Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phụ đạo học sinh yếu, kém môn Địa Lý 9 trong phần địa lý dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.56 KB, 20 trang )

Tác giả chuyên đề: Trịnh Thị Thắm.
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hồng Châu- Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
Chuyên đề: “Phụ đạo học sinh yếu, kém môn Địa Lý 9 trong phần địa lý dân cư ”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh THCS thì việc nâng cao chất
lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém là mục tiêu cơ bản
hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục. Có thể nói, vấn đề học sinh
yếu kém hiện nay đang được nhà trường quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình
trạng này. Muốn vậy, người giáo viên không chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi
phương pháp nhằm phát huy tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu
kém.
Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất quan
trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học nói
chung và ở cấp THCS nói riêng. Đối với bộ môn Địa Lý rất cần phụ đạo cho một số
học sinh bị mất căn bản từ cấp dưới. Bên cạnh đó cũng cần tạo hứng thú học tập môn
Địa Lý cho học sinh để các em tự mình khám phá tri thức, vận dụng được kiến thức
vào thực tiễn cuộc sống.
Qua thực tế giảng dạy môn Địa lý lớp 9, qua dự giờ của đồng nghiệp, trao đổi
chuyên môn, tôi nhận thấy nhiều em học sinh còn quan niệm môn Địa lý là môn học
thuộc lòng thậm chí là môn phụ. Chính vì vậy trong những năm qua khi tiến hành cải
cách giáo dục chúng ta đã cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn
luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình như: Tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, bảng
số liệu... Bởi vì tất cả các kiến thức Địa lý 9 không được trình bày, phân tích, mô tả
một cách đầy đủ, mà còn tiềm ẩn trong kênh hình, tranh ảnh minh họa trong bài học,
trong khi tư duy của học sinh lứa tuổi này còn thiên về tính cụ thể. Vì thế trong quá
trình dạy Địa lý 9 giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng, khai thác
kênh hình sách giáo khoa để các em nắm vững từng đối tượng địa lý.
- Trong dạy học Địa lý, kênh hình có chức năng vừa là phương tiện trực quan,
vừa là nguồn tri thức địa lý quan trọng đối với học sinh. Trong sách giáo khoa Địa lý


9, kênh hình chiếm một tỷ lệ lớn và chiếm một nội dung quan trọng trong bài hoc.
Kênh hình ở đây bao gồm các bản đồ, tranh ảnh, các hình vẽ, biểu đồ… Ngoài việc hỗ
trợ kênh chữ, việc khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa sẽ dễ dàng
giúp cho học sinh nhận thức được các sự vật, hiện tượng địa lý và các mối quan hệ
của chúng theo thời gian và không gian. Chính vì vậy việc sử dụng, khai thác kênh
hình trong dạy học môn Địa lớp 9 có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành kiến
thức và kỹ năng địa lý cho học sinh nhất là đối với đối tượng học sinh yếu kém.

1


B. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA ĐƠN VỊ NĂM HỌC 20182019.
1. Thực trạng vấn đề
Trường THCS Hồng Châu là một trong những trường thuộc cụm 3 của
huyện Yên Lạc. Đa số các em đều chăm ngoan, lễ phép vâng lời thầy cô, cần cù học
tập. Bên cạnh đó vẫn còn số ít học sinh thờ ơ, không quan tâm đến việc học tập cũng
như chưa xác định rõ mục đích của việc học tập, dẫn đến kết quả học tập còn yếu,
kém.
Qua nghiên cứu tài liệu và thực tế dạy Địa lý tại trường THCS tôi thấy “Dạy
địa lý là môn vừa có kiến thức tự nhiên lại vừa là kiến thức xã hội ” đó là một môn
khoa học đặc biệt nên khó lĩnh hội. Môn Địa Lý vốn có chức năng và nhiệm vụ quan
trọng như thế, nhưng một thực tế rất đáng buồn là học sinh đang coi thường, lãng
quên, đa số học sinh có tâm lí không thích môn xã hội, học thuộc lòng . Bởi thế việc
dạy Địa Lý hiện nay gặp không ít khó khăn. Dạy Địa Lý nói chung đã gặp rất nhiều
khó khăn nhưng dạy các kênh hình ở chương trình Địa Lý 9 càng khó khăn hơn vì
hiện nay có quá nhiều sách tham khảo nhưng hầu như nặng về cung cấp lí thuyết
chung chung, hoặc in các bài tập mẫu. Học sinh không được cung cấp, hướng dẫn
phương pháp làm bài một cách cụ thể. Do vậy dẫn đến học sinh lười suy nghĩ, không
có chính kiến, thiếu chủ động, sáng tạo. Có những em không biết nắm bắt các đối
tượng địa lý thông qua kênh hình dẫn đến hiểu sai nội dung bài.

