Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử bậc thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.58 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP BỘ MÔN LỊCH SỬ BẬC THPT.
A/ PHẦN MỞ ĐẦU.

- Bối cảnh của đề tài.
Kết quả học tập bộ môn lịch sử THPT hiện nay thấp, điều đó đặt ra cho
chúng ta nhiều vấn đề cấn quan tâm giải quyết, nhất là những người trực tiếp
làm công tác giảng dạy . Thực tế cho thấy, ít có học sinh hứng thú với tất cả các
bộ môn mà thường chỉ say mê một số môn. Kinh nghiệm cũng cho thấy không
nên đánh giá cao biểu hiện hứng thú học tập và năng khiếu của các em để kết
luận thích môn này hay môn kia, nhất là trong việc tổ chức thi cử còn chưa thật
sự hoàn hảo, chập chờn giữa học và thi, quan niệm về vị trí của từng bộ môn còn
có chỗ lệch lạc, động cơ học tập chưa đúng, thì việc tạo hứng thú cho học sinh
trong quá trình giảng dạy có vị trí , ý nghĩa hết sức quan trọng để giúp các em có
động cơ học tập đúng đắn. Thiết nghĩ cũng cần nhắc lại rằng : Học sinh không
thích học lịch sử, không phải do môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và
phương pháp dạy học của chúng ta chưa thật sự phù hợp. Bởi Lịch sử là nguồn
cảm hứng mạnh mẽ đối với mọi người, vì qua lịch sử mà ta nhận thấy được
gương mặt của quá khứ, hình ảnh của hiện tại và bước phát triển của tương lai.
Không phải ngẫu nhiên mà F.Enghen - người bạn cảm động và hết sức vĩ đại
của Các Mác - đã khẳng định: “Đối với chúng ta, lịch sử là tất cả, lịch sử được
chúng ta đánh giá cao hơn bất cứ cái gì khác…” ( Các Mác, F.Enghen toàn tập,
tập I).
Như vậy , vấn đề phương pháp dạy học có vai trò to lớn, quyết định đến chất
lượng bộ môn. Điều mà chúng ta cần góp ý, luận bàn để ít nhất là cải thiện thái
độ học tập bộ môn của các em trong tình hình hiện nay tại Tỉnh ta.
- Lí do chọn đề tài.
Trong một số năm trở lại đây, khi mà nền kinh tế thị trường phát triển, thì số
học sinh THPT sao nhãng việc học tập các bộ môn khoa học xã hội nói chung,
Lịch sử nói riêng càng bộc lộ rõ, tình trạng này không những ở các thành phố thị
xã mà học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu , vùng xa cũng có những biểu hiện


Saùng kieán kinh nghieäm 2011 – 2012

Trang:1


lơi là, thái độ học tập bộ môn yếu, dẫn đến kết quả hết sức thấp kém tới mức báo
động! Hàng ngàn điểm không môn lịch sử trong các kì thi Đại học , Cao đẳng là
một minh chứng, một điều mà cả xã hội quan tâm và lo ngại. Đã có nhiều cuộc
hội thảo ở nhiều cấp bàn bạc về vấn đề trên, nhưng thực tế vẫn chưa mang lại
kết quả như mong đợi. Việc nghiên cứu tìm ra biện pháp cải thiện tình trạng
hiện tại là hết sức cần thiết và cấp bách.
. Là một giáo viên hiện đang làm công tác giảng dạy Lịch sử ở một trường
THPT cũng không khỏi xót xa, chạnh lòng vì thực tế có phần phũ phàng đó,
xuất phát từ lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp , bản thân nhận thấy cần phải
góp tiếng nói của mình để cùng đồng nghiệp trong trường, trong tỉnh tìm ra
được giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện nay để cải thiện tình hình , hi vọng
lấy lại sự công bằng cho bộ môn Lịch sử với tư cách là một khoa học chân
chính, mở rộng” thị phần” trong tình cảm và suy nghĩ của các em, từ đó tạo cho
các em có thái độ và động cơ học tập tốt hơn đó chính là lí do mà bản thân mạnh
dạn trình bày ra đây thiển ý của mình , mong được sự góp ý chân tình của đồng
chí, đồng nghiệp để chúng ta cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy – học tập bộ môn lịch sử .
- Phạm vi và đối tượng của đề tài.
Những vấn đề được nêu ra trong bài viết dược rút ra từ thực tiễn giảng dạy từ
một trường THPT miền biên ải, học sinh có trình độ nhận thức, điều kiện kinh
tế- xã hội, tâm lí học tập tương đồng với học sinh vùng sâu vùng xa. Vì vậy,
những chính kiến và giải pháp cũng chỉ trong phạm vi góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy – học tập bộ môn lịch sử trên cơ sở gây được hứng thú học tập
của các em học sinh THPT ở các địa phương có điều kiện tương tự trong tỉnh
nhà.

