Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 5 TRON BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.46 KB, 33 trang )

TUẦN 1,2-Thứ 6
Bài 1
EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh biết:
- Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.
- Có kĩ năng tự nhận thức, nhận biết được trách nhiệm của mình, kĩ năng đạt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp
5.
II. Đồ dùng dạt học :
- Tranh vẽ ở SGK. Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Khởi động: (2’) - HS hát bài hát “Em yêu trường
em”
* Hoạt động 1: (8’)
- GV treo tranh và nêu yêu cầu:
* Bức tranh này vẽ cảnh gì ?
* Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên ?
* HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối khác ?
* Các em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ?
- Kết luận: Lớp 5 là lớp lớn nhất trong trường.
Vì vậy các em cần gương mẫu về mọi mặt để các
em lớp dưới học tập.
- HS quan sát và trả lời các câu hoi
- Nêu nội dung tranh
- Nêu suy nghĩ
- Lớn nhất trường, ...
- Chăm học, gương mẫu, ...
Các em khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe


* Hoạt động 2:(7’) Làm bài tập 1/5 SGK
- GV phát phiếu học tập
- GV theo dõi
- GV : Các điểm a,b,c,d,e là những nhiệm vụ của
HS lớp 5 cần phải thực hiện.
- HS đọc yêu cầu BT1
- HS thảo luận theo nhóm đôi rồi
trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận
xét.
* Hoạt động 3 : (6’)Tự liên hệ
- Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình
và những điểm em cần cố gắng để xứng đáng là
HS lớp 5 ?
- Kết luận : Các em cần cố gắng phát huy những
điều đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt
còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
- HS nêu ý kiến
- Cả lớp trao đổi, nhận xét
- HS lắng nghe
* Hoạt động 4: (8’)Chơi trò chơi “Phóng viên”
- GV hướng dẫn trò chơi
- GV theo dõi
- GV nhận xét và kết luận
- 3 HS thay phiên nhau đóng vai
phóng viên để phỏng vấn các bạn.
* Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì
?
* Bạn hãy nêu cảm nghĩ của mình
khi là HS lớp 5 .

- HS trả lời
* Hoạt động tiếp nối: (3’)
- Dặn HS lập bản kế hoạch phấn đấu của bản
- HS đọc phần ghi nhớ
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
1
thân trong năm học này. Sưu tầm các bài thơ, bài
hát, các câu chuyện về HS lớp 5 gương mẫu.
- Vẽ tranh về chủ đề “Trường em”
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Để xứng đáng là HS lớp 5, mỗi một HS cần
phải làm gì ?
- Trong tuần vừa qua, em đã làm gì để xứng đáng
là một HS gương mẫu ?
- 2 HS trả lời
* Hoạt động 1: (7’)Thảo luận về kế hoạch phấn
đấu
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bản kế hoạch
- GV theo dõi
- Kết luận : Để xứng đáng là HS lớp 5 các em
cần quyết tâm, phấn đâu, rèn luyện có kế hoạch.
- Một số HS đọc bản kế hoạch trước
lớp.
- HS cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ
sung
* Hoạt động 2: (8’)Kể chuyện về các tấm gương

HS lớp 5 gương mẫu.
* Em học tập được gì từ tấm gương đó ?
- Kết luận : Các em cần học tập theo các tấm
gương tốt để mau tiến bộ.
- HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu
- HS trả lời
* Hoạt động 3:(6’) Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu
tranh
- GV yêu cầu HS treo tranh đã về lên bảng theo
nhóm
- Thi múa hát, đọc thơ về chủ đề “Trường em”
- GV nhận xét, tuyên dương các tổ xuất sắc
- Kết luận: Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS
lớp 5. Các em hãy cố gắng học tập, rèn luyện tốt
để xứng đáng là lớp đàn anh, đàn chị trong
trường để HS các lớp dưới noi theo.
- HS giới thiệu tranh vẽ của nhóm
mình với cả lớp
- Mỗi tổ trình bày một tiết mục đã
chuẩn bị
- HS theo dõi và nhận xét
* Hoạt động tiếp nối: (2’)Thực hiện tốt các nội
quy của trường
- Dặn dò : Chuẩn bị bài 2
- Nhận xét tiết học.
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
2
TUẦN 3,4 -Thứ 6
Bài 2
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH

I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết :
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi
cho người khác.
II. Đồ dùng dạt học :
- GV: Bảng phụ ghi bài tập 2,3. Phiếu bài tập
- HS: Thẻ màu
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ : (4’)
- Em đã làm được những việc gì để xứng đáng là
HS lớp 5 ?
- Việc làm đó của em mang lại kết quả như thế
nào
- 2-3 HS trả lời
* Hoạt động 1: (12’) Tìm hiểu truyện “Chuyện
của bạn Đức”
- GV nêu câu hỏi :
* Đức đã gây ra chuyện gì ?
* Sau khi gây ra Đức và Hợp đã làm gì ?
* Sau khi gây ra chuyện Đức cảm thấy như thế
nào ?
* Theo em, Đức nên làm gì ? Vì sao ?
- Kết luận : Mỗi người phải chịu trách nhiệm về
việc làm của mình.
- 2 HS lần lượt đọc “Chuyện của bạn
Đức”
- HS trả lời:

* ... đá quả bóng vào một bà đang gánh
đồ.
* ... Đức luồn theo rặng tre chạy vội
về nhà. Hợp ù tè chạy mất hút.
* ... Khi về đến nhà Đức cảm thấy
ân hận và xấu hổ.
* ... Nên chạy ra xin lỗi và giúp bà
Đoan thu dọn đồ. Vì ta cần có trách
nhiệm với việc làm của mình.
- HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
* Hoạt động 2: (9’)Làm bài tập 1 trang 7
- GV phát phiếu ghi bài tập 1 và nêu yêu cầu:
Cần đánh dấu + trước những biểu hiện của người
sống có trách nhiệm, dấu - trước biểu hiện của
người sống vô trách nhiệm.
- GV nhận xét, kết luận
- HS thảo luận theo nhóm rồi trình
bàt kết quả:
Dấu + : a,b,d,g
Dấu - : c,đ, e
- Các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe
* Hoạt động 3: (6’) Bày tỏ thái độ
- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2 và yêu
cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách : Đưa thẻ đỏ nếu
tán thành, đưa thẻ xanh nếu phản đố.
- Tại sao em tán thành / phản đối ý kiến đó ?
* Phản đối ý kiến : b,c,d
- HS trả lời
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng

3
- Kết luật các ý đúng - HS lắng nghe
* Hoạt động tiếp nối :(2’) dặn về nhà mỗi tổ
chuẩn bị đóng vai để xử lý 1 tình huống ở bài tập
3.
- Nhận xét tiết học.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ : (4’)
- Vì sao chung ta cần sống có trách nhiệm về việc
làm của mình ?
- Em hãy cho một vài ví dụ thể hiện thái độ có
trách nhiệm về việc làm của mình ?
- 2-3 HS trả lời
* Hoạt động 1: (15’)Trò chơi “Đóng vai”
- GV nêu yêu cầu của bài tập 3
- GV theo dõi
- GV nhận xét, kết luận cần chọn cách giải quyết
thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với
hoàn cảnh.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận theo nhóm để tìm
cách xử lý các tìm huống được giao
- Đại diện các nhóm lên đóng vai
- Các nhóm khác theo dõi và nêu
nhận xét
* Hoạt động 2: (10’) Liên hệ bản thân
- GV nêu yêu cầu: Mỗi HS kể lại một việc làm
chứng tỏ mình đã có trách nhiệm (Hoặc thiếu
trách nhiệm) theo gợi ý sau:

+ Chuyện đã xảy ra như thế nào vào lúc đó em đã
làm gì ?
+ Em rút ra bài học từ câu chuyện đó ?
- Kết luận : Trước khi làm một việc gì ta cần
phải suy nghĩ và ra quyết định một cách có trách
nhiệm rồi kiên trì thực hiện quyết định đó.
- 5-6 HS kể trước lớp
- HS lắng nghe, tự rút ra bài học
- HS đọc phần ghi nhớ
* Củng cố, dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị bài 3
- Sưu tầm một số mẫu chuyện về tấm gương vượt
khó
- Nhận xét tiết học, tuyên dương
- HS lắng nghe
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
4
TUẦN 5,6 – Thứ 6
Bài 3
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết :
- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng
nếu có ý chí, quyết tâm thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định những khó khăn, thuận lợi của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản
thân
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích
cho gia đình và xã hội.
II. Đồ dùng dạt học :
- GV: + Một số mẫu chuyện về tấm gương vượt khó
+ Phiếu bài tập. Bảng phụ