Năm học 2018-2019, tôi được phân công giảng dạy bộ môn Địa Lý lớp 9A2đối tượng học sinh trung bình, yếu, kém. Thực tế giảng dạy cho thấy đa số học sinh
chưa có kĩ năng tìm hiểu khai thác kênh hình sách giáo khoa. Các em còn rất lúng
túng trong việc hình thành kiến thức và kĩ năng khai thác kênh hình. Chính vì vậy, kết
quả của việc dạy học phân môn được coi là khó này trở nên khô khan, thiếu thực tế ,
chưa đáp ứng được sự mong mỏi không chỉ của xã hội mà còn là mối bận tâm lớn của
người dạy. Trong quá trình giảng dạy và tiến hành khảo sát chất lượng qua một số đề,
bài tập có kết quả thống kê như sau:
Lớp Sĩ số
Số HS biết sử dụng và khai Số HS không biết sử dụng và
thác kênh hình
khai thác kênh hình
9A2

36

15 HS

21

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS yếu kém.
a. Về phía học sinh.
Là đối tượng trực tiếp lĩnh hội những kiến thức bộ môn thì nguyên nhân học
sinh yếu kém có thể kể đến là do:
- Học sinh lười học, nhận thức chậm: Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi
nhận thấy rằng các em học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không
chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài,
không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách tới trường. Còn một bộ phận nhỏ thì
2



các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp,
nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra
“học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và
động cơ học tập đúng đắn.
- Hơn nữa nhiều em có tư tưởng học lệch, chỉ chú trọng đến các môn học
chính: Toán Văn, Anh... các môn có tác dụng định hướng nghề nghiệp trong tương lai
nên coi thường môn phụ học theo cách đối phó dẫn đến kết quả thấp .
- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ
nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến bản thân
từng học sinh và cách đánh giá của giáo viên chưa hợp lí, chính xác.
b. Về phía giáo viên.
Để đáp ứng yêu cầu về nhận thức, lý luận nội dung khoa học các tài liệu
trực quan, phương pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy bộ môn Địa lý, đặc biệt là
hình vẽ: Lược đồ, bảng biểu... ( hình ảnh) lớp 9. Để sử dụng và khai thác có hiệu quả
hình vẽ địa lý nhằm nâng cao hiệu quả giờ học, chúng ta đều thống nhất rằng chỉ có
thể sử dụng sách giáo khoa khi nào khi mà cả giáo viên và học sinh đều hiểu sâu sắc
bài viết( kênh chữ) cũng như hình ảnh( kênh hình) của sách giáo khoa. Tuy nhiên việc
khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trọng để nâng
cao chất lượng dạy học lại chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Trong giờ dạy địa lý
vẫn còn giáo viên coi nhẹ việc sử dụng kênh hình và chỉ cho kênh hình là minh họa
cho bài học, hoặc nếu có khai thác thì phương pháp và nội dung khai thác chưa phù
hợp. Nguyên nhân của tình trạng trên là:
- Không ít giáo viên chưa hiểu xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của kênh hình trong
sách giáo khoa, trong khi đó lần đổi mới sách giáo khoa này số lượng kênh hình được
tăng lên rất nhiều so với trước đây nhất là hình vẽ.
- Có giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị nội dung kênh hình nhưng lại ngại sử
dụng, sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính hình thức.
- Một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu
kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Một số giáo viên chưa thực sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thực sự

“giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu, kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với
sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên.
c. Về phía phụ huynh.
- Do đi làm ăn xa, một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học tập của con
em mình, các em ở nhà với ông bà nội, ngoại. Phó mặc mọi việc học tập của con cho
nhà trường và thầy cô.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học
sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng(đi chơi, giả bệnh…) bố mẹ cũng đồng ý cho
3


phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm cho học sinh lười học, mất dần căn
bản và rồi yếu, kém.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến trẻ không chú tâm vào học tập.
- Để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh giáo viên
cần thiết phải sử dụng có hiệu qủa kênh hình trong dạy học môn địa lý lớp 9. Từ việc
nhận thức và xác định được vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy
địa lý lớp 9 bậc THCS và ở thực tế giảng dạy ở Trường THCS trong những năm gần
đây việc sử dụng kênh hình chưa có hiệu quả nên chưa giúp học sinh yếu kém hiểu
sâu những hình ảnh, hình vẽ, những kiến thức địa lý, đồng thời không hình thành
được khái niệm địa lý, không giúp các em phát huy được khả năng quan sát, sự tư duy
về ngôn ngữ của học sinh. Những giờ học như vậy cũng là nguyên nhân dẫn đến học
sinh không thích học môn địa lý. Xuất phát từ thực tế giảng dạy Địa lý lớp 9 ở trường
THCS Hồng Châu trong những năm gần đây, qua dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp ở
trường. Tôi xin được trình bày ý tưởng cá nhân về chuyên đề “Phụ đạo học sinh yếu,
kém môn Địa Lý 9 trong khai thác kênh hình - phần địa lý dân cư”
3. Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém
a. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không

mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ
giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích
cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc
làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi, hoặc cho điểm cao để
khuyến khích các em.
b. Phân loại đối tượng học sinh
- Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc
điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung
và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém,
khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…
- Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp.
- Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành
cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các
em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích
thực của mình trong tập thể.
c. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng
thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy,
4


giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và
tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê
khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
d. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có
nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong
tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.

- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ
bản, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của
bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
C. ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH, DỰ KIẾN SỐ TIẾT DẠY.
- Học sinh lớp 9 tại trường THCS
- Dự kiến số tiết dạy: 4 tiết
Chuyên đề địa lí dân cư Việt Nam gồm các nội dung:
1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
2. Đặc điểm dân số và gia tăng dân số
3. Sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư
4. Lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống
D. HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN ĐỀ.
- Bài tập phần địa lý dân cư
- Hình thức kết hợp trắc nghiệm + tự luận.
- Dạng bài tập nhiều lựa chọn.
- Bài tập tự luận: Trình bày, phân tích, giải thích ... đối tượng địa lý.
E. CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN, ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIẢI CÁC DẠNG BÀI
TẬP TRONG CHUYÊN ĐỀ.
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỂ
1. Kiến thức.
Củng cố lại được những đặc điểm các dân tộc nước ta, dân số và gia tăng dân
số, đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư, nắm được cơ cấu dân số của Việt Nam.
Đặc điểm nguồn lao động nước ta vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống...
2. Kĩ năng: hình thành các kỹ năng cho HS
- Kĩ năng đọc, phân tích lược đồ dân cư.
- Kỹ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số
- Biết phân tích bảng số liệu, biểu đồ và chất lượng cuộc sống.
5



3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, biết giữ gìn và phát huy bản
sắc dân tộc. Nắm được thực trạng số dân nước ta, giáo dục được ý thức kế hoạch hóa
dân số để đất nước phát triển kinh tế.
- Nâng cao ý thức yêu thích môn học
- Có thái độ học tập đúng đắn, có thói quen tự giác, chủ động trong học tập
4. Các năng lực cần hình thành và phát triển:
- Đọc, viết, hiểu và trình bày được những nội dung kiến thức cơ bản của phần
địa lý dân cư
- Kỹ năng khai thác kiến thức từ kênh hình ở mức độ đơn giản nhất
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo, tính
toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản
đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức:
1. Hoạt động. Khởi động
2. Hoạt động: Tìm hiểu
Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm và sự phân bố các dân tộc nước ta.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm dân số và cơ cấu dân số
Hoạt động 3. Tìm hiểu về sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư
Hoạt động 4. Tìm hiểu về vấn đề lao động và việc làm của nước ta
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động mở rộng vận dụng, nâng cao
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH
THÀNH
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

ĐỘNG TỪ MÔ TẢ


1. Biết: Sự nhớ lại tài liệu đã được học tập
trước đó như các sự kiện, thuật ngữ hay

(Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết,
đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu,
6


các nguyên lý, quy trình.

chọn ra, phác thảo.

2. Hiểu: Khả năng hiểu biết về các sự
kiện và nguyên lý, giải thích tài liệu học
tập, nhưng không nhất thiết phải liên hệ
các tài liệu.

(Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ớc
tính, giải thích, mở rộng, khái quát,
cho ví dụ, dự đoán, tóm tắt, viết một
đoạn.

3. Vận dụng thấp
Khả năng vận dụng tài liệu đã học vào (Hãy) xác định, khám phá, tính toán,
các tình huống mới và cụ thể hoặc để sửa đổi, thao tác, dự đoán, chuẩn bị,
giải các bài toán.
tạo ra, thiết lập liên hệ, chứng minh,
giải quyết, sử dụng.
Khả năng phân tích sự liên hệ giữa các (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh hoạ,

thành phần của một cấu trúc có tính tổ suy luận, chỉ ra, thiết lập quan hệ,
chức sao cho có thể hiểu được, nhận biết chọn ra, tách biệt ra, chia nhỏ ra.
được các giả định ngầm hoặc các nguỵ
biện có lý.
4. Vận dụng cao

(Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập
Khả năng đặt các thành phần với nhau lại, thiết kế, lý giải, tổ chức, lập kế
để tạo thành một tổng thể hay hình mẫu hoạch, sắp xếp lại, cấu trúc lại, tóm
mới, hoặc giải các bài toán bằng tư duy tắt, sửa lại, viết lại, kể lại.
sáng tạo.
(Hãy) đánh giá, so sánh, đa ra kết luận,
Khả năng phê phán và thẩm định giá trị thoả thuận, phê bình, mô tả, suy xét phân
của tài liệu theo một mục đích nhất định. biệt, giải thích, đa ra nhận định, ủng hộ ...
2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành trong chuyên đề địa
lí dân cư Việt Nam
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

