Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

GIẢI PHÁP GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH YẾU, KÉM CỦA BỘ MÔN LỊCH SỬ BẬC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 29 trang )

Tác giả chuyên đề: Lê Tiến Dũng
Chức vụ: Chủ tịch công đoàn
Đơn vị công tác: trường THCS Tân Tiến
Tên chuyên đề:
GIẢI PHÁP GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH YẾU, KÉM CỦA BỘ MÔN
LỊCH SỬ BẬC THCS.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nhiệm vụ trọng tâm của các trường học là: Nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, bồi dưỡng và giáo dục học sinh thành những người tốt, thành những
người có ích cho xã hội.
Đối với học sinh bậc THCS, các em là những đối tượng người học nhạy cảm
việc đưa phương pháp dạy học theo hướng đổi mới là cần thiết và thiết thực. Vậy
làm gì để khơi dậy và kích thích nhu cầu tư duy, khả năng tư duy tích cực, chủ
động, độc lập, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của môn học đem lại niềm vui hứng
thú học tập cho học sinh?
Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá,
khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy
học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh,
xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. Bên cạnh đó, vấn đề
học sinh yếu kém hiện nay cũng được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc
phục tình trạng này, để đưa nền giáo dục đất nước ngày một phát triển toàn diện thì
người giáo viên không chỉ phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại,
giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một
phong cách và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng tư duy
mới trong việc lĩnh hội kiến thức. Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, bản
thân đã nhiều đêm trăn trở và suy nghĩ. Làm sao để học sinh thuộc diện yếu kém có
thể học tốt. Phải chăng những học sinh yếu là do không được quan tâm một cách
thích đáng, do hoàn cảnh gia đình hay do các em lêu lỏng dẫn đến mất gốc, chán


nản, không thích học…..
Vì vậy trong phạm vi chuyên đề : “Một số giải pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu
kém của bộ môn Lịch sử bậc THCS” tôi xin phân tích một số nguyên nhân dẫn đến
tình trạng học sinh yếu kém và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém của bộ môn.
1


II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG SO VỚI
TOÀN HUYỆN, TỈNH NĂM HỌC 2018 – 2019
1. Chất lượng chung của toàn trường.
Trong năm học qua nhà trường đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số
2086/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế
hoạch thời gian từ năm học 2017-2018 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc; Công văn số : 526/HD-GDĐT ngày
18/9/2018 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2018-2019
của Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường.
Triển khai đồng bộ và hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua
của ngành phát động. Thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình, nội dung theo
hướng tinh giảm, đáp ứng mục tiêu giáo dục, chú trọng lồng ghép, tích hợp giáo dục
đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh qua các môn học và các hoạt động giáo dục. Tăng cường vận động và
yêu cầu GV thực hiện đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học….
Kết quả đạt được trong năm qua được đánh giá qua bảng thống kê sau:
* Học lực
- Giỏi
62 em, tỷ lệ 15.01%
- Khá
198 em, tỷ lệ 47.94%
- TB

149 em, tỷ lệ 36.06%
- Yếu
4 em, tỷ lệ 0.97%
* Hạnh kiểm
- Tốt
388 em, tỷ lệ 93.95%
- Khá
25 em, tỷ lệ 6.05%
- TB
0 em, tỷ lệ 0%
- Yếu
0 em, tỷ lệ: 0%
2, Kết quả thi vào THPT của trường. So sánh trong phạm vi huyện và trong
phạm vi toàn tỉnh; Sự tiến bộ so với kỳ thi năm trước 2018-2019:
- Năm học 2019-2020, số học sinh thi vào THPT là 87/93 đạt tỉ lệ 93.55%. So
với kì thi vào THPT năm học 2018-2019 tăng trưởng là 8,33%. (năm học 2018-2019
có 98/115 HS dự thi đạt 85,2%). Kết quả thi ở từng môn cụ thể như sau:
+ Môn Toán: Kết quả thi đạt ĐTB là 4,8 điểm, xếp thứ 26 trong huyện, thứ
82 toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 thì ĐTB giảm 0,04 điểm, giảm 6 bậc trong
huyện, giảm 12 bậc so với toàn tỉnh. ĐTB môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì
kém 0,83 điểm; So với ĐTB toàn tỉnh thì kém 0,26 điểm.
+ Môn Ngữ Văn: Kết quả thi đạt ĐTB là 5,8 điểm, xếp thứ 24 trong huyện,
2


thứ 78 toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 thì ĐTB tăng 0,81 điểm, giảm 5 bậc
trong huyện, giảm 24 bậc so với toàn tỉnh.
ĐTB môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì kém 0,35 điểm; So với ĐTB
toàn tỉnh thì kém 0,06 điểm.
+ Môn Tiếng Anh: Kết quả thi đạt ĐTB là 5,0 điểm, xếp thứ 16 trong huyện,

