Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số biện pháp trong sinh hoạt chuyên môn tại khoa dien 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.35 KB, 10 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 10 năm 2019

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Họ và tên: THÂN NGỌC TRÍ

Nam

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Kỹ sư - Điện khí hóa và cung cấp điện
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: KHOA ĐIỆN-TIN
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tại
Khoa điện - Tin Trường Cao Đẳng Nghề Thừa Thiên Huế
PHẦN I: LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
1/ Đặt vấn đề:
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đang
được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục đòi hỏi người giáo viên cần phải
nâng cao năng lực, thường xuyên học hỏi, trau dồi nghiệp vụ, trình độ chuyên môn
của mình nhằm đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân
mỗi cá nhân giáo viên thì việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy .
Trường Cao Đẳng Nghề Thừa Thiên Huế, hoạt động chuyên môn của Khoa
điện - Tin là một hoạt động thiết yếu, chủ lực của hoạt động giảng dạy. Mọi công tác
chuyên môn được bàn bạc, thống nhất và đi đến việc thực hiện đều phải qua các buổi
sinh hoạt chuyên môn định kỳ (hoặc đột xuất) giữa các thành viên trong khoa. Đội
ngũ giảng viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giảng dạy, do đó việc xây


dựng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của sự nghiệp giáo dục sẽ đảm
bảo sự thành công của nhà trường. Và một trong những công việc xây dựng ấy là hoạt
động chuyên môn của Khoa điện - Tin trong nhà trường.

1


Trong năm học vừa qua, việc sinh hoạt chuyên môn của Khoa chưa đạt được
những yêu cầu đặt ra, do 2 cơ sở xa nhau, phụ trách chuyên môn chưa có, nội dung
họp thiếu sự chuẩn bị, khi họp ít tập trung, thiếu ý kiến góp ý xây dựng,... nên công
việc chung của khoa không trôi chảy, nhiều khi chậm trễ ảnh hưởng đến việc thực
hiện nhiệm vụ chung của nhà trường.
Là một thành viên của khoa tôi mạnh dạn đề xuất: Đổi mới giáo dục không chỉ
là đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học mà còn
đổi mới về tư duy của đội ngũ cán bộ quản lý, của giáo viên trong việc thay đổi cách
làm việc. Một trong những đổi mới đó là phải cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt
chuyên môn - một yếu tố có tác động trực tiếp đến chất lượng dạy và học hiện nay.
Từ những vấn đề trên, tôi đã đề xuất thực hiện, rút ra một số kinh nghiệm để
hoạt động chuyên môn trong thời gian tới và đúc kết thành đề tài: “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tại Khoa điện - Tin Trường Cao Đẳng
Nghề Thừa Thiên Huế”.
2/ Mục đích sáng kiến:
Với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
tại Khoa điện - Tin Trường Cao Đẳng Nghề Thừa Thiên Huế” nhằm mục đích:
Phát huy vai trò lãnh, chỉ đạo của Trưởng khoa, . Đồng thời giúp cho khoa cải tiến về
nội dung và hình thức sinh hoạt sau khi sáp nhập 2 cơ sở từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học.
3/ Hoàn cảnh sáng kiến:
Xuất phát từ tình hình thực tế của Trường, Khoa điện, là một giáo viên, tôi đã
tìm hiểu nhiều tài liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn khi sáp nhập

nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của khoa từ đó nâng cao chất lượng
giáo dục.
Đây là đề tài mới, lần đầu tiên tôi nghiên cứu và thực hiện.
4/ Phạm vi sáng kiến:
- Đối tượng nghiên cứu đề tài là Khoa Điện - Tin, Trường Cao Đẳng Nghề
Thừa Thiên Huế
- Thời gian thực hiện đề tài: Bắt đầu từ tháng 5/2019 đến tháng 10/2019.

