kết thúc năm học 2008-2009 có 43 phòng học
7
được bàn giao và đưa vào sử dụng, 57 phòng học còn lại đang tiếp tục hoàn thành kịp cho
năm học mới.
- Trong năm đã xây mới 160 phòng học (trong đó cao tầng 71 phòng, cấp 4: 89
phòng), đóng mới 3500 bộ bàn ghế. Các địa phương, nhà trường cố gắng đầu tư nâng cấp
phòng học, mua sắm trang thiết bị theo hướng chuẩn, hiện đại. Công trình vệ sinh, hệ thống
nước sạch được quan tâm đúng mức. Tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục trong năm: 57,4 tỷ
đồng (trong đó: Trung ương 19 tỷ đồng, địa phương và nhân dân đóng góp: 32,7 tỷ đồng,
nguồn huy động khác: 5,7 tỷ đồng).
- Tổ chức kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học và phát động phong trào
tự làm đồ dùng dạy học. 100% trường MN, TH, THCS có máy vi tính được kết nối mạng;
toàn ngành có 862 máy vi tính, nhiều trường đã triển khai dạy tin học. Phong trào xây dựng
thư viện, tủ sách pháp luật, tủ sách giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao. Số thư viện đạt chuẩn
chiếm 95,4% ( 105/110)
- Phong trào xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, nhân dân tự nguyện đóng góp xây
dựng cơ sở vật chất trường, lớp học được 5,74 tỷ đồng (trong đó MN huy động được 0,54 tỷ,
TH: 1,95 tỷ, THCS: 2,06 tỷ, THPT: 1,19 tỷ). Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt
hiệu quả cao, trong năm có thêm 6 trường chuẩn quốc gia: Mầm non Quỳnh Dỵ, Thuận; tiểu
học Quỳnh Thắng B, Châu B; THCS Quỳnh Yên; THPT Quỳnh Lưu 1 và trường TH Quỳnh
Thuận đạt chuẩn mức độ 2. Kết thúc năm học 2008-2009, toàn huyện có 60 trường đạt chuẩn,
tỷ lệ 39%. Tỷ lệ theo bậc học: mầm non 25%: tiểu học 69%; THCS đạt 18,6%; THPT đạt
11,1% và đã có 5 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Toàn huyện đã có 37/43 xã,
thị trấn có trường chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 86%; 18 xã, thị trấn có từ 2-4 trường chuẩn. Để
chuẩn bị cho năm học tới, ngay từ tháng 6/2009, Phòng GD&ĐT đã thành lập các tổ công tác
tập trung chỉ đạo các trường mầm non Quỳnh Yên, Bá, Thọ, Hoa Mai, Giang, Văn, Minh; tiểu
học Q.Phương A, Tân B, Thanh A, Vinh B. THCS Q.Liên, Dỵ, Thạch, Tân Sơn tích cực hoàn
thành tiêu chuẩn, tiêu chí, phấn đấu đạt chuẩn trong năm học 2009-2010. Nhìn chung, phong
trào xây dựng trường chuẩn quốc gia có chuyển biến; nhiều xã, thị trấn đầu tư CSVC theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục đào tạo. Các xã đã có
100% trường học đạt chuẩn: Quỳnh Thuận, Hoàng Mai.
Tuy vậy, phong trào xã hội hoá giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng miền; một số
xã, thị trấn huy động còn thấp nên vẫn thiếu phòng học tổ chức học 2 buổi/ngày, bồi dưỡng
học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Một số phòng học xuống cấp nhưng chậm tu bổ, thay
thế, bàn ghế chưa đúng quy chuẩn, quy hoạch trường chưa đẹp, chưa đảm bảo quy định về
diện tích sân chơi bãi tập. Hệ thống nước sạch, công trình vệ sinh còn thiếu và bất cập. Hiệu
quả sử dụng thiết bị, bổ sung sách tham khảo và chất lượng phòng đọc còn hạn chế. Vẫn còn
6 xã chưa có trường chuẩn quốc gia: Q.Hoa, Mai Hùng, Q.Trang, Q.Lập, Sơn Hải và Tân
Thắng. Các trường khó khăn về CSVC: TH Q.Mỹ. Q.Trang, Mai Hùng, Tân Thắng; MN
Q.Lập, Q.Hồng; THCS Q.Lập...
8
4. Công tác quản lý giáo dục:
- Trong năm đã kiểm tra 22 đơn vị trường học thuộc các xã Q.Hưng, Mai Hùng, Tam,
Mỹ, Xuân, Nghĩa, Hoa về việc thực hiện nhiệm vụ năm học gắn với việc triển khai Nghị
quyết 09 của Huyện ủy. Công tác đánh giá phân loại cán bộ, giáo viên nghiêm túc, đúng quy
định; quan tâm việc bố trí, phân công nên đã phát huy được năng lực của đội ngũ. Công tác
tuyển dụng, luân chuyển, điều động giáo viên đúng quy trình, khách quan, công bằng. Nề nếp
chuyên môn, vai trò đội ngũ cốt cán ngày được nâng lên. Ngành đã quan tâm triển khai
chuyên đề thiết thực cho giáo viên ở các bậc học, cấp học. 100% trường xây dựng được nội
quy, quy chế làm việc. Dân chủ trong cơ quan, đơn vị đảm bảo nên đơn thư khiếu nại, tố cáo
giảm và không có đơn thư vượt cấp. Công tác quản lý dạy thêm, học thêm có nhiều tiến bộ;
không xẩy ra tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan trên địa bàn. Các kỳ thi trong năm được
tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và đã giải quyết cơ bản tình trạng lộn xộn trong thi
cử; hiện tượng học sinh vi phạm quy chế thi giảm. Tổ chức kiểm tra nội bộ trường học đúng
kế hoạch và có chất lượng. Tiếp tục đổi mới thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề; công tác
quản lý tài chính có nhiều cố gắng, đảm bảo thu đúng, thu đủ và chi đúng nguyên tắc; trong
năm tổ chức thanh tra toàn diện 36 đơn vị (vượt kế hoạch 4%), thanh tra cá nhân 660 giáo
viên (vượt kế hoạch 0,23%).
- Công tác thi đua-khen thưởng thực hiện đúng quy trình, đảm bảo khách quan, công
bằng. Phong trào thi đua dạy tốt và học tốt được duy trì thường xuyên và có tác dụng tích cực
nhằm nâng cao chất lượng và phong trào giáo dục. Đang đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân
chương Lao động hạng Ba cho 1 tập thể và 1 cá nhân; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen
cho 2 tập thể và 3 cá nhân được; UBND tỉnh tặng cờ thi đua cho 2 tập thể; tặng bằng khen cho
3 cá nhân; đề nghị công nhận 20 tập thể Lao động xuất sắc và 20 CB, GV đạt danh hiệu
CSTĐ cấp tỉnh.
- Vai trò Chi bộ trường học có chuyển biến khá rõ. Toàn ngành có 146 chi bộ đảng
với 2118 đảng viên, trong năm kết nạp mới 75 đảng viên. Việc phối hợp giữa ngành giáo dục
với các ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn đạt hiệu quả. Các trung tâm HTCĐ hoạt động
có chuyển biến hơn trước nhằm góp phần xây dựng xã hội học tập.