- HS : Thẻ màu
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Em đã làm gì để thể hiện trách nhiệm về việc
làm của mình ?
- 2-3 HS trả lời
* Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu thông tin
- GV nêu câu hỏi:
+ Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì
trong cuộc sống và trong học tập ?
+ Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn
lên như thế nào ?
+ Em học tập được gì từ tấm gương đó ?
- Kết luận: Dù rất khó khăn nhưng Đồng có
quyết tâm cao và biết cách sắp xếp thời gian hợp
lý nên anh vừa giúp đỡ được gia đình vừa học
giỏi.
- 1 HS đọc thông tin ở SGK
- HS trả lời:
+ Hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải
tự kiếm sống, không có thời gian
học tập ...
+ Sắp xếp thời gian hợp lý, cố
gắng, ...
+ Phát biểu
- Các em khác theo dõi và nhận xét
- HS lắng nghe
`

* Hoạt động 2: (10’) Xử lý tình huống
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận
để giải quyết một tình huống.
+ Theo em, Khôi có thể có những cách xử lý như
thế nào ?
+ Theo em, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục
đi học ?
- GV theo dõi
- Kết luận : Cho dù khó khăn đến đâu các em
cũng phải cố gắng vượt qua để sống và tiếp tục
học tập mới là người có ý chí.
- HS thảo luận theo nhóm để giải
quyết tình huống mà GV yêu cầu:
+ Giữa năm học, một tai nạn bất ngờ
đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến
em không thể tự đi lại được.
+ Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại
bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ
đạc.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe.
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
5
* Hoạt động 3: ( 8’) Trò chơi “Đúng - Sai”
- GV hướng dẫn trò chơi:
- GV lần lượt đưa ra các tình huống
Nếu đúng hS đưa thẻ đỏ
Nếu sai HS đưa thẻ xanh
- GV yêu cầu HS giải thích các trường hợp sai

- HS thảo luận theo nhóm 2 để trao
đổi từng trường hợp ở bài tập 1,2
trang 10
- HS tiến hành chơi
- HS giải thích
* Hoạt động nối tiếp : (2’)
Sưu tầm mẫu chuyện nói về gương HS “Có chí
thì nên”
- Nhận xét tiết học
- HS đọc phần ghi nhớ
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
+ Vì sao chúng ta cân sống có ý chí ?
+ Em đã vượt qua những khó khăn của mình như
thế nào ?
- 2 HS trả lời
* Hoạt động 1: (16’)Kể chuyện đã sưu tầm
- GV theo dõi
+ Vượt khó trong học tập và cuộc sống sẽ giúp ta
điều gì ?
HS thảo luận nhóm 4 về những tấm
gương đã sưu tầm được.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- HS trả lời
* Hoạt động 2: (13’) Tự liên hệ (Bài tập 4 t rang
11)
- GV theo dõi
+ Em có thể làm gì để giúp các bạn vượt quan
khó khăn ?

- Kết luận : Chúng ta cần giúp đỡ và động viên
các bạn vượt qua khó khăn. Còn đối với những
khó khăn của chính mình, ta cần cố gắng, quyết
tâm thì sẽ vượt qua được.
- HS thảo luận theo nhóm 4 để nêu
những khó khăn trong học tập, cuộc
sống và tìm biện pháp khắc phục.
- Giúp đỡ, động viên, an ủi, vận
động bạn bè, người lớn cùng giúp đỡ
...
- HS lắng nghe
* Dặn dò : (2’)Phấn đấu học tập và rèn luyện tốt
để đạt được ước mơ của mình.
- Nhận xét tiết học.
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
6
TUẦN 7,8 – Thứ 6
Bài 4
NHỚ ƠN TỔ TIÊN
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết :
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,
dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
- Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Đồ dùng dạt học :
- Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Em đã làm gì để vượt qua những khó khăn của
mình ? Việc đó đã mang lại những kết quả gì ?
- 3 HS trả lời
* Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu truyện “Thăm
mộ”
- GV yêu cầu HS thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Nhân ngày Tết cổ truyền sắp đến, bố của Việt
đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn Tổ tiên ?
+ Theo em bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể
về tổ tiên ?
+ Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ ?
+ Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về trách
nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà ?
- GV theo dõi
- Kết luận: Mỗi người phải biết ơn tổ tiên và biết
thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
- 1 HS đọc truyện “Thăm mộ”
- HS thảo luận theo nhóm 4 để trả
lời
+ Thắp hương lên bàn thờ, đi thăm
mộ, ...
+ ... ghi nhớ công ơn của tổ tiên
+ ... thể hiện sự biết ơn đối với tổ
tiên
- ... chúng ta cần có trách nhiệm giữ
gìn, tỏ lòng biết ơn đối với ông bà,
tổ tiên, phát huy truyền thống tốt đẹp
của gia đình, dòng họ, dân tộc ...
- Đại diện nhóm báo cáo

