Tải bản đầy đủ (.pdf) (479 trang)

Phương pháp dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.86 MB, 479 trang )


NGUYỄN THẾ HƯNG

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC
ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
HÀ NỘI -2012


MỤC LỤC
Tr.
Lòi nói đầu
Chương 1: Quan điẽnt phái triển chương trình môn học và
việc xây dựng ké hoạch bùi giãng m ôn sinh học

7
25

1.1. Thế nào là chương trình đào tạo

26

1.2. Các cách tiếp cận trong thiết kế chương trình đào tạo

28

1.3. Phát triển chương trình đào tạo

38



1.4. Vận dụng quy trình phát triên chương trinh đào tạo
vào việc thiết ke bài giảng môn Sinh học
Chương 2: Chương trình và sách giáo khoa m ôn Sinh học
bãc Trung hoe phổ thông
2.1. Những vấn đề chung về đôi mới chương trình và
sách giáo khoa

5]
65
66

2.2. Chương trình môn Sinh học bậc THPT

69

2.3. Chương trình và sách giáo khoa Sinh học 10

75

2.4. Chương trình và sách giáo khoa Sinh học 11

81

2.5. Chương trình và sách giáo khoa Sinh học 12

84

Chương 3: Phương pluíp (ỉạv học Sinh học


91

3.1. Phương pháp dạy học

92

3.2. Phương pháp dạy học Sinh học

96

3.3. Một số quan điểm và phương pháp dạy học Sinh
học theo hướng phát huy tính tích cực của người học

107

ChimĩỊỊ 4; Lọp k ế hoạch dạy học - Thiết kế bai học v<) tổ
chức day học

198

4.1. Quy trình lập ké hoạch

199

4.2. Các phương pháp tìm hiểu người học

202

3



4.3. Xây dựng hệ thống mục tiêu dạy học

204

4.4. Lưa chon phương pháp, phương tiện, môi trường
dạy học

206

4.5. Xây dưng kế hoach kiểm tra đánh giá, tích hợp
208
kiẽm tra - đánh giá trong dạy học
4.6. Xây dựng ké hoạch đánh giá cải tiến, phát triển
,
209
nghe nghiệp
4.7. Lập kế hoạch bài giảng

216

4.8. Phân tích nội dung sách giáo khoa để thiết ké bài
217
giảng Sinh học
4.9. Tổ chức dạy học hiệu quả thông qua việc cấu trúc
lại nội dung chương trình..
4.10. Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học

226
237


Chương 5: S ử dụng bàng, biểu, sơ đồ, Đồ thị trong dạy học
Sinh học
5.1. Ỷ nghĩa việc xây dựng bảng biểu và sơ đồ hoá

244

dùng trong giảng dạy Sinh học
5.2. Vận dụng lí thuyết Graph vào dạy học Sinh học
5.3. Phương pháp xử lí và biểu diền các số liệu bằng

247
261

biểu đồ và đổ thị
ChuvTìg 6: Đổi m ó i kiểm tra - đánh giá trong dạy học Sinh học 277

4

6.1. Mục tiêu giáo dục

278

6.2. Kiểm tra - Đánh giá trong giáo dục

283

6.3. Các hình thức trấc nghiệm

301



6.4.

Những căn cứ và nguycn tẳc kiểm tra đánh giá

trong dạy học Sinh học
Chương 7: Dạy học thực him h y thí nghiệm và các chuyên dề
Sinlì học - s ử ilụnỊỊ bài tập trong dạy học sinh học

343

7.1. Dạy các bài thực hành, thí nghiệm

344

7.2. Sừ dụng bài tập trong dạy học Sinh học

345

7.3. Dạy phần Di truyền học

358

7.4. Dạy phần Sinh học tế bào

371

7.5. Dạy phần Sinh học cơ thể


374

7.6. Dạy phần Vi sinh vật học

380

7.7. Dạy phần Tiến hoá

385

7.8. Dạy phần Sinh thái học

393

Tài liệu tham khảo chính

403

Phụ lục

406

5


LÒI NÓI ĐẨU
Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, khối lượng tri
thức m à loài người tích luỹ được tăn g lèn nhanh chóng, điều đó
đặt ra cho nền giáo dục nước nhà phải có sự đổi mới sâu sắc và
toàn diện. N ước ta đang tiến hành m ộ t cuộc cải cách giáo dục