Tuy vậy, một số cán bộ quản lý chậm đổi mới phương pháp, chất lượng tham mưu và
triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiệu quả còn thấp. Một số
trường triển khai cuộc vận động “Hai không” chưa mạnh; một bộ phận giáo viên chưa quan
tâm đầy đủ và trách nhiệm chưa cao trước thực trạng chất lượng giáo dục. Vẫn còn hiện
tượng chủ quan trong đánh giá, phân loại giáo viên và học sinh. Chế độ báo cáo, thông tin 2
chiều ở một số đơn vị chưa kịp thời.
5. Chất lượng hoạt động phối hợp:
- Toàn huyện có 57 hội khuyến học cơ sở với 54.697 hội viên chiếm 14% dân số;
100% xã, thị trấn có tổ chức hội và hoạt động đạt hiệu quả tốt. Hội Khuyến học đã đẩy mạnh
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã
hội học tập. Phong trào dòng họ khuyến học, gia đình hiếu học tiếp tục phát triển. Tổ chức
9
tháng khuyến học, Tết khuyến học- khuyến tài, “ tiếng trống khuyến học” đạt kết quả tốt và
được dư luận đồng tình ủng hộ, có tác động tích cực đến môi trường học tập. Mỗi năm quỹ
khuyến học vận động được trên 4 tỷ đồng.
- Việc phối hợp giữa các tổ chức, ban ngành, đoàn thể với ngành giáo dục ngày càng
hiệu quả. MTTQ huyện, Huyện đoàn, Hội Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân tập thể, LĐLĐ
huyện; Hội Khuyến học, Cựu giáo chức đã triển khai hiệu quả chương trình hoạt động phối
hợp, tích cực giúp nhà trường huy động học sinh đến trường, duy trì sĩ số, mở các lớp BTVH,
hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh diện chính sách, xây dựng trường chuẩn quốc gia, tu tạo
khuôn viên trường, lớp học; quyên góp ủng hộ sách cho thư viện.
- MTTQ và các tổ chức thành viên tặng quà cho học sinh nhân ngày khai giảng năm
học mới trị giá 7,2 triệu đồng; Hội khuyến học thưởng 13,8 triệu đồng cho 89 học sinh nghèo
và 25 tập thể có thành tích cao; Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục thưởng 31,8 triệu đồng cho 101
học sinh, 64 giáo viên có thành tích trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; Bảo việt Nghệ
An tặng học sinh nghèo Tân Thắng, Quỳnh Thắng, học sinh mồ côi Quỳnh Trang, thiết bị cho
các trường miền núi trị giá gần 40 triệu đồng…
6. Đánh giá chung:
Năm học 2008-2009, toàn ngành đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các tiêu chuẩn,
tiêu chí đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra. Tiếp tục là năm thứ 10, giáo dục Quỳnh Lưu đạt
danh hiệu tiên tiến xuất sắc, đang đề nghị UBND tỉnh tặng cờ thi đua. Cụ thể:
a. Ưu điểm:
1. Các đơn vị trường học đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các
cấp; tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị-tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục pháp
luật; ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực trong trường học.
2. Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” triển khai nghiêm túc, đồng bộ, kiên
quyết tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh;
niềm tin của xã hội vào hệ thống giáo dục tiếp tục được khẳng định.
3. Tập trung chăm lo chất lượng giáo dục; việc triển khai thực hiện chương trình, sách
giáo khoa mới, phân ban lớp 12 được tiến hành đúng tiến độ, đạt hiệu quả. Chất lượng phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GDTHCS được nâng lên. Quan tâm bồi dưỡng
học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, giáo dục
pháp luật. Ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.
4. Mạng lưới và quy mô các cấp học, bậc học tiếp tục ổn định. Công tác tuyển sinh
vào các lớp đầu cấp đảm bảo đúng kế hoạch. Cung ứng thiết bị và sách giáo khoa đầy đủ, kịp
thời. Quan tâm mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng phòng thực hành thí nghiệm, phòng
chức năng phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục.
10
5. Việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ
cán bộ, giáo viên có trình độ trên chuẩn tăng hơn năm trước; cán bộ quản lý trường học từng
bước được trẻ hoá. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên thực hiện
đúng quy trình, khách quan và thực chất hơn. Các chính sách đối với nhà giáo thực hiện đầy
đủ, kịp thời; điều kiện làm việc và chính sách đối với nhà giáo công tác ở miền núi, vùng khó
khăn được cải thiện hơn. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và phong trào nghiên cứu
khoa học.
6. Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến khá; nề nếp chuyên môn được duy
trì, chất lượng hoạt động và phong trào giáo dục đạt hiệu quả khá cao. Kỷ cương nhà trường
tiếp tục được giữ vững, dân chủ được tăng cường. Công tác thanh tra, kiểm tra đạt kết quả,
việc xử lý sau thanh tra thực hiện nghiêm túc. Chất lượng tham mưu có nhiều tiến bộ, phong
trào xã hội hoá, khuyến học, khuyến tài có chuyển biến, hiệu quả và thiết thực. Hoạt động
phối hợp giữa ngành giáo dục và các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể ngày càng hiệu
quả, có tác động tích cực đến phong trào giáo dục trên địa bàn.
7. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được các ngành, các cấp tập trung chỉ
đạo với quyết tâm cao, có kế hoạch và lộ trình cụ thể nên tăng nhanh về số lượng và chất
lượng.
8. Ngành giáo dục tiếp tục khẳng định đơn vị dẫn đầu thi đua toàn tỉnh. Trong 10 tiêu
chí đánh giá có 8 tiêu chí xếp tốp đầu tỉnh: Xây dựng trường học thân thiện; giáo dục mầm
non; giáo dục tiểu học; bồi dưỡng thường xuyên; thanh tra; kế hoạch, thống kê, tài chính,
CSVC và trang thiết bị; công nghệ thông tin; xây dựng trường chuẩn Quốc gia ( Quỳnh Lưu
8/10; Diễn châu 6/10; Đô lương 4/11; Thanh chương 4/11; TP Vinh 1/10; Yên Thàh 1/10…)
b. Tồn tại cơ bản:
- Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2009 tuy tăng nhưng vẫn thấp hơn bình quân chung của
tỉnh. Không có trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp trong tốp 10 trường cao của tỉnh. Điểm sàn tuyển
sinh vào lớp 10 xếp thứ 9 toàn tỉnh, tuy có tiến bộ nhưng chưa cao hơn các huyện có cùng
điều kiện.
- Một số trường chưa triển khai quyết liệt giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục;
triển khai chậm việc kèm cặp, phụ đạo, ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Một số xã
chưa triển khai phong trào “Tiếng trống Khuyến học”: Q.Thanh, Lập, Lộc, Trang, Mai Hùng.
- Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa thực sự cố gắng trong tự học, tự bồi
dưỡng; chất lượng tham mưu và chất lượng giảng dạy còn thấp; cá biệt vẫn có giáo viên vi
phạm đạo đức, quy chế thi; phong trào giáo dục ở một số trường còn thấp.
- Một số xã, thị trấn tiến độ xây dựng trường chuẩn Quốc gia còn chậm; vẫn còn 6 xã
chưa có trường chuẩn quốc gia. Một số lớp, nhóm mầm non đang học tạm nhà văn hoá; một
số trường tiểu học, THCS còn thiếu phòng để tổ chức học tăng buổi.
c. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:
11
Nguyên nhân của những thành công:
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Các xã,
thị trấn, ngành giáo dục, các trường học đã bám sát chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đảng các cấp;
thực hiện nghiêm túc NQ 09/HU, thông báo số 349-TB/HU của Thường trực huyện uỷ.
