Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Hoạt động FDI tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.38 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---------------------------

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài: Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Nhóm 4
Lớp Kinh doanh Thương Mại
Giảng viên: TS. Phan Thị Thu Hiền

Hà Nội, tháng 11 năm 2019.
1


MỤC LỤC

2


S

LỜI MỞ ĐẦU

au hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư
nước ngoài cùng với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài
năm 1987, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng
góp đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Việc thu hút, sử dụng FDI thời gian qua cơ bản đã đáp ứng



những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm,
tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Điều
này khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển
kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

3


CHƯƠNG I: VIỆT NAM - XU HƯỚNG MỚI CHO CÁC DOANH
NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Việt Nam là 1 địa chỉ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do các lợi thế Việt
Nam có được trong thu hút vốn đầu tư được phân tích dựa trên các chỉ số hấp dẫn đầu tư
theo mô hình Pestel như sau:

Sơ lược về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi giữa trung tâm khu vực Đông
Nam Á giúp chung ta có thể giao lưu với nhiều nền kinh tế từ trung bình trong khu vực
(Thái Lan, Singapore) đến các nền kinh tế lớn, năng động ở khu vực láng giềng Đông Bắc Á
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc. Thêm nữa, với việc sở hữu hơn
3000km bờ biển, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển các cảng
nước sâu và như giao thương toàn cầu, đặc biệt là dần dần trở thành trung tâm kết nối của
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và kết nối khu vực này với các các nền kinh tế ở khu
vực phía Tây Bán đảo Đông Dương.
1. Chính trị
1.1. Ổn định/bất ổn
Sự ổn định chính trị của một quốc gia là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu
đối với các nhà đầu tư trên thế giới bởi nó quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu
quả vốn đầu tư. Một quốc gia bất ổn chính trị bao giờ cũng là mối ngại đầu tiên đối với họ
vì nó làm cho mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu của FDI cũng thay đổi. Hậu quả
là lợi ích của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc dù khi tình hình chính trị không ổn định, Nhà

nước không đủ khả năng kiểm soat hoạt động của các nhà FDI, hậu quả là các nhà đầu tư
hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế của
nước nhận đầu tư, làm cho hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp. Tuy nhiên, điều tích cực là
Việt Nam đã và đang duy trì được sự ổn định chính trị-xã hội trong nhiều năm và đây chính
là sự hấp dẫn hàng đầu của thị trường Việt Nam đối với các nhà FDI.
1.2. Chính sách thuế
Bên cạnh việc duy trì nền chính trị ổn định, Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện
thể chế, chính sách ưu đãi về tài chính để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn lực FDI, tập
trung vào 3 lĩnh vực: (1) Ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp, (2) Ưu đãi về thuế xuất
nhập khẩu và (3) Chính sách ưu đãi về tài chính đất đai.
(1) Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: một số định hướng đáng chú ý trong chính
sách thuế theo 4 giai đoạn của Việt Nam đó là:

4




Giai đoạn 1 (1987-1994): Doanh nghiệp hoạt động theo Luật FDI (FDI) được miễn
thuế lợi tức tối đa 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, giảm 50% số thuế phải nộp tối
đa trong 4 năm tiếp theo tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề khuyến khích đầu tư hoặc địa
bàn hoạt động.
• Giai đoạn 2 (1995-2000): Năm 1999, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp đã thay thế
cho Luật thuế lợi tức và bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Pháp luật thuế thu
nhập doanh nghiệp cho phép áp dụng nhiều ưu đãi để khuyến khích đầu tư, như các cơ
sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế 2 năm đầu, được giảm 50% hai năm tiếp
theo; Nếu đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế được ưu đãi đầu tư sẽ
hưởng mức thuế suất thấp hơn các dự án khác. Thời gian miễn giảm cao nhất là 13
năm (4 năm miễn, 9 năm giảm).
• Giai đoạn 3 (2001-2010): Việt Nam đã tiến hành cải cách thuế giai đoạn 3 với trọng

tâm của cải cách là hướng vào thực hiện ba mục tiêu: đơn giản, công bằng, hiệu quả.
Để khuyến khích đầu tư trên cơ sở vẫn đảm bảo nguồn thu, Nhà nước đã giảm gánh
nặng thuế qua việc giảm thuế suất, đơn giản hóa hệ thống thuế, mở rộng đối tượng
chịu thuế.
• Giai đoạn 4 (2011-nay): Thực hiện việc giảm mức thuế suất phổ thông qua các lần
sửa Luật thuế TNDN (giai đoạn 2001-2008 là 28%, giai đoạn 2009-2013 là 25%, giai
đoạn 2014- 2015 là 22% và từ 1/1/2016 là 20%).
(2) Ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu: Tháng 01/2007, Việt Nam trở thành thành viên
WTO, chính thức tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu. Việc tham gia vào WTO là
nền tảng quan trọng để Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ thương mại quốc tế và tham gia
vào các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương khác. Tính đến tháng
9/2018, Việt Nam đã tham gia vào 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó 10 hiệp định đã
ký kết và đang triển khai thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan, 4 hiệp định đã ký kết hoặc
kết thúc đàm phán đang chuẩn bị có hiệu lực, và 3 hiệp định đang tiếp tục đàm phán. Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng được tiếp tục cập nhật, sửa đổi, trong các năm 2001,
2005 và 2016 nhằm đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các
chính sách ưu đãi xuất khẩu và thu hút FDI.
(3) Chính sách ưu đãi về tài chính đất đai: Giai đoạn từ năm 2005 đến nay, để hỗ trợ
doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ, cụ thể: (i) Giảm
50% tiền thuê đất trong giai đoạn từ 2011-2014; (ii) Điều chỉnh giảm mức tỷ lệ (%) tính đơn
giá thuê đất chung từ 1,5% (quy định tại Nghị định số 121/2010/ NĐ-CP) xuống còn 1%
(quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể
mức tỷ lệ (%) trong khung từ 0,5% đến 3% theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với
từng mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương; (iii) Quy định áp
dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong xác định giá đất tính thu tiền thuê đất đối với thửa đất
hoặc khu đất mà giá trị của diện tích tính thu tiền thuê đất tính theo giá đất trong Bảng giá
đất dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với
các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với tỉnh còn lại.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, sau đó là Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ đã
ban hành các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và

ban hành theo thẩm quyền các Thông tư hướng dẫn với những quy định nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các dự
án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư; Ưu đãi
trong lĩnh vực xã hội hóa; Ưu đãi khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Mở rộng
phạm vi áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất và đối tượng áp dụng để xác định

5


nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất cho doanh nghiệp đã cải cách thủ tục hành chính, rút
ngắn thời gian xác định, thông báo nộp tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước và hỗ trợ một
phần cho doanh nghiệp... Đồng thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu
quả nguồn lực tài chính đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao; Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao với những ưu đãi cao hơn
mức ưu đãi của các dự án đầu tư thường.
1.3. Ngân sách nhà nước
Tiến độ thu NSNN 10T 2019 khá tốt, bằng 80% dự toán nhờ hoạt động thương mại
tăng trưởng tích cực 10 tháng đầu năm, tổng thu NSNN đạt 1,13 triệu tỷ đồng (tính đến
ngày 15/10), bằng 80% dự toán. Tổng chi ước tính là 1,09 triệu tỷ dồng, tương đương với
67% dự toán. Thu ngân sách đạt tiến độ khá tốt trong 10 tháng, do doanh thu từ hoạt động
thương mại vượt kỳ vọng và xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh 27%; thu nội địa đạt 908 nghìn
tỷ đồng, bằng 77,4% dự toán, doanh thu từ dầu thô đạt 45 nghìn tỷ đông, hoàn thành 101%
kế hoạch,doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 177 nghìn tỷ đồng, bằng 93,5% kế
hoạch năm 2019.
2. Kinh tế
Chỉ số kinh tế của Việt Nam là một trong những điểm nổi bật trong số các chỉ số hấp
dẫn FDI. Trong đó phải kể đến 2 nhóm yếu tố hấp dẫn đầu tư gồm: ổn định vĩ mô và tăng
trưởng kinh tế, chi phí lao động và năng suất.
2.1. Ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, một trong những khu vực tế phát triển và năng
động nhất thế giới hiện nay. Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao so với
bình quân của thế giới. Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu trở thành nước có thu nhập
trung bình cao vào năm 2035, và tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn sắp tới là 7%.
Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định qua nhiều năm luôn là một yếu tố quan trọng hấp dẫn
FDI.