- Mục đích của đề tài.
Thông qua thực tiễn cuộc sống và giảng dạy, trả lời được một số câu hỏi
thuộc phạm vi nghề nghiệp chuyên môn đặt ra:
1/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng học tập bộ môn sút kém .Trong
dó nguyên nhân nào là cơ bản.
2/ Có thể cải thiện được tình hình hay không? Giải pháp và nguồn lực nào?
Saùng kieán kinh nghieäm 2011 – 2012

Trang:2


3/ Đề xuất một số ý kiến với các cấp quản lí nhà nước và quản lí giáo dục.
Từ đó áp dụng vào việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước, của từng địa phương,
những con người vừa hồng vừa chuyên, hiểu sâu sắc quá khứ để có suy nghĩ và
hành động trong hiện tại và tương lai.
B/ NỘI DUNG.
- Cơ sở lí luận của đề tài.
Đổi mới toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực, từ lâu đã trở thành mệnh lệnh;
chủ trương của Đảng, sự phát triển đi lên của đất nước,đòi hỏi mỗi ngành, mỗi
đơn vị , cá nhân đều phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với
xu thế chung, đặc biệt đối với Giáo dục, được Đảng ta xác định phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu,cần phải nhanh chóng “chấn hưng nền giáo dục Việt
Nam” (Nghị quyết Đại hội X), để tạo ra nguồn lực con người- yếu tố cơ bản
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế. Yêu cầu đối với giáo dục phổ thông “ bồi
dưỡng cho thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về văn hóa, phát huy tư duy khoa học
và phát huy năng khiếu,có óc thẩm mĩ” ( Nghị quyết Bộ Chính tri về cải cách
giáo dục) Vì vậy, cần tập trung sức lực, tài lực, trí tuệ để “ nâng cao chất lượng
toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung , biện pháp dạy và
học” để “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù

hợp với đặc điểm từng lớp học, cấp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm hứng thú cho học sinh”. Đây thực sự là một yêu cầu, là đơn đặt
hàng của nền kinh tế – xã hội đối với giáo dục- đào tạo; đòi hỏi giáo dục phải
đổi mới nội dung và phương pháp, phải thật sự lấy học sinh làm trung tâm, kích
thích và thông qua các hoạt động tích cực của học sinh thì mới đem lại kết quả
mong đợi.
- Thực trạng vấn đề.
Xã hội hiện đại biến đổi nhanh chóng và như vũ bão khi mà khoa học –
công nghệ đang phát huy tối đa vai trò to lớn của mình trong mọi lĩnh vực đời
sống, bắt đầu xuất hiện một tình trạng: Khoảng cách ngày càng xa giữa cái vô
hạn của tri thức nhân loại với cái hữu hạn của năng lực và thời gian tiếp nhận
Saùng kieán kinh nghieäm 2011 – 2012