- Chọn đúng trọng tâm và có giải pháp phù hợp; chú ý công tác kèm cặp, phụ đạo học
sinh yếu, kém; nâng chất lượng học thêm có tổ chức tại trường, kết hợp với việc quản lý tự
học của học sinh để nâng chất lượng giáo dục toàn diện.
- Trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền, vai trò của các tổ chức, ban ngành trong
việc chỉ đạo, tham gia phối hợp rõ nét; các tổ chức, đoàn thể giúp ngành trong việc huy động,
duy trì sĩ số, phổ cập giáo dục, tổ chức hoạt động tập thể, phong trào xã hội hoá giáo dục,
trường chuẩn quốc gia đạt hiệu quả, tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, phát triển toàn
diện.
- Phát huy tâm huyết, nhiệt tình, gắn bó nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên; quan tâm
chăm lo giáo dục, khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của học sinh; nâng cao vai trò của nhà
trường, gia đình trong các hoạt động giáo dục.
- Tranh thủ được sự hỗ trợ của các cấp, ngành; triển khai có hiệu quả chương trình
kiên cố hoá trường lớp, mục tiêu quốc gia về giáo dục và các chương trình tài trợ khác.
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:
- Huyện rộng, có 9 xã miền núi, học sinh chiếm trên 10% toàn tỉnh; tỷ lệ học sinh
THPT dân lập cao chiếm trên 20%. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, kinh tế phát triển
chưa đồng đều giữa các vùng miền, điều kiện học tập của học sinh còn hạn chế nhất là xã
miền núi, ven biển và vùng giáo.
- Một số ít giáo viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa thật sự tâm huyết với nghề
nghiệp; chất lượng cán bộ phục vụ còn thấp; một bộ phận CBQL hạn chế về năng lực quản lý,
chỉ đạo điều hành và thiếu tích cực trong công tác tham mưu.
- Một bộ phận học sinh chưa nhận thức đầy đủ và thiếu tinh thần cố gắng trong học
tập, công tác. Một bộ phận phụ huynh thiếu quan tâm, hạn chế về kinh nghiệm quản lý và
chưa tạo điều kiện, cơ hội học tập cho học sinh. Phong trào và môi trường giáo dục chưa đồng
đều giữa các vùng miền.
- Một số xã, thị trấn cấp uỷ, chính quyền chưa quan tâm huy động các nguồn lực đầu
tư cho giáo dục phát triển; vẫn còn nhiều trường khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị
phục vụ dạy và học.
12
C. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010
1. Phương hướng chung:
Tiếp tục học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội các cấp. Thực hiện nghiêm túc cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Hai không” và “Mỗi thầy
cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Năm học 2009-2010 được xác định là
“Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng” trên cơ sở tiếp tục đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học và tổ chức quản lý; quan tâm thực sự chất lượng giáo dục toàn diện,
chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi, giáo viên giỏi; tăng nhanh tỷ lệ tốt nghiệp các cấp, hạn
chế học sinh yếu kém và bỏ học; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực cho
giáo dục phát triển; tăng nhanh số lượng và chất lượng trường chuẩn quốc gia; nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới; đẩy mạnh công tác
thanh tra, kiểm tra; tiếp tục cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản lý
tài chính ngân sách.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
2.1. Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục:
a. Giáo dục mầm non:
- Ổn định quy mô trường, lớp với 44 trường (chuyển đổi trường MN Tân Thắng
thành trường công lập), 217 nhóm trẻ và 463 lớp mẫu giáo; khuyến khích mở các trường mầm
non dân lập, tư thục chất lượng cao. Tăng lớp, nhóm bán trú đạt tỷ lệ bán trú 55%; phấn đấu
huy động 3240 cháu vào nhóm trẻ, tỷ lệ 21,5% và 14.080 cháu đến lớp mẫu giáo, tỷ lệ 80%;
huy động 5 tuổi vào mẫu giáo 6.218 cháu đạt tỷ lệ 100%.
- Thực hiện có chất lượng các chuyên đề. Quan tâm chất lượng chăm sóc, nuôi dạy
theo chương trình giáo dục mầm non mới. Chú ý giáo dục trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng nhà trẻ dưới 9 %, mẫu giáo dưới 10%. Nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi làm
tiền đề chất lượng cho lớp 1. Trẻ 5 tuổi dân tộc được làm quen với tiếng Việt. Xây dựng môi
trường giáo dục với các thiết bị, đồ chơi phù hợp, thân thiện. Đẩy mạnh hoạt động phổ biến,
tư vấn về phương pháp chăm sóc, nuôi dạy cho ông bà, cha mẹ của trẻ.
- Tiếp tục chỉ đạo nâng chất lượng trường trọng điểm, cụm mầm non tập trung, lớp
mẫu giáo bán trú. Đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục, tích cực đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho trường mầm non. Phấn đấu 100% xã có cụm mầm non tập trung, trong năm
có thêm 4-5 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy, tổ chức các hoạt động cho trẻ và công tác quản lý giáo dục.
- Bố trí đủ giáo viên, nhân viên phục vụ trường học theo quy định; đảm bảo thu đúng,
thu đủ học phí thực hiện đầy đủ chế độ cho giáo viên biên chế, ngoài biên chế theo quy định.
b. Giáo dục Tiểu học:
- Sắp xếp mạng lưới trường, lớp phù hợp; tiếp tục duy trì các lớp ở các thôn bản lẻ;
lớp ghép ở trường PTCS Tân Thắng. Nhập trường tiểu học Quỳnh Giang A, B thành tiểu học
Quỳnh Giang; TH Quỳnh Yên A, B thành tiểu học Quỳnh Yên; nhập trường tiểu học Quỳnh
13
Diễn với THCS Quỳnh Diễn thành PTCS Quỳnh Diễn; tiểu học Quỳnh Hoa với THCS Quỳnh
Hoa thành PTCS Quỳnh Hoa; tiểu học Quỳnh Đôi với THCS Hồ Tùng Mậu thành PTCS Hồ
Tùng Mậu; thành lập mới PTCS Tân Thắng. Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ 100%, trẻ
khuyết tật được học hoà nhập; làm tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường để huy động 29.751
học sinh/1.083 lớp.
- Củng cố vững chắc và có chất lượng các khối lớp tiểu học. Triển khai môn ngoại
ngữ tự chọn cho tất cả các trường tiểu học và tin học tự chọn ở những trường có điều kiện.