- Các nhóm khác nhận xét
* Hoạt động 2: (8’) Thế nào là biết ơn tổ tiên ?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
- GV theo dõi
- Kết luận : Ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên
bằng các việc làm phù hợp với khả năng như các
việc : a,c,d,đ.
- HS thảo luận theo nhóm 2 để làm
bài tập 1 trang 14
- 4 HS trình bày ý kiến về từng việc
làm và giải thích lý do.
- Cả lớp trao đổi và nhận xét.
* Hoạt động 3: (8’) Liên hệ bản thân
- Tổ chức HS thảo luận theo cặp, nêu những việc
đã làm và sẽ làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- HS thảo luận theo nhóm 2 rồi điền
vào bảng sau :
Việc đã làm
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
7
- GV theo dõi
- GV nhận xét, tuyên dương
Việc sẽ làm
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
* Hoạt động nối tiếp : (2’)
- Sưu tầm các tranh ảnh và các bài báo về ngày
Giỗ Tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ
về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- Tìm hiểu truyền thống của gia đình và dòng họ

- Nhận xét tiết học
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Vì sao chúng ta cần nhớ ơn tổ tiên ?
+ Chúng ta cần tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên như thế nào
?
- 2 HS trả lời
* Hoạt động 1: (9’) Tìm hiểu ngày Giỗ tổ Hùng
Vương
- GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm
- GV nêu câu hỏi:
+ Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe về các thông
tin trên ?
+ Việc nhân dân ta tổ chức ngày Giỗ tổ Hùng
Vương hằng năm thể hiện điều gì ?
- GV nêu ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương
- Các nhóm khác giới thiệu về các
tranh ảnh, thông tin đã thu thập được
về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Trả lời
+ Thể hiện tình yêu nước nồng nào,
lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có
công dựng nước.
* Hoạt động 2: (9’) Giới thiệu truyền thống của
gia đình, dòng họ
- GV gọi 3-4 HS kể về truyền thống tốt đẹp của
gia đình, dòng họ mình.
- GV theo dõi

- Em có tự hào về những truyền thống đó không ?
- Em sẽ làm gì để xứng đáng với những truyền
thống đó ?
- Kết luận : Mỗi gia đình, dòng họ đều có những
truyền thống tốt đẹp, chúng ta cần có ý thức giữ
gìn và phát huy các truyền thống đó.
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện
hay đọc các bài thơ, bài ca dao tục
ngữ về chủ đề “Nhớ ơn tổ tiên”
- Cả lớp theo dõi, nên nhận xét
- HS trả lời
- HS lắng nghe
* Hoạt động 3: (12’)Thi kể chuyện, đọc thơ
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày
kết quả sưu tầm.
- GV khen những nhóm đã chuẩn bị tốt phần sưu
tầm
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện
hay đọc các bài thơ về chủ đề “Nhớ
ơn tổ tiên”
- Cả lớp theo dõi và nêu nhận xét
* Củng cố - dặn dò : (2’)
- Nhớ ơn tổ tiên là một truyền thống cao đẹp của
dân tộc Việt Nam. Chúng ta tự hào và cố gắng
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
8
phát huy những truyền thống đó.
- Chuẩn bị đồ hoạ trang trí để đóng vai trò truyện
“Đôi bạn”.
- Nhận xét tiết học

TUẦN 9,10 – Thứ 6
Bài 5
TÌNH BẠN
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết :
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè
II. Đồ dùng dạt học :
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai. Bảng phụ. Phiếu ghi các tình huống
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
+ Em đã làm những việc gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ
tiên ?
-2-3 HS trả lời
* Hoạt động 1: (9’) Thảo luận lớp
+ Bài hát nếu lên điều gì ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh ta không có
bạn bè ?
+ Trẻ em có quyền tự do kết bạn không ?
- Kết luận : Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em có
quyền được kết giao bạn bè.
- HS hát bài “Lớp chúng ta đoàn
kết”
- HS trả lời
- Cả lớp trao đổi, nhận xét: cô đơn,
buồn bã, không người giúp đỡ.
* Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu câu chuyện “Đôi
bạn”