Trang:3


của mỗi một con người; kể cả thầy và trò , mỗi nhóm đối tượng có nhiều kênh
thông tin tiếp nhận tri thức khác nhau. Bởi vậy, dạy học hiện đại không thể chấp
nhận kiểu dạy cưỡng bức kẻ khác phải tiếp nhận vô điều kiện” lời vàng , ý
ngọc”của người dạy .
Vấn đề đặt ra ở đây là : cách tổ chức, truyền đạt, hướng dẫn, giúp đỡ thế
nào để người học dễ dàng lĩnh hội được tri thức mới, cùng với sự sáng tạo cá
nhân, hướng các em tăng cường hoạt động cá thể trong tập thể, phối hợp nhóm,
tổ. Kết hợp học tập trên lớp và ngoài giờ lên lớp, học mọi lúc , mọi nơi, học liên
tục và suốt đời. Chính trong quá trình đó, hình thành nên người có ý chí, bản
lĩnh và nghị lực, có khát vọng vươn lên trở thành một con người có khả năng
đáp ứng yêu cầu và là chủ nhân của xã hội hiện đại.Như vậy, DẠY – HỌC như
thế nào là điều hết sức quan trọng.Góp phần giải quyết câu hỏi số một ở phần
trên. Điều này có thể chung cho tất cả các bộ môn, riêng với lịch sử, trong hoàn

cảnh hiện nay, khi mà sự hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sôi động, nền
kinh tế tri thức còn non trẻ của chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội và thách
thức đan xen, sự nghiệt ngã của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt,
chuẩn đánh giá chất lượng và giá trị cuộc sống nhiều lúc, nhiều nơi phiến diện,
nghiêng về thu nhập tài chính, thì việc dạy đạo đức,truyền thống, dạy Người hơn
lúc nào hết cần được chú trọng đúng mức và tăng cường, để hòa nhập nhưng
không hòa tan, phải giữ được truyền thống quí báu ngàn năm văn vật của Đất
Việt người Nam, yếu tố tạo nên sức mạnh vĩ đại để dân tộc ta trường tồn và đi
lên cùng nhân loại tiến bộ. Việc tìm hiểu quá trình phát triển của lịch sử loại và
dân tộc, đặc biệt là lịch sử dân tộc, như lời Bác đã dạy “ dân ta phải biết sử ta;
cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đây vừa là ý nghĩa vừa là nhiệm vụ
của những người nghiên cứu, giảng dạy- học tập bộ môn lịch sử. Để đạt được
mục tiêu đó,chúng ta phải tiến hành hàng loạt giải pháp kết hợp, mà trước hết
cần phải thu hút và gây hứng thú cho các em, bởi chỉ có hứng thú thì mới tự
giác , tích cực học tập, bởi “tư tưởng không thông thì cầm bình tông cũng không
nổi”.Phải khách quan mà nói rằng: Lịch sử hay lắm, hấp dẫn lắm, nhưng không
phải vì vậy mà chúng ta chủ quan, lạm dụng, trong giảng dạy bộ môn lịch sử cứ
“ bê nguyên xi” sách giáo khoa vào bài giảng với hàng loạt sự kiện khô khan, rời
Saùng kieán kinh nghieäm 2011 – 2012

Trang:4


rạc, thì coi như chúng ta đã biết trước được kết quả: Thủ tiêu niềm ham thích,
hứng thú học tập bộ môn, biến một tiết dạy lịch sử thành một bài chính trị giáo
điều, khó tiếp nhận, học sinh lười học là tất yếu. Bởi theo I.F. Kharlamop “ hứng
thú – đó là nhu cầu nhuốm màu sắc xúc cảm đi trước giai đoạn gây động cơ và
làm cho hoạt động con người có tính hấp dẫn” Như vậy, hứng thú là một trạng
thái tâm lí, sinh lí biểu hiện bằng cảm giác thích thú, say sưa, phấn khởi do một
tác động nào đó từ bên ngoài vào con người qua các giác quan. Hứng thú không