Nâng cao chất lượng và tăng nhanh số lượng học sinh được học 2 buổi/ngày và bán trú. Các
trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 và các trường có điều kiện tổ chức dạy theo hướng phân hoá
đối tượng học sinh ở buổi thứ 2 nhằm phát hiện sớm năng khiếu học sinh. Chỉ đạo có hiệu
quả phong trào "vở sạch-chữ đẹp", tổ chức giao lưu “toán tuổi thơ” và “tuổi thơ khám phá”
theo trường, cụm trường. Tăng cường tuyên truyền, vận động để 100% học sinh dùng vở
luyện viết. Phát động phong trào mua, đọc và giải toán tuổi thơ, làm theo báo đội. Tham gia
và đạt hiệu quả cuộc thi giải toán qua mạng.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Quan tâm và tạo điều
kiện cho trẻ hoà nhập, trẻ khuyết tật. Thực hiện có chất lượng việc đổi mới phương pháp dạy
học; quan tâm công tác đánh giá, xếp loại học sinh và kiên quyết không để học sinh chưa đạt
chuẩn kiến thức lên lớp. Tiếp tục duy trì việc kèm cặp học sinh yếu, kém tại trường, thôn xóm
và tại nhà. Triển khai có hiệu quả các giải pháp để giảm dần học sinh lưu ban hàng năm.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu trong năm có thêm
3-4 trường đạt chuẩn quốc gia mức 1 và 1- 2 đạt chuẩn mức 2.
c. Giáo dục trung học:
- Quan tâm chỉ đạo và nâng chất lượng các trường PTCS. Huy động 99,9% học sinh
hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6. Đảm bảo kế hoạch huy động 29.319 học sinh /
774 lớp trung học cơ sở; có giải pháp hiệu quả để duy trì sĩ số, huy động học sinh bỏ học trở
lại trường. Tiếp tục mở và nâng chất lượng các lớp BTTHCS để phổ cập trung học cơ sở có
tính bền vững.
- Củng cố vững chắc chất lượng các lớp đã thay sách. Thực hiện nghiêm túc việc điều
chỉnh kế hoạch năm học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Quan tâm chất lượng giáo dục toàn
diện, chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi để tăng nhanh số lượng học sinh giỏi các cấp. Khảo sát,
đánh giá chính xác chất lượng văn hoá và có giải pháp tích cực trong việc hạn chế tỷ lệ học
sinh yếu, kém. Thực hiện nghiêm túc đúng quy chế chuyên môn, chống hiện tượng cắt xén
chương trình. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Không để xẩy ra tình trạng học sinh chưa
đạt chuẩn được lên lớp; tăng nhanh tỷ lệ tốt nghiệp THPT, BTTHPT và điểm sàn tuyển sinh
vào lớp 10 hàng năm. Quan tâm các điều kiện và triển khai chất lượng môn tin học ở tất cả
các trường THPT và trường THCS có điều kiện. Đạt kết quả cao học sinh giỏi tỉnh, giải toán
qua mạng.
14
- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, giáo dục pháp luật trong
nhà trường; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hiện tượng tiêu cực và không để các tệ nạn xã
hội xâm nhập nhà trường. Đẩy mạnh phong trào “đôi bạn cùng tiến”, tổ chức có hiệu quả các
hoạt động tập thể; tổ chức các cuộc thi “rung chuông vàng”, “ bảy sắc cầu vồng” và ngoại
khoá Văn học, Lịch sử. Phát động phong trào đọc và giải toán tuổi trẻ. Tăng cường các hoạt
động xã hội, hướng nghiệp-dạy nghề phổ thông, từng bước phân luồng hợp lý học sinh sau tốt
nghiệp.
- Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng dạy và
học. Phấn đấu có 90% trường có phòng thí nghiệm, thực hành và 100% thư viện đạt chuẩn.
Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, trong năm có thêm 3-4 trường trung
học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
2.2. Xây dựng các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục:
a. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ:
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng; Quyết định
09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Đảm bảo đủ số lượng,
đồng bộ và cơ bản cân đối chất lượng giữa các vùng miền. Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng và tổ chức các chuyên đề thiết thực theo trường, liên trường, toàn huyện. Đánh giá,
xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và giải quyết chính sách đối với giáo viên theo
Quyết định 86/QĐ-UBND của UBND tỉnh và Nghị định 132/NĐ-CP của Chính phủ. Sắp xếp
hợp lý nhân viên phục vụ trường học; tổ chức tập huấn nghiệp vụ nâng cao chất lượng cán bộ.
Ưu tiên, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên đào tạo trình độ trên chuẩn.
- Thực hiện nghiêm túc việc tuyển dụng, bố trí giáo viên. Việc đánh giá, phân loại
giáo viên cần bám sát yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, tinh thần và thái độ trách
nhiệm trước thực trạng chất lượng giáo dục.
- Tiếp tục triển khai chủ trương giao chất lượng học sinh cho giáo viên trực tiếp giảng
dạy và phụ trách theo khối lớp, môn học. Quan tâm đổi mới phương pháp, nâng chất lượng
giảng dạy chính khoá, tăng buổi, kèm cặp và phụ đạo học sinh. Chọn lựa, phân công giáo viên
khá giỏi dạy tăng buổi do nhà trường tổ chức để hạn chế dạy thêm, học thêm ngoài nhà
trường. Tăng tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày và tối thiểu học sinh THCS, THPT
được học thêm 2-3 buổi/tuần tại trường. Có giải pháp tích cực trong việc bồi dưỡng học sinh
giỏi và tăng tỷ lệ học sinh đậu vào đại học, cao đẳng hàng năm. Quan tâm giáo dục đạo đức,
đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái; tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm Ytế, bảo hiểm toàn diện
của học sinh.
b. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học:
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn và hiện đại.
Quan tâm xây dựng phòng chức năng, phòng thực hành thí nghiệm, thư viện, phòng đọc,
phòng vi tính...phục vụ cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Đẩy mạnh
phong trào xanh-sạch-đẹp, tạo cảnh quan môi trường sư phạm; tiếp tục tổ chức thi trường
15
đẹp, thi làm đồ dùng dạy học. Hoàn thành cấp quyền sử dụng đất cho nhà trường. Đẩy mạnh
phong trào xã hội hoá giáo dục, tiếp tục triển khai chủ trương huy động nguồn đóng góp tự
nguyện, tự thoả thuận của phụ huynh học sinh. Thực hiện có hiệu quả đề án xây dựng trường
chuẩn quốc gia giai đoạn 2005-2010 và chương trình kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn
2008-2012.
- Ưu tiên kinh phí mua sắm trang thiết bị và tài liệu tham khảo. Xây dựng, khai thác
hiệu quả tủ sách đạo đức, giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện
trường học. Đẩy mạnh phong trào áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức dạy
học. 100% trường kết nối mạng Internet và sử dụng hộp thư điện tử để khai thác thông tin
phục vụ cho quản lý và tổ chức dạy học.
c. Công tác quản lí giáo dục:
- Thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 06-CT/TƯ của Bộ Chính trị về cuộc vận động “
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; cuộc vận
động “Hai không”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; xây dựng cơ chế và cụ thể hoá quan hệ
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Tăng
cường kỷ cương nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; xử lí nghiêm các trường
hợp vi phạm quy chế chuyên môn, điều lệ nhà trường. Quản lý tốt tài chính ngân sách, đảm
bảo thu đúng, thu đủ và chi đúng nguyên tắc.
- Đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên 2 kỳ/năm. Tăng cường công tác tham mưu, vận
động tuyền truyền, tổ chức các hoạt động phối hợp với cấp, các ngành để huy động đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị cho phát triển giáo dục. Thực hiện có hiệu quả đề án nâng cao chất
lượng cán bộ quản lý giai đoạn 2005-2010 và những năm tiếp theo trên tinh thần rà soát, chọn
lựa và bố trí cán bộ quản lý đúng chuẩn; chuẩn bị các điều kiện để từ năm học 2010-2011 trở
đi: 100% CBQL ngành học mầm non phải là đảng viên. Phấn đấu cuối năm 2010 có 35%
GVMN, trên 65% GVTH, 75% GVTHCS, 10% GVTHPT và 100% CBQLMN,TH, THCS có
trình độ đào tạo trên chuẩn; 100% CBQLTH, THCS, THPT và 70% CBQLMN có trình độ
trung cấp lý luận chính trị (theo NQ 09 của BCH Huyện uỷ)
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra góp phần nâng cao năng lực quản lí và chất
lượng đội ngũ. Ngăn chặn, khắc phục, xử lý kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục.