2


II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng :
Hoạt động chuyên môn của khoa điện - Tin được thực hiện theo đúng quy chế
của ngành, của trường. Tuy nhiên việc sinh hoạt chuyên môn vẫn còn nhiều điểm hạn
chế, cụ thể:
a. Do hai cơ sở cách xa nhau.
b. Hình thức sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, chỉ triển khai lại kế hoạch
của nhà trường mà chưa đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể cho khoa của
mình.
c. Chưa xác định được mục đích cụ thể cho lần sinh hoạt chuyên môn.
d. Nội dung họp chưa đa dạng, ít bàn bạc, đúc kết kinh nghiệm trong soạn
giảng, chưa đề ra biện pháp cụ thể trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ
đạo học sinh chưa hoàn thành cũng như bàn chương khó, bài khó,..
e. Ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong khoa chưa
cao. Các thành viên trong khoa rất ít đóng góp ý kiến xây dựng lẫn nhau.
Nguyên nhân việc hạn chế trong các lần sinh hoạt chuyên môn là do:
- Giáo viên dạy ở cơ sở phía Bắc xa nên việc đi lại gặp không ít khó khăn.
- Tổ trưởng phụ trách chuyên môn chưa có nên hoạt động chuyên môn chưa
phát huy tốt vai trò trách nhiệm.

- Các thành viên trong khoa chưa hiểu rõ tầm quan trọng việc họp khoa.
- Lãnh đạo nhà trường đôi khi chưa quan tâm sâu sát để chỉ đạo kịp thời.
- Đa số giáo viên rất ngại va chạm nên thường không dám thẳng thắn đóng góp
lẫn nhau.
Chính vì vậy, chất lượng sinh hoạt chuyên môn tuy đạt hiệu quả nhưng chưa
thật sự nổi bật.
Thấy được những nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế trong các lần sinh hoạt
chuyên môn , tôi mạnh dạn đưa ra nội dung và giải pháp để nâng cao chất lượng sinh
hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

3


2/ Nội dung cần giải quyết:
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tôi đề xuất tập trung vào giải
quyết những nội dung sau:
- Ứng dụng các phần mềm tiện ích vào quản lý, điều hành sinh hoạt chuyên
môn.
- Xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đáp ứng với yêu cầu công tác. (Tức
phải có một người phụ trách hoạt động giảng dạy, hồ sơ sổ sách, một người phụ trách
cơ sở vật chất và các hoạt động khác của khoa).
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ trưởng chuyên
môn.
- Phát huy vai trò của lãnh đạo khoa.
3/ Biện pháp giải quyết:
a. Ứng dụng các phần mềm tiện ích:
Triển khai công việc, giao việc chuyên môn trên Zalo tạo điều kiện thuận lợi
cho các giáo viên ở xa nắm bắt được chủ trương, đường lối, kế hoạch công việc của
khoa.
b. Xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn:

Tổ trưởng là người đứng đầu trong các tổ chuyên môn, chịu sự quản lý của lãnh
đạo khoa. Tổ trưởng chuyên môn chính là cầu nối giữa lãnh đạo khoa và giáo viên
nên cần có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong khoa. Người tổ trưởng
chuyên môn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy
định, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức
vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc luôn có kế
hoạch.
- Nhiệt tình, kiên quyết, dám quyết định, am hiểu công việc, chịu trách nhiệm
với công việc đồng thời dám đóng góp xây dựng đồng nghiệp để xây dựng tập thể
vững mạnh.

4


- Là người luôn chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, biết động viên tinh
thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong tổ.
- Điều quan trọng là người tổ trưởng phải có uy tín, được tập thể tín nhiệm. Biết
điều hành các hoạt động của tổ khối một cách khoa học, hiệu quả.
c. Bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ cho các tổ trưởng:
Để thực hiện tốt công tác này, tôi đề nghị thực hện một số công việc như sau:
- Luôn quán triệt cho các tổ trưởng biết việc họp tổ chuyên môn không chỉ để
triển khai lại kế hoạch của nhà trường mà trong cuộc họp phải đề ra được các biện
pháp tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn. Bàn bạc, đúc kết
kinh nghiệm trong việc soạn giáo án, phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới ở
từng mô đun, từng môn học. Trao đổi kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, giáo
dục đạo đức học sinh. Đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học; biện pháp
khắc phục học sinh chưa hoàn thành môn học, bỏ học. Giải quyết những khó khăn,
vướng mắc của giáo viên trong giảng dạy.