với quy m ô rộng lớn, trên nhiều lĩnh vực (thay đổi về mục tiêu
đào tạo, đổi mới chương trình và nội dung kiến thức, cải cách
về quản lí giáo dục, xã hội hóa giáo dục và đổi mới về phương
pháp giảng dạy, hình thức kiểm tra đánh giá...). Trong đó, đổi
mới quy trình và áp dụng phương pháp dạy học tích cực là một
trong những yêu cầu bức thiết trong công cuộc cải cách giáo
dục hiện nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt đầu triển khai bộ sách giáo
khoa mới tại các trường Trung học phổ thông từ năm học 2006 - 2007.
Thông qua việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Sinh
học bậc Trung học phổ thông, kết hợ p với việc thực tiễn giảng
dạy cho giáo viên dạy m ôn Sinh h ọc và sinh viên, chúng tôi
nhận thấy trong chương trình Sinh học Trung học phổ thông có
nhiều kiến thức mới và khó, nội d u n g và cách trình bày cùa sách
giáo khoa cũng còn có nhũng hạn chế nhất định. Điều này dẫn
đến nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc thiết kế, triển khai
bài giảng và người học gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến
thức và rèn luyện kĩ năng.

7


Mục đích cùa cuốn sách này là giúp giáo viên tiếp cận với
những quan điểm và phương pháp dạy học hiện đại. Chẳng hạn,
cách hướng dẫn người học thu nhận và xử lí thông tin, nâng cao
năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học, giới thiệu một số
phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát triển lir duy ờ người
học, cùng như đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của người học
M ột số đ ịnh h ư ớ n g khi v iế t giáo trình


1) Xác định đặc trưng cơ bản của bộ môn:
Đối tượng nghiên cứ u cùa Sinh học là thế giới sống, với
những đặc điềm đặc trưng:
- M ặc dù rất đa dạng, p h o ng phú n h ư n g thế giới số n g lại
có n h ữ ng đặc điểm th ố n g nhất và bị chi phối bời n h ữ n g quy
luật chung.
- Sinh giới có nhiều cấp độ tổ chức (từ cấp vi mô như các
phân từ đến cấp vĩ m ô như sinh quyển). Có sự thống nhất hữu
cơ, không thể tách rời giữa các bộ phận, các cấp độ tổ chức trong
thế giới sống và giữa các bộ phận, cấp độ tồ chức đó với môi
trường ngoài...)Sinh giới có n h ữ n g dấu hiệu đặc trưng cơ bàn (sinh sản,
sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động, trao đổi c h ất và
chuyển hoá năng lượng). T ro n g đó, có những dấu h iệu không
bao g iờ xuất hiện ở giới vô sinh (sinh sản, trao đổi chất và

8


chuyển hóa năng lượng theo kiểu đồng hoá, dị hoá). Mặc dù
vậy, sinh giới lại có sự thống nhất và có mối quan hệ khăng
khít với giới không sống.
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức
Sinh học được hình thành trên c ơ sở các thí nghiệm, thực
nghiệm của các nhà nghiên cứu và thực tiễn lao động sàn xuất
cũng như quá trình đấu tranh với thiên nhiên của con người. Con
người lại sử dụng chính các kiến thức đã tích luỹ được để phục
vụ đời sống của mình (chăn nuôi, trồng trọt, y học, bảo vệ môi
trường...)
Sinh học là m ột ngành khoa học, trong đó có sự tích hợp

kiến thức của nhiều ngành khoa học khác: Toán học, Vật lý học,
Hoá học, Thiên văn học, Địa chất học... Trong quá trình phát
triển, càng ngày mối quan hệ giữa Sinh học v à các ngành khoa
học càng phức tạp, đa dạng và mật thiết.
Ngày nay, trong sự phát triển như vũ bão cùa khoa học kỹ
thuật, đặc biệt là sự phát triển của Công nghệ thông tin, kiến
thức Sinh học tăng rất nhanh theo thời gian và có nhiều sự đổi
mới. Có những kiến thức Sinh học được coi là chuẩn mực và
được thừa nhận trong thời gian dài thì bây giờ, hoặc đã trở nên
lạc hậu hoặc đã được m ờ rộng và phát triển thêm. Cùng với sự
tăng nhanh của kiến thức Sinh học là sự hình thành các chuyên
ngành Sinh học mới.

9


Các đặc trưng này đã chi phối việc sử dụng hệ thống các
phương pháp dạy học Sinh học (chẳng hạn, phuơng pháp trực
quan được đặt lên hàng đầu) và chi phối các nguyên tấc dạy
học quan trọng: Hướng dẫn người học ph ư ơ n g p h á p học và
chì cung cấ p những kiến thức cơ bản nhất. G iúp người học
tăng cường khù năng thực hành. Tăng cường s ừ dụng các mô
hình, sơ đồ, đồ thị và khai thác các p h ư ơ n g tiện hiện đ ạ i vi có
nhũng quá trình Sinh học diễn ra rất nhanh hoặc rất chậm và
sự sống có nhiều cấp độ, trong đó có những cấp độ chúng ta
không thể quan sát được.
2)