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng
vai
- GV hỏi :
+ Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để
chạy thoát thân của nhân vật trong truyện ?
+ Qua câu chuyện, em rút ra điều gì về cách đối
xử với bạn bè ?
- Kết luận : Bạn bè cần phải thương yêu, đoàn
kết, giúp đỡ nhau nhất là những lúc khó khăn,
hoạn nạn.
- 1 HS đọc câu chuyện ở SGK
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên đóng vai
- HS trả lời
- ... Thương yêu, đùm bọc, đoàn kết,
giúp đỡ nhau ...
- HS đọc phần ghi nhớ
* Hoạt động 3: (9’) Em sẽ làm gì ?
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập 2 trang 17 theo
nhóm 4.
- GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày cách ứng xứ
một trường hợp.
- GV khen các nhóm có nhóm có cách ứng xử
- HS thảo luận theo nhóm để tìm
cách ứng xử thích hợp trong mỗi
tình huống
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
9
phù hợp trong mỗi tình huồng. - Các nhóm nêu ý kiến
- Cả lớp trao đổi, nhận xét

* Hoạt động 4: Củng cố (2’)
- GV yêu cầu học sinh nêu những việc làm biểu
hiện của tình bạn đẹp
* Dặn dò :
- Sưu tầm các câu chuyện, bài hát nói về chủ đề
“Tình bạn”.
- Đối xử tốt với bạn bè.
- HS liên hệ đến những tình bạn đẹp
mà em biết.
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS lắng nghe
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Chúng ta cần cư xử với bạn bè như thề nào ?
- Em đã làm được những việc gì tốt đối với bạn
bè ?
- HS trả lời
* Hoạt động 1: (10’) Đóng vai
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập có ghi các
tình huống yêu cầu HS thảo luận để đóng vai
- GV hỏi:
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi
đóng vai của các nhóm ?
+ Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù
hợp)?
- HS thảo luận nhóm và chuẩn bị
đóng vai các tình huống:
+ Bạn quay cóp trong giờ kiểm tra
+ Bạn vất rác bừa bãi

+ Bạn bẻ cành, hái hoa ...
- Đại diện các nhóm lên đóng vai
- HS trả lời
* Hoạt động 2: (8’) Liên hệ bản thân
- GV yêu cầu HS tự liên hệ
- GV theo dõi
- Kết luận : Tình bạn không phải tự nhiên mà có.
Chúng ta cần phải vun đắp, giữ gìn mới có được
tình bạn.
- HS thảo luận theo nhóm để thảo
luận và đưa ra những việc đã làm và
chưa làm được. Từ đó thống nhất
những việc nên làm để có một tình
bạn đẹp.
- HS lắng nghe
* Hoạt động 3: (10’) Hát, kế chuyện, đọc thơ về
chủ đề “Tình bạn”
- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị kết quả đã sưu
tầm
- GV tuyên đương các nhóm chuẩn bị tốt.
- Các nhóm lên kể chuyện, hát hay
đọc thơ về “Tình bạn”.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
* Củng cố, dặn dò : (2’)
- Chúng ta ai cũng có bạn bè. Ta cần đoàn kết,
thương yêu, giúp đỡ nhau nhất là lúc khó khăn
hoạn nạn.
- Chuẩn bị đồ dùng đóng vai truyện “Sau đêm
mưa”
- Nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe
TUẦN 11,12 – Thứ 6
Bài 6
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
10
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết :
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp
nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiệu sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già,
em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành
vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
II. Đồ dùng dạt học :
- Đồ dùng để đóng vai. Phiếu bài tập. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
+ Em đã làm gì để giúp đỡ các bạn gặp khó
khăn ?
-2-3 HS trả lời
* Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu truyện “Sau đêm
mưa”
- GV đọc truyện ở SGK
- GV nêu câu hỏi:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ
và em bé ?
+ Vì sao bà cụ lại cảm ơn các bạn ?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn

truyện?
- GV kết luận: Phần ghi nhờ ở SGK
- HS đóng vai để minh hoạ truyện
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc phần ghi nhớ
* Hoạt động 2: (12’) Làm bài tập 1, SGK
- GV phát phiếu bài tập và nêu yêu cầu
- GV theo dõi
- Kết luận
- HS làm việc cá nhân: Điền chữ Đ
trước câu (a,b,c,d); điền chữ S trước
câu (d,e)
- HS trình bày ý kiến
- Các em khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
* Hoạt động tiếp nối: (2’)
- Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình
cảm kính già, yêu trả của dân tộc ta
- Nhận xét tiết học.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
+ Vì sao chúng ta phải kính trọng người già, yêu
quý em nhỏ ?
+ Chúng ta cần thể hiện lòng kính già, yêu trả
- HS trả lời
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
11
như thế nào ?