- Giúp các tổ trưởng nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò của mình trong việc
chỉ đạo chuyên môn ở khoa như:
+ Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn, các tài
liệu có liên quan về chuyên môn; học tập ở các giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh
nghiệm; tiếp cận nắm bắt các phương pháp mới của giáo viên mới ra trường trong
những năm gần đây,… để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đổi mới phương pháp
nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
+ Tổ trưởng chuyên môn phải gương mẫu trong việc nghiêm túc chấp hành sự
phân công của lãnh đạo khoa về quản lý, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà
trường.
- Tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh như:
bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học, … giúp
cho giáo viên trong khoa nắm chắc và thực hiện tốt việc dạy theo chuẩn kiến thức kỹ
năng và điều chỉnh nội dung dạy học.

5


- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho tổ trưởng thông qua hoạt
động với lãnh đạo nhà trường dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, đánh giá,
rút kinh nghiệm các tiết dạy, kiểm tra chuyên đề, tổ chức các hội thi,...
d. Phát huy vai trò của lãnh đạo khoa:
Song song với công tác xây dựng và bồi dưỡng chuyên môn cho các tổ trưởng,
thì vai trò cũng như quyền hạn của Trưởng khoa rất quan trọng trong quá trình điều
hành các hoạt động của Khoa, cụ thể là:
- Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, Khoa chủ động xây dựng kế hoạch
chuyên môn. Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, nêu rõ phương phướng nhiệm vụ chỉ tiêu
các mặt, biện pháp thực hiện,…Kế hoạch hàng tháng, tuần phải nêu rõ công việc làm
trong ngày, người thực hiện, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, địa điểm, biện
pháp, kết quả, …. Chủ động tham mưu với lãnh đạo nhà trường những vấn đề về

chuyên môn. Các kế hoạch của Khoa phải có sự kiểm duyệt của lãnh đạo nhà trường
trước khi triển khai.
- Khoa phải chuẩn bị kỹ nội dung làm việc trước các buổi sinh hoạt chuyên môn
trong tháng. Cần tham khảo thêm ý kiến chỉ đạo của Hiệu Trưởng và Phó Hiệu
Trưởng trước những vấn đề khó, chưa nắm rõ cụ thể, cần giải quyết trong ngày làm
việc.
- Thống nhất nề nếp sinh hoạt Khoa và quy định chung của Khoa, thiết lập hồ sơ
theo quy định. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ. Những nội dung sinh hoạt
cần xây dựng trước và thông báo cho các thành viên để chuẩn bị chu đáo. Khắc phục
tình trạng sinh hoạt chuyên môn qua loa, chiếu lệ.
- Chủ động tiến hành kiểm tra các hoạt động dạy và học của giáo viên trong
Khoa. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện hồ sơ, sổ sách của giáo viên, nhận xét, góp ý
cách soạn bài của giáo viên và cách thực hiện các loại sổ sách theo quy định trong các
buổi họp chuyên môn... giúp giáo viên phát hiện sai sót để kịp thời sửa chữa; phát
hiện cái hay, cái mới phổ biến nhân rộng để giáo viên trong Khoa áp dụng. Các nội
dung chuyên môn phải được kiểm tra thường xuyên.

6


4/ Kết quả:
Qua một học kỳ thực hiện, tôi nhận thấy sinh hoạt chuyên môn ở Khoa điện có
sự chuyển biến và đạt nhiều kết quả khả quan:
- Chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn ở Khoa được nâng lên rõ rệt. Nội dung
buổi họp có chiều sâu, phong phú, hiệu quả hơn. Trưởng Khoa, tổ trưởng cũng bản
lĩnh hơn, điều hành công việc một cách khoa học, triển khai và thực hiện tốt các chỉ
đạo của nhà trường cũng như của ngành. Tham mưu tốt với lãnh đạo nhà trường trong
các vấn đề chuyên môn, mạnh dạn xử lý điều hành các hoạt động của tổ trong phạm
vi quyền hạn của mình.
- Bên cạnh đó, chất lượng tay nghề của giáo viên cũng được nâng cao. Các giáo