Về hoạt động thương mại, kim ngạch xuất khẩu 10T 2019 ước tính đạt 217 tỷ USD
(+7,4% so với cùng kỳ), trong đó khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng gần 70%, tương
đương với 150,4 tỷ USD. Hoạt động xuất khẩu kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng
cuối năm do mùa mua sắm và kỳ nghỉ lễ của Mỹ, EU và Trung Quốc sắp bắt đầu – 3 thị
trường xuất khẩu chính chiếm tới 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu
điện thoại và linh kiện chiếm tỷ trọng 1/5 tổng giá trị xuất khẩu, đạt 43,5 tỷ USD, tăng

6


trưởng 5% so với cùng kỳ. Xuất khẩu thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện đạt 28,8 tỷ USD
(+17,1%), xuất khẩu quần áo đạt 27,4 tỷ USD (+8,7%) và giày dép đạt 14,6 tỷ USD
(+11,2%).
Trong 10 tháng 2019, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, giá
trị xuất khẩu đạt 49,9 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ 2018, tiếp đó là thị trường châu
Âu đạt 34,2 tỷ USD (-1,9% yoy) và xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 32,5 tỷ USD (chiếm
14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Nhập khẩu 10 tháng 2019 ước tính đạt 210 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm
ngoái, trong đó 91% tổng kim ngạch là nhập khẩu hàng hóa tư liệu sản xuất (191,3 tỷ USD).
Do tăng trưởng kinh tế Việt Nam tích cực từ đầu năm, nhu cầu cho tư liệu và thiết bị sản
xuất cũng tăng cao hơn. Thặng dư thương mại trong 10 tháng khá lớn, ước tính đạt 7 tỷ
USD giúp NHNN dễ dàng mua ngoại tệ và nâng cao dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá và
giảm thiểu tác động của đồng USD đang mạnh lên và sự mất giá nhanh của đồng nhân dân

tệ trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, Việt Nam cũng duy trì sự ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như:
- Tỷ lệ lạm phát: được kiểm soát tốt và luôn ở mức dưới 5% trong những năm gần đây.

7


- Tỷ giá ngoại hối: luôn được duy trì ở mức ổn định, không có những biến động bất
thường ảnh hưởng đến kinh tế.
Tỷ giá VND/USD liên ngân hàng và trên thị trường tư do đã đi ngang trong suốt 4
tháng qua. Nguyên nhân là do trong 10 tháng 2019, Việt Nam có thặng dư thương mại lớn
đạt 7 tỷ USD và nguồn vốn FDI dồi dào. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực
trong việc tránh gây xung đột với Hoa Kỳ bằng việc giữ không để đồng VND giảm giá đáng
kể so với đồng USD, khi Nhà Trắng đe doạ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao
túng tiền tệ.

- Tiêu dùng: Mặc dù chịu áp lực tăng giá từ một số mặt hàng và dịch vụ, doanh thu bán
lẻ tăng trưởng 13% trong tháng 10, đạt 426 nghìn tỷ đồng.
Theo TCTK, doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng 10 tháng đầu năm đạt 426
nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 13,3% so với cùng kỳ dù giá thành một số mặt hàng và dịch vụ
có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 323 nghìn tỷ đồng
(+14,7%), trong khi doanh thu từ dịch vụ ăn uống đạt 49 nghìn tỷ (+9,2%) và doanh thu từ
dịch vụ du lịch là 3,9 nghìn tỷ đồng (+9,5%). Nhìn chung trong 10 tháng 2019, tổng doanh
thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng 11,8% so với cùng kỳ lên mức 4,06
triệu tỷ đồng. Nhu cầu cho hàng hoá và dịch vụ có xu hướng tăng trong thời điểm cuối năm
do tính mùa vụ, vì vậy chúng tôi kỳ vọng doanh thu bán lẻ sẽ tăng trưởng tốt trong 2 tháng
tới.

8



2.2. Chi phí lao động và năng suất
Khi xét lợi thế về lao động, Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn do có
lợi thế về thị trường lao động dồi dào, chi phí thấp. Với mức giá lao động thấp hơn hẳn so
với quốc gia trong khu vực nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Các nhà đầu tư
cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam có thể thấp hơn so với một số nước phát triển,
nhưng nếu xét trong mối tương quan với giá lao động của Việt Nam thì chi phí lao động tính
trên sản phẩm vẫn thuộc loại rẻ.
Về chỉ số ngành: Ngoài những ngành truyền thống Việt Nam có lợi thế là Dệt may, Da
giày, Thủy sản thì các ngành công nghiệp Điện tử và Công nghệ cao cũng là những ngành
chúng ta có lợi thế trong thu hút vốn đầu tư từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, trong mấy
năm gần đây, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang nổi lên thế mạnh hàng đầu trong
thu hút FDI khi chiếm đến gần 70% cơ cấu thu hút dòng vốn FDI. Đứng thứ hai là bất động
sản với hơn 10% cơ cấu thu hút dòng vốn này.

3. Xã hội
3.1. Dân số
Theo số liệu mới nhất ngày 19/11/2019 từ website danso.org, dân số Việt Nam là 97.7
triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới. Với số người ở độ tuổi 15-64 chiếm 69,3% tổng số
dân và độ tuổi trung bình là 31 tuổi, Việt Nam đang trong giai đoạn vàng về cơ cấu dân số.
Đây là nguồn lao động trẻ, khỏe, năng động, có tiềm năng và khả năng tiếp thu kiến thức

9


tiên tiến để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức. sức mua được dự báo là sẽ tiếp
tục tăng trưởng bền vững trong những năm tới.
3.2. Tầng lớp xã hội
Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu trong những năm qua cũng là

một điểm quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ngành tiêu dùng và
bán lẻ. Theo World Bank, tầng lớp trung lưu được hiểu là nhóm người có mức sống trên 15
USD/ngày và theo số liệu của tổ chức này, đến năm 2018 Việt Nam có khoảng 16,3% dân số
thuộc tầng lớp này với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng hơn 1% (giai đoạn 2010-2018).