Quan tâm đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn quản lý, thực hiện tốt quy chế dân chủ
và công bằng trong giáo dục. Giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo, hạn chế đơn thư nặc danh
trong toàn ngành. Tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế các kỳ thi trên địa bàn, đạt hiệu quả việc
chống gian lận trong thi cử và đánh giá phân loại giáo viên, học sinh. Phối hợp với tổ chức
công đoàn và các tổ chức khác trong nhà trường để đẩy mạnh phong trào thi đua, chú trọng
xây dựng, phát triển và nhân rộng điển hình tiên tiến, trường trọng điểm chất lượng cao,
16
trường chuẩn quốc gia. Nâng cao vai trò của chi bộ trường học, chú ý phát triển đảng viên
mới ở các vùng khó khăn, vùng giáo.
- Phối hợp Hội khuyến học đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, thực hiện
tốt cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học. Nâng cao chất lượng hoạt
động của trung tâm học tập cộng đồng. Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa
Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức, MTTQ và các tổ chức thành viên với ngành giáo dục.
Đẩy mạnh phong trào “ Tiếng trống Khuyến học” tạo môi trường thuận lợi cho việc tự học
của học sinh góp phần nâng cao chất lượng và xây dựng xã hội học tập.
- Thực hiện có hiệu quả bộ máy quản lí của Phòng GD&ĐT, triển khai nghiêm túc
Thông tư 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/07/2008 quy định về chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng GD&ĐT huyện. Quan tâm công tác thống kê, kế
hoạch, thi đua, khen thưởng. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thông tin 2 chiều.
D. KẾT LUẬN:
Năm học 2009-2010 là năm thứ 4 ngành giáo dục Quỳnh Lưu quyết tâm thực hiện
Chỉ thị 33/2006/TC-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh
thành tích trong giáo dục; là năm thứ 3 thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”; năm thứ 2 triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động và thực hiện Nghị quyết 09-NQ/HU
ngày 15/05/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất
lượng giáo dục-đào tạo từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo. Ngành giáo dục Quỳnh Lưu
tiếp tục quán triệt những chủ trương lớn của giáo dục-đào tạo trong giai đoạn mới nhằm tạo
sự chuyển biến nhanh, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đẩy mạnh phong trào thi
đua “Hai tốt”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo biên chế năm học, góp phần nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quê
hương, đất nước.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự tham gia
tích cực của các lực lượng xã hội, sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân, tin tưởng sự
nghiệp giáo dục Quỳnh Lưu sẽ tiếp tục ổn định, phát triển. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
năm học 2009-2010.
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG
- Sở GD&ĐT Nghệ An;
- Huyện uỷ, UBND huyện;
- Các phòng, ban ngành liên quan;
- Các trường MN, TH, THCS, THPT, GDTX;
- 43 xã, thị trấn;
- Lưu VP/PGD&ĐT.
Hồ Ngọc Dũng
PHỤ LỤC
17
1.
Huy động:
Ngành
học
Kế hoạch Đầu năm Cuối năm
Tỉ lệ so KH
Công lập
Tỉ lệ so KH
DL.B.công
Công lập Dân lập
Bán công
Công lập Dân lập
Bán công
Công lập Dân lập
Bán công
Nhà trẻ 65 2247 70 2028 70 2974
107,7 132,4
Mẫu giáo 220 13350 230 12649 230 13762 104,5 103,1
Tiểu học 30012 29873 29743 99,1
THCS 32162 31159 30790 95,7
THPT 9800 4477 10712 3341 109,3 74,6
BTVH 750 1680
224,0
2.
Kết quả các cuộc thi:
Các cuộc thi Năm học 2007 - 2008 Năm học 2008 - 2009
MN TH THCS THPT MN TH THCS THPT
Giáo viên giỏi huyện
76 189
Không T/C Không T/C Không T/C Không T/C
Giáo viên giỏi Tỉnh
8 20
Không T/C Không T/C Không T/C Không T/C
Học sinh giỏi huyện văn hoá
Không T/C Không T/C
1990
Không T/C
523
1475
Học sinh giỏi Tỉnh văn hoá
Không T/C Không T/C
106 109
Không T/C Không T/C
95 69
HS giải toán qua mạng(huyện)
34
96
HS giải toán qua mạng(tỉnh)
29
16
HS giải toán qua mạng(Q.Gia)
10
9
Olympic Tiếng Anh tỉnh
6
Olympic Tiếng Anh quốc gia
3
3. ChÊt lîng h¹nh kiÓm, v¨n ho¸:
a. TiÓu häc:
- H¹nh kiÓm:
Hạnh kiểm
Tổng Lớp 1
Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
S.lượng
Tỷ lệ
S.lượng
Tỷ lệ
S.lượng
Tỷ lệ
S.lượng
Tỷ lệ
S.lượng
Tỷ lệ
S.lượng
Tỷ lệ
Thực hiện đầy đủ 29540 99,9 5852 99,9 6227 100 5690 99,9 5606 99,9 6165 99,09
Th.hiện chưa đầy đủ
20 0,1 8 0,1 4 0,1 4 0,1 2 0,01
- Học lực:
Khối
Lớp
Môn Toán Môn Tiếng việt
Giỏi
Tỷ
lệ
Khá
Tỷ
lệ
TB
Tỷ
lệ
Yếu
Tỷ
lệ
Giỏi
Tỷ
lệ
Khá
Tỷ
lệ
TB
Tỷ
lệ
Yếu
Tỷ
lệ
1
2721 46,1 2276 38,8 688 11,7 175 3 1871 31,9 2505 42,7 1260 21,5 224 3,8
2
2774 44,5 2528 40,6 839 13,5 88 1,4 1572 25,2 2825 45,4 1626 26,1 206 3,3
3
1750 30,7 2261 39,7 1485 26,1 198 3,5 1419 24,9 2548 44,7 1608 28,2 119 2,1
4
1169 20,8 2116 37,7 2035 36,3 290 5,2 1020 18,2 2675 47,7 1768 31,5 147 2,6
5
1307 21,2 2547 41,3 2061 33,4 252 4,1 1262 20,5 3093 50,2 1698 27,5 114 1,8
Cộng
9721 32,9 11728 39,7 7108 24 1003 3,4 7144 24,2 13646 46,2 7960 26,9 810 2,7
b.Trung học cơ sở:
18
Xếp loại
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng
S.lượng
T.lệ (%)
S.lượng
T.lệ (%)
S.lượng
T.lệ (%)
S.lượng
T.lệ (%)
S.lượng
T.lệ (%)
Hạnh
kiểm
Tốt
4676 67.9 5002 65.8 5513 66.5 5435 68.5 20626 67.1