đơn thuần là thích thú bản năng. Nó là biểu hiện của tình cảm và lí trí, là sự kết
hợp một cách khách quan hấp dẫn với một chủ quan năng động. Hứng thú gắn
liền với sáng tạo, với cái mới được phát hiện ra . Như thế, trong một ngàn lẻ một
nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng học tập bộ môn yếu kém của học
sinh, thì nguyên nhân từ phía giảng dạy giữ vai trò quan trọng, vì chưa gây được
hứng thú cho học sinh học tập sử. Sự “ tôn trọng” sách giáo khoa một cách cực
đoan, đã đánh mất vai trò của người thầy giáo, từ lâu nhà giáo dục xô viết N.G
Dai Ri đã cảnh báo. Ngoài vốn kiến thức dồi dào do việc tự trang bị thông qua
quá trình tự học, tự nhiên cứu, người thầy giáo cũng cần trao dồi nhiều phẩm
chất nghiệp vụ chuyên môn khác như: Đầu tư thời gian lựa chọn kiến thức cơ
bản, kiến thức hỗ trợ để làm sáng tỏ vấn đề thông qua các thao tác nhuần
nhuyễn: miêu tả, tường thuật, kể chuyện, bình và giảng với ngôn ngữ đã được
chọn lọc, truyền cảm, cách trình bày mạch lạc dễ hiểu, dễ cảm thụ thì mới hy
vọng bài giảng có chất lượng, từ đó mà thu hút lôi cuốn học sinh. Việc học sinh
không chịu học lịch sử, hậu quả là kiến thức mơ hồ, rời rạc, chắp vá thì người
thầy giáo cần phải xem lại mình, như cổ nhân đã dạy: “ tiên trách kỉ – hậu trách
nhân”. Thực tế cho thấy học sinh yêu thích thầy, cô giáo ( phong cách , năng lực
, tình cảm, thái độ đối với bộ môn.v.v ) trước khi yêu thích bộ môn, điều này
cũng thật dễ hiểu, bởi sự thích thú, say sưa phấn khởi học tập được tạo nên trong
quá trình tác động của giáo viên đến học sinh. Để đạt được yêu cầu này không
đơn giản, song không phải là không thực hiện được khi mỗi một giáo viên làm
đúng thiên chức cao cả mà xã hội giao phó : Thầy giáo. Vì vậy, theo thiển ý bản
thân thì người thầy giáo phải : Vừa là tác giả kịch bản, vừa là đạo diễn và cũng
là diễn viên, sẵn sàng đối thoại với đối tượng của mình, phải có khả năng hấp
Saùng kieán kinh nghieäm 2011 – 2012