Theo nhận định của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF),
tầng lớp này có vai trò hết quan trọng với nền kinh tế, thể hiện ở ba điểm chính đó là:
(1) Nhóm trung lưu phát triển không chỉ kéo theo cầu tiêu dùng nội địa gia tăng mạnh
mẽ trên nhiều phương diện, mà còn cho thấy mức tiết kiệm của tầng lớp này cũng ngày càng
tăng.
(2) Thứ hai là tác động đối với việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động.
(3) Thứ ba là tác động đối với với công cuộc xoá đói, giảm nghèo.
Đây cũng là động lực chính trong việc biến thị trường tiêu dùng nội địa Việt Nam
thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất hiện nay.
3.3. Thị hiếu mua sắm
Thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam luôn luôn có sự thay đổi qua các năm và nó
ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường tiêu dùng nội địa quốc gia. Nắm bắt được thị hiếu này
của thị trường, các doanh nghiệp FDI sẽ nhanh chóng tìm được nguồn khách hàng tiềm
năng của mình. Thị hiếu mua sắm hiện nay ở Việt Nam được thể hiện ở ba đặc điểm chính
như sau:
(1) Giảm việc sử dụng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Market Pulse cho biết, sự sụt
giảm doanh thu FMCG trên toàn quốc đã được thể hiện trong cả sáu nhóm ngành hàng lớn,
đó là đồ uống, thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm
chăm sóc cá nhân và thuốc lá. Trong sáu ngành hàng lớn này, chỉ có các nhóm ngành hàng
đồ uống và thuốc lá đạt tốc độ tăng trưởng dương, cụ thể là 0,6%. Bốn nhóm hàng còn lại
tất cả đều cho thấy sự giảm sút.
(2) Sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cá nhân được ưa chuộng hơn: Khi nhu cầu thiết yếu
hàng ngày được đáp ứng đầy đủ, thị hiếu người tiêu dùng Việt đang có xu hướng đến các
mặt hàng không thiết yếu: đó là quần áo, mỹ phẩm, nội thất gia đình, smartphone, du lịch,…
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng được coi là một cách làm tự hài lòng và

khẳng định bản thân của người tiêu dùng hiện nay.
(3) Thương mại điện tử sẽ sớm lên ngôi: Khi Internet trở nên đa dạng với tốc độ phát
triển “chóng mặt”, nước ta hiện có 64 triệu người sử dụng Internet vào cuối năm 2017. Bên
cạnh đó, 73% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó smartphone vượt mức 70% theo
thống kê của Internet World. Cùng với sự bùng nổ các trang web thương mại điện tử
(Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,…) và các nền tảng xã hội như Zalo, Facebook, Viber,.. thì

10


người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ưa thích sự tiện lợi, đa dạng và dễ dàng giao dịch
mà thương mại điện tử mang lại.
4. Công nghệ
Để thực hiện chính sách thu hút công nghệ cao vào Việt Nam, đặc biệt là thu hút dự án
FDI vào những lĩnh vực công nghệ cao, nhằm phát huy vai trò động lực trong chính sách
công nghệ, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng chính sách ưu đãi với mức hấp dẫn, có tính
cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Điều này thể hiện ở việc Nhà nước đã áp
dụng mức ưu đãi cao nhất trong các Luật hiện hành của Việt Nam đối với các dự án ứng
dụng công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, Luật Đầu tư quy định doanh
nghiệp công nghệ cao là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư; hoạt động công nghệ cao là
ngành, nghề ưu đãi đầu tư và khu công nghệ cao là địa bàn ưu đãi đầu tư.
Do sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp trong
nước đã đầu tư nhập thiết bị và công nghệ mới, lập bộ phận hoặc trung tâm R&D để nâng
cao năng lực công nghệ. Kết quả là doanh nghiệp trong nước trong một số ngành, lĩnh vực
đã tự chủ sản xuất được các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, thay thế hàng nhập
khẩu với giá cả hợp lý, được người tiêu dùng trong nước ưu tiên sử dụng và từng bước
xâm nhập thị trường thế giới. Dầu khí và truyền thông là hai ngành kinh tế nhờ chuyển giao
công nghệ và R&D gắn với dự án FDI nên đã phát triển với tốc độ nhanh, hiện đại, tiến kịp
trình độ khu vực và thế giới. Cụ thể, các hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí đều có nội
dung chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật, chính vì vậy Tập

đoàn Dầu khí Việt Nam không những làm chủ được nhiều công nghệ hiện đại và phức tạp
trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa của nước ta mà còn có năng lực
về công nghệ và nhân lực tham gia một số liên doanh ở nước ngoài.
So với 30 năm trước, ngành truyền thông Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, bắt đầu
từ hợp tác với một số doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông và áp
dụng cơ chế cạnh tranh; nhiều công nghệ hiện đại đã được chuyển giao và ứng dụng thành
công như mạng viễn thông số hóa, mạng cáp quang, công nghệ GSM và CDMA, đặc biệt là
công nghệ 4G đã được các doanh nghiệp viễn thông áp dụng rộng rãi tại Việt Nam trong
thời gian gần đây. Một số công nghệ mới đang được tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm như
4,5G (LTE-A) và tiến tới là 5G để đưa vào ứng dụng. Số lượng doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ thông tin vào kinh doanh, thương mại điện tử tăng nhanh, Việt Nam đã triển khai
thành công một số hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
truyền thông với hai cường quốc lớn là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong lĩnh vực công nghệ cao, việc thu hút các nhà FDI vào 3 khu công nghệ cao
Quốc gia, trong đó Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được kết quả khả
quan. Sau 15 năm thành lập, đến nay Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đã có
khoảng 130 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 7 tỷ USD với sự hiện diện của những
Tập đoàn hàng đầu thế giới trong 37 lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia
tăng lớn như Intel, Microsoft, Nidec, Sanofi, Nipro, Samsung,... Đặc biệt, việc Samsung đưa
vào hoạt động một trung tâm R&D với số vốn đầu tư hàng trăm triệu đô la đã khẳng định
được hướng đi đúng đắn của Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, hiện
đang có hàng trăm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (1 trong 4 lĩnh vực ưu
tiên theo Luật Công nghệ cao) hoạt động trong các khu Công nghệ thông tin tập trung.

11


5. Môi trường
Tháng 7/2010, Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc - UNCTAD đã
công bố Báo cáo FDI năm 2010 với thông điệp “Đầu tư để có nền kinh tế ít các bon”. Theo

đó, tiêu chuẩn môi trường là một yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh, được các quốc
gia ban hành và thực hiện đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Tổng kết 25 năm thu hút FDI (1988 - 2012), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra định
hướng mới về FDI cho giai đoạn 2013 - 2020: Chất lượng và hiệu quả cao; Phát triển bền
vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon; Có sự cam kết về chuyển giao công nghệ thích hợp
với từng ngành, từng dự án; Lao động có kỹ năng cao.
5.1. Chính sách môi trường
Chính sách của Nhà nước tập trung ưu đãi, hỗ trợ cho các DN có các dự án thuộc các
lĩnh vực: Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; Phòng ngừa, khắc phục sự cố môi
trường, hậu quả do sự cố, thảm họa môi trường gây ra; Nghiên cứu và triển khai áp dụng
công nghệ, sản phẩm thân thiện môi trường; Công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải; Sản
xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… Có thể phân theo 4 nhóm loại hình ưu đãi, hỗ trợ
của Nhà nước bao gồm:
(1) Nhóm các chính sách ưu đãi về đất đai và hạ tầng cơ sở: Ưu đãi về sử dụng đất; Hỗ
trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng; Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường;
(2) Nhóm các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, phí: Ưu đãi về huy động vốn đầu tư; Ưu
đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế giá trị
gia tăng; Ưu đãi về phí BVMT; Khấu hao tài sản cố định;
(3) Nhóm các chính sách ưu đãi về trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ và quảng bá sản phẩm: Hỗ
trợ chi phí đầu vào; Hỗ trợ tiêu thụ và hỗ trợ về giá đối với sản phẩm; Hỗ trợ chi phí thực
hiện hoạt động quảng bá sản phẩm;
(4) Nhóm các chính sách về giải thưởng, chứng chỉ môi trường: Ưu đãi về giải thưởng
môi trường; Ưu đãi về cấp chứng chỉ môi trường (ISO 14000, Nhãn sinh thái…).
Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách cho các công ty trong nước cũng như nước
ngoài tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo. Các quy định chính được nêu trong Quyết
định 31/2014 / QĐ-TTg (“Quyết định 31”), Thông tư 32/2015 / TT-BCT (“Thông tư 32”) và
Nghị định 118/2015 / NĐ-CP (“Nghị định 118” ).
+ Quyết định 31 - quy định cơ chế hỗ trợ hoặc phát triển các dự án phát điện sử dụng
chất thải rắn.
+ Thông tư 32 - đề cập đến việc phát triển các dự án phát điện gắn lưới sử dụng chất

thải rắn và cung cấp hợp đồng bán điện mô hình cho các dự án sử dụng chất thải rắn ở Việt
Nam.
+ Nghị định 118 - đề cập đến các ưu đãi và đề án đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau
bao gồm xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung và thu gom, xử lý, tái chế và tái sử
dụng chất thải.
5.2. Cơ hội ngành nghề
Việt Nam có kế hoạch giảm 5% khí thải nhà kính đến năm 2020, 25% vào năm 2030
và 45% vào năm 2050. Với sự gia tăng đô thị hóa và tiêu thụ điện, năng lượng sạch cung
cấp một giải pháp thân thiện với môi trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Các doanh
nghiệp trong nước thiếu chuyên môn kỹ thuật và vốn, và đây là cơ hội cho các nhà đầu tư.
Một số cơ hội trong:
+ Máy móc / Thiết bị - thiết bị thu gom và phân loại, thiết bị xử lý chất thải và lò đốt;
+ Chuyên môn kỹ thuật - công nghệ chế biến và tái chế, giải pháp quản lý chất thải,
thiết kế nhà máy và các giải pháp kỹ thuật; và