Chương trình Sinh học bậc Trung học phổ thông được


phân ra nhiều phần (Sinh thái học, Vi sinh vật học, Di truyền
học, Tiến hoá học, Sinh học cơ thể, Tế bào học...). Việc phân
chia như vậy theo đúng các chuvên ngành khoa học tương ứng.
Trong đó, mỗi chuyên ngành có nội dung, đối tượng và phương
pháp nghiên cứu riêng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quà cao,
trong quá trình dạy học, người dạy cần thiết phải tích hợp kiến
thức cùa các chuyên ngành trong một bài giảng. Chẳng hạn, khi
học phần cơ thể sinh vật, qua việc người dạy tồ chức cho người
học so sánh cấu tạo của các cơ quan, bộ phận trong cơ thề và
hoạt động cùa chúng, người học phải rút ra được chiều hướng
tiến hoá cùa sinh giới. Khi học phần Vi sinh vật học, ngoài việc
nám chắc về hình thức tổ chức cơ thể (chủ yếu là cấu tạo tế

10


bào), người học phải so sánh được c ơ sờ vật chất và cơ chế di
truyền vi sinh vật với các nhóm sinh vật khác. Khi nghiên cứu
phần Tiến hoá, người học không thể không có hiểu biết sâu về
cơ sờ di truyền học của các cơ chế tiến hoá, đó chính là sự cải
biến thành phần kiểu gen và tần số alcn của quần thể. Cũng nhu
vậy, muốn đạt được hiệu quà cao trong khi học về các cơ chế
quang hợp và hô hấp dưới góc độ sinh lý học, người học không
thê tách rời chúng với các quá trình sinh hoá (chu trình Canvil,
chu trình Crep).
3) Việc rèn kĩ năng thiết kế bài giảng và kĩ năng thực hiện
bài giảng cho sinh viên được đặt lên hàng đầu, vì thế trong
chương trình môn Phương pháp dạy học Sinh học ờ trường
Trung học phó thông không giảng dạy các lí thuyết chung đã học
ở các bộ môn trước (Giáo dục học, Lý luận dạy học, Phương

ph á p và Công nghệ dạy học), thời gian thực hành chiếm tỷ trọng
đáng kề, hình thức kiểm tra đánh giá cũng tập trung chủ yếu vào
việc đánh giá việc thiết kế bài giảng và thể hiện bài giảng cùa
sinh viên. Do vậy, các bài tập cá nhân và bài tập nhóm cũng chù
yếu là thực hành (soạn hay giảng một nội-dung cụ thể nào đó).
4) Bộ môn còn chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng thiết kế các
sơ đồ, biểu đồ, đồ thị. Việc đó có ý nghĩa hơn nhiều so với việc
người dạy chi sừ dụng các hình ảnh, sơ đồ được thiết kế sằn
trong bộ thiết bị dạy học của nhà trường hoặc khai thác trên

11


mạng Internet. Bời vì, qua việc suy nghĩ, tìm ra giải pháp, người
dạy mới có thể phát huy tính sáng tạo, thiết kế những bài giảng
hay và hiệu quả, mang đậm dấu ấn cá nhân.
5) Trong chương trình đại học, sinh viên không được tiếp
cận với các bài tập di truyền, do đó, nhiều em khi ra truờng rất
lúng túng khi hướng dẫn người học giải các bài tập di truyền. Vì
vậy, môn học cũng cung cấp cho các em một số công cụ chuyên
môn cần thiết đề các em không chi có thể giải thành thạo mà còn
có thể sáng tạo ra những bài tập hay và khó.
6) Thông thường, trong quá trình dạy học, người dạy không
sừ dụng một phương pháp, mà thuờng phối hợp nhiều phương
pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học trong một bài dạy. Vì vậy,
giáo trinh này không hướng dẫn người học đặc điểm và cách sừ
dụng từng phương pháp cụ thể. Hơn nữa, nội dung này, người
học đã được nghiên cứu khá đầy đủ ờ bộ môn Giáo dục học,
Phương pháp và Công nghệ dạy học và L ý luận dạy học. Giáo
trình này chù yếu hướng dần người học biết cách phân tích

chương trình, phân tích nội dung sách giáo khoa, sừ dụng các
phương pháp dạy học tích cực dặc trưng cho môn Sinh học, với
các chuyên ngành cụ thể. Người học cũng cần xác định được
mỗi chuyên ngành có các đặc trưng cơ bản, vì vậy có những
nguyên tắc chung nhất cho mồi một chuyên ngành. Tuy vậy, cần
phải nhở rằng, thực chất, không có một khuôn mẫu cho giảng