Trang:5


dẫn, lôi cuốn học sinh, có như vậy tiết dạy mới sinh động thoải mái. Quả thực,

để đạt được yêu cầu này trong điều kiện hiện nay không phải dễ, khi mà cơ sở
vật chất, phương tiện dạy bộ môn của nhà trường còn nghèo nàn, thiếu thốn;
người thầy giáo còn gặp quá nhiều khó khăn trong cuộc sống đời thường, liên
tục phải đối phó với tình trạng thu nhập thấp giá sinh hoạt cao, lấy nghề phụ
nuôi nghề chính, tình trạng chân ngoài dài hơn chân trong đã ảnh hưởng tới chất
lượng, hiệu quả lao động sư phạm.
Trên tinh thần cùng chi sẻ, chúng tôi xin nêu ra đây một số kinh nghiệm
mà trong thực tiễn đã gặt gái được chút ít thành công để đồng nghiệp tham khảo,
ứng dụng vào công tác giảng dạy của bản thân nếu chấp nhận được.
- Các biện pháp đã tiến hành.
Khi tham dự hội thảo do Sở GD& ĐT tổ chức, chúng tôi nhận thấy, bên
cạnh màu sắc ảm đạm các bản tham luận nêu ra tới ngàn lẽ một nguyên nhân
dẫn đến tình trạng học sinh không chịu học bộ môn lịch sử, song bên cạnh đó
còn thấy màu hồng rõ nét, nhiều đơn vị số học sinh có kết quả học môn sử cao
thông qua kết quả thi tốt nghiệp phổ thông trung học, Đại học, Học sinh giỏi
Tỉnh, khu vực v.v là một ví dụ điển hình, cùng với qua thực tiễn giảng dạy, bản
thân nhận thấy: số lượng học sinh thích học môn sử không phải là ít, thể hiện
qua thái độ các em ngồi học, những câu hỏi các em đặt ra trong giờ học, ngoài
giờ lên lớp, kết quả học tập thông qua các bài kiểm tra, rõ ràng dây là những tín
hiệu lạc quan, không để các em thất vọng, bản thân tôi trân trọng thái độ của các
em, từ đó có ý thức cố gắng hơn trong công tác dạy Người – dạy chữ của mình
bằng những việc làm cụ thể, xin được trình bày ra đây:
1/ Một số hoạt động khơi dậy ý thức “dân ta phải biết sử ta”
- Chúng tôi tranh thủ ý kiến lãnh đạo nhà trường đầu tư kinh phí làm một số Pa
– nô, treo ở những vị trí trực quan trong trường về các anh hùng dân tộc, danh
nhân văn hóa, tấm gương tiêu biểu trong sản xuất chiến đấu qua các thời kì, với
thông tin ngắn, hàng ngày mọi người có thể dễ cảm nhận.
- Tiến hành câu lạc bộ “ vui để học”; chủ đề về hiểu biết lịch sử , địa lí., Mang
lại kết quả đáng khích lệ, các em tích cực tham gia, thậm chí các em còn tranh
thủ tìm hiểu để kì sau trả lời . Điều quan trọng là trình bày hiểu biết của bản thân

Saùng kieán kinh nghieäm 2011 – 2012

Trang:6


trc ton trng, qua ú giỳp cỏc em cú tinh thn, thỏi t giỏc, tỡm hiu lch
s, lm giu thờm vn tri thc lch s ca bn thõn, h tr cho vic hc tp b
mụn.
- T chc ting loa sõn trng, phỏt thng nht vo gi ra chi sau tit th 2
mi ngy. Nh ma dm, thm dn vo suy ngh v tỡnh cm ca cỏc em.
.õy l nhng cụng vic khụng tn kộm v cụng sc v tin bc, nhng
mang li hiu qu cao, thit ngh l vic nờn lm,v tin hnh thng xuyờn, to
mt nột sinh hot m cht truyn thng trong nh trng, iu ny cú ý ngha
ln, tỏc ng ti thỏi hc tp b mụn, m trc ht l ng c thớch thỳ tỡm
hiu trao i v tranh lun, t ú to tin , khụng khớ thun li cho vic hc
tp b mụn. trỏnh trng hp ỏng tic, nhiu hc sinh, thm chớ c giỏo viờn
ging dy - hc tp trng mang tờn danh nhõn nhng khụng bit gỡ v h c.
Thit ngh, ú l khuym khuyt ca giỏo viờn lch s cụng tỏc ti ú.
2/ Son bi.
s dng khai thỏc hp lớ SGK, trc ht cn xỏc nh:
a. Mi quan h gia SGK v bi ging.
Vic s dng khai thỏc SGK hp lý nh th no l ch gii quyt
ỳng n mi quan h gia ni dung SGK v bi ging. Thc t hin nay ging
dy thng xy ra 2 khuynh hng:
- Thoỏt ly hn SGK hoc Lp li nguyờn vn bi vit trong SGK.
Theo tin s N.G ai-ri (Liờn Xụ trc õy) trong tỏc phm: chun b gi dy
lch s nh th no?. Ging nh trong SGK hoc tỏch ri khi SGK u khụng
ỳng. Bi l:
- Nu bi ging thoỏt ly hon ton ni dung SGK hc sinh s khú khn trong
vic tip thu trờn lp v t hc nh. Vỡ vy khụng nm c kin thc c bn.

