Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

chuyên đề lịch sử TDTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.8 KB, 13 trang )

Phạm Xuân Viễn TD 1A Tóm tắt lich sử TDTT
PHẦN THỨ NHẤT
LỊCH SỬ TDTT TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. TDTT TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1. Sự phát sinh cua TDTT ( nguồn gốc ra đời của TDTT)
Sự phát sinh của TDTT như một bộ phận của nền văn hóa chung của loài người ,
bắt nguồn từ đời sống của xã hội nguyên thủy . Quá trình phát sinh đó diễn ra do tác
động qua lại của các nhân tố khách quan chủ quan : tác động qua lại của tính chất và
trình độ của hoạt động sản xuất nguyên thủy như săn thú , hái lượm …, là nhân tố
khách quan , còn có ý thức của con người là nhân tố chủ quan .
Săn bắt các động vật lớn được gắn với thời kỳ sớm nhất của quá trình hình thành
xã hội loài người . Săn bắt tập thể là một hiện tượng có nguyên nhân xã hội : Những
ngưởi săn đuổi cần phải có sự phối hợp ăn khớp hành vi của mình với hành vi của
những người khác . Trong đó cần phải biết biểu hiện cao độ sức khỏe , khéo léo
,nhanh nhẹn , bền bỉ , có tinh thần dũng cảm , tập trung chú ý và khôn ngoan .
Trong suốt quá trình hàng ngàn năm , con người đã sống trong điều kiện “ đấu
tranh” về sức mạnh , sức nhanh , sức bền và khéo léo với nhiều loại công việc như săn
bắt , hái lượm , bắt cá , đã tạo nên sự bền bỉ về thể lực . Việc chế tạo và sử dụng các
loại công cụ săn bắt cũng đòi hỏi ở con người sự phát triển nhất định về thể lực , kỹ
năng vận động
Trong quá trình tồn tại , con người không chỉ biết sáng tạo , sử dụng công cụ mà còn
biết bảo tồn , truyền thụ kỹ năng chế tạo , sử dụng các công cụ này cho thế hệ sau .
Chính vỉ thế , trong quá trình lao động con người cổ xưa đã phải chú tới hiện tượng
tập luyện .
Dựa vào năng lực tư duy đã cho phép con người xác lập được mối quan hệ giữa
việc chuẩn bị từ trước với kết quả săn bắt . Chính từ đó nhiều hành vi vận động được
tách ra khỏi nguồn gốc sản xuất . Hình thành nội dung , phương pháp tập luyện . Sự
xuất hiện của các bài tập TDTT được xếp vào thới kỷ sớm nhất .
- 1 -
Phạm Xuân Viễn TD 1A Tóm tắt lich sử TDTT
Việc truyền thụ và áp dụng kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp chính là giáo dục và


trong trường hợp này là GDTC .
Một trong những hình thức truyền thụ kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp của
người cổ đại là sự bắt chước – một hoạt động có ý thức và có phương hướng của con
người , được tất cả thành viên bộ lạc điều chỉnh . Xã hội càng phát triển thì việc truyền
thụ kinh nghiệm thông qua giáo dục càng có ý nghĩa quyết định .
Kinh nghiệm sử dụng công cụ hàng ngày đã cho con người nhận thức thấy tác dụng
của việc chuẩn bị trước thông qua tập luyện các bài tập . Từ đó các bài tập chuẩn bị
cho lao động dần dần được “tách khỏi” cơ sở ban đầu là lao động và được khái quát ,
trừu tượng hóa để trở thành các môn thể thao .
2. Phê phán lý luận tư sản về sự phát sinh của TDTT
Trong các tác phẩm của các tác giả tư sản , nguyên nhân xuất hiện , phát triển và
tính chất của GDTC trong điều kiện chưa có giai cấp bị xuyên tác và ngụy tạo .
Họ cho hoạt động con người xã hội cổ đại trong lĩnh vực giáo dục thể chất là không có
ý thức , không có mục đích , có tính chất bản năng : Bản chất giáo dục thể chất có
nguồn gốc thờ cúng và không có quan hệ với nhu cầu xã hội . Đồng thời họ cũng phủ
nhận vai trò của lao động và tư duy là những hiện tượng mới về chất, đã đưa con
người lên một vị trí cao hơn rất nhiều so với tất cả các loài vật .
Khi giải thích nguồn gốc trò chơi , các tác giả tư sàn C.Buy Kho (Đức),
Sletumo(Pháp) cho rằng trò chơi xuất hiện sớm hơn lao động và trực tiếp từ trò chơi
của loài vật mà trẻ em bắt chước được .
Quan điểm Mác xít ( duy vật) : TheoPlekhanop (Nga), trẻ em thời kỳ nguyên
thủy mô phỏng các hoạt động của bố mẹ trong các trò chơi của mình.vì vậy lao động
phải có trước trò chơi, các trò chơi có nguồn gốc ra đời từ hoạt động lao động của
người lớn.
3.Giáo dục thể chất trong xã hội thị tộc.
- 2 -
Phạm Xuân Viễn TD 1A Tóm tắt lich sử TDTT
Trong xã hội thị tộc xuất hiện một hình thức xã hội mới là làm ăn chung, có sự
phân công lao động rõ rang ở các giới và cả tâp thể.Giáo dục thể chất đã đạt được mợt
trình độ cao trong trong tấ cả các bộ tộc.