Khá
1994 28.9 2314 30.4 2452 29.6 2256 28.4 9016 29.4
Tr. bình
217 3.15 287 3.77 323 3.90 244 3.07 1071 3.49
Yếu
1 0.01 0 0 1 0.01 2 0.03 4 0.01
Kém
Học
lực
Giỏi
416 6.0 466 6.1 411 5.0 396 5.0 1689 5.5
Khá
2460 35.7 2555 33.6 2726 32.9 2527 31.8 10268 33.4
Tr. bình
3522 51.1 4033 53.0 4606 55.6 4605 58.0 16766 54.6
Yếu
482 7.0 544 7.16 537 6.48 398 5.01 1961 6.38
Kém
8 0.12 5 0.07 9 0.11 11 0.14 33 0.11
4. Cơ sở vật chất:
Ngành học
T.số
phòng học
Trong đó
P.học làm
mới
T.viện, T.nghiệm
Tầng Cấp 4 Mượn Thư viện Thí nghiệm
Mầm non
635 0 560 75 35
Tiểu học
990 337 653 85 58 36
THCS
670 376 294 40 43 86
Cộng
2295 713 1507 75 150 101 122
5. Xếp loại thi đua các trường, xã (thị trấn):
T.T Xã, thị trấn
Danh hiệu thi đua các trường
Xếp loại các xã về
phong trào giáo dục
M.non T.học A T.học B T.học C THCS
1
Quỳnh Đôi
XS XS xs
Xuất sắc
2
TT Cầu Giát
XS XS TT
Xuất sắc
3
Quỳnh Hậu
XS XS TT
Xuất sắc
4
Quỳnh Châu
TT XS TT XS
Xuất sắc
5
Quỳnh Hồng
K XS XS
Tiên tiến
6
Quỳnh Lương
XS TT TT
Tiên tiến
7
Quỳnh Tam
TT XS TT
Tiên tiến
8
TT Hoàng Mai
TT K TT XS
Tiên tiến
9
Quỳnh Xuân
K TT TT XS
Tiên tiến
10
Quỳnh Thạch
XS K TT
Tiên tiến
11
Ngọc Sơn
TT K XS
Tiên tiến
12
Quỳnh Bá
TT K XS
Tiên tiến
13
Quỳnh Giang
TT TT TT TT
Tiên tiến
14
Quỳnh Dị
TT TT TT
Tiên tiến
15
Quỳnh Liên
TT TT TT
Tiên tiến
16
Quỳnh Thuận
TT TT TT
Tiên tiến
17
Quỳnh Tân
K TT TT TT
Tiên tiến
18
Quỳnh Văn
K TT TT TT
Tiên tiến
T.T Xã, thị trấn
Danh hiệu thi đua các trường
Xếp loại các xã về
phong trào giáo dụcM.non T.học A T.học B T.học C THCS
19
19
Quỳnh Diễn
TT k TT
Tiên tiến
20
Quỳnh Nghĩa
K TT TT
Tiên tiến
21
Quỳnh Hoa
TT K TT
Tiên tiến
22
Tân Sơn
K TT TT
Tiên tiến
23
Quỳnh Hưng
TT K K
Khá
24
Quỳnh Lâm
K TT TT
K
Khá
25
Quỳnh Yên
TT TT TB TT
Khá
26
Quỳnh Ngọc
K TT K
Khá
27
Tiến Thuỷ
K TT K
Khá
28
Quỳnh Phương
K K TT TT
Khá
29
Quỳnh Bảng
K TT
K
Khá
30
Quỳnh Lộc
K TT TT TB
Khá
31
Quỳnh Mỹ
TT TB TT
Khá
32
Quỳnh Long
TB TT K
Khá
33
Quỳnh Thanh
K K K K
Khá
34
Quỳnh Thọ
K TT K
Khá
35
Quỳnh Vinh
K,TB TT K TT TT
Khá
36
Quỳnh Minh
K K TT
Khá
37
An Hoà
K K TT
Khá
38
Sơn Hải
K K K
Khá
39
Quỳnh Trang
K TB TT
Khá
40
Quỳnh Thắng
TB K TT TB
Khá
41
Mai Hùng
TB K TT
Khá
42
Tân Thắng
TB TB
Trung bình
43
Quỳnh Lập
TB K TB K
Trung bình
20
LĐLĐ HUYỆN QUỲNH LƯU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN NĂM HỌC 2008- 2009
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010
PHẦN I:
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN NĂM 2008-2009
I. TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ VÀ ĐỘI NGŨ:
1. Tổng số đơn vị trường học : 145 đơn vị
- Trong đó: + Mầm non: 44 đơn vị (Công lập 01; Bán công 43)
+ TH: 58 đơn vị; THCS: 43 đơn vị.
2. Tình hình đội ngũ CBGV, CNV trong đơn vị:
- Tổng số CB, GV, CNV trong toàn ngành: 4529 người, nữ: 3380 người
3. Tổ chức công đoàn:
- Tổng số công đoàn trực thuộc: 146
Trong đó: Công lập: 103, ngoài công lập: 43 (mới kết nạp 34 Công đoàn MN)
Chia ra: Mầm non công lập: 01; ngoài công lập: 43
Tiểu học công lập: 58; ngoài công lập: 0
THCS công lập : 43; cơ quan Phòng: 01
- Tổng số đoàn viên công đoàn: 4443 người, Nữ 3289 người
Trông đó:
+ Số đoàn viên trong các trường công lập: 3704, Nữ 2550 người
+ Số đoàn viên trong các trường ngoài công lập: 739 người, Nữ 739 người
+ Số đoàn viên mới kết nạp: 625 người
4. Công tác phát triển Đảng:
- Tổng số Đảng viên: 2118 người, trong đó nữ: 1347 người.
- Số Đảng viên mới kết nạp: 75 người
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008-2009:
1. Chương trình 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ, đảm bảo năng lực chuyên môn,
phẩm chất chính trị
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, truyền thống uống nước nhớ nguồn và ngày vì người nghèo, năm học 2008-2009
Công đoàn và ngành giáo dục Quỳnh Lưu đã vận động ủng hộ 01 ngày lương xây dựng 15
nhà tình nghĩa cho đối tượng gia đình chính sách nghèo (tổng số tiền 375.028.000 đồng); Các
đoàn viên Công đoàn cụm Tây đã ủng hộ 12.500.000 đồng để xây nhà tình nghĩa cho cô Hồ
Thị Minh không may qua đời để lại 03 con nhỏ; thăm và tặng quà cho các cháu nhiễm chất
21
độc gia cam, giáo viên và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền hàng chục triệu
đồng.
-Tổ chức các hội thảo , chuyên đề, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm:
+ Phối hợp với chuyên môn tổ chức có hiệu quả các đợt chuyên đề về đổi mới
phương pháp dạy học mới cho GV (tổ chức thao giảng theo đơn vị cụm trường, thanh tra toàn
diện và chuyên đề để đánh giá rút kinh nghiệm).
+ Công đoàn ngành đã động viên và tham gia chỉ đạo tốt phong trào nghiên cứu khoa
học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm; các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng cao
được phổ biến rộng rãi qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi và đã có tác dụng mạnh mẽ đến
chất lượng giáo dục đào tạo. Mỗi năm có gần 1 ngàn đề tài nghiên cứu, trong đó được xếp bậc
2 từ 600 đến 800 đề tài, xếp bậc 3: 100 đến 150 đề tài. Riêng năm học 2008-2009
có
632
SKKN bậc 2; 139 SKKN bậc 3 và đề nghị tỉnh xét công nhận 34 SKKN bậc 4 (năm học
2007-2008 có 785 SKKN được xếp bậc 2; 146 SKKN xếp bậc 3; 8 SKKN được xếp bậc 4 ở
tỉnh và 01 đề tài được UBND tỉnh cấp Bằng lao động sáng tạo).