1. Cộng đồng
các dân tộc

Trình bày về
đặc điểm thành


Phân tích tác
động của sự

- Phân tích bảng số liệu
thống kê, biểu đồ, bản

Vận
dụng
cao

7


phần các dân
phân bố dân cư
tộc, sự phân bố
tới phát triển
các dân tộc
kinh tế và bảo vệ
nước ta
đất nước

đồ phân bố các dân tộc
Việt Nam để thấy được
các đặc điểm hành phần
dân tộc, sự phân bố các
dân tộc.

2. Đặc điểm
dân số và gia

tăng dân số

- Trình bày được
đặc điểm dân số
và gia tăng dân
số Việt Nam.
- Nêu được sự
thay đổi cơ cấu
dân số nước ta.

- Phân tích được
nguyên nhân và
tác động của các
đặc điểm dân số,
cơ cấu dân số đến
sự phát triển kinh
tế - xã hội, môi
trường.

- Phân tích bảng số liệu
thống kê, biểu đồ, bản
đồ dân số Việt Nam để
thấy được các đặc điểm
dân số.
- Sử dụng bản đồ dân
cư, dân tộc để phân
tích đặc điểm dân số
nước ta.

- Vẽ và

nhân xét
biểu đồ
về dân
số, cơ
cấu dân
số

3. Sự phân
bố dân cư,
các loại hình
quần cư

- Trình bày được Phân tích được
sự phân bố dân
đặc điểm đô thị
cư và các loại
hoá ở Việt Nam.
hình quần cư
nước ta.

Phân tích số liệu thống
kê, biểu đồ, bản đồ để
thấy được sự phân bố
dân cư, đặc điểm đô thị
hóa nước ta.

- Tính
mật độ
dân số,
tính tỷ lệ

dân số.

- Phân tích số liệu
thống kê, biểu đồ để
thấy được đặc điểm
nguồn lao động và
việc sử dụng lao
động.

Phân tích
được
mối quan
hệ dân
số - lao
động việc làm.

Việt Nam

- Trình bày được
đặc điểm mạng
lưới đô thị ở
nước ta.
4. Lao động,
việc làm và
chất lượng
cuộc sống

Trình bày được
một số đặc điểm
của nguồn lao

động và việc sử
dụng lao động ở
nước ta.

- Giải thích được
hiện trạng sử
dụng lao động ở
nước ta hiện nay.
-Phân tích được
thực trạng việc
làm.

- Hướng giải quyết
việc làm của nước ta
hiện nay.

8


IV. HỆ THỐNG CÁC VÍ DỤ, BÀI TẬP CỤ THỂ CÙNG LỜI GIẢI MINH HỌA
CHO CHUYÊN ĐỀ.
1. Bài tập trắc nghiệm
a. Câu hỏi trắc nghiệm: gồm 8 câu, chủ yếu ở mức độ nhận biết:
* Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn:
Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng trong các câu sau?
Câu 1. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc cùng chung sống?
A. 52.
B. 54.
C. 56.
D. 58.

Câu 2. Dân tộc Việt ( Kinh) có số dân đông nhất, chiếm khoảng
A. 82%.
B. 84%.
C. 86%
D.88%.
Câu 3. Giai đoạn nào dưới đây nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số?
A. 1954 – 1960.
B. 1960 – 1976.
C. 1976 -1989.
D. 1989 -1999.
Câu 4. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 là
A. 1,12%.
B. 1,43%.
C. 1,53%.
D. 1,62%.
Câu 5. Mật độ dân số nước ta năm 2003, là
A. 216 người/km2. B. 226 người/km2. C. 236 người/km2. D. 246 người/km2.
Câu 6. Việt Nam có diện tích là 331212 km2 với dân số là 96 triệu người năm 2018.
Tính mật độ dân số nước ta năm 2018?
A.289,8 người/km2. B. 279,8 người/km2. C. 269,8 người/km2. D. 259,8 người/km2.
Câu 7. Năm 1999 nước ta có tỉ suất sinh là 19,9%0, tỉ suất tử là 5,6%0.Tính tỉ lệ gia
tăng dân số tự nhiên nước ta chiếm bao nhiêu %?
A. 1,12%.
B. 1,43%.
C. 1,53%.
D. 1,62%.
Câu 8. Quần cư nông thôn là
A. người dân sống ở các điểm.
B. người dân sống quy tụ thành làng, bản, thôn, xóm.
C. dân cư chủ yếu làm nông nghiệp.