* Hoạt động 1: (12’) Đóng vai để xử lý tình
huống
- GV tổ chức HS hoạt động nhóm đóng vai xử lý
các tình huống ở bài tập 2:
- GV theo dõi
- Kết luận: Khi gặp người già em cần nói năng
chào hỏi lễ phép. Khi gặp em nhỏ các em phải
nhường nhịn, giúp đỡ.
- HS thảo luận nhóm tìm cách ứng
xử để đóng vai
 Tổ 1,4: Tình huống a
 Tổ 2 : Tình huống b
 Tổ 3: Tình huống c
- HS tiến hành đóng vai xử lý tình
huống.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
* Hoạt động 2: (8’) Làm bài tập 3-4/SGK
- GV phát phiếu học tập có ghi bài tập 3,4.
- GV theo dõi
- GV kết luận: Nêu lại các đáp án chính xác.
- HS thảo luận nhóm rồi điền vào
phiếu bài tập:
1. Ngày 1 tháng 6
2. Ngày 1 tháng 10
3. b, d
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
* Hoạt động 3: (8’) Tìm hiểu về truyền thống
“Kính già, yêu trẻ”.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận tìm các phong
tục, tập quán tốt đẹp thể hiện "Kính già, yêu trẻ"
của dân tộc ta.
- Kết luận: Đó là những phong tục, tập quán tốt
đẹp, chúng ta cần tiếp tục giữ gìn và phát huy.
* Củng cố, dặn dò: (2’)
-Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
+ Người già luôn được chào hỏi,
kính trọng
+ Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc
ông bà, cha mẹ
+ Tổ chức lễ thượng thọ của ông bà,
cha mẹ
+ Trẻ em được mừng tuổi, tặng quà
mỗi dịp lễ, Tết.
- Các nhóm khác bổ sung
- HS lắng nghe
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
12
TUẦN 13,14 – Thứ 6
Bài 7
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết :
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vi sao cần tôn trọng phụ nữ.
- Trẻ em cần được đối xử bình đẳng, không phân biệt trẻ trai hay trẻ gái
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạt học :

- GV: + Bảng phụ
+ Phiếu học tập
- HS : thẻ màu
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Trình bày những việc đã làm để giúp đỡ người
già và trẻ em ?
- 2, 3 HS trình bày
- Các em khác trao đổi
* Hoạt dộng 1: (12’) Tìm hiểu thông tin
- GV yêu cầu các nhóm đọc và tìm hiểu thông tin
để giới thiệu về nội dung một bức ảnh ở SGK.
- Phát phiếu học tập
- Kết luận: Phụ nữ không chỉ có vai trò quan
trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn
vào cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất
nước ...
- GV nêu câu hỏi :
 Em hãy kể các công việc của người phụ
nữ trong gia đình, trong xã hội mà em
biết.
 Tại sao phụ nữ là những người đáng được
tôn trọng ?
- HS làm việc theo 4 nhóm, theo
phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS lắng nghe.

- Trong gia đình: Nấu nướng, giặt
giũ, chăm sóc con cái, ...
- Trong xã hội: giáo viên, bác sĩ, ...
- Vì phụ nữ phải làm rất nhiều việc
trong gia đình và cả việc xã hội, ...
- Các em khác nhận xét, bổ sung.
HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: (8’) Làm bài tập 1, SGK
- GV nêu yêu cầu
- GV theo dõi
- GV kết luận
- HS thảo luận theo nhóm 2 rồi trình
bày ý kiến.
- Các việc làm biểu hiện sự tôn
trọng phụ nữ là : a,b
- Các việc làm biểu hiện thái độ
chưa tôn trọng phụ nữ: c,d
* Hoạt động 3: (8’) Bày tỏ thái độ
- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2 và yêu
cầu HS đưa thẻ để bày tỏ thái độ: tán thành (đỏ),
- HS đưa thẻ bày tỏ thái độ theo quy
ước.
- HS giải thích lí do vì sao tán thành
Trường TH Nguyễn Trãi GV Ngô Dưỡng
13

×