12


+ Tài trợ và tài chính - đầu tư vốn vào các nhà máy sắp tới và hiện tại, và làm việc với
các công ty kỹ thuật và chính quyền thành phố.
6. Pháp lý
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang kiện toàn một cách toàn diện môi trường đầu tư kinh
doanh, bao gồm luật pháp và các định chế xã hội cũng như tăng cường hiệu quả thực thi
chính sách. Theo đó, hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế điều chỉnh hoạt động đầu tư,
kinh doanh của Việt Nam liên tục được cải thiện. Đặc biệt, những thay đổi mang tính đột
phá của Luật Đầu tư đã
(1) tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo đảm thực hiện nguyên tắc hiến định về
quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân;
(2) rà soát, loại bỏ các ngành nghề và điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý,
không rõ ràng;

(3) củng cố, hoàn thiện cơ chế bảo đảm đầu tư phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên;
(4) tiếp tục cải cách thủ tục hành chính;
(5) hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư;
(6) hoàn thiện chế độ phân cấp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt
động đầu tư.
7. Những điểm nhấn về thu hút FDI trong 10 tháng 2019
Theo số liệu của Bộ kế hoạch
và Đầu tư, tính đến tháng 10 năm
2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều
chỉnh và góp vốn mua cổ phần của
doanh nghiệp FDI đạt 29,11 tỷ USD,
tăng 4,3% SSCK 2018. Trong đó bao
gồm:
+ 3094 dự án mới, đạt 12,83 tỷ
USD, chiếm 44,1% tổng vốn FDI
10T 2019.
+ 7509 lượt góp vốn, mua cổ
phần, đạt 10,81 tỷ USD, chiếm
37,1% tổng vốn FDI 10T 2019
+ 1145 lượt dự án đăng ký điều
chỉnh vốn đầu tư, đạt 5,47 tỷ USD,
chiếm 18,8% tổng vốn FDI 10T 2019
Tổng số vốn thực hiện của FDI
10 tháng năm 2019 đạt 16,21 tỷ USD,
tăng 7,4% SSCK 2018.
Xét theo cơ cấu đầu tư theo quốc gia/vùng lãnh thổ thì các nhà đầu tư từ Hong Kong
chiếm tỉ trọng nhất tới 22,16% (tương đương 6,45 tỷ USD), theo sau đó là Hàn Quốc (5,52
tỷ USD) và Singapore (4,21 tỷ USD).


13


Xét trong 10 tháng đầu năm nay, Hà Nội vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút
vốn FDI với hơn 6,6 tỷ USD.
+ Số dự án cấp mới là 696 với tổng số vốn là 0,943 tỷ USD
+ Số lượt dự án điều chỉnh là 161 với tổng số vốn là 0,377 tỷ USD
+ Số lượt góp vốn mua cổ phần là 1062 với tổng giá trị là 5,38 tỷ USD
Xếp sau Hà Nội lần lượt là các địa phương là TP Hồ Chí Minh (4,96 tỷ USD), Bình
Dương (2,64 tỷ USD), Đồng Nai (1,92 tỷ USD) và Bắc Ninh (1,36 tỷ USD).

Xét lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10, có 30.136 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký là 358,53 tỷ USD. Tổng vốn thực hiện là 208 tỷ USD. Trong số này, Hàn
Quốc và Nhật Bản là quốc gia đầu tư FDI nhiều nhất cho Việt Nam.
Trong khi Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI nhiều nhất thì TP. Hồ Chí Minh và
Bình Dương là hai địa phương dẫn đầu cả nước về lũy kế các dự án còn hiệu lực trong 10
tháng đầu năm 2019.

14


CHƯƠNG II: ĐỘ HẤP DẪN NGUỒN VỐN FDI GIỮA THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

1. Trung Quốc
Dòng vốn FDI toàn cầu đã suy giảm ba năm liên tiếp.Theo Báo cáo Đầu tư thế giới
năm 2019.Hội nghị về Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố ,Năm
2018, FDI toàn cầu giảm 13% và các quốc gia phát triển đã ghi nhận nguồn vốn FDI thấp kỷ
lục kể từ năm 2004, Tuy nhiên, tình hình đó không làm giảm nhiệt tình của giới đầu tư đối
với thị trường Trung Quốc. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong giai đoạn từ tháng 18/2019, vốn FDI đổ vào Trung Quốc đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 89,26 tỷ

USD.
Nguồn FDI tăng ổn định bất chấp những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu mà các nhà
phân tích cho rằng có thể thúc đẩy các công ty đa quốc gia đưa ra quyết định đầu tư thận
trọng hơn.
Đánh giá kỹ hơn về các số liệu thống kê, các công ty nước ngoài vẫn duy trì được sự
vững mạnh tại thị trường Trung Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao có tiềm
năng tăng trưởng.
Trong 8 tháng qua, có tổng cộng 27.704 doanh nghiệp có vốn FDI mới được thành lập,
với lượng vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao tăng 39,3% so với cùng kỳ năm ngoái
lên 174,8 tỷ NDT (24,97 tỷ USD), chiếm 28,9% tổng vốn FDI.
Khu vực sản xuất công nghệ cao chứng kiến FDI tăng 16,4%, trong khi mức tăng này
trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao là 58,4%.
Phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức vào cuối tuần trước ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ
tịch kiêm Giám đốc điều hành BMW Group Region China, Jochen Goller, nhận định đối với
doanh nghiệp này, Trung Quốc không chỉ đơn thuần là một thị trường tiêu dùng quy mô lớn,
mà còn là một nguồn sáng tạo quan trọng cũng như là một yếu tố chính trong chuỗi giá trị
công nghiệp.
Trong bảy tháng đầu năm nay, BMW đã chứng kiến doanh số bán xe tăng 16,6% so
với cùng kỳ năm ngoái, lên khoảng 404.000 chiếc tại thị trường Trung Quốc. Ông Goller
khẳng định kết quả tích cực này đang củng cố niềm tin của BMW để phát triển mạnh hơn
nữa tại Trung Quốc.
Theo đó, BMW đang đưa ra những hành động quyết định để tăng đáng kể khoản đầu
tư cũng như mở rộng vị thế của hãng.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng cường nỗ lực cho phép các nhà FDI tiếp cận rộng hơn
thị trường tài chính và tiêu dùng trong nước, với một loạt các biện pháp được công bố trong
những tháng gần đây.
Các nhà phân tích cho biết trong nỗ lực mở cửa thị trường tài chính, cơ quan quản lý
ngoại hối của Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ bãi bỏ các hạn chế hạn mức đầu tư đối với
các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện (QFII) và các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài
đủ tiêu chuẩn đầu tư bằng đồng NDT (RQFII). Các nhà phân tích dự báo động thái này sẽ

thúc đẩy dòng vốn vào thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Trong tháng Tám, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã công bố kế hoạch tổng thể cho
sáu khu vực thương mại tự do (FTZ) thí điểm mới, nâng tổng số FTZ lên 18. Quyết định