D. người dân sống tập trung thành làng, bản, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp,
+ Hướng dẫn:
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

A

B

D

A


B

D

2. Bài tập tự luận- Địa lí dân cư:
a. Nhận biết :

9


Câu 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể
hiện ở những mặt nào?
Câu 2. Dựa vào biểu đồ 2.1 SGK hãy cho biết tình hình dân số nước ta hiện nay ?
Dân số tăng nhanh gây ra hậu quả gì ?
Hướng dẫn
Câu 2:
* Tình hình dân số:
- Dân số nước ta năm 1954: 23,4 triệu người -> 2003: >80 triệu người => Dân
sốnước ta đông (Thứ 3 ĐNÁ, thứ 13 thế giới).
- Bùng nổ dân số diễn ra từ cuối những năm 50 và chấm dứt trong những năm cuối
thế kỉ XX.
- Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang tỉ suất sinh tương đối thấp.
* Hậu quả sự gia tăng dân số:
- Kinh tế chậm phát triển.
- Khó nâng cao chất lượng cuộc sống .
- Bất ổn về xã hội.
- Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.
b. Mức độ thông hiểu
1. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta ?Nêu các biện pháp

giải quyết sự phân bố dân cư chưa hợp lí ?
Hướng dẫn
* Đặc điểm sự phân bố dân cư:
- Dân cư phân bố không đều:
+ Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2)
+ Thưa thớt miền núi và cao nguyên ( 60người /km2 ).
+ Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ).
* Giải thích:
- Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển
kinh tế : Địa hình , đất đai , khí hậu , nguồn nước ...
- Dân số thành thị còn ít, chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán
sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông
thôn .
* Các biện pháp:
- Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên .
- Nâng cao mức sống của người dân .
- Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh
của từng vùng .
- Cải tạo xây dựng nông thôn mứi, thúc đẩy quá trình đo thị hoá nông
thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.
10


2. Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta ?Để giải quyết vấn đề
này cần có các giải phấp nào ?
Hướng dẫn
* Việc làm đang là vấn đề gay gắt do:
- Đặc điểm mùa vụ của nghành nông nghiệp , sự phát triển nghề nông thôn còn
hạn chế
-> Tình trạng thiếu việc làm lớn (2003: 22,3%).

- Các khu vực thành thị tỉ lệ thât nghiệp tương đối cao .
- Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây tăng cao
trong khi số việc làm tăng không kịp .
* Cách giải quyết :
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn .
- Tăng vụ, cải tạo giống, chuyên canh các loại cây trồng có năng suất cao .
- Thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn .
- Mở thêm nhiều xí nghiệp, nhà máy thu hút lao động .
- Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí .
3. Trình bày những thành tựu và khó khăn về việc nâng cao chất lượng cuộc
sống?
* Hướng dẫn
Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
* Thành tựu:
-Tỉ lệ người lớn biết chữ: 90,3%(1999)
-Thu nhập bình quân theo đầu người tăng, các dịch vụ XH ngày càng tốt hơn
-Tuổi thọ TB tăng cả nam và nữ.
-Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ngày càng giảm...
* khó khăn: Chất lượng cs còn chênh lệch giữa các vùng.
c. Vận dụng:
Dựa vào bảng số liệu sau:
Năm

1921

1931

1951

1960


1970

1976

1979

1989

1999

2003

Số dân
(Triệu 15.5
người)

17.7

22.0

30.1

39.9

41.0

52.4

64.4


76.6

80.9

Giải thích tại sao dân số nước ta từ năm 1921 đến 1976 tăng chậm, còn từ năm 1976
đến 2003 lại tăng nhanh? Từ đó gây ra những hậu quả gì?
* Hướng dẫn

11


- Từ năm 1921 đến năm 1976 do đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, chiến
tranh, sự chăm sóc y tế còn nhiều hạn chế nên dân số tăng chậm. Tỉ suất sinh cao, tỉ
suất tử cũng cao nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp.
- Từ năm 1976 đến năm 2003 dân số tăng nhanh là do những tiến bộ về chăm sóc y
tế, đời sống nhân dân được cải thiện đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm, dẫn tới tỉ
lệ tăng tự nhiên cao.
- Dân số tăng nhanh đã gây sức ép với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống
và giải quyết việc làm.
d. Vận dụng cao :
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979-1999 ( %.)
Năm

1979

1989

1999


2005

Tỉ suất sinh

32,5

31,3

19,9

19,0

Tỉ suất tử

7,2

8,4

5,6

6,0

Tỉ suất

- Tính tỉ lệ ( %) gia tăng tự nhiên của dân số các năm và nêu nhận xét
- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nước ta thời kì 19792005.
* Hướng dẫn
- Tính tỉ lệ % gia tăng tự nhiên của dân số là lấy tỉ suất sinh – tỉ suất tử: 10. Trước khi
trừ đổi đơn vị ra phần trăm

Năm

1979

1989

1999

2005

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
của dân số (%)

2,53

2,29

1,43

1,30

- Gợi ý vẽ biểu đồ đường biểu diễn. Vẽ đường tỉ suất sinh và tỉ suất tử phần chênh
lệch giữa hai đường biểu diễn là tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
V. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC;
1. Phương thiện dạy học
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam .
- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
- Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam
- Máy tính, máy chiếu
2. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, hoạt động nhóm, vận dụng...