- Ngc li, lp li nguyờn vn bi vit trong SGK va lm gim uy tớn ngi
thy, va gim giỏ tr, ý ngha giỏo dc, cũn lm mt i hng thỳ hc tp ca
hc sinh.

Saựng kieỏn kinh nghieọm 2011 2012

Trang:7


Vì vậy trong bài giảng phải có sự kết hợp, gắn bó, phù hợp giữa bài giảng
và bài viết trong SGK. Để có được điều đó người thầy giáo phải nghiên cứu kỹ
SGK qua đó, tìm ra được đâu là kiến thức cơ bản, trọng tâm cần truyền thụ.
Đồng thời phải tra cứu tìm tòi tài liệu ngoài SGK đưa vào trong bài giảng một
cách hợp lý. Để giúp học sinh dễ dàng hiểu và lĩnh hội được một cách sâu sắc và
vững chắc kiến thức bài giảng, nhằm nâng cao tính khoa học trong sáng và tính
vừa sức của SGK đối với đối tượng cụ thể đang tiếp thu. Mặt khác có một thực
tế xảy ra là SGK lịch sử thường không phản ánh kịp thời sự phát triển nhanh
chóng của khoa học lịch sử (như việc đánh giá công và tội của triều Nguyễn,
tình hình các nước Đông Nam Á, vị trí xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay
trên thế giới .v.v). Bởi vậy, giáo viên không dừng lại ở chỗ chỉ nắm nội dung
SGK mà phải thường xuyên nghiên cứu, tham khảo thêm nhiều nguồn tư liệu
mới đưa vào bài giảng để bài học thêm phong phú, sâu sắc, bảo đảm tính cập
nhật thông tin hiện đại những kiến thức lịch sử cần truyền thụ cho học sinh.(
những thông tin từ nguồn tin cậy, đã được lựa chọn kĩ càng, chứ không mang
tính chất tung thông tin, kích thích tính hiếu kì, thỏa mãn trí tò mò, đi vào những
tình tiết tầm thường, vụn vặt làm học sinh khó tiếp nhận bài học và lệch trọng
tâm mục tiêu đã đề ra)
Có thể kết hợp sử dụng các phương tiện thiết bị, tranh ảnh để giải quyết
phần quan trọng và khó khăn này. Bởi kênh hình không những làm cho vấn đề
sinh động, hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp thông tin quan trọng.

b. Giúp học sinh xây dựng phương pháp học tập đúng.
Thời gian 1 tiết trên lớp có hạn, giáo viên không thể chuyển tải hết kiến
thức nên không được đưa vào bài giảng. Bởi thế giáo viên phải biết hướng dẫn
cho học sinh phương pháp kết hợp: Nghe, nhìn, ghi chép, coi sách, trao đổi và
phát biểu ý kiến, không chỉ biết học ở bài giảng mà còn phải biết tự học ở SGK.
Không chỉ biết học mà phải biết hỏi, biết thắc mắc, trao đổi không phải chỉ với
bạn bè mà với cả thầy cô. Phải tuân thủ nguyên tắc: Chỗ nào giáo viên có thể nói
lên được thì giáo viên phải yên lặng”. Tránh tình trạng bắt học sinh nhớ chứ
không làm cho học sinh hiểu Có như vậy mới giải quyết được nhiều vấn đề đặt
Saùng kieán kinh nghieäm 2011 – 2012