12


dạy các chuyên ngành Sinh học, do đó phần hướng dẫn giáng
dạy các chuyên ngành chi được coi như các định hướng cho
người học tham khảo.
7)

Nhằm nâng cao hiệu quà việc sừ dụng tài liệu và giúp cho

người học thuận lợi khi tự học, tự nghiên cứu, cuốn sách này
không đưa ra lí thuyết thuần tuý về lý luận dạy học, mà dung
kiến thức lí thuyết được thể hiện bằng các ví dụ minh họa cụ thế,
sinh động và chọn lọc. Tất cả các ví dụ minh hoạ đều do chúng
tôi nghiên cứu, biên soạn, không có trong bất kì tài liệu nào
khác, hầu hết các ví dụ này đã được thực nghiệm sư phạm ờ các
trường Trung học phổ thông.
%

Người học có thể căn cứ vào đó m à phân tích, đề có thể lựa
chọn cho mình phương pháp dạy học hợp lí, sao cho phát huy
được nhiều nhất năng lực tư duy sáng tạo của người học. Điều
đó không mâu thuẫn với ý tưởng của tác giả là coi trọng việc rèn

luyện phương pháp dạy học cơ bàn (thiết kế Vứ thế hiện bài
giàng) hơn là việc hướng dẫn dạy học các bài cụ thế.
M ục tiêu chung của môn học

1) Kiến thức
-

Liệt kê được các đặc trưng cơ bàn của bộ môn Sinh học

{Đối tượng nghiên cứu là thế giới sổng, sự sống có nhiều cấp độ
tổ chức. Sinh học là một khoa học thực nghiệm gắn với thực tiễn
đời sống, có s ự tích hợp kiến thức cùa nhiều ngành và chuyên

13


ngành khoa học. Khối lượng kiến (hức Sinh học tăng rất nhanh
chóng và có nhiều sự đổi mới).
- Giải thích được đặc trư ng của bộ m ôn quy định các
nguyên tắc dạy học Sinh học và hệ thống các phư ơng pháp
dạy học đặc trưng.
- Có thể lựa chọn các phương pháp dạy học Sinh học theo
huớng phát huy tính tích cực và chù động của người học trong
việc thiết kế bài giảng và giảng dạy môn Sinh học ờ bậc Trung
học phổ thông:
+ Xác định được mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp,
phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và hình thức kiểm tra
đánh giá.
+ Thiết kế được bài giảng cụ thể (chuẩn bị cùa người dạy,
chuẩn bị của người học, lựa chọn phương pháp và phương tiện

dạy học...)
+ Thực hiện được các bước cơ bản trong tổ chức dạy học.
- Á p dụng được các nguyên tắc và các bước cơ bản dạy các
chuyên đề Sinh học cho người học (dạy thực hành, dạy phần
Tiến hoá học, dạy phần Sinh thái học, dạy các quy luật di
truyền, dạy g ià i bài tập di truyền, dạy hình thành và p h á i triển
khái niệm Sinh học...).
2) K ĩ năng
- Trên cơ sở các đặc trưng của bộ môn Sinh học, có khả
năng vận dụng thích hợp vào thiết kế bài giảng:

14


+ Kĩ năng lựa chọn hệ thống phương pháp đặc trưng phù
hợp (phương pháp trực quan, nêu vấn đề, dự án, Thực hành, thi
nghiệm...), sừ dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ (sơđò, tranh,
ãnh, m áy chiếu đa năng, đèn chiếu, phim ...), phân tích kết quả
điều tra, thí nghiệm (các th í nghiệm kinh điển, các thí nghiệm tự
làm).
+ Rèn luyện kĩ năng cho người học dùng kiến thức Sinh học
giải thích các hiện tượng trong thực tiễn và kĩ năng giài quyết
các vấn đề phát sinh trong đời sống.
+ Kĩ năng thiết kế được đồ thị, biểu đồ, sơ đồ dùng trong
dạy học Sinh học và kĩ năng tích hợp kiến thức các khoa học có
liên quan (Toán học, H oá học, Vật lý học...), đáp ứng cho việc
dạy Sinh học ờ trường phổ thông.
- Có khả năng tổ chức bài thực hành nhằm tạo hứng thú học
tập và lòng yêu khoa học, cung cấp kiến thức mới, minh họa,
củng cố kiến thức đã học, cũng như rèn luyện các kĩ năng thực

hành, cho người học.
- Có khả năng sừ dụng các phương tiện dạy học hiện đại
trong giảng dạy và nghiên cứu Sinh học.
- Rèn luyện kĩ năng hướng dẫn người học cách thu nhận và
xừ lí thông tin, cách học và nghiên cứu khoa học thông qua bài
giảng Sinh học.
- Rèn luyện các kĩ năng sư phạm thiết yếu cùa một giáo viên