thứ 86 toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 thì ĐTB giảm 0,36 điểm, tăng 5 bậc
trong huyện, tăng 17 bậc so với toàn tỉnh.
ĐTB môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì kém 0,22 điểm; So với ĐTB
toàn tỉnh thì cao hơn 0,2 điểm.
+ Môn Vật lý: Kết quả thi đạt ĐTB là 6,9 điểm, xếp thứ 15 trong huyện, thứ
52 toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 (môn Sinh học) thì ĐTB tăng 0,24 điểm,
giảm 6 bậc trong huyện, giảm 15 bậc so với toàn tỉnh.
ĐTB môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì kém 0,29 điểm; So với ĐTB
toàn tỉnh thì cao hơn 0,27 điểm.
+ Môn Lịch sử: Kết quả thi đạt ĐTB là 6,8 điểm, xếp thứ 6/30 trường trong
huyện, thứ 15/142 trường trong toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 thì ĐTB tăng
0,82 điểm, giảm 3 bậc trong huyện, giảm 8 bậc so với toàn tỉnh.
ĐTB môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì cao hơn 0,67 điểm; So với
ĐTB toàn tỉnh thì cao hơn 1,06 điểm.
Tổng hợp 5 môn: Kết quả thi đạt ĐTB là 5,9 điểm, xếp thứ 15 trong huyện,
thứ 40 toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 thì ĐTB tăng 0,33 điểm, giảm 5 bậc
trong huyện, giảm 10 bậc so với toàn tỉnh.
ĐTB 5 môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì kém 0,17 điểm; so sánh với
ĐTB toàn tỉnh thì cao hơn 0,28 điểm.
3. Kết quả học tập bộ môn Lịch sử ở trường THCS Tân Tiến.
Qua quá trình tổng hợp kết quả học tập bộ môn Lịch sử của học sinh trong 2
năm học 2017-2018 và 2018-2019 kết quả thu được là.
Năm học 2017-2018:
T
T

Điểm trung bình môn học cả năm 2017 - 2018
Khối

Giỏi



số

SL

Khá
%

TB

Yếu

Kém

TB trở lên

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

43.8
1

Khối 6

114

50

6

45

39.47

17

14.9

2

1.77


0

0

112

98,23

2

Khối 7

107

27

25.23

67

62.62

11

10.3

2

1,85


0

0

105

98,15

3

Khối 8

97

26

26.8

42

43.3

24

24.7

5

5.2


0

0

92

94.8

4

Khối 9

115

18

15.65

41

35.65

52

45.2

4

3.5


0

0

111

96.5

3


5

Tổng

433

121

27.94

195

45.03

113

26.1

13


3.0

0

0

420

97.0

Năm học 2018 – 2019 là:
T
T

Điểm trung bình môn học cả năm 2018 - 2019
Khối

Giỏi


số

SL

Khá
%

SL


TB
%

SL

34.6

Yếu
%

Kém

TB trở lên

SL

%

SL

%

SL

%

26.7

1


Khối 6

101

35

5

37

36.63

27

3

2

1.98

0

0

99

98.02

2


Khối 7

114

39

34.21

52

45.61

22

19.3

1

0.88

0

0

113

99.12

3


Khối 8

105

18

17.14

51

48.57

34

32.38

2

1.9

0

0

103

98.1

4


Khối 9

93

20

21.51

41

44.09

31

33.33

1

1.08

0

0

92

98.92

5


Tổng

413

112

27.12

181

43.83

114

27.6

6

1.45

0

0

407

98.55

4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém.
Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều

mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên.
Phụ đạo học sinh yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình
hình học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao
thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu.
4.1. Về phía học sinh.
Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì nguyên nhân
học sinh yếu kém có thể kể đến là do :
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, nhận thấy rằng các em học
sinh yếu đa số là những học sinh cá biệt, trong lớp không chịu chú ý chuyên tâm
vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ
đến giờ học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em chưa xác định
được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng
bài rồi ghi vào những nội dung đã học để sau đó về nhà lấy ra “học vẹt” mà không
hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ học
tập đúng đắn.
- Cách tư duy của học sinh: Môn Lịch sử được xem là một môn học
cần nhiều yếu tố để học tốt như: cách tư duy tinh tế, sự tỉ mỉ, cách n ắm các sự
kiện cơ bản, hiểu được mối quan hệ móc xích giữa các sự kiện Lịch sử, sự tác động
qua lại của các sự kiện lịch sử, mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử Việt
Nam .... Vì vậy khi học sinh không có tư duy Lịch sử đúng đắn sẽ dẫn tới việc
một số em dần mất đi hứng thú học và dẫn đến tình trạng học yếu, kém.

4


- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ
nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến bản thân
từng học sinh và cách đánh giá của giáo viên chưa hợp lí, chính xác.
4.2. Về phía giáo viên.
Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một

phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên:
- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh
yếu. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh
yếu không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự
giúp đỡ các em thoát khỏi yếu kém, như gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để động viên,
hoặc khuyến khích các em khi các em có chút tiến bộ trong học tập như là khen
thưởng các em. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của
chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...
- Một số giáo viên ở các nhà trường khi tiến hành giảng dạy còn chưa đổi mới
phương pháp dạy học, vẫn hay sử dụng phương pháp “đọc – chép” khiến học sinh
không hiểu bài, không có hứng thú học tập. Các em bị “hổng” kiến thức và lỗ
“hổng” đó càng ngày càng rộng khiến các em trượt dài trên con đường mất kiến
thức. Điều đó làm cho học sinh không nắm được bài và từ đó dẫn tới giờ học các em
không còn chú ý đến việc học tập, kết quả cuối cùng là học sinh trở thành học sinh
yếu, kém.
- Hiện nay, việc các nhà trường đang thiếu giáo viên giảng dạy còn phổ biến
nhất là môn Lịch sử. Nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử không phải là giáo
viên chính ban mà chỉ là giáo viên bộ môn khác kiêm nhiệm. Hoặc cũng có thể là
giáo viên chính ban nhưng tham gia giảng dạy nhiều môn. Cả hai yếu tố trên ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng bộ môn, tới việc giảm sút hứng thú học tập của các
em.
- Trong nhà trường, một số CB, GV cũng chưa có sự nhận thức đúng đắn về
vai trò và vị trí của môn Lịch sử. Họ cũng coi môn Lịch sử là môn học phụ, ít có
ảnh hưởng đến tổng quan chung của nhà trường kể cả khi tham gia vào kì thi tuyển
sinh THPT. Do đó, ít nhiều cũng ảnh hưởng tới tâm lí của HS, HS cũng có nhận
thức sai lệch về bộ môn. Từ đó các em ít dành sự quan tâm tới Lịch sử và hậu quả
đó là chất lượng bộ môn bị ảnh hưởng nói chung và nhất là các em có nhận thức
chậm lại càng yếu hơn.