Trang:8


ra: Tập thể lớp đều được tiếp nhận vốn kiến thức cốt lõi, cơ bản như nhau và
theo cùng định hướng, ngoài ra, việc học sinh tích cực chủ động học tập, tập
trung nghe giảng, đọc kĩ SGK với bài giảng, cùng các tài liệu khác, giúp các em
có điều kiện mở rộng kiến thức và hiểu sâu sắc vấn đề hơn. Điều này dẫn nhanh
tới sự phân hóa về trình độ nhận thức của các em, qua đó phát hiện và có biện
pháp bồi dưỡng và giúp đỡ kịp thời. Khi học bài, cần có sự đối chiếu giữa tập
ghi và SGK, cố gắng tái hiện bài giảng của thầy trên lớp để củng cố kiến thức
một cách vững chắc. Có thể giải quyết độc lập các câu hỏi và bài tập do thầy và
SGK đưa ra.
3. Sắp xếp lại giàn ý, lựa chọn kiến thức làm nổi bật trọng tâm.
Ví dụ bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945
đến trước ngày 19-12-1946”
Đây là vấn đề không thể tùy tiện, nhưng xuất phát từ thực tế tình hình, có
thể sắp xếp trật tự vấn đề được nêu ra để học sinh dễ tiếp thu hơn.
Dàn ý đề xuất


Dàn ý SGK

I. Tình hình nước ta sau cách mạng I. Tình hình nước ta sau cách mạng
tháng Tám năm 1945.

tháng Tám năm 1945.

(Không có phần 1, 2 nhỏ)

1, Thuận lợi

II. Bước đầu xây dựng chính quyền 2, Khó khăn
Cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn II. Chủ trương, biện pháp giải quyết
dốt và khó khăn về tài chính.
khó khăn trước mắt.
1, Xây dựng chính quền Cách mạng.

1, Diệt giặc đói.

2, Giải quyết nạn đói

2, Diệt giặc dốt.

3, Giải quyết nạn dốt

3, Giải quyết khó khăn về tài chính

4, Giải quyết khó khăn về tài chính

4, Củng cố chính quyền Cách mạng


III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội III/ Đấu tranh với giặc ngoại xâm và
phản, bảo vệ chính quyền Cách mạng. nội phản.
Saùng kieán kinh nghieäm 2011 – 2012

Trang:9


1, Khỏng chin chng thc dõn Phỏp 1, i vi quõn Trung Hoa Dõn quc
tr li xõm lc Nam b.

v tay sai ca chỳng.

2, u tranh vi quõn Trung Hoa Dõn 2, i vi thc dõn Phỏp
quc v bn phn Cỏch mng min a/ Thi kỡ Phỏp n sỳng
Bc
b/ Thi kỡ Phỏp ký vi Trung Hoa Dõn
3, Hũa hoón vi Phỏp nhm y quõn quc.
Trung Hoa Dõn quc ra khi nc ta.

Mc (I), chỳng tụi tỏch thnh 2 phn: Thun li v Khú khn.
Thun li nờu trc, khú khn nờu sau, giỳp hc sinh nhn thy, Cỏch mng
thnh cụng, chỳng ta ó tip thu mt di sn mc nỏt do thc dõn phong kin
li, tỡnh hỡnh lỳc by gi c bit khú khn nghiờm trng, cựng mt lỳc k thự
ca c lp dõn tc tn cụng t nhiu phớa, cú nh vy hc sinh mi thy ht
c nng lc ca ng v Bỏc H t n: ngh thut lónh o mu mc, t ú
m cỏc em cú thỏi tin tng trit vo tng lai, tin ca t nc.
Mc (II) S d chỳng tụi a vn gii quyt th t trc sau khỏc vi sỏch
giỏo khoa, l vỡ: Trong phiờn hp u tiờn ca Chớnh ph lõm thi ngy
03/9/1945 ó nờu lờn nhng nhim v cp bỏch: Chng úi, chng mự ch, cng

c chớnh quyn.
dy tt bi ny ngoi vic xp xp li dn ý nh ó nờu chỳng tụi cũn
cho hc sinh coi trc nhng ni dung thuc v c ch s phm.
- Bi c thờm:
+ L ký Hip nh s b (ngy 6/3/1946) v ph khon ớnh kốm theo Hipnh.
+ Th ca H Ch tch gi ng bo Nam b trc khi sang Phỏp m phỏn.
- Ti liu tham kho.
+ Danh sỏch Chớnh ph lõm thi (quc dõn i hi Tõn tro ngy 16/8/1945)

Saựng kieỏn kinh nghieọm 2011 2012

Trang:10



×