- Phong trào thi đua “Hai tốt”, “giỏi việc trường-đảm việc nhà” được các đơn vị phát
động và duy trì thường xuyên liên tục, tạo ra khí thế thi đua sôi nỗi trong các trường học đồng
thời là môi trường tốt nhất để giáo viên rèn luyện và học tập lẫn nhau. Các công đoàn cơ sở
tạo điều kiện giúp đỡ, động viên công đoàn viên tham gia thi GV dạy giỏi các cấp hàng năm.
Năm học 2008-2009 có 160 giáo viên THCS đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện chu
kỳ 2009-2011 (cấp Tiểu học và Mầm non không tổ chức thi); đoàn viên toàn ngành đã nỗ lực
phấn đấu và đóng góp hàng ngàn ngày công để phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh
giỏi nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, hạn chế học sinh yếu kém (giảm 0,3% so với năm
học 2007-2008), tăng tỷ lệ học sinh giỏi (tăng 0,4% so với năm học 2007-2008), đồng thời
khẳng định chất lượng mũi nhọn của giáo dục Quỳnh Lưu cụ thể:
+ Luôn là một trong các đơn vị có phong trào và kết quả dẫn đầu cuộc thi giải toán
qua mạng (đứng đầu toàn đoàn về kết quả cuộc thi giải toán qua mạng cấp tỉnh; khối lớp 5
đứng đầu toàn tỉnh với 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 4 huy chương đồng, khối
lớp 9 đứng nhì toàn tỉnh với 5 huy chương bạc và 4 huy chương đồng về kết quả cuộc thi giải
toán qua mạng cấp quốc gia).
+ Xếp thứ 2 toàn đoàn về cuộc giao lưu OLIMPIC tiếng Anh cấp tỉnh với 01 huy
chương vàng, 03 huy chương bạc, 02 huy chương đồng.
+ Xếp thứ hai toàn đoàn trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh với 04 giải nhất, 15 giải nhì,
28 giải ba và 48 giải khuyến khích.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn: Nhiều năm
qua Quỳnh Lưu có phong trào học tập nâng chuẩn và trên chuẩn, hàng năm có gần 1000
CB,GV tham gia học tập (hiện đang có 995 đoàn viên tham gia học các lớp cao học, đại học,
cao đẳng tại chức và từ xa) vì thế năm học 2006-2007 số giáo viên có trình độ trên chuẩn mới
có 37,8% thì đến nay đã có 54,2% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Có được kết quả đó là
nhờ công đoàn cơ sở tham mưu, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ các đoàn viên tham gia
học tập.
22
- Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị: Công đoàn phối hợp với ngành
tham mưu cho Huyện uỷ tổ chức cho 107 cán bộ quản lý các trường học trung cấp chính trị và
tiến tới 100% cán bộ quản lý được học trung cấp chính trị.
- Xây dựng tủ sách công đoàn, tủ sách Pháp luật với số lượng ngày càng tăng tạo điều
kiện cho đoàn viên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, hiểu biết pháp luật với số
lượng:
Tủ sách công đoàn: 198.626 cuốn (tăng 856 cuốn)
Trong đó : Số đầu sách về pháp luật : 2.638 bản
Số đầu sách về chế độ chính sách: 1.389.Bản
Số đầu sách các loại khác: 15.835.bản
Nhìn chung các đơn vị đã chú trọng việc đầu tư xây dựng tủ sách công đoàn với nhiều
hình thức ( vận động đoàn viên đóng góp, trích kinh phí mua sắm...).
2. Chương trình 2 : Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động , tạo mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và tổ chức công
đoàn:
- Công đoàn ngành đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức học tập và tự nghiên cứu về Luật
lao động, Pháp lệnh công chức, Luật giáo dục, hướng dẫn giải quyết và tham gia giải quyết
khiếu nại tố cáo. Các đơn vị đã mua, tổ chức phòng đọc cho đoàn viên nghiên cứu những văn
bản qui định về chế độ chính sách hiện hành đối với ngành giáo dục nhằm bảo vệ quyền lợi
cho bản thân và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách trong đơn vị.
- Việc thực hiện tốt Qui chế dân trong các trường học, mọi kế hoạch và tổ chức hoạt
động được công khai, bàn bạc thống nhất; Ban thanh tra nhân dân hầu hết thực hiện đầy đủ,
đúng các nhiệm vụ, chức năng của mình góp phần giữ vững kỷ cương và ổn định được tình
hình trong các nhà trường.
- Các hoạt động chăm lo đời sống công chức-lao động:
+ Các đơn vị đã tổ chức trao đổi kinh nghiệm và phương pháp làm kinh tế gia đình
nhằm nâng cao thu nhập chính đáng, hợp pháp phù hợp với đặc thù nghề nghiệp như:
trồng cây ăn quả, nuôi tôm, chăn nuôi gia súc… Công đoàn đã tham mưu cho LĐLĐ
huyện cho 10 nữ CB,GV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phụ nữ nghèo để phát triển kinh
tế gia đình mỗi suất 3 triệu đồng.
+ Công đoàn đã làm tốt công tác tình nghĩa, tổ chức thăm hỏi và động viên kịp thời
các CB,GV ốm đau, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các gia đình có tang gia với số tiền
gần 100 triệu đồng.
+ Các công đoàn đã đẩy mạnh các hoạt động VH-VN, TDTT, tổ chức các đợt giao
lưu VH-VN,TDTT với các đơn vị trong và ngoài huyện. Tổ chức hội diễn văn nghệ chào
mừng 20-11 ở tất cả các trường và cụm trường; tham gia thi đấu thể thao toàn ngành chào
mừng 20-11 đạt kết quả cao.
Tổng kết giải TDTT: Có 230 VĐV tham gia với 3 môn thi đấu: bóng chuyền, cầu
lông và bóng bàn, đã trao 87 bộ Huy chương cho các tập thể và cá nhân.
23
*Về môn bóng chuyền:
Bóng chuyền nam: Giải Nhất cụm Nam, giải Nhì cụm Biển;
Bóng chuyền nữ: Giải Nhất cụm Nam, giải Nhì cụm Tây
+ Tham gia và đạt giải 3 toàn đoàn tại giải cầu lông của LĐLĐ huyện tổ chức kỷ
niệm 22/12 và chào mừng thành công của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X.
+ Tham gia giải TDTT CB,GV,CNLĐ và đạt nhất toàn đoàn tại cụm tỉnh (cụm III)
với 10 nội dung: Đội bóng chuyền nam, nữ; đơn nữ quản lý và đơn nữ CBNV dưới 50 tuổi,
đôi nam, đôi nữ, đôi nam–nữ phối hợp môn Cầu lông; đôi nam-nữ phối hợp môn Bóng bàn,
nam, nữ môn Cờ tướng.