- Về phía nhà trường: Tỉ lệ học sinh yếu kém tại trường THCS Tân Tiến một
phần do cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, chưa đủ để phục vụ cho nhu cầu
5


đổi mới phương pháp dạy học như phòng học bộ môn chưa có, giáo viên khi tiến
hành sử dụng công nghệ thông tin còn gặp khó khăn phải mượn phòng học bộ môn.
Việc tiến hành các phương pháp mới như dạy học theo dự án, dạy học tại thực địa...
khó có khả năng áp dụng. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới chất lượng giảng
dạy của bộ môn.
4.3. Về phía phụ huynh
Còn một số phụ huynh học sinh :
- Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho
nhà trường và thầy cô.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến trẻ không chú tâm vào học tập.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào các em nên học
sinh lười học, xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, giả bệnh,...) cha mẹ cũng
đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học,
mất dần căn bản...Từ đó dẫn đến tình trạng yếu kém.
- Cha mẹ học sinh và xã hội còn coi nhẹ và xem môn Lịch sử là môn phụ nên
dành ít thời gian và sự quan tâm đầu tư đúng mức đối với phân môn. Nhận thức của
xã hội về bộ môn cũng chưa chuẩn nhất là trong bối cảnh thực tế hiện nay khi các
trường ĐH thi tuyển sinh các ngành nghề có liên quan đến môn Lịch sử ít, nếu có
thì lại là những ngành nghề mang lại thu nhập thấp, khó xin việc làm. Nên kết quả
bộ môn ngày càng sa sút, yếu kém trên phạm vi rộng, tỉ lệ HS yếu cũng tăng nên và
nguy hiểm hơn việc các thế hệ trẻ không có kiến thức lịch sử dân tộc ngày càng
nhiều. Đây là điều nguy hại tới sự tồn vong của quốc gia khi mà trẻ không có kiến
thức về lịch sử dân tộc.
Trên đây chỉ là một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng học

sinh yếu mà bản thân trong quá trình giảng dạy nhận thấy .
III. ĐỐI TƯỢNG CHUYÊN ĐỀ ÁP DỤNG.
- Đó là học sinh yếu kém ở khối 9. Vì đây là lớp cuối cấp, lượng kiến thức
nhiều, đa dạng, phức tạp. Yêu cầu về việc nắm kiến thức và vận dụng vào bài làm
cao đặc biệt là khối 9 khi Lịch sử là môn học tham gia vào kì thi tuyển sinh THPT.
Do đó việc giúp học sinh nhất là học sinh yếu kém nắm được kiến thức, vận dụng
vào bài làm càng cao hơn.
- Về số tiết dạy: Có thể áp dụng với tất cả các bài ở các khối lớp 9.
IV. HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG TRONG PHỤ ĐẠO
HỌC SINH YẾU KÉM.
- Câu hỏi đúng/sai.
6


Ví dụ: Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào cuối phương án mà em lựa chọn
là đúng hoặc sai cho các câu dưới đây.
A. Năm 1949 Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông.
B. Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tại Băng
Cốc (Thái Lan).
C. Nhật Bản là quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai.
D. Sau khi trật tự Ian ta sụp đổ thế giới đang dần tiến tới xác lập trật tự đa cực
nhiều trung tâm.
- Câu hỏi điền khuyết/điền thế.
Cho đoạn thông tin sau
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây,
Người thành lập ………………..., mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn (6 - 1925).
Chọn một đáp án đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn thông tin trên
A. Hội Phụ nữ cứu quốc.
B. Hội thanh niên phản đ ế Đông Dương.
C. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

D. Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
- Câu hỏi ghép đôi.
Ví dụ: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng.
Cột A
Cột nối
Cột B
Tháng 3 năm 1985
Ba Đình (Hà Nội)
Hội Việt nam cách mạng thanh
Ngày 6/3/1946
niên
Hiệp định sơ bộ
Tháng 6 năm 1925
Hồ chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc
Gooc ba chốp lên nắm
lập
quyền
- Câu hỏi làm việc với đồ dùng trực quan.

7


Câu hỏi: Quan sát hình ảnh và cho biết đây là việc quân đội ta đang chuẩn bị cho
việc mở chiến dịch nào?
A. Trung Du.
B. Biên Giới.
C. Hoà Bình.
D. Điện Biên Phủ.
- Câu hỏi nhiều lựa chọn.
Câu hỏi. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu

nước đúng đắn?
A. Đưa Bản yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).
B. Đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc thuộc địa (1920).
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (1920).
D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).
Tuy nhiên, hiện nay xu thế chủ yếu trong dạy học và kiểm tra đánh giá học
sinh là dùng câu hỏi nhiều lựa chọn với đầy đủ các mức độ khác nhau. Đối với công
tác phụ đạo HS yếu, kém thì việc dùng câu hỏi đa lựa chọn là phù hợp hơn cả. Đây
là cách thức vừa để học sinh tự ôn luyện, vừa là phương thức chiếm lĩnh kiến thức
cho học sinh thông qua việc làm bài tập lịch sử.
V. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẶC TRƯNG ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN
LỊCH SỬ.
1. Nhóm các biện pháp trước và sau khi tiến hành dạy học trên lớp
1.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả
cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm
giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong
cuộc sống của bản thân mình.
- Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không
mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ
giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích
cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc
làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi, hoặc cho điểm cao để
khuyến khích các em.
1.2. Phân loại đối tượng học sinh
8



- Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc
điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung
và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém,
khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…
- Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp.
- Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành
cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho
các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí
đích thực của mình trong tập thể.
- Ngoài ra, giáo viên tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện
pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo 1 buổi
trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo có thể kết hợp với hình thức vui
chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề.
1.3. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự
hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi
tiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng
dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích
và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh
gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò
chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên
trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo
viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có
một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn
đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh
thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo
động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
1.4. Kèm cặp học sinh yếu kém

- Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về
cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
- Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em. Trong các buổi này, giáo viên chủ
yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa
chắc cần tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn, nói
chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ
sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở nhà
9


- Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện
kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.
1.5. Tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị học tập và việc học bài của HS.
Đây là biện pháp giúp học sinh bị thôi thúc bởi việc làm của giáo viên qua đó
buộc HS phải làm việc một cách tích cực để có thể hoàn thành nhiệm vụ môn học.
Tuy nhiên để biện pháp này thực hiện có hiệu quả, yêu cầu GV phải kết hợp giữa
kiểm tra với động viên khuyến khích học sinh kịp thời, thậm chí là khen thưởng HS.
Qua đó kích thích thái độ học tập của HS.
2. Nhóm các phương pháp dạy học.
2.1. Phương pháp dạy học tích hợp.
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.Khi giải quyết một vấn đề trong thực
tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vậndụng kiến thức tổng
hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng
tích hợp liên môn.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào
quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục
pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...

Việc áp dụng dạy học theo Phương pháp dạy học tích hợp có ưu điểm đó là các chủ
đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có
ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích
hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải
quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải
học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây
quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng
ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Qua việc áp dụng phuong pháp dạy học này học sinh sẽ có hứng thú học tập
và các em có thể nắm được kiến thức nhanh chóng do đó chất lượng bộ môn cũng
tăng lên.
2.2. Sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ, bảng biểu trong
dạy học lịch sử.
2.2.1. Hệ thống hoá kiến thức theo sơ đồ :
10


Việc sử dụng hệ thống hoá kiến thức theo sơ đồ này giáo viên có thể thực
hiện trong quá trình dạy hoặc thực hiện sau khi đã học xong , tuỳ vào lượng kiến
thức cũng như thời lượng học tập và phải phù hợp với đối tượng học sinh. Với
phương pháp này giúp học sinh có thể hệ thống được lượng kiến thức trọng tâm
trong từng mục, từng bài, hoặc từng chương ,biết cách khái quát kiến thức.Từ đó
giúp các em hạn chế được tình trạng nhầm lẫn kiến thức giữa các bài, các
chương ...Mặt khác, qua đó còn giúp các em có thể phát huy được tính tư duy, logic
vấn đề, phân tích được sự kiện, hiểu rõ được bản chất của vấn đề, mối quan hệ kiến
thức trong bài, trong chương. Từ đó giúp các em hứng thú hơn trong học tập môn
lịch sử.Tuy nhiên với phương pháp này, giáo viên phải lưu ý với học sinh chỉ được
sử dụng trong vở ghi hoặc trong quá trình học, tuyệt đối không được sử dụng trong
bài kiểm tra hoặc thi khi đề không yêu cầu.

*Cách thức thực hiện :
Trong dạy học lịch sử, đặc biệt trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn (19191945) có nhiều sự kiện và nội dung kiến thức nên nhiều học sinh không thể nhớ hết
được, thậm chí hay nhầm lẫn. Vậy việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp các em
tránh được tình trạng trên, đồng thời phát huy tích tích cực và tư duy logíc của học
sinh. Qua sơ đồ học sinh có biểu tượng để nắm được kiến thức trọng tâm, trên cơ sở
đó phân tích được từng sự kiện lịch sử. Phương pháp sơ đồ hoá kiến thức này có thể
vận dụng trong từng mục, từng bài hoặc từng chương.
Ví dụ 1: Khi dạy mục III: Xã hội Việt Nam phân hoá bài lịch 14 Việt
Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Lịch sử 9. Giáo viên sau khi trình bày
xong, hoặc trong quá trình dạy có thể hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ sau:

11


XHPK

Địa chủ

Đ/C
lớn đối
tượng
của
CM
VN

XH thuộc địa
nửa PK

Nông dân


Đ/C
vừa

nhỏ
-có
tinh
thần
dân
tộc

Lực
lượng
CM
đông
đảo

chủ
yếu

Tư sản

TS
mại
bản->
đối
tượng
của
CM
VN


Tiểu TS

TS
dân
tộc ->
ít
nhiều

tinh
thần
dân
tộc

Lực
lượng
CM
hăng
hái và
quan
trọng
nhất

Công nhân

Có đặc
điểm
riêng>vươn
lên nắm
quyền
lãnh

đạo
CMVN

Qua sơ đồ này học sinh có biểu tượng để tự minh hoạ được những nội
dung kiến thức đã học trong mục. Từ đó hiểu được bản chất của vấn đề. Cụ thể như
sau: Khi Pháp chưa xâm lược Việt Nam, xã hội Việt Nam là xã hội phong kiến với
hai giai cấp cơ bản, nhưng khi Pháp xâm lược và đẩy mạnh chính sách khai thác
thuộc địa lần hai thì xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến trở thành xã hội
thuộc địa nửa phong kiến, điều đó làm cho xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc, bên
cạnh hai giai cấp cơ bản vẫn còn tồn tại đã xuất hiện thêm một số tấng lớp, giai cấp
mới. Cũng qua sơ đồ này học sinh có thể thấy được quyền lợi, địa vị của từng giai
cấp và khả nămg làm cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc này. Từ
đó hiểu được quy luật phát triển của lịch sử là chính từ sự phân hoá xã hội này đã
dẫn đến phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh theo hai khuynh hướng
dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đặc biệt
khi làm bài học sinh hiểu được bản chất của sự kiện thì chỉ cần nhớ lại sơ đồ sẽ trình
bày được khối lượng kiến thức lớn. Cách học này rất dễ nhớ và nhớ lâu.
2.2.2.Hệ thống hoá kiến thức theo bảng biểu:
Phương pháp này thường được áp dụng cho những bài ôn tập, tổng kết, hoặc
những nội dung mang tính chất so sánh, liệt kê các sự kiện. Phương pháp hệ thống
này giúp các em liệt kê được các sự kiện chính trong từng mục, từng bài hoặc từng
12