4.Gíáo dục thể chất trong thời kỳ chế độ thị tộc tan rã.
Do xã hội tan rã, có sự xung đột giữa các bộ lạc mang tính chất thường xuyên
và chiến tranh trở thành một ‘nghề” ổn định để cướp bóc.Do đó đã xuấi hiện tập luyện
và thi đấu các bài tập có vũ khí.
Gíao dục thể chất không những bị quân sự hóa mà ngày càng bị lệ thuộc vào
tôn giáo thể hiện rất rõ ở xã hội Mania.
Các bài tập và phương pháp huấn luyện trở nên phức tạp và chủ yếu là giảng
dạy quân sự và thể lực.
II. TDTT Ở CÁC QUÔC GIA CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Trong giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy, sự xuất hiện của lực
lượng sản xuất đã tăng lên nhiều. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng đó là
sự xuất hiện của các công cụ sản xuất mới và cùng sự phân công lao động đã đem lại
năng xuất lao động cao hơn. Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm so với sự
cần thiết để sống, khả năng bóc lột lao động đã xuất hiện.Việc biến các tù binh bắt
được thành nô lệ đã trở nên có lợi.
Sau này xã hội phát triển đã phân chia thành chủ nô và nô lệ, giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị.
Mặc dù xã hội nô lệ bất công và tàn ác, song nó cũng tiến bộ hơn xã hội công
xã nguyên thủy.Bởi nó đã giải phóng một số người khỏi lao động chân tay nặng nhọc,
thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành bộ máy nhà nước, xây dựng các công
trình lớn, phát triển chữa viết và nền văn hóa chung, trong đó có TDTT.
Nguồn cung cấp nô lệ quan trọng nhất là thông qua chiến tranh mà chiến đòi
hỏi phải có sự chẩn bị tốt về thể lực cho binh sĩ. Sức mạnh, sức bền, khéo léo cũng
như kỹ năng sử dụng vũ khí đã được xã hội hóa coi trọng.Từ đó hệ thống giáo dục thể
- 3 -
Phạm Xuân Viễn TD 1A Tóm tắt lich sử TDTT
chất và hệ thống giáo dục quân sự, huấn luyện thể lực ra đời vào thời gian này; chúng
đã mang tính giai cấp, tức là được sử dụng cho lợi ích của giai cấp thống trị.
1.TDTT ở các quốc gia phương Đông cổ đại
Các xã hội có sư phân chia giai cấp sớm nhất là ở các quôc gia phương Đông cổ