viên trường tôi đã biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng môn
đun, hình thức giảng dạy phong phú nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của học
sinh. Giáo viên khi lên lớp đều có kế hoạch bài dạy đầy đủ, sử dụng thường xuyên đồ
dùng dạy học tối thiểu có trong danh mục do Bộ quy định. Ứng dụng công nghệ
thông tin soạn giảng bằng giáo án điện tử nhiều hơn.
- Các thành viên trong Khoa có tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động, có ý
thức tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Chính vì vậy chất lượng những buổi sinh hoạt chuyên môn được nâng lên rõ rệt.
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Kết quả khảo sát ở Khoa điện - Tin
TT

Biện pháp áp
dụng
Ứng dụng phần

a

b
c
d

mềm tiện ích Zalo
trong triển khai
công việc
Xây dựng đội ngủ
chuyên môn
Bồi dưỡng nghiệp
vụ cho tổ trưởng
Phát huy vai trò


trước và sau khi sáp nhập 2 cơ sở
Trước
Sau

11/11 (đạt 100% )

19 /19 (đạt 100% )

1/11 (đạt 9% )

3/19 (đạt 16%)

1/11(đạt 9%)

3/19(đạt 16%)

1/11(đạt 9%)

3/19(đạt 16%)

7


của lãnh đạo khoa
Chất lượng đầu ra của học sinh nâng lên rõ rệt cụ thể số em ra trường có việc làm qua
hai năm khảo sát cho thấy:

STT


Năm học

1
2

2017-2018
2018-2019

Kết quả khảo sát ở 2 cơ sở
Cơ sở 1
Cơ sở phía Bắc
70/75 (đạt 93%)
11/12(đạt 92%)
24/25(đạt 96%)
6/6(đạt 100%)

PHẦN III: KẾT LUẬN
1/ Tóm lược giải pháp:
Qua thực tiễn áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên
môn ở Khoa điện, tôi rút ra một số bài học như sau:
- Người làm công tác quản lý cần biết khai thác, phát huy mặt mạnh của từng
thành viên trong đơn vị mình, tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học trong Khoa.
- Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, nhiệm vụ, chức năng là việc hết sức quan
trọng của người cán bộ quản lý. Từ đó, có quyết định đúng đắn trong việc cơ cấu các
tổ chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cho các tổ trưởng và các thành viên của tổ để
đề ra các biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu,
nhiệm vụ năm học và tạo tiền đề cho các năm học tiếp theo.
- Phải biết khẳng định chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt
động chung của Khoa. Kết quả hoạt động của Khoa là một trong những yếu tố có tính

quyết định sự thành công hoạt động trong nhà trường. Vì thế, việc củng cố, nâng cao
chất lượng sinh hoạt chuyên môn là nhiệm vụ hết sức quan trọng của lãnh đạo Khoa
trong giai đoạn hiện nay. Nó là một trong những yếu tố quyết định chất lượng, hiệu
quả đào tạo của nhà trường.
2/ Phạm vi, đối tượng áp dụng:
Với những kết quả đạt được, tôi thấy việc áp dụng các biện pháp trên, giúp ích
rất nhiều cho Khoa điện trong sinh hoạt chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng giáo

8


dục ở nhà trường. Biện pháp này theo tôi có thể vận dụng được cho tất cả các Khoa ở
Trường Cao Đẳng Nghề Thừa Thiên Huế.

HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA ĐƠN VỊ
CƠ SỞ XÁC NHẬN, XẾP LOẠI
(Ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Thân Ngọc Trí

MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN:
1. Đặt vấn đề.

9



2. Lịch sử đề tài.
3. Phạm vi đề tài.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng đề tài.
2. Nội dung công việc cần giải quyết.
3. Biện pháp giải quyết.

4. Kết quả .
III. KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng.

10



×