chương hoặc giúp các em có thể so sánh, đối chiếu giữa nội dung này với nội dung
kia, giai đoạn này, giai đoạn khác ... đặc biệt với phương pháp này sẽ giúp các em
khắc phục được tình trạng nhầm lẫn kiến thức giữa nội dung sự kiện này với nội
dung sự kiện khác, kiến thức trọng tâm giai đoạn lịch sử này với giai đoạn lịch sử
khác…Từ đó giúp các em hiểu sâu được bản chất của lịch sử, quy luật phát triển của
lịch sử và nhất là hiểu được ý nghĩa của việc học môn lịch sử và dần yêu thích môn

lịch sử hơn.Với phương pháp này giáo viên cũng có thể lưu ý với học sinh có thể sử
dụng vào bài kiểm tra, bài thi khi đề bài yêu cầu.
Phương pháp này giáo viên có thể hướng dẫn các em trong những bài tổng
kết, ôn tập, liệt kê sự kiện, hoặc những nội dung khác nhau để so sánh. Với phương
pháp này giúp học sinh liệt kê được toàn bộ những sự kiện chính trong bài theo các
mốc thời gian, hoặc có thể so sánh nội dung này với nội dung kia, từ đó tránh được
tình trạng nhầm kiến thức hoặc thiếu các sự kiện.
Ví dụ 1: Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm
1919-1925. Sau khi trình bày xong quá trình hoạt động của Người từ 1919-1925
trên lược đồ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức
giáo viên trình bày theo bảng sau:
Thời gian
1911
1917
1919
7/1920
12/1920

1921
1922
6/1923
11/1924
6/1925

Sự kiện
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
CMT10 thành công, Người quay trở lại Pháp
Gửi bản yêu sách 8 điểm tới hội nghị Véc xai
Người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê nin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa

Người dự ĐH toàn quốc của Đảng XH Pháp tại thành phố Tua,
gia nhập QTCS, thành lập ĐCS Pháp -> người cộng sản đầu
tiên ở VN
Thành lập ra Hội liên hiệp các dân tộc và thuộc địa
Ra báo người cùng khổ ,viết nhiều bài đăngtrên các báo vạch
trần c/s đàn áp bóc lột dã man của CNĐQ .
Người về Liên Xô dự HNQT nông dân, ĐHQTCS
Người về Quảng Châu –TQ mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ
và tuyên truyền giáo dục lý luận .
Thành lập tổ chức Hội VNCM Thanh Niên

13


Với bảng hệ thống này trước hết giúp học sinh có thể nhớ và liệt kê
được các sự kiện hoạt động của Người. Từ đó rút ra được vai trò của Người đối với
CMVN trong giai đoạn này.
Ví dụ 2: Khi dạy xong bài 19 phong trào CM trong những năm 1930-1935 và
bài 20 cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939, giáo viên có thể yêu
cầu học sinh hệ thống hoá kiến thức những vấn đề cơ bản của 2 bài theo bảng sau:
Giai đoạn
Nội dung
Kẻ thù
Nhiệm vụ

1930-1931

1936-1939

Đế quốc và PK

Chống đế quốc và PK
giành độc lập cho dân tộc
và RĐ cho dân cày

Phản động Pháp và tay sai
Chống phát xít ,chống chiến
tranh ,chống bọn phản động
thuộc tay sai ,đòi tự do dân
chủ ...
Mặt trận
Chưa thành lập
thành lập MT nhân dân phản
đế ĐD-> MTDCDD
Hình thức,phương Bí mật bất hợp pháp ,bạo Hợp pháp công khai ,bán
pháp CM
động vũ trang
công khai
Thông qua bảng hệ thống này học sinh sẽ biết rõ được kẻ thù, nhiệm vụ CM
của từng giai đoạn lịch sử. Từ đó xác định được nhiệm vụ trọng tâm và hình thức
CM cụ thể trong từng giai đoạn. Mặt khác còn giúp học sinh có thể lí giải được tại
sao lại có sự thay đổi sách lược chủ truơng của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử.
2.3. Dạy học Lịch sử bằng sơ đồ tư duy.
a. Sơ đồ tư duy là gì ?
*Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind Map)
- Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng
cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…Đặc biệt đây là
một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người.
- Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình
dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn sơ đồ tư duy tập

trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một
cách logic.
b. Sơ đồ tư duy có ưu điểm:
Dễ nhìn, dễ viết.
• Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
• Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.
14


• Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
Sơ đồ tư duy sẽ giúp:
1. Sáng tạo hơn.
2. Tiết kiệm thời gian.
3. Ghi nhớ tốt hơn.
4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể.
5. Phát triển nhận thức, tư duy.
c. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học:
• Cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh
một số “sơ đồ tư duy” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em định hướng
nhanh hơn.
• Hướng cho học sinh có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá
trên sơ đồ tư duy.
• Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ
ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ
hơn ... các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút, chít” ... các
đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong.
• Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy: Chọn từ khóa- tên chủ đề
hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm.
• Vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân
- Đối với giáo viên, để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng

ta có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên
bảng, hoặc có thể dùng phần mềm Mindmap. Đối với phần mềm này giáo viên có
thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây
dựng thành một sơ đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần
lưu ý hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với sơ đồ. Qua đó có thể giúp
học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm.
- Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số sơ đồ tư duy
cho các em làm quen, sau đó hướng các em từ từ xây dựng các sơ đồ riêng cho
mình. Bước đầu, chỉ yêu cầu học sinh xác định được vấn đề trọng tâm, sau đó hệ
thống các kiến thức liên quan thành sơ đồ phân nhánh, rồi từ đó học sinh sẽ thiết kế
thành nhưng sơ đồ theo tư duy của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng dùng sơ đồ trước
hay sau khi học một bài học, với bài học mới, có thể cho học sinh xây dựng theo
một nhóm, rồi dựa vào sơ đồ học sinh sẽ thảo luận, sau đó nhóm sẽ trình bày kiến
thức theo hình thức thuyết trình dựa trên sơ đồ đã xây dựng, sau bài học thì có thể
yêu cầu học sinh tự hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ theo cách riêng của mình.
Việc phối hợp linh động nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy, kết hợp với
15


việc thiết lập sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức đã giúp cho học sinh nắm được bài
nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
Ví dụ minh hoạ: Khi dạy bài. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số nội dung nói về Liên hợp
quốc cần nêu được sự ra đời, mục đích, nguyên tắc, bộ máy, ý nghĩa.

2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Trong thời đại của chúng ta sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động đến
công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ
ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ thông tin , truyền thông cũng như yêu cầu

đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức.
Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực Giáo
dục và Đào tạo. Trong giáo dục đào tạo công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh
mẽ trong những năm gần đây và các trường đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập.
16


Công nghệ thông tin được như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới
phương pháp dạy học ở các môn học.
Mặt khác do đặc trưng của môn Lịch sử: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong
quá khứ, khi học Lịch sử học sinh không “trực quan sinh động” được các sự kiện
(kể cả các sự kiện đang xảy ra ngoài tầm mắt của các em), không thể tái diễn lại lịch
sử trong phòng thí nghiệm (dù trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển, các nhà
nghiên cứu chỉ dựng lại một số phần của sự kiện)…. Do đó việc tăng cường sử dụng
CNTT trong dạy học Lịch sử là một trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn.
Nhiều bài học lịch sử được soạn bằng giáo án điện tử mang lại hiệu quả học
tập rất cao. Không gì thích thú bằng khi học sử mà được minh họa bằng những tranh
ảnh, những đoạn phim tư liệu về những sự kiện, nhận vật lịch sử cụ thể. Như phim
tư liệu về Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, nghe được giọng nói trầm ấm của Bác
khi đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945; phim
tư liệu về Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; cảnh xe tăng quân giải phóng húc đổ
cánh cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975...
Người thầy cần hướng dẫn học sinh truy cập Internet theo những địa chỉ tin
cậy, xậy dựng trang Web, diễn đàn học tập bộ môn giúp các tiếp cận tri thức thông
qua việc sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học, trao đổi ý kiến, cùng tìm
hiểu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bài học.
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học lịch sử thực sự là một cách làm

rất tốt cho cả thầy và trò vì tính trực quan sinh động của phương pháp này sẽ giúp
quá khứ lịch sử được tái hiện một cách chân thực trong đời sống hiện tại, giúp học
sinh học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Nhờ các GAĐT mà các giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ
dạy truyền thống. Học sinh buộc phải tập trung nghe giảng và tư duy nhiều hơn
trong các giờ học. Tuy nhiên, tối thiểu người dạy phải có một kiến thức nhất định
chẳng hạn như sử dụng được phần mềm trình diễn PowerPoint để trình bày bài
giảng và cần phải biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ cho việc giảng
dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người thầy trong giờ lên lớp.
3. Xác định kiến thức cơ bản cho học sinh.
Sau khi soạn giáo án xong, cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong SGK, xác
định kiến thức cơ bản của bài, hiểu rõ nội dung mà tác giả mong muốn ở học sinh
về từng mặt giáo dục, giáo dưỡng, phát triển. Sau đó đi sâu vào từng mục, tìm ra
kiến thức cơ bản của mục đó, sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức cơ bản
của toàn bài. Mỗi bài có từ hai đến ba mục nhưng không dàn đều về mặt thời gian
17


cũng như khối lượng kiến thức của từng phần mà phải xác định phần nào lướt qua,
phần nào là
trọng tâm thì dành nhiều thời gian hơn.
Việc xác định kiến thức cơ bản có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp học sinh biết
cần phải học cái gì, phải nắm cái gì và hiểu cái gì. Trên nền tảng kiến thức cơ bản
GV xây dựng hệ thống bài tập thực hành cho học sinh yêu cầu học sinh làm bài tập.
Qua đó các em sẽ lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
xâm lược kết thúc” (1953-1954), bài gồm có 4 mục thì mục II là mục quan trọng
nhất, do đó phải dành nhiều thời gian nhất. Trong bài dạy này thường có các tranh
ảnh, bản đồ, nếu không có bản đồ in sẵn thì phải phóng to bản đồ trong SGK để
phục vụ bài dạy. Giáo viên dựa vào cuốn chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định kiến

thức cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh, là sự gợi ý để lựa
chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, vừa phát huy tính tích cực hoạt
động độc lập của học sinh.
Ví dụ ở Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa
những năm 70 của thế kỉ XX. Học sinh cần nắm kiến thức cơ bản sau:
I. Liên Xô
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950)
- Đất nước Xô viết bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề : hơn 27 triệu người chết,
1 710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc bị phá huỷ,...
- Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ tư
(1946 - 1950) trước thời hạn.
- Công nghiệp tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
- Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
(từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
- Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn với các phương hướng chính là:
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng
cường sức mạnh quốc phòng.
- Kết quả : Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn :
+ Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%, là cường quốc công nghiệp
đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mĩ.
+ Là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người – năm 1957, phóng
thành công vệ tinh nhân tạo, năm 1961 phóng tàu "Phương Đông" đưa con người (I.
Gagarin) lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
18