15


này là bước đi tiên phong trong chương trình cải cách và mở cửa đất nước khi Bắc Kinh thử
nghiệm các phong cách quản lý FDI mới và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.
2. Việt Nam
Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ
đạt khoảng 6,7% (nhìn chung đạt mục tiêu tăng trưởng đã công bố - 6,8%) và lạm phát ở
mức 3,4%. Theo đó, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất thế giới.
Dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất huy động ở mức 6,25% cho đến hết năm
nay để đảm bảo môi trường tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi. Về
vấn đề tỷ giá, UOB dự đoán tỷ giá VNĐ/USD sẽ đạt mức 23.400 đồng/USD vào quý III, và
tăng lên 23.600 đồng/USD vào quý IV năm nay;
FDI đóng vai trò là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam, mức đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả nước tăng từ 9,3% năm
1995 lên 19,6% năm 2017. Bên cạnh đó, năng suất lao động của khu vực FDI luôn ở mức
cao, đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế. Theo
thống kê, tính đến hết tháng 12/2017, doanh nghiệp (DN) có vốn FDI là 21.456 DN.
Số liệu tổng hợp báo cáo tài chính (BCTC) của DN có vốn FDI từ năm 2011 đến năm
2017 cho thấy, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có vốn FDI luôn duy trì tăng
trưởng ở mức cao. Tính riêng trong năm 2017, doanh thu của DN có vốn FDI tăng 28% so
với năm 2016. Tốc độ tăng doanh thu nói trên cao hơn tốc độ tăng tài sản (22%) và tốc độ
tăng của vốn đầu tư của chủ sở hữu (14%) cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
có vốn FDI rất thuận lợi.
DN FDI đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI, chiếm

tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 2017 chiếm tới
72,6%). DN FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước (NSNN) qua các năm: Năm
2012, là hơn 83 nghìn tỷ đồng; năm 2013 hơn 111 nghìn tỷ đồng; năm 2014 hơn 123 nghìn
tỷ đồng; năm 2015 hơn 140 nghìn tỷ đồng; năm 2016 là 161 nghìn tỷ đồng, chiếm 19% tổng
thu của NSNN; năm 2017 chiếm 14,5% tổng thu của NSNN.

3. So sánh độ hấp dẫn giữa 2 thị trường Trung Quốc - Việt Nam
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2018 tổ chức vào ngày 4/12/2018, Chủ
tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc tiết lộ một tin vui,
đó là theo khảo sát của PWC được tiến hành với 1.200 CEO hàng đầu trong khu vực châu Á
Thái Bình Dương, Việt Nam năm thứ hai liên tiếp vượt Trung Quốc trở thành nền kinh tế có
triển vọng thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên
cao cấp của Bộ Công thương, Việt Nam luôn coi trọng FDI và luôn điều chỉnh, tự đổi
mới để làm sao hấp dẫn FDI hơn. Trong các năm gần đây, xếp hạng về môi trường kinh
doanh, cải cách thể chế của các tổ chức thế giới đã ghi nhận nỗ lực này của Việt Nam. Việt
Nam đã có sự điều chỉnh để lựa chọn FDI cẩn trọng hơn thời kỳ trước khi Bộ Kế hoạch và
Đầu tư phân cấp cho các địa phương và địa phương nóng vội muốn thay đổi sớm cơ cấu
kinh tế của địa phương để thu hút FDI bằng bất cứ giá nào.

16


Biểu đồ giá nhân công lao động ở 3 thị trường Trung Quốc- Mexico- Việt Nam qua
từng gia đoạn
Trong khi đó, Trung Quốc vốn là thị trường hấp dẫn nhất thu hút FDI và được coi là
công xưởng của thế giới. Đã có thời kỳ Trung Quốc thu hút FDI ồ ạt nhưng trong quá trình
vận hành Trung Quốc lại bộc lộ một số nhược điểm và dần dần các nhà đầu tư nhận ra rằng
phát triển như vậy không bền vững. Thậm chí nhiều nhà đầu tư thấy rằng không nên tiếp tục
đầu tư ở Trung Quốc mà phải tìm một thị trường khác. Trong những thị trường các nhà FDI
muốn dịch chuyển từ Trung Quốc sang, Việt Nam là một địa chỉ vô cùng thích hợp. Đây là

lý do Việt Nam hấp dẫn FDI, đặc biệt kể từ khi xảy ra cuộc chiến tranh thương mại MỹTrung, xu thế này càng rõ ràng. Có thời kỳ Trung Quốc có ưu thế cực mạnh về nhân công
giá rẻ, nhưng trong những năm gần đây, tiền lương của công nhân Trung Quốc được nâng
lên, Trung Quốc mất lợi thế nhân công giá rẻ. Vì thế, các quốc gia khác đang được hưởng
lợi về chuyện này, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia thu hút vốn đầu tư lớn nhất thế giới, tuy
nhiên, tình hình chính trị cũng như đính hướng chính sách của nhà nước những năm gần
đây, các DN FDI có xu hướng chuyển đầu tư qua các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam hiện
đang là quốc gia đứng đầu về thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất trong khối ASEAN.

17


CHƯƠNG III: CÁC HÌNH THỨC FDI ĐƯỢC ƯU TIÊN LỰA
CHỌN
1. Đặc điểm chủ yếu của FDI
- Gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản khác giữa các
quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư và
làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư.
- Được tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới (liên doanh
hoặc sở hữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh hoặc doanh
nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở mức khống chế hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và
chuyển nhượng doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp FDI là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu vốn đầu tư
với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp.
- Hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị trường trên quy
mô toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước, các chính phủ và
mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao.
- Nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động của dòng vốn đầu tư.
- FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và đầu tư từ trong nước
ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một nước và dòng vốn di chuyển ra

khỏi nền kinh tế của nước đó.
- FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.
Các đặc điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động FDI trên toàn thế
giới. Đối với Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI diễn ra đã được gần 30 năm và những đặc
điểm nêu trên cũng đã thể hiện rõ nét. Chính những đặc điểm này đòi hỏi thể chế pháp lý,
môi trường và chính sách thu hút FDI phải chú ý để vừa thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư,
vừa bảo đảm mối quan hệ cân đối giữa kênh đầu tư FDI với các kênh đầu tư khác của nền
kinh tế.
2. Các hình thức của FDI
2.1. Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
FDI
- Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới kể cả ở Việt Nam, nhất là giai
đoạn đầu thu hút FDI. DNLD là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp
đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với Bên hoặc các Bên nước ngoài
để đầu tư kinh doanh tại nước sở tại.
- Hình thức DNLD tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng địa điểm đầu tư phải ở nước
sở tại. Hiệu quả hoạt động của DNLD phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh của
nước sở tại, bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, mức độ hoàn thiện pháp luật, trình độ của
các đối tác liên doanh của nước sở tại...
- Ưu điểm là góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ được
nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế nhưng lại được chia sẻ rủi ro; có cơ hội để đổi mới công
nghệ, đa dạng hóa sản phẩm; tạo cơ hội cho người lao động có việc làm và học tập kinh
nghiệm quản lý của nước ngoài; Nhà nước của nước sở tại dễ dàng hơn trong việc kiểm soát
được đối tác nước ngoài. Về phía nhà đầu tư, hình thức này là công cụ để thâm nhập vào thị
trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả, tạo thị trường mới, góp phần tạo điều
kiện cho nước sở tại tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