12


VI. THỰC HIỆN NỘI DUNG BÀI DẠY CHUYÊN ĐỀ
Tiết 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Hình 1.1: Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999.
* Phương pháp sử dụng: Giáo viên sử dụng Hình 1.1 để dạy mục I. Các dân tộc ở
Việt Nam.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ cơ cấu dân tộc và cho biết:
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào chiếm số dân đông nhất?
- Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh (Việt) chiếm số dân đông nhất : 86,2%
Tiết 2: Dân số và gia tăng dân số.
Hình 2.1: Biểu đồ biến đổi dân số nước ta.
* Phương pháp sử dụng: Giáo viên sử dụng kênh hình này để Dạy mục II. Gia
tăng dân số.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh và nêu nhận xét về sự
thay đổi số dân qua chiều cao của các cột để thấy dân số nước ta tăng liên tục.
- Quan sát nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên để thấy sự thay đổi của nó
qua từng giai đoạn.
- Giải thích nguyên nhân thay đổi?
- Nhận xét về mối quan hệ giữa gia tăng tư nhiên với tăng số dân và giải thích.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo câu hỏi trong sách giáo
khoa :
- Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì?
- Lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta?
Hoạt động 3: Giáo viên tiếp tục cho học sinh phân tích bảng số liệu 2.1: “Tỉ lệ tăng
tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999”, để thấy được sự khác nhau giữa các vùng
về tỉ lệ gia tăng tự nhiên và nguyên nhân của nó, ý nghĩa của việc nâng cao dân trí và
mức sống của người dân trong việc phát triển quy mô dân số hợp lí.

- Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Bùng nổ dân số nước ta bắt đầu từ những năm 50 của thế kỉ XX và kết thúc ở cuối
thế kỉ XX.
+ Tỉ suất sinh của nước ta thấp song mỗi năm VN vẫn có thêm hơn 1 triệu lao động.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn chênh lệch giữa các vùng.
Dùng bảng 2.2 để dạy mục III: Cơ cấu dân số.
* Hoạt động 1: Yêu cầu HS quan sát bảng 2.2 , Nêu nhận xét và so sánh:
- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời ki 1979- 1999?
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979- 1999?
* Hoạt động 2: Yêu cầu HS đọc phần chữ trong sách giáo khoa:
13


Sau đó rút ra được nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi , theo
giới tính.
- Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ.
+ Nhóm tuổi 0- 14 cao-> đặt ra những thách thức về giáo dục, y tế, văn hóa ... cho đất
nước.
+ Tỉ số giới tính chênh lệch, mất cân bằng...sau chiến tranh đã dần cân đối trở lại,
nhưng hiện nay do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của người á đông tình trạng mất
cân bằng lại diễn ra số nam nhiều hơn nữ.
Tiết 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
Hình 3.1: Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, năm 1999.
* Phương pháp sử dụng: Hình 3.1 được dùng để dạy mục I- Mật độ dân số và sự
phân bố dân cư .
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 3.1 và các số liệu cụ thể
trong mục I: nêu câu hỏi.
- Dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào. Thưa thớt ở những vùng nào.Vì sao?
- Giáo viên cần lưu ý HS các thành phố, thị xã trong quan hệ với các vùng có mật độ

dân số cao.
Hoạt động 2: Giáo viên yêu cầu HS đọc phần kênh chữ trong sách giáo khoa để rút
ra nhận định về phân bố dân cư không đều giữa các vùng.
Hoạt động 3: Nhận xét câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức:
- Nước ta có mật độ dân số cao trên thế giới. Mật độ trung bình cao hơn thế giới 246
người/ km2, thế giới là 47 người/ km2( năm 2003).
- Nguyên nhân: ảnh hưởng của điều kiện sống:
+ Đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị, thưa thớt ở vùng núi.
+ Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
+ Cần có những giải pháp thiết thực trong phân bố lại dân cư ở nước ta.
Tiết 4: Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống
Hoạt động 1:
Bước 1:
GV: yêu cầu HS dựa vào H4.1, kênh chữ, kết hợp vốn hiểu biết hãy trả lời các
câu hỏi sau:
- Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi nào ?
- Nhận xét và giải thích cơ cấu lực lượng lao động ở nước ta ? Để nâng cao chất
lượng lực lượng lao động, ta cần phải có biện pháp gì ?
Bước 2:
- GV yêu cầu HS trả lời.
14


- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
Bước 1:
GV: yêu cầu HS dựa vào H4.2, kết hợp với kiến thức đã học hãy trả lời các câu
hỏi sau:
- Nhận xét về tỉ lệ lao động giữa các ngành kinh tế năm 1989 và 2003.
- Cho biết sự thay đổi cơ cấu lao động ở nước ta. Giải thích vì sao?