15


trong thiết kế và thực hiện bài giảng (cách soạn giáo án, cách
viết bàng, cách sừ dụng các đồ dùng trực quan, cách đặt câu
hòi, cách nêu vấn đề, cách quan sát lớp học, cách giao tiếp với
người học...).
3) Thái độ
- Xác định được người học có vai trò trung tâm trong quá
trình dạy học, tôn trọng người học và vì lợi ích của người học.
- Xác định được sụ cần thiết của việc trau dồi thường xuyên,
suốt đời về chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu
sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển bộ môn Sinh
học nói riêng.
T óm tắt nội dung môn học

Môn P hương pháp dạy học Sinh học cung cấp cho nguời
học những kiến thức, kĩ năng c ơ bàn nhất của việc dạy học Sinh
học trong nhà trường phổ thông.
Nội dung quan trọng đầu tiên người học phải biết đó là các
đặc trưng cơ bàn cùa bộ môn Sinh học. Các đặc trưng này không
chi quy định các nguyên tắc mà còn chi phối hệ thống phương

pháp dạy học Sinh học.
Thông qua việc tim hiểu về chương trinh và nội dung sách
giáo khoa Sinh học Trung học phổ thông, người học có thể xác
định những nội dung quan trọng cùa chương trình, xác lập được
mối liên quan về kiến thức giừa các khối lớp và với kiến thức ở

16


bậc Trung học cơ sở, cũng như có thể phân định được nội dung
kiến thức mới và kiến thức khó trong chương trình.
Chương trình Sinh học Trung học phổ thông có nhiều
chuyên ngành với nội dung kiến thức rất phong phú. Vi vậy, bộ
môn Phương pháp d ạy hục Sinh học giới thiệu các nguyên tắc và
nội dung kiến thức cơ bàn khi giảng dạy từng chuyên ngành.
Tuy không có một khuôn mẫu chung cho dạy học từng chuyên
ngành nhung người học có thể coi đây là những sự khác biệt
quan trọng nhất khi giảng dạy các chuyên ngành khác nhau.
Trong quá trình giàng dạy, tính sáng tạo trong thiết kế bài
giảng được đánh giá cao. Vì vậy, phương pháp thiết kế các sơ
đồ, bảng, biểu và đồ thị dùng trong giảng dạy Sinh học cũng
được hướng dẫn khá kỹ. Người học không những xác định được
ý nghĩa cùa việc sừ dụng sơ đồ, đồ thị, bảng, biểu v à còn có thể
sáng tạo sơ đồ, đồ thị, bàng, biểu tuỳ theo ý đồ sừ dụng trong
việc dạy học.
Qua phần hướng dẫn thiết kế sơ đồ, đồ thị, cuốn sách này
cũng bồ sung cho người học một số kiến thức Toán học cơ bản,
như một công cụ quan trọng để dạy học Sinh học.
M ột số lưu ý đối với người sử dụng cuốn sách


Cuốn sách này chi trang bị cho giáo viên Trung học phổ
thông và sinh viên những kiến thức rất cơ bản về phương pháp
dạy học Sinh học ở

_____ _______

T)ÂI HỢC QUỐC GIA HÃTỌ
TRUNG TẦM THÔNG TIN THƯ VIỀN

0 5 V 3 0 0 ơv A ỉ Ế

quan
17


trọng ỉà việc vận dụng những kiến thức đó vào việc thiết kế và
thể hiện bài dạy sao cho có hiệu quả.
Có thể coi Phương pháp dạy học Sinh học ờ trường Trung
học p h ổ thông là một khoa học kép. Bởi vì, ưong quá trình dạy
học, người dạy vừa phải nấm chắc kiến thức chuyên môn, vừa
phải biết sử dụng các phương pháp dạy học hiệu quả để đạt được
m ục tiêu dạy học. Vậy, làm thế nào đế người dạy p h á t huy tính
chủ động, sáng tạo trong thiết k ế và tổ chức dạy học? Làm thế
nào đ ể người d ạy được trang bị tốt, kiến thức, vừng vàng và tự
tin khi đứng trên bục giảng?
1. N âng cao kiến thức chuyên môn
Có nhiều lý do để nói rằng, dạy học Sinh học là một công
việc khó:
- Sinh học có sự tích hợp kiến thức cùa nhiều chuyên ngành
khoa học (Toán học, Vật lý học, Hoá học...)- Vì vậy, để giúp

người học hiểu rố bản chất cùa các hiện tượng và quy luật sinh
học, thì không thể không giúp họ nắm chắc kiến thức cùa các
chuvên ngành khoa học có liên quan. Đây cũng là một khó khăn,
vì nhiều kiến thức của các ngành khoa học này, người học lại
chưa được học ở bậc Trung học phổ thông.
- Mặc dù sinh giới có những đặc tính chung, nhưng lại vô
cùng đa dạng phong phú. Vì vậy, trong quá trình dạy học Sinh
học, người dạy có thể chi nêu lên được các hiện tượng riêng rẽ