+ Về đối ngoại : Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với
các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
LƯU Ý:

- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có
nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong
tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ
bản, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ
của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
- Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THCS mà các
em đã hỏng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.
Trên cơ sở đó GV xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm như sau:
1. Liên Xô khôi phục kinh tế sau thế chiến hai trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường.
B. Chiếm được nhiều thuộc địa ở Đông Bắc Á và Đông âu.
C. Bị tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh.
2. Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế của Liên Xô phát triển chậm lại
A. 8 năm.
B. 9 năm.
C. 10 năm.
D. 11 năm.
3. Để khôi phục kinh tế Liên Xô đã thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ mấy?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
4. Kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục và phát triển kinh tế (1946-1950) đã hoàn
thành trước thời hạn mấy tháng?
A. 8 tháng.
B. 9 tháng.
C. 10 tháng.
D. 11 tháng.

5. Đến năm 1950, sản xuất công nghiệp của Liên Xô tăng bao nhiêu phần trăm?
A. 73%.
B. 74%.
C. 75%.
D. 76%.
6. Trong lĩnh vực KHKT của Liên Xô thành tựu nổi bật năm 1949 là
A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất.
B. phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ.
C. chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. đưa người lên Mặt Trăng.
7. Trong những thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp của Liên
Xô có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
A. 73%.
B. 9 %.
C. 9,6%.
D. 10%.
8. Công nghiệp của Liên Xô trong những thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX đứng
thứ mấy thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
19


9. Sản lượng Công nghiệp của Liên Xô trong những thập niên 50 và 60 của thế
kỉ XX chiếm bao nhiêu % sản lượng công nghiệp thế giới?
A. 14%.
B. 48%.
C. 9,6%.

D. 20%.
10. Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất vào
A. năm 1955.
B. năm 1956.
C. năm 1957.
D. năm 1958.
11. Năm 1961 đánh dấu sự kiện gì về KHKT của Liên Xô?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất.
B. Phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarrin bay vòng quanh trái đất.
C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. Đưa người lên Mặt Trăng.
12. Mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau 1945 là
A. hòa bình, trung lập.
B. duy trì hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
C. tích cực ngăn chặn các chính sách gây chiến của Mỹ.
D. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.
13. Nước nào dưới đây được coi là thành trì của phong trào cách mạng thế giới?
A. Trung Quốc.
B. Liên Xô.
C. Mĩ.
D. Cu Ba.
14. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa to lớn như thế
nào đối với thế giới và đối với Liên Xô?
A. Phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mỹ.
B. Chứng minh nền khoa học công nghệ của Liên Xô phát triển vượt bậc.
C. Làm chỗ dựa cho các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa.
D. Khẳng định nền giáo dục của Liên Xô rất phát triển.
15. Trong các thành tựu của Liên Xô trong gia đoạn từ 1945 đến đầu những năm
70 của thế kỉ XX. Thành tựu nào là quan trọng nhất?
A. Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).

B. Phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (1957).
C. Phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa con người bay vòng quanh Trái Đất (1961).
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
16. Trong lĩnh vực đối ngoại, thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được
sau năm 1945 đó là
A. bảo vệ vững chắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành thành trì của
cách mạng thế giới.
B. đã cân bằng được sức mạnh quân sự hạt nhân với Mỹ, kí kết nhiều hiệp định hạn
chế vũ khí hạt nhân với Mỹ.
C. đã bình thường hóa quan hệ với nhiều nước, giúp đỡ được nhiều nước trên thế
giới.
20


D. trở thành trụ cột trong khối SEV và Tổ chức Hiệp ước Vác sa va.
VI. NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP MINH HOẠ CHO CHUYÊN
ĐỀ.
BÀI 12. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT TỪ
NĂM 1945 ĐẾN NAY.
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1.Thành tựu chủ yếu
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã
diễn ra với những nội dung phong phú và toàn diện, Mỹ là nước khởi đầu.
- Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là:
+ Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản – Toán học, Vật lí, Hoá
học và Sinh học (cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen
người….).
+ Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới như: máy tính điện tử, máy tự động
và hệ thống máy tự động…
+ Tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú như: năng lượng nguyên

tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió...
+ Sáng chế những vật liệu mới như: pôlime (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu
nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng…
+ Tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
+ Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tinliên lạc.
+ Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ.
2. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật
- Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng
cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ.
- Mang lại những hậu quả tiêu cực: chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi
trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh…..
B. XÂY DỰNG BÀI TẬP.
1. Quốc gia đã khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai là
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Liên Xô.
2. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai diễn ra vào thời gian nào?
A. Những năm 40 của thế kỉ XX đến nay. B. Những năm 50 của thế kỉ XX đến
nay.
21


C. Những năm 60 của thế kỉ XX đến nay. D. Những năm 70 của thế kỉ XX đến
nay.
3. Các nhà khoa học đã tạo ra cừu Đô li bằng phương pháp sinh sản vô tính vào
thời gian nào?
A. Tháng 4 – 2003.

B. Tháng 6 – 2003.
C. Tháng 3 – 1997.
D. Tháng 5 – 2003.
4. “Bản đồ gen người” được công bố vào
A. tháng 6 – 2003.
B. tháng 6 – 2000.
C. tháng 3 – 1997.
D. tháng 5 – 1997.
5. Đây là thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX?
A. Sáng chế những vật liệu mới.
B. Tìm ra những nguồn năng lượng
mới.
C. Máy tính điện tử.
D. Máy bay vận tải khổng lồ.
6. Một trong những nguồn gốc của Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai là
A. sự bùng nổ dân số, nhu cầu ngày càng cao của con người.
B. do nhu cầu chinh phục vũ trụ của con người.
B. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề.
D. nhu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia.
7. Nguồn năng lượng mới được tìm ra là
A. mặt trời.
B. điện.
C. than đá.
D. dầu mỏ.
8. Nhiều nước đã khắc phục được nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài là nhờ
cách mạng trong lĩnh vực
A. công nghiệp.
B. giao thông vận tải.
C. nông nghiệp
D. chinh phục vũ trụ.

9. Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong các
ngành công nghiệp?
A. Vật liệu siêu bền.
B. Vật liệu siêu cứng
C. Vật liệu siêu nhẹ.
D. Pôlime (chất dẻo).
10. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng KHKT lần hai là
A. diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng.
B. tiến hành trên lĩnh vực quân sự và công nghệ.
C. có tốc độ và quy mô nhanh chưa từng thấy.
D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
11. Ý nào phản ánh không đúng về ý nghĩa của cách mạng khoa học - kĩ thuật?
A. Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động,
nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
22


B. Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ.
C. Mang lại những hậu quả tiêu cực: chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi
trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới,...
D. là cột mốc chói lọi trong lịch sử văn minh loài người, mang lại những tiến bộ phi
thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con
người.
12. Mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng KHKT là
A. làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động.
B. đưa loài người bước vào nền văn minh hậu công nghiệp; văn minh trí tuệ.
C. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.
D. chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt.
13. Cơ cấu dân cư lao động thay đổi do tác động của cuộc cách mạng KHKT lần

hai như thế nào?
A. Tỉ lệ lao động trong Nông nghiệp và công nghiệp tăng, các ngành dịch vụ giảm.
B. Tỉ lệ lao động trong công nghiệp tăng, các ngành dịch vụ tăng.
C. Tỉ lệ lao động trong Nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, các ngành dịch vụ
tăng.
D. Tỉ lệ lao động trong Nông nghiệp tăng, các ngành dịch vụ và công nghiệp giảm.
14. Đây là thành tựu to lớn nhưng lại mang đến những lo ngại về mặt xã hội và
đạo đức?
A. Bản đồ Gen người.
B. Chất dẻo Pô li me.
C. Phương pháp sinh sản vô tính.
D. Máy tự động.
15. Năm 1969 nhân loại đã chứng kiến một thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực
chinh phục vũ trụ. Đó là
A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. con người bay vào vũ trụ.
C. con người đặt chân lên Mặt Trăng.
D. phát hiện hành tinh mới.
16. Đâu là thành tựu của nước Mỹ trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ?
A. Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất.
B. Năm 1961 phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa con người bay vào vũ trụ.
C. Năm 1969 con người đặt chân lên Mặt Trăng.
D. Tháng 3/2003 phóng tàu vũ trụ Thần Châu.
17. Tháng 3/2002 một siêu máy tính của Nhật Bản được đưa vào sử dụng. Nó có
tên gọi là
A. “máy tính mô phỏng Trái Đất”.
B. “máy tính mô phỏng thế giới”.
C. “máy tính mô phỏng Đại Dương”.
D. “máy tính mô phỏng Sao Hỏa”.
Bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI.

23


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Sự cần thiết phải triệu tập hội nghị thành lập Đảng: Ba tổ chức cộng sản ra đời
song lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Yêu cầu cấp bách là
phải có một đảng thống nhất.
- Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hội
nghị bắt đầu họp từ ngày 6 – 1 –1930 tại Hương Cảng - Trung Quốc).
- Nội dung Hội nghị:
+ Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là
Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do
Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
+ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng.
- Ý nghĩa:
+ Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
+ Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ
bản cho cách mạng Việt Nam.
2. Luận cương chính trị (10 - 1930)
- Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng
(Trung Quốc) vào tháng 10 - 1930, thông qua Luận cương chính trị.
- Nội dung cơ bản của Luận cương:
+ Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng
tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con
đường XHCN.
+ Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng…. phải
liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.

3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp
ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công
nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng
về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau
của cách mạng Việt Nam.
24


B. PHẦN BÀI TẬP.
1. Yêu cầu cần thiết phải nhanh chóng triệu tập hội nghị thành lập Đảng là do
A. phong trào nông dân dâng cao và lan rộng trong cả nước.
B. sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
C. thực dân Pháp đẩy mạnh việc đàn áp, khủng bố trắng phong trào cách mạng.
D. ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với
nhau.
2. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản do ai chủ trì ?
A. Trần Phú.
B. Nguyễn Đức Cảnh.
C. Nguyễn Ái Quốc.
D. Phạm Hồng Thái.
3. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra ở đâu?
A. Hà Nội (Việt Nam).
B. Quảng Châu (Trung Quốc).
C. Cửu Long (Hương cảng - Trung Quốc).
D. Thượng Hải (Trung Quốc).

4. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra trong thời gian nào?
A. Ngày 6 – 1 –1930.
B. Ngày 6 – 2 –1930
C. Ngày 6 – 1 –1931.
D. Ngày 5 – 1 –1930.
5. Các đại biểu dự Hội nghị đã tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản
để thành lập
A. Đông Dương Cộng sản đảng.
B. An Nam Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
D. Đảng cộng sản Việt Nam.
6. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như một
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
B. phiên họp của Quốc hội.
C. Đại hội thành lập Đảng.
D. kì họp của Chính phủ.
8. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thể
hiện như thế nào?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng
sản Việt Nam.
B. Soạn thảo Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng để hội nghị thông qua.
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam, thành lập Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên.
D. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành là Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo
Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
9. Điều nào dưới đây phản ánh đầy đủ nhất vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong
Hội nghị thành lập Đảng?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt
Nam.
B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để hội nghị thông qua.

25


×