Cơ cấu nguồn lao động của nướca ta đang thay đổi theo hướng tích cực: lao động
nông, lâm, ngư nghiệp giảm;lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.
Bước 2:
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
VII. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
Minh họa ở 1 tiết dạy cụ thể
Tiết 3.
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HH̀NH QUẦN CƯ
I . Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta .
- Phân biệt được các loại hình. quần cư thành thị và nông theo chức năng và hình thái
quần cư.
- Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích bảng số liệu về dân cư, đọc bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt
Nam.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ / bản đồ , các bảng số liệu và bài viết
để rút ra một số đặc điểm về mật độ dân số , sự phân bố dân cư , các loại hình quần cư
và quá trình đô thị hóa ở nước ta.
- Làm chủ bản thân : Trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành chính sách của
Đảng và Nhà nước về phân bố dân cư .
- Giải quyết vấn đề : Giải quyết mâu thuẩn giữa việc phát triển đô thị với việc phát
triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường .
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ / ý tưởng , lắng nghe / phản hồi tích cực , giao tiếp và
hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp .
- Tự nhận thức :Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin .
3. Thái độ:

15


- Trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước về phân bố dân cư .
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc
hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số
liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam .
- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
- Bảng số liệu mật độ dân số các quốc gia .
- Tranh ảnh về nhà ở , sinh hoạt, sản xuất của một số loại hình quần cư ở Việt Nam .
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa Địa Lý 9
III. Tổ chức các hoạt động:
1.Tổ chức: 9A2
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày sự gia tăng dân số ở nước ta .Giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa to lớn
như thế nào ?
- Nêu đặc điểm cơ cấu dân số nước ta . Sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta có ý nghĩa
gì ?
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động: Khởi động
- Sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư và quá trình đô thị hoá ở nước ta có đặc
điểm gì ? Đó là những nội dung quan trọng chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm
nay . Bài 3 …

Hoạt động 1 : Mật độ dân số và sự phân bố dân cư
1. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được mật độ dân số nước ta so với thế giới và phân bố
dân cư của nước ta.
2. Nội dung: Tìm hiểu về mật độ dân số và sự phân bố dân cư
3. Hình thức:
- Hoạt động cá nhân, nhóm/cặp
- Phương tiện: Atlat địa lí Việt Nam, lược đồ, sử dụng biểu đồ, bảng số liệu
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
I. Mật độ dân số và sự phân bố dân
16


- Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ.
- Hs đọc nội dung mục 1, kết hợp quan sát lược
đồ/ bản đồ “Phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam”
và vốn hiểu biết :
- Cho biết mật độ dân số nước ta vào loại cao hay
thấp trên thế giới ?
- Nêu nhận xét sự phân bố dân cư nước ta .
- Giải thích sự phân bố dân cư.
- So sánh tỉ lệ dân cư giữa nông thôn và thành thị.
- Hs thảo luận cặp đôi- đại diện trình bày
- Gv tóm tắt và chuẩn kiến thức.
- Em biết gì về chính sách của Đảng trong sự
phân bố lại dân cư ?


+ Mật độ dân số :
- Mật độ dân số nước ta thuộc loại

cao trên thế giới. Năm 2003 là 246
người/km2.
+ Sự phân bố dân cư :
- Phân bố không đều.
* Đông ở đồng bằng, ven biển và
các đô thị.(ĐBS Hồng 1192 người /
km2, TP HCM 2664 người/ km2,
Hà Nội 2830 người/km2 )
*Thưa thớt ở miền núi, cao
nguyên.
- Khoảng 74% dân số sống ở nông
thôn 26% ở thành thị (2003)

Hoạt động 2: Các loại hình quần cư
1. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được 2 loại hình quần cư và đặc điểm của từng loại
hình quần cư.
2. Nội dung: Tìm hiểu các loại hình quần cư.
3. Hình thức:
- Hoạt động cá nhân, cặp
- Phương tiện: sử dụng tranh ảnh, bảng số liệu
Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cơ bản

- Thảo luận 4 nhóm/ kĩ thuật khăn trải bàn .
- Quan sát lược đồ các tranh ảnh về quần cư.
- Quần cư nông thôn có đặc điểm gì ?
- Ở nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là gì? Vì
sao?
- Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn

mà em biết?