18



- Nhược điểm là thường dễ xuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp
do các bên có thể có sự khác nhau về chế độ chính trị, phong tục tập quán, truyền thống, văn
hóa, ngôn ngữ, luật pháp. Nước sở tại thường rơi vào thế bất lợi do tỷ lệ góp vốn thấp, năng
lực, trình độ quản lý của cán bộ tham gia trong DNLD yếu.
- Ví dụ: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đối tác:
+ Công ty Honda Motor (Nhật Bản- 42%)
+ Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan- 28%)
+ Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam- 30%
Với tổng vốn đầu tư 209.252.000 USD, diện tích 219.000 m2 và hơn 5000 lao động
thâm nhập thị trường Việt Nam hơn 10 năm tạo ra nhiều lợi nhuận kinh tế cho các bên tham
gia liên doanh và góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.
2.2. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà FDI
- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức truyền thống và phổ biến
của FDI. Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú trọng khai thác những lợi thế
của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh
nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Hình thức này phổ
biến ở quy mô đầu tư nhỏ nhưng cũng rất được các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án
quy mô lớn. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thức doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ thường thành lập một công ty con của công ty mẹ xuyên
quốc gia.
Doanh nghiệp 100% vốn FDI thuộc sở hữu của nhà FDI nhưng phải chịu sự kiểm soát
của pháp luật nước sở tại (nước nhận đầu tư). Là một pháp nhân kinh tế của nước sở tại,
doanh nghiệp phải được đầu tư, thành lập và chịu sự quản lý nhà nước của nước sở tại.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà FDI tại
nước chủ nhà, nhà đầu tư phải tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Về
hình thức pháp lý, dưới hình thức này, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có các loại hình công
ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…
- ưu điểm là nước chủ nhà không cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh
doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác,
do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà FDI chủ động đầu tư và để cạnh tranh, họ thường

đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp
phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động.
- nhược điểm là nước chủ nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ,
khó kiểm soát được đối tác FDI và không có lợi nhuận.
2.3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm
hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân
mới. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân riêng và mọi hoạt
động BCC phải dựa vào pháp nhân của nước sở tại
- Ưu điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, công nghệ; tạo thị trường mới, bảo
đảm được quyền điều hành dự án của nước sở tại, thu lợi nhuận tương đối ổn định. đây là
hình thức đơn giản nhất, không đòi hỏi thủ tục pháp lý rườm rà nên thường được lựa chọn
trong giai đoạn đầu khi các nước đang phát triển bắt đầu có chính sách thu hút FDI. Khi các
hình thức 100% vốn hoặc liên doanh phát triển, hình thức BCC có xu hướng giảm mạnh.

19


- Nhược điểm là nước sở tại không tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý; công nghệ
thường lạc hậu; chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời như thăm dò dầu
khí.Về phía nhà đầu tư, họ rất khó kiểm soát hiệu quả các hoạt động BCC
2.4. Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT
Hình thức này có các đặc điểm cơ bản là một bên ký kết phải là Nhà nước; lĩnh vực
đầu tư là các công trình kết cấu hạ tầng như đường sá, cầu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà
máy sản xuất, điện, nước...; bắt buộc đến thời hạn phải chuyển giao không bồi hoàn cho
Nhà nước.
- Đầu tư theo hình thức xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT): là mô hình liên kết
giữa các nhà FDI với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng ( kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) trong một thời gian
nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ

công trình cho nước chủ nhà.
- BTO và BT là các hình thức phái sinh của BOT, theo đó quy trình đầu tư, khai thác,
chuyển giao được đảo lộn trật tự.
+ Đầu tư theo hình thức xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO):
Hợp đồng BTO là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam với
các nhà FDI xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựnrihg xong nhà FDI chuyển
giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh
doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
+ Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT):
Hợp đồng xây dựng- chuyển giao là hình thức hợp đồng kí kết giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của Việt Nam và nhà FDI để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà
FDI chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện
cho nhà FDI thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
- Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự án kết cấu hạ tầng,
đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài, làm giảm áp lực vốn cho ngân sách
nhà nước. Đồng thời, nước sở tại sau khi chuyển giao có được những công trình hoàn chỉnh,
tạo điều kiện phát huy các nguồn lực khác để phát triển kinh tế.
- Nhược điểm là độ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro chính sách; nước chủ nhà khó tiếp
nhận kinh nghiệm quản lý, công nghệ.
2.5. Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập M&A (Merger & Acquisition)
Là một hình thức liên quan tới việc mua lại và hợp nhất với một doanh nghiệp nước
ngoài đang hoạt động. về mặt khái niệm, có vấn đề ranh giới tỷ lệ cổ phần mà nhà FDI mua
- ranh giới giúp phân định FDI với FPI. Khi nhà FDI tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu trên
thị trường chứng khoán nước sở tại, họ tạo nên kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Tuy
nhiên, khi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu vượt quá giới hạn nào đó cho phép họ có quyền tham gia
quản lý doanh nghiệp thì họ trở thành nhà đầu tư FDI. Luật pháp Hoa Kỳ và nhiều nước
phát triển quy định tỷ lệ ranh giới này là 10%. Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tỷ
lệ này được quy định là 30%.
- ưu điểm cơ bản là để thu hút vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt
động của những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản.

- Nhược điểm cơ bản là dễ gây tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính. Về
phía nhà đầu tư, đây là hình thức giúp họ đa dạng hoá hoạt động đầu tư tài chính, san sẻ rủi

20


ro nhưng cũng là hình thức đòi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối hơn và thường bị ràng buộc, hạn
chế từ phía nước chủ nhà.
2.6. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)
Là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ kiểm soát hoạt động quản
ly và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng
quản trị. Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần. Các cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp
vào doanh nghiệp cổ đông. Đặc trưng của nó là quyền phát hành chứng khoán ra công
chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên
Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
- Ưu đi ểm: Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án
khác nhau; tạo đk thuận lợi cho họ điều phối hđ và hỗ trợ các công ty trực thuộc trong việc
tiếp thị, tiêu thụ hàng hóa…
+ Quản lý các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thống nhất về
việc ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược điều phối các hoạt động và tài chính cả nhóm
công ty.
+ Lập kế hoạch chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục đầu tư.
+ Cung cấp cho các công ty con các dv như: kiểm toán nội bộ, quan hệ đối ngoại, phát
triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển.

Nhược điểm :
– Tập đoàn có thể trở thành nhà đầu tư độc quyền, dễ gây nên hiện tượng lũng đoạn thị
trường, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh chung.
– Do tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công ty con
cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.
– Việc quan tâm hơn tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đến nghiêm cứu ứng dụng
khoa học kĩ thuật có thể dẫn tới nguy cơ mất việc làm của người lao động.
– Công ty con có thể bị phụ thuộc vào công ty mẹ, do đó khó theo đuổi mục đích khác
của tập đoàn
2.7. Hình thức công ty hợp doanh
Là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn.
Các thành viên là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp, có quyền ngang
nhau khi quyết định các vấn đề quản lý của công ty, không được tham gia quản lý công ty
và hoạt động kinh doanh. Hình thức đầu tư này phù hợp với các DN nhỏ.
Ưu điểm:
- Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do
chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh
dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý
công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt
đối tin tưởng nhau.