+ Tham gia chung kết giải TDTT CB,GV,CNLĐ toàn tỉnh đã đạt: 05 giải Nhì và 01
giải Ba:
*Giải Nhì các nội dung: đơn nữ quản lý (Vũ Thị Hiền), đôi nam (Phạm Minh Tiến –
Lê Anh Tuấn), đôi nam-nữ (Lê Anh Tuấn-Thái Thị Lương) môn Cầu lông; Đôi nam-nữ môn
Bóng bàn (Quan Thanh Lưu-Trần Thị Nghĩa), môn Cờ tướng nam (Vũ Văn Công).
*Giải Ba: Môn Bóng chuyền nữ.
Các đơn vị có phong trào VH-VN, TDTT mạnh là: Công đoàn cơ quan phòng
GD&ĐT, công đoàn trường THCS: Hồ Xuân Hương, Quỳnh Lâm, Quỳnh Hồng, Hoàng Mai,
Quỳnh Tam, Mai Hùng, Quỳnh Phương, Ngọc Sơn, An Hoà, Quỳnh Yên; công đoàn trường
TH: Quỳnh Hồng, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lương, Quỳnh Thanh A; công đoàn trường Mầm
non: Hoa Mai, Hoàng Mai…
+ Công đoàn ngành đã chỉ đạo các đơn vị và cụm công đoàn tổ chức thành công Hội
thi “Nữ CB,GV tài năng, duyên dáng” lần thứ 2 tạo sân chơi cho nữ cán bộ, giáo viên thể hiện
tài năng và duyên dáng, được các đơn vị hưởng ứng và sự đồng tình của xã hội. Ngày 05
tháng 3 Công đoàn ngành tổ chức thành công chung kết Hội thi “Nữ CB,GV tài năng, duyên
dáng” toàn huyện lần thứ 2; kết quả: Hoa hậu thuộc về nữ giáo viên Nguyễn Thị Hằng trường
THCS Quỳnh Diễn, ngôi á hậu thuộc về nữ giáo viên Ngô Thị Phúc trường THCS Quỳnh
Hưng và Hồ Thị Mai trường Tiểu học Quỳnh Thanh A và nhiều giải thưởng khác.
- Các Công đoàn cơ sở tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: 20/10,
20/11, 22/12, 8/3, 26/3, 19/5 với nhiều hình thức phong phú, nội dung thiết thực và ý nghĩa
tạo nên sự thân thiện, đoàn kết giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa đoàn viên với đoàn viên.
- Công tác nữ công: Là một trong những mảng hoạt động lớn của Công đoàn, vì vậy
Công đoàn ngành đã chỉ đạo tốt các hoạt động nữ công trong các trường học, xây dựng lịch
hoạt động ngay từ đầu năm để các ban nữ công trường học chủ động xây dựng kế hoạch hoạt
động trong năm học. Các Công đoàn cơ sở đã tổ chức phát động phong trào thi đua “Dạy tốt-
Học tốt”, thi khéo tay kỷ thuật, tổ chức gặp mặt Dâu-Rễ, các hoạt động TDTT-VHVN…nhân
ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, tổ chức
tổng kết 5 năm phong trào thi đua “giỏi việc trường-đảm việc nhà” và suy tôn những chị em
có thành tích xuất sắc trong công tác và đảm đang công việc gia đình giai đoạn 2005-2009
(Công đoàn ngành dự kiến tổng kết vào tháng 10/2009). Sự cống hiến của chị em đã góp phần
to lớn trong thành quả chung mà ngành giáo dục Quỳnh Lưu hôm nay đã đạt được.
24
- Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu Công đoàn Việt Nam, Công đoàn Nghệ An, 80 năm
chặng đường lịch sử Công đoàn ngành đã triển khai đến từng đơn vị và được đoàn viên nhiệt
tình tham gia, hầu hết các đơn vị có 100% đoàn viên tham gia, nhiều Đ/C đã kỳ công sưu tầm
tài liệu, tranh ảnh để minh hoạ cho bài thi. Kết quả: có 3574 bài dự thi, Công đoàn ngành đã
tổ chức chấm và trao 01 giải Nhất (bài của Đ/C Trần Xuân Tùng Chủ tịch công đoàn trường
THCS Quỳnh Diễn), 02 giải Nhì (bài của Đ/C Nguyễn Thị Ngọc Thuý giáo viên trường
THCS Hồ Xuân Hương và Đàm Thị Phương Chủ tịch công đoàn trường Tiểu học Quỳnh Lâm
B), 04 giải Ba và 08 giải KK. Các bài đạt giải Nhất, Nhì và Ba được Ban chỉ đạo góp ý bổ
sung về nội dung và một số hình ảnh minh hoạ để tham gia dự thi tại LĐLĐ huyện kết quả:
đạt 02 giải Nhì (bài của bài của Đ/C Trần Xuân Tùng và Đ/C Nguyễn Thị Ngọc Thuý), 01
giải Ba (Đ/C Nguyễn Văn Bảy), 03 giải KK (Đ/C Lê Thị Thu Thanh, Đàm Thị Phương, Hồ
Thị Vinh) và giải bài viết có câu 6 hay nhất thuộc về bài của Nguyễn Thị Thu (CTCĐ tiểu
học Cầu Giát). Hưởng ứng cuộc thi “Viết tiếp truyền thống nhà giáo đất Hồng Lam” toàn
ngành đã có 113 bài dự thi; các đơn vị có số bài dự thi nhiều là: THCS Hồ Tùng Mậu, THCS
Quỳnh Thuận, THCS Quỳnh Phương, TH Mai Hùng, TH Quỳnh Thuận, TH Sơn Hải, TH Cầu
Giát…kết quả: bài viết của Nguyễn Thị Thu (CTCĐ tiểu học Cầu Giát) đạt giải khuyến khích
của ngành GD&ĐT Nghệ An.
3. Chương trình 3: Tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của
ngành , tham gia quản lý và thực hiện có hiệu quả mục tiêu đổi mới , phát triển giáo dục:
- Phát động phong trào thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; đã tạo ra môi
trường tự học và năng cao năng lực chuyên môn, tin học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đồng thời
từng bước áp dụng công nghệ thông tin, khai thác mạng Intrnet, hộp thư điện tử có hiệu quả
vào công tác giảng dạy và quản lý giáo dục (toàn huyện đã nối mạng Intrnet, tổ chức tập huấn
sử dụng và khai thác Intrnet, thư điện tử)
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận “ Hai không” với 4 nội dung: ngành đã chỉ đạo các
trường học đề ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục như: tổ chức các lớp bồi
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém theo nhiều hình thức phù hợp đối tượng như:
theo lớp, nhóm, tổ chức tại trường, tại thôn xóm, tại nhà, nâng cao hiệu quả giờ dạy tại lớp
học, phân đối tượng giảng dạy…
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương –Tình thương -
Trách nhiệm” tạo ra bầu không khí làm việc dân chủ, kỷ cương trường học được giữ vững và
môi trường đầy tính nhân văn, trách nhiệm và tình thương. Phòng và Công đoàn ngành tổ
chức thăm và tặng quà cho hơn 30 CB,GV đang điều trị tại bệnh viện huyện và có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn; các Công đoàn cơ sở cũng đã tổ chức thăm và tặng quà cho hơn 500 giáo
viên và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam
20-11 và Tết cổ truyền. Công đoàn đã tặng 03 công trình nước sạch cho các đơn vị: Tiểu học
Thắng B, Tiểu học Quỳnh Châu A, THCS Quỳnh Lập trị giá 10 triệu đồng.
25