II. Các loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn
- Nhà cửa, thôn xóm trải rộng theo
không gian .
- Mật độ dân số thấp .
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là
nông lâm, ngư nghiệp .

- Quan sát (hình 3.1),
2. Quần cư thành thị
- Quần cư đô thị phân bố ở đâu ? Đặc điểm .
- Chủ yếu ở đồng bằng ven biển .
- Ở thành thị hoạt động kinh tế chủ yếu là gì? Vì - Mật độ dân số cao , nhà cửa san
17


sao?
- Nêu đặc điểm của quần cư thành thị ở nước ta ?
- Sự khác nhau về hoạt động kinh tế, cách bố trí
nhà giữa nông thôn và thành thị như thế nào?
- Địa phương em thuộc loại hình nào?
- Quan sát hình 3.1. Hãy nêu nhận xét về sự phân
bố các đô thị của nước ta . Giải thích?

sát.
- Các đô thị của nước ta phần lớn
có qui mô vừa và nhỏ .
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là

công nghiệp ,dich vụ ,…
- Là trung tâm kinh tế chính trị văn
hoá ,khoa học kĩ thuật .

Hoạt động 3: Đô thị hóa ( Cá nhân )
1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được quá trình đô thị hóa và mức độ đô thị hóa ở
Việt Nam.
2. Nội dung: Tìm hiểu về đô thị hóa
3. Hình thức:
- Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện: sử dụng bảng số liệu
Hoạt động của GV và HS
- Qua số liệu ở bảng 3.1:
- Nêu nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ
dân thành thị của nước ta.?
- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị
đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước
ta như thế nào?
- So với thế giới đô thị hoá nước ta như
thế nào?
- Việc tập trung quá đông dân vào các
thành phố lớn gây ra hiện tượng gì?

Kiến thức cơ bản
III. Đô thị hoá
- Tỉ lệ dân thành thị thấp .
- Quá trình đô thị hóa tăng nhanh .
- Qui mô đô thị vừa và nhỏ .
- Trình độ đô thị hoá chưa cao .


4. Luyện tập:
- Dựa vào hình 3.1 cho biết tình hình phân bố dân cư của nước ta .
- Nêu đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta .
- Học sinh làm một số câu hỏi trắc nghiệm .
Câu 1. Mật độ dân số nước ta năm 2003
B. 216 người/km2. B. 226 người/km2. C. 236 người/km2. D. 246 người/km2.
Câu 2. Việt Nam có diện tích là 331212 km2 với dân số là 96 triệu người năm 2018.
Tính mật độ dân số nước ta năm 2018?
A.289,8 người/km2. B. 279,8 người/km2. C. 269,8 người/km2. D. 259,8 người/km2.
18


Câu 3. Quần cư nông thôn là
A. người dân sống ở các điểm.
B. người dân sống quy tụ thành làng, bản. thôn, xóm.
C. dân cư chủ yếu làm nông nghiệp.
D. người dân sống tập trung thành làng, bản, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp.
5. Hoạt động mở rộng vận dụng, nâng cao:
Câu 1. Quan sát vào Atlat địa lý Việt Nam, tìm trên lược đồ khu vực có mật độ dân số
dưới 100 người/km2, từ 101 – 500, 501 – 1000 và trên 1000. Địa phương em nằm
trong vùng có mật độ dân số như thế nào?
Câu 2. Việc tập trung quá đông dân vào các thành phố lớn gây ra hiện tượng gì?
Câu 3. Lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng quy mô các thành phố ?
Câu 4. - Quan sát lược đồ phân bố dân cư để nhận xét về sự phân bố của các thành
phố lớn .
- Hãy lấy dẫn chứng về sự quá tải này.
- Kể tên một số thành phố lớn nước ta ?
- Lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng quy mô các thành phố ?
F. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ.

Lớp
9A2

Sĩ số
36

Số HS biết sử dụng và khai thác Số HS không biết sử dụng và
kênh hình
khai thác kênh hình
32 HS

4

G. Kết luận
Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu
quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tạo hứng thú để giúp các em yêu thích địa lý Việt
nam. Lý do là vì trong các lớp đồng loạt, dù giáo viên có cố gắng giảng dạy sát ba loại
đối tượng đến đâu đi nữa thì việc truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải
được tiến hành theo trình độ và nhịp chung của cả lớp.
Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến
của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời
động viên khuyến khích tạo niềm tin cho các em cầu tiến.
Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt
huyết của người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình
để giáo dục con em trở thành những con người có ích cho xã hội.
Xin chân thành cảm ơn!
19


KÍ DUYỆT CỦA BGH


Hồng châu, ngày 22 tháng 10 năm 2019
Người thực hiện

Trịnh Thị Thắm

20



×