21


Nhược điểm:
– Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên
mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
2.8. Hình thức đầu tư xuyên biên giới không góp vốn(NEM)
là hình thức đầu tư thông qua các cơ chế hợp đồng thương mại giữa nhà FDI và doanh
nghiệp trong nước, các khoản đầu tư thường là cung cấp thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ,

bí quyết kinh doanh, công nghệ, kỹ năng hoặc quy trình của doanh nghiệp.
- ưu điểm: Phương thức này cho phép các tập đoàn đa quốc điều phối các hoạt động
trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc hỗ trợ cho các nhà cung ứng nội địa, từ đó tăng
cường liên kết giữa nhà cung ứng Việt Nam trong chuỗi giá trị. phương thức đầu tư không
góp vốn và có góp vốn sẽ không loại trừ lẫn nhau. Bởi trên thực tế, các tập đoàn đa quốc gia
ban đầu tham gia thị trường nước sở tại bằng phương thức không góp vốn, nhưng sau này
họ có thể quyết định đầu tư trực tiếp thông qua sở hữu toàn bộ hoặc một phần bằng cách lập
công ty con ở nước ngoài hoặc liên doanh.
- Nhược điểm: chuỗi giá trị toàn cầu là cách thức ngày càng quan trọng, trong đó các
phương thức sản xuất theo Hình thức đầu tư mới (như hợp đồng gia công, sản xuất theo giấy
phép, thuê ngoài...) sẽ được tổ chức và có thể được tận dụng. Thu hút FDI theo hướng này
đòi hỏi phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp với diễn biến của chuỗi giá trị toàn cầu và
điều chỉnh mục tiêu của nhà đầu tư. Các cơ hội theo hình thức đầu tư mới sẽ bị bỏ lỡ nếu
khung pháp lý, chính sách không được củng cố (thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thực thi hợp
đồng) cũng như trình độ, năng lực, vị thế thương lượng trong nước vẫn còn yếu./.
3. Các hình thức FDI được ưu tiên lựa chọn
3.1. Hình thức đầu tư mua lại và sát nhập (M&A)
M&A (Mergers and Acquisitions) là hình thức trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp
có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang
hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở
nước nhận đầu tư. Với hình thức sát nhập (Mergers) thì đây là sự liên kết sát nhập giữa hai
doanh nghiệp có cùng quy mô, từ đó cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
mới. Sau khi sát nhập thì toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích chung của doanh nghiệp
"bị sát nhập" sẽ về tay doanh nghiệp sát nhập. Còn đối với hình thức mua lại (Acquisitions)
là hình thức mà một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại doanh nghiệp nhỏ yếu hơn, tuy nhiên khác
với hình thức sát nhập thì doanh nghiệp " bị mua lại" vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân như
cũ. Doanh nghiệp mua lại sẽ có toàn quyền sở hữu hợp pháp doanh nghiệp được mua.
Hình thức này được thể hiện ở các dạng: bên nước ngoài trong liên doanh mua toàn bộ
hay một phần vốn góp của bên Việt Nam; một đối tác nước ngoài khác mua lại toàn bộ hoặc
một phần vốn góp của phía nước ngoài hoặc của bên Việt Nam hoặc của các bên tham gia

liên doanh; một đối tác nước ngoài khác mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp của một nhà
đầu tư trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; Doanh nghiệp Việt Nam mua lại cổ phần
của bên nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài; giao dịch mua lại khi thanh lý doanh nghiệp FDI hết hạn hoạt động hoặc giải thể
trước thời hạn.
Dự án FDI theo M&A tiết kiệm thời gian và chi phí vì đối tác nước ngoài chỉ cần thu
thập đầy đủ thông tin về doanh nghiệp trong nước, tiếp xúc và đàm phán theo phương án
được bên cháo bán đưa ra thông qua tư vấn và môi giới để hai bên đạt được thỏa thuận

22


« cùng có lợi », thì vốn từ nước ngoài được chuyển vào nước ta mua cổ phần của doanh
nghiệp ; khi đã đạt được một tỷ lệ cần thiết thì tham gia quản trị doanh nghiệp.
Từ năm 1988 đến 2010, M&A chủ yếu là giữa doanh nghiệp Việt nam với nhau, bởi
vì quy mô của doanh nghiệp trong nước chưa đủ lớn nên nhà đầu tư quốc tế, chủ yếu là các
Tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) chưa quan tâm đến thị trường M&A nước ta.
Từ 2011 đến nay, M&A trở thành phương thức thu hút FDI ngày càng phát triển và
chiếm tỷ trọng cao trong vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện, cụ thể :
+ Từ năm 2011 đến 2013, các tập đoàn của Nhật Bản tham gia thị trường M&A Việt
Nam 2,5 tỷ USD vào ngành hàng tiêu dùng và tài chính – ngân hàng. Tiêu biểu là
Vietcombank phát hành 15% cổ phần cho Mizuho ; Bảo Việt và ViettinBank với Sumitomo
Life và UFJ Mishubishi Bank.
+ Năm 2014 Việt Nam có hơn 313 thương vụ M&A với 4,2 tỷ USD ; năm 2015 có
341 thương vụ với 5,2 tỷ USD ; năm 2016 có 611 thương vụ với 5,8 tỷ USD. Trong đó có
những thương vụ tiêu biểu như : Tập đoàn TCC mua lại hệ thống siêu thị Metro Việt Nam
với giá 879 triệu USD; Tập đoàn Central Group mua Big C Việt Nam với giá 1,14 tỷ USD
và thông qua công ty con Power Buy mua 49% cổ phần công ty NKT – sở hữu Siêu thị
Nguyễn Kim. M&A bất động sản cũng khá sôi động : Asset cùng AON, BGN mua
Keangnam Landmark với giá 723,82 triệu USD; Mapletree Investments mua lại Dự án

Kumho Asiana Plaza từ liên doanh Kumho Industrial và Asiana Airlines với giá 215 triệu
USD; New Life RE mua lại Khách sạn Duxton Hotel từ Low Keng Huat với giá 49,2 triệu
USD.
+ Năm 2018, tính đến 20/11 có 5882 thương vụ M&A của nước ngoài với 7,6 tỷ
USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2017, chiếm 24,7% vốn đăng ký mới, vốn tăng thêm và
mua cổ phần; chiếm 46% vốn thực hiện; một tỷ lệ khá ấn tượng.
Hoạt động M&A đã trở nên sôi nổi hơn do dẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước và do nhiều doanh trong nước có đủ tiềm lực, sức hấp dẫn đối với nhà FDI. Đây là xu
thế đang tiếp diễn để Việt nam trở thành thị trường M&A lớn trong khu vực.
3.2. Hình thức đầu tư xuyên biên giới không góp vốn (NEM)
Thời đại cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang làm biến đổi chuỗi cung ứng toàn cầu;
robot thay thế một phần lao động của con người, công nghệ thông tin với big data đã tạo ra
cuộc cách mạng về quản trị doanh nghiệp, do đó các hình thức đầu tư truyền thống có xu
hướng giảm dần, một số hình thức, phương thức đầu tư mới đã xuất hiện và đang trở thành
phổ biến nằm tiếp cận thị trường đầu tư có hiệu quả hơn. Sản xuất theo hợp đồng, thuê
ngoài dịch vụ, nhượng quyền kinh doanh cấp phép và quản lý là phương thức đầu tư mới và
được gọi là đầu tư thông qua biên giới không góp vốn (NEM).
Đầu tư thông qua biên giới không góp vốn (NEM) là phương thức FDI mới đã được
thực hiện ở Việt Nam, sẽ nhanh chóng trở thành phương thức quan trọng đối với thu hút
FDI.
Phương thức này cho phép các tập đoàn đa quốc điều phối các hoạt động trong chuỗi
giá trị toàn cầu thông qua việc hỗ trợ cho các nhà cung ứng nội địa, từ đó tăng cường liên
kết giữa nhà cung ứng Việt Nam trong chuỗi giá trị. Cụ thể, hình thức đầu tư FDI mới sẽ
thông qua các cơ chế hợp đồng thương mại giữa nhà FDI và doanh nghiệp trong nước, các
khoản đầu tư thường là cung cấp thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh,
công nghệ, kỹ năng hoặc quy trình của doanh nghiệp.
Một số ví dụ điển hình cho hình thức Nem là Apple (Mỹ) thuê Inventec (Đài Loan) sản
xuất một số loại linh kiện thông qua hợp đồng gia công; thương hiệu và hệ thống quản lý