18


mà không giúp người học nhận thức được cái đặc trưng cơ bản
cùa sự sống. Ngược lại, người dạy có thề mắc sai lầm khi lấy ví
dụ minh họa cho dặc tính chung của sinh giới, vì chính tính đa
dạng, phức tạp cùa nó.
Đẻ khấc phục các hiện tượng nói trên, chúng tôi đề xuất một
số biện pháp cụ thể giúp cho cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh
học và giáo viên dạy môn Sinh học ở các trường Trung học phổ
thông nâng cao chấí lượng dạy học
/. /. Tổ chức sinh hoạt chuyên để
Việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề rất có ý nghĩa.
Thông qua các buổi sinh hoạt này, mọi thành viên đều có thể mờ
rộng hoặc nâng cao kiến thức. Đặc biệt, kiến thức về Sinh học
hiện đại, kiến thức về các chuyên ngành khoa học có liên quan
(Toán học, Vật lý học, Hoá học và Thống kê sinh học...).
Buổi sinh hoạt chuyên đề nên tổ chức theo hình thức
Xêmina. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao, trước khi tồ chức, cần
thông báo trước nội dung của các vấn đề sẽ được thào luận.
1.2.


Tâng cường thực hành giảng dạy và d ự giờ

Việc sinh viên thực hành giảng dạy, cũng như giáo viên ờ
các trường Trung học phổ thông thao giảng là một cơ hội tốt để
đồng nghiệp có thề phát hiện ra những chồ sai sót của họ về kiến
thức chuyên ngành Sinh học. Qua đó, có thể sửa chữa, bổ sung
kiến thức kịp thời. Chi xin dẫn ra đây một vài ví dụ m à người
dạy cần phải lưu ý, vì rất dễ mắc phải sai lầm, ngộ nhận:

19


Ví dụ 1: Nam giới và ruồi giấm đ ạc đều có cặp nhiễm sắc
thể (NST) giới tính XY. N ữ giới và ruồi giấm cái đều có cặp
NST giới tính XX. N hưng khi bị đột biến dị bội về NST giới tính
dạng XXY (2n + 1), thì người và ruồi giấm lại có giới tính khác
nhau (đối với người, dạng dị bội XXY là nam giới, còn ở ruồi
giấm, dạng này lại là ruồi cái).
Ví dụ 2: Phần lớn động vật là cơ thể lưỡng bội (2n) và
phải qua quá trình giảm phân để hình thành giao tử đơn bội
(n). Ngược lại, ong đực lại là cơ thể đơn bội (n) và trong quá
trình phát sinh giao từ của o n g đực, không có sự phân bào
giàm nhiễm.
Ví dụ 3: Trong quá trình tiến hóa, sinh vật có xu hướng
chung là nâng cao về tổ chức cơ thể. Trái lại, một số loài thì lại
có xu hướng đơn giàn hoá tổ chức cơ thể.
Ví dụ 4: Trong Sinh thái học, có quy luật hình tháp số lượng
{Trong một chuỗi thức ăn, lo à i sinh vật nào càng xa mắt xích
sinh vật tiêu thụ, thì có số lượng càng giàm). Trong thực tế, lại

tồn tại kiểu hình tháp số lượng ngược (,loài sinh vật nào càng xa
mắt xích sinh vật tiêu thụ, thì có số lượng càng lăng).
1.3. Nghiên cứu cúc chuyên đề Sinh học
Để nâng cao kiến thức chuyên ngành, giáo viên Trung học
phổ thông và sinh viên cần nghiên cứu các chuyên đề Sinh học
có liên quan đến chương trình Sinh học Trung học phổ thông.