đại, các nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập, Attxiri, Babilon, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc.
Khuynh hương quân sự là nét đặc trưng của TDTT ở các nước phương Đông cổ đại.
Các bài tập quân sự cũng như tâp cưỡi ngụa, vật, bươi, săn bắt và các bài tập gần gũi
với quân sự dược áp dụng rông rãi.
Các tầng lớp quý tộc, tầng lớp thống trị và con em của họ được đến trường để
học cách cưỡi ngựa và kỹ năng sử dụng vũ khí, luyện thể chất…
2.TDTT ở Hy Lạp cổ đại
TDTT ở Hy Lạp cổ đại được phát triển như là một bộ phận của văn hóa cổ đại, bắt
đàu từ những thời kỳ lớm nhất của lịch sử Hy Lạp. Ở Hy Lạp cổ đại, người ta chú ý
đến giáo dục thể chất và các cuộc thi đấu khác nhau.Sức manh, sức nhanh, bền bỉ và
long dũng cảm được đanh giá rất cao.
Họ cho rằng các vị thần cũng rất thích sức mạnh thể chất và thể hiện qua đua tài.
Do đó thi đấu của lịch sử đã trở thành một bộ phận cua nghi thức tôn giáo từ rất sớm.
3. Hệ thống giáo dục thể chất ở Xpéctơ và Athens .
Ở Hy Lạp cổ đại có nhiều bang , nhiều quốc gia và không thống nhất thành quốc
gia chung . Vì vậy người Hy Lạp quan tân đến giáo duc và huấn luyên quân sự , thể lự
cho từng người .
3.1 Hệ thống giáo dục Xpéctơ
Xpéctơ là một nhà nước báo thù còn duy trì nhiều truyền thống của chế độ thị
tộc như nền kinh tế tự nhiên dựa vào lực lương quan sự . Chính điều đó qui định sự
khác biệt trong hệ thống giáo dục .
Ờ Xpéctơ , nhười ta rất chú ý rèn luyện thể chất cho trẻ em từ thời kỳ thơ ấu ,
trẻ khỏe mạnh cứng cáp thì được nuôi , con trai được giáo dục trong gia đình đến năm
- 4 -
Phạm Xuân Viễn TD 1A Tóm tắt lich sử TDTT
7 tuổi , từ 7 tuổi phải tập trung vào các trương để nuôi dạy . Từ 14 tuổi chúng được
tập luyện sử dung các laoi vũ khí và bắt đầu làm nghĩa vụ quân sự để trở thành những
chiến binh giỏi . Phụ nữ chưa chồng cũng phải luyện tập như con trai , mục đích là
khỏe mạnh để sinh những đứa con khỏe mạnh .
3.2 Hệ thống giáo dục thể chất ở Athens

Athens là một nhà nước tiến bộ, có nền văn hóa, kinh tế phát triển nhanh, các
công dân Athens không chỉ có sức khỏe mà còn có học vấn.
Ở Athens , giáo dục thẩm mỹ ca hát âm nhạc có ý nghĩa lớn . Trẻ em dưới 6 tuổi đươc
giáo dục ở nhà. Từ 7-14 tuổi được học ở trường . Từ 16 tuổi trở lên , thanh niên được
giáo duc ở trường ttrung học , được giáo dục thể chất nghiêm khắc hơn cung với học
văn hóa .
Sự giống nhau vế giáo dục thể chất của hai quốc gia này : Muc đích giáo dục
thể chất nhằm để đào tạo thanh niên thành những chiến binh ; Các phương tiện giáo
dục thể chất đều sử dung năm môn phối hợp .
4. Thể dục ở Hy Lạp cổ đại
Trong hệ thống giáo dục thể chất ở Hy Lạp cổ đại có sử dung nhiều phương tiện
dưới dạng các bài tập thân thề và gọi chung là “ Thể dục” Về nội dung thể dục ở Hy
Lạp được chia thành 3 loại :
- Palextorica : Các bài tập năm môn phối hợp gồm có chạy 200m , nhảy xa ,ném
đĩa , lao , vật . Các bài tập này phù hợp với thao tác chiến đấu của các chiến binh , thể
hiện được sức mạnh , sức bền và sự khéo léo .
- Orkhextorica: các bài tập vũ đạo gồm múa cổ điển , múa dân gian ,có nhạc đệm,
đàn trống
- Trò chơi: được sử dụng trong tập luyện cho trẻ em gồm nhiều loại trò chơi với
bóng, kéo co , thăng bằng, trò chơi kết hợp với chạy.
5.TDTT ở La Mã cổ đại.
- 5 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×