23



Hyatt điều hành khách sạn thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nepal, Intel (Mỹ) ký hợp đồng
thuê ngoài với Wipro (Ấn Độ) để phát triển phần mềm.
Mặc dù NEM mới được một số nước thực hiện nên chưa có số liệu thống kê toàn cầu,
nhưng UNCTAD ước tính doanh số hàng năm có thể cao hơn 2.000 tỷ USD. Các khoản đầu
tư theo NEM đang có xu hướng gia tăng vì đưa lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp nước tiếp
nhận FDI. Chẳng hạn ngành công nghiệp ô tô, 30% linh kiện và phụ tùng được sản xuất
theo hợp đồng nhập khẩu, tạo ra khoảng 25% số việc làm của ngành này.
Thực tế vài năm gần đây, một số tập đoàn kinh tế nước ta đã chủ động tiếp cận và
thực hiện NEM. VinFast và Vsmart là hai thương hiệu của Vingroup điển hình cho NEM, cụ
thể :
+ Năm 2017, Vingroup đã thành lập ông ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Kinh
doanh VinFast, trụ sở tại Hà Nội, nhà máy sản xuất tại thành phố Hải Phòng với diện tích
335 Hecta có tổng vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD. VinFast đã hợp tác công nghệ với một số
tập đoàn ô tô và linh kiện phụ tùng lớn của châu Âu như BMW, Siemens AG và Robert
Bosch GmbH của Đức, Magna Steyrcủa của Áo, và hãng thiết kế Pininfarina của Ý; liên
doanh sản xuất thân vỏ xe với Aapico Hitech của Thái Lan. VinFast đã đăng ký với Phòng
đăng ký kinh doanh Frankfurt để thành lập một văn phòng đại diện tên là VinFast GmbH,
đang làm thủ tục để đặt đại diên tại Thương Hải và Hàn Quốc.
+ Ngày 02/09/2017, nhà máy sản xuất ô tô VinFat tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải
đã được khởi công. Công suất thiết kế của tổ hợp sản xuất dự kiến 500.000 xe ô tô vào năm
2025.
+ Ngày 2/10/2017, VinFast phát động cuộc thi bình chọn mẫu xe: “Chọn xế yêu cùng
VinFast”. Ngày 12/10/2017, Vingroup ký kết hợp tác với Bosch về việc cung cấp phụ tùng,
linh kiện, hệ thống phần mềm cho ô tô xe máy và phần mềm quản lý doanh nghiệp.
+ Ngày 20/10/2017, VinFast công bố 2 mẫu xe ô tô được người tiêu dùng bình chọn
đợt 1 của nhà thiết kế Italdesign.
+ Ngày 18/01/2018, VinFast công bố đã hoàn tất hợp đồng sản xuất mẫu xe với nhà
thiết kế hàng đầu Pininfarina và mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ BMW.

+ Ngày 02/10/2018, giới thiệu 2 mẫu xe LUX A2.0 thuộc dòng Sedan và LUX SA2.0
thuộc dòng xe thể thao đa dụng tại Triển lãm ô tô Paris 2018. Ngày 20/11/2018, VinFast tổ
chức giới thiệu các mẫu xe VinFast Klara, VinFast Fadil, VinFast Lux tại Công viên Thống
Nhất, Hà Nội. Đã có hàng chục nghìn đơn đặt hàng và đến tháng 09/2019, những chiếc xe
VinFast đã được trao đến tay người dân Việt Nam.
+ Ngày 14/12/2018, tại Toà tháp Landmark 81 TPHCM, Vingroup ra mắt 4 dòng điện
thoại thông minh thương hiệu Vsmart; được sản xuất tại Nhà máy Cát Hải, Hải Phòng, sau
chưa đầy 6 tháng kể từ khi Công ty VinSmart thành lập. Nhà máy được thiết kế và thi công
theo tiêu chuẩn quốc tế IPC-A-610 dành cho các nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử, có
công suất 5 triệu sản phẩm/năm cho giai đoạn 1; hầu hết các khâu từ thiết kế, nghiên cứu và
phát triển sản phẩm đến sản xuất do Công ty công nghệ hàng đầu Tây Ban Nha là BQ phát
triển.
+ Với việc sở hữu 51% Công ty BQ, VinSmart có thể khai thác tối đa năng lực của đội
ngũ chuyên gia cao cấp của Tây Ban Nha, thu hút nhiều nhà khoa học và chuyên gia từ các
Viện nghiên cứu và các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới, hợp tác với các hãng công
nghệ lớn nhất thế giới như Qualcomm, Google nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất
trong lĩnh vực điện thoại thông minh.
VinFast và VinSmart không chỉ tạo ra cách nhìn khá tích cực đối với doanh nghiệp
Việt Nam, đủ sức hợp tác bình đẳng với những tập đoàn công nghệ lớn nhất, đưa đến triển

24


lãm Paris hai mẫu xe ô tô hấp dẫn với nhiều chuyên gia và nhà sưu tầm ô tô toàn cầu ; mà
còn khai phát con đường mới trong hợp tác và đầu tư với nước ngoài bằng phương thức
chuyển giao ông nghệ, thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, sản xuất sản phẩm nhưng nhà FDI
không góp vốn.
3.3. Để thu hút FDI trong tình hình mới, Việt nam cần phải:
Với sự xuất hiện của các FTA, nhất là những FTA thế hệ mới thì Việt Nam cần có sự
thay đổi cơ bản về thu hút FDI trong tình hình mới.

+ Chọn lọc kỹ càng các dự án tiêu hao nhiều nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường, sử
dụng công nghệ lạc hậu :
Việt Nam cần tập trung nghiên cứu, áp dụng những cơ chế, chính sách; đồng thời để
nâng cao chất lượng hoạt động FDI ở Việt Nam. Đó là tăng cường thẩm định, chọn lọc một
cách kỹ càng; kiên quyết từ chối những dự án có mức tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng
lượng; chiếm dụng mặt bằng lớn, sử dụng công nghệ lạc hậu. Đặc biệt, cần phát huy tính tự
chủ và vị thế chủ nhà để phát hiện, kiên quyết loại bỏ dự án có thể gây ô nhiễm, phá hoại
môi trường.Việt Nam thu hút FDI phải có chọn lọc; đề phòng các nhà đầu tư đưa những
công nghệ đã lỗi thời vào đầu tư ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đặt ra những hàng
rào để ưu tiên công nghệ tốt trong thu hút FDI.
+ Giảm thiểu yếu tố gian lận thương mại, lợi dụng chính sách mở cửa để các DN FDI
lợi dụng chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam : Trung Quốc là nước xuất khẩu rất nhiều nguyên,
phụ liệu vào Việt Nam. Do đó, không loại trừ họ đầu tư vào đây sản xuất để lấy xuất xứ từ
Việt Nam, tận dụng những FTA Việt Nam cam kết để hưởng lợi thuế khi xuất ra nước ngoài,
tránh lệnh áp thuế từ Mỹ.
+ Không để nhà đầu tư tìm đến Việt Nam với mục tiêu tận dụng thị trường lao động
giá rẻ, chi phí dịch vụ tiện ích thấp, đặc biệt không để Việt Nam là điểm đến của các nhà
FDI nhằm phân tán rủi ro trong chiến tranh thương mại.
+ Cần tiếp tục thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng trong lĩnh vực này bằng các
văn bản quy phạm pháp luật. Phải xác định rõ thu hút FDI vừa là thời cơ, cũng vừa là thách
thức, đồng thời vừa đấu tranh, vừa hợp tác... từ đó mới phát huy nội lực và nâng cao khả
năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Định hướng hoạt động của các DN FDI cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam. Đối với những ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế, như nông sản và
các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, nên đầu tư nhiều hơn.

25



×