20


Điều này rất bồ ích, vì có nhiều vấn để ít được làm sáng tỏ trong
sách giáo khoa Sinh học. Việc nghicn cứu các chuycn đề Sinh
học không chi giúp cho việc nâng cao kiến thức khoa học
chuyên ngành, mà còn giúp nâng cao khả năng trình bày các nội
dung khoa học (duới hình thức thuyết trình hoặc báo cáo).
2. Nâng cao năng lực nghiệp vụ
2.1. Phố biến kinh nghiệm d ạy học
Có thể nói. việc giáo viên giòi phổ biến kinh nghiệm giảng
dạy cho đồng nghiệp, phần nào đã giúp các giáo viên trẻ đi tắt
trên con đuờng nâng cao chất lượng dạy học. Bằng cách này,
trong một thời gian ngắn, họ có thể thu nhận được những điều bồ
ích mà giáo viên có thâm niên công tác đã tích ỉuỹ qua thực tế
giảng dạy trong nhiều năm. Việc này rất có ý nghĩa, vì những
điều thu nhận được qua trao đổi, thường không có trong các giáo
trình và tài liệu tham khảo.
Nội dung được phổ biến cũng rất phong phú. Chẳng hạn,
nghệ thuật m ở đầu bài giảng, cách đặt câu hòi, cách nêu vấn đề,
cách xử lí các vấn đề trừu tượng, người học khỏ tiếp thu thành
vấn đề đơn giàn, thay đổi trật tự nội dung sách giáo khoa cho
phù hợp với việc nhận thức cùa người học, sự sáng tạo trong

thiết kế bài giảng, việc tích hợp kiến thức trong bài giảng, việc
tăng cường gắn kiến thức vào thực tiễn, cách thiết lập biểu đồ,
đồ thị, sơ dồ nhằm nâng cao hiệu quả giờ d ạ y ...

21


2.2.

Tổ chức theo nhỏm phân tích nhữ ng bài khó trong

chương trình đ ế thiết kế bài dạy hiệu quà.
Quá trình dạy học là một hệ thống hoàn chình, thống nhất,
bao gồm nhiều khâu, giữa các khâu có mối quan hệ hữu cơ mật
thiết, không thể tách rời. Trong đó, phương pháp dạy học giữ vai
trò then chốt. Vì vậy, để thiết kế một bài dạy hiệu quả, người
giáo viên phải căn cứ vào nhiều yếu tố (kiến thức cũ có liên
quan, xác định kiến thức trọng tâm, xác định kiến thức khó, kiến
thức có thể m ở rộng, việc vận dụng để giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn...).
Việc phân tích bài trong sách giáo khoa càn g có hiệu quả
khi bài được phân tích là bài có nội dung kiến thức khó, có liên
quan tới nhiều bài khác, có thể sừ dụng nhiều phương pháp,
cũng như nhiều cách tiếp cận khác nhau trong quá trình dạy
học. Tuy nhiên, việc phân tích chi nên dừng lại ở các ý tưởng
lớn, còn việc tồ chức dạy học vẫn cần m ang d ấ u ấn sáng tạo
của mỗi người.
Trong các tài liệu về P hương p h á p và C ô n g nghệ dạy học
cùng như L ý luận d ạy học thường ít có phần minh họa cho các
phương pháp dạy học cụ thể. Vì vậy, có thể sinh viên nhớ và

trình bày lưu loát về khái niệm, ưu điểm, nhược điểm, cũng như
cách tổ chức thực hiện của từng phương pháp, nhưng việc sử
dụng chúng trong thực tế giảng dạy, thì lại khá lúng túng. Chính

22


vì vậy. trong cuốn sách này, chúng tôi đã cố gắng tăng cường
minh họa cho các phương pháp dạy học. Hi vọng rằng, người
đọc sáng tò hơn phần li thuyết về phương pháp dạy học, qua đó
có thể lựa chọn các phương pháp dạy học một cách chủ động,
sáng tạo trong thiết kế và tồ chức dạy học.
Đối với sinh viên đang theo học ngành Sư phạm Sinh học,
việc trực tiếp giảng dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nên tổ
chức sinh viên tập giảng theo các bước sau:
Bước 1: Sinh viên giảng dạy (thường là một phần trọng tâm
của bài, trong thời gian khoảng 15 phút).
Bước 2: Sinh viên tự nhận xét và đánh giá chất lượng bài
dạy, xác định nguyên nhân thành công, chưa thành công.
Bước 3: Các thành viên khác nhận xét, đánh giá, xác định
nguyên nhân và góp ý kiến cho người dạy.
Bước 4: G iảng v iên phân tích khái quát bài dạy (mục
tiêu, phương pháp, kiến thức trọng tâm , phân bố thời gian,
những điểm cần lưu ý k h á c ...) và nhận xét, đánh giá bài dạy
của sinh viên.
Việc tồ chức giảng dạy theo cách này rất có hiệu quả trong
việc nâng cao tay nghề cho sinh viên, bời vì:
Bài dạy được chính sinh viên thực hiện tương đối độc lập.
Qua đó, sinh viên có điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo. Thông qua thực hành giảng dạy, những ưu điểm và


23


nhược điểm của từng người dạy được bộc lộ. G iàng viên có thế
căn cứ vào đó để điều chinh, giúp đỡ hoặc có kế hoạch bồi
dưỡng cho sinh viên. Với quy trình này, bài dạy được thảo luận
nhiều lần bời nhiều người, trên c ơ sở lý luận đã được học. Vi
vậy, biện pháp này không chỉ giúp sinh viên sáng tò hơn về phần
lý luận, m à còn thể hiện được nhiều nhất mối quan hệ tương tác
đa chiều giữa các chủ thể của quá trình dạy học (G iàng viên Sinh viên ; Sinh viên - Sinh viên).
Theo cách tổ chức này, sinh viên không chi chuẩn bị chu
đáo trong việc thiết kế, thể hiện bài dạy mà còn phải biết cách
tự đánh giá bài dạy cùa mình cũng như góp ý cho bạn những
vấn đề xác đáng. Bên cạnh đó, sinh viên phải ghi chép đầy đù
tiến trình giờ dạy cũng như các ý kiến nhận xét. Việc làm này
không chi giúp sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, m à còn giúp họ có được tư liệu cần thiết cho công tác giảng
dạy sau này.
Chúng tôi mong rằng, cuốn sách này không chỉ là tài liệu
chính thức cho các sinh viên ngành sư phạm Sinh học, mà còn
tài liệu bổ ích cho sinh viên nghiên cứu môn Lý luận dạy học và
Phương p h á p - Công nghệ dạy học nói chung.
Do trình độ hạn chế của tác giả, chắc chắn cuốn sách không
tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Xin chân thành cám ơn mọỉ sự góp
ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách được ngày một
hoàn thiện.
Tác giả

24



Chương 1: Q UAN ĐIẾM PH ÁT TRI ÉN C H Ư Ơ N G TRÌNH
M Ô N IIỌ C VÀ V IỆC XÂY D ự N G K Ế HOẠCH
BÀI GIẢ NG M ÔN SINH HỌC

M ục tiêu
1) Phát biểu dược khái niệm về chương trình đào tạo, nêu
được bốn thành tố cơ bàn cùa chương trình đào tạo.
2) Phân biệt được ba cách tiếp cận khác nhau trong việc xây
dựng chương trình đào tạo: Cách tiếp cận nội dung (content
approach), cách tiếp cận mục tiêu (objective approach), và cách
tiếp cận quá trình (proccess approach) - còn gọi là tiếp cạn phát
trién (developmental approach).
3) Phân tích được những ưu nhược điểm cùa mồi cách tiếp
cận trong việc xây dụng chương trình môn học.
4) Giải thích được sự khác biệt về bàn chất giữa Phát triển
chương trình môn học (Curricuỉum Development), Thiết kế
chưcmg trình đào lạo (Curriculum Design) và X â y dựng chương
trình (Curriculum Making) môn học.
5) Trình bày được năm bước cơ bản trong quy trình phát
triển chương trình đào tạo
6) Vận dụng được các bước cơ bản trong việc vận dụng quy
trình phát triển chưcmg trình đào tạo vào việc thiết kế bài giảng
môn Sinh học.

25


1.1. Thế nào là chư ong trình đào tạo


Có thể coi việc cải cách chương trình đào tạo là m ột trong
những khâu quan trọng nhất của đổi mới giáo dục - đào tạo. Tuy
nhiên, thuật ngữ Chương trình đào tạo lại được hiểu theo nhiều
cách khác nhau. Điều đó dẫn đến cách xây dựng và thực hiện
chương trình đào tạo cũng không giống nhau.
Nếu quan niệm mục đích cùa giáo dục chi là quá trình
truyền thụ kiến thức, thi khi xây dựng chương trình đào tạo, phải
đặc biệt chú trọng tới nội dung kiến thức hơn các mục tiêu khác.
Cũng như vậy, việc thực hiện chương trình đào tạo đều nhằm
đến làm thế nào để truyền thụ được càng nhiều kiến thức càng
tốt. Điều đó khiến cho cách đánh giá kết quả học tập cũng sẽ tập
trung vào việc đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức ở người học.
Nếu quan niệm quá trình đào tạo như m ột công nghệ nhằm
tạo ra các sản phẩm với các tiêu chuẩn đ ã được xác định sẵn, thì
người xây dựng chương trình sẽ chú trọng tới việc xây dựng một
công nghệ giáo dục với việc xác định các tiêu chuẩn đầu ra sản
phẩm đào tạo một cách rõ ràng. T ừ dó có cơ sở để xác định nội
dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức đào tạo
nhàm đạt được mục tiêu đào tạo. Mục tiêu và phương pháp kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập hướng tới việc xác định xem người
học có đạt được các mục tiêu đề ra hay không.
Nếu quan niệm giáo dục là một quá trình phát triển nhân

26


×