Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

CHIEN TRANH TG II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.18 KB, 22 trang )

Đệ nhị thế chiến
Đệ nhị thế chiến
Thời gian 1 tháng 9 năm 1939 – 2 tháng 9 năm 1945
Địa điểm châu Âu, Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Trung Đông, Địa
Trung Hải và châu Phi
Nguyên
nhân bùng nổ
Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan, Nhật tấn công Trân Châu
Cảng.
Kết quả Quân Đồng Minh thắng. Hoa Kỳ và Liên Xô trở thành siêu
cường quốc. Chiến tranh Lạnh diễn ra.
Tham chiến
Đồng Minh:
Hoa Kỳ
Anh
Liên Xô
Trung Hoa Dân Quốc
nhiều nước khác
Phe Trục:
Đức
Ý
Nhật
nhiều nước khác
Chỉ huy
Winston
Churchill
Franklin Roosevelt
Iosif Stalin
Tưởng Giới Thạch
Adolf Hitler
Benito Mussolini


Hideki Tojo
Thương vong
Tử vong quân sự:
17.000.000
Tử vong dân sự:
33.000.000
Tổng tử vong:
50.000.000
Tử vong quân sự:
8.000.000
Tử vong dân sự:
4.000.000
Tổng tử vong:
12.000.000
Đệ nhị thế chiến (cũng được nhắc đến với tên gọi Chiến tranh thế giới lần thứ hai,
Thế chiến thứ hai, hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm
khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng
Minh và Trục (phát-xít). Tất cả mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến
này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân
loại.
Các nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh
cãi, trong đó có Hòa ước Versailles, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa dân tộc và chủ
nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một
số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số
người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn
1
một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào
năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai thế chiến chỉ là một cuộc chiến được chia
ra bởi một cuộc ngừng bắn.
Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung

Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông Á và Đông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại
châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho
đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này, kể cả các hành động tàn sát diệt
chủng của Đức Quốc Xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn
đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết,
Trung Quốc với 10 triệu người, theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5.6 triệu
người chết so với 34.8 người trước chiến tranh). Đệ nhị thế chiến là một cuộc chiến tranh
toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị bom hàng loạt.
Riêng đối với Liên Xô, khoảng từ 2,5 cho tới 3,2 triệu người đã chết không phải do sự
chiếm đóng của quân Đức mà do chính sách khủng bố của chính quyền Xô viết
Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa v.v. là một số phát minh trong cuộc chiến.
Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây
do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh
hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall
trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng
minh trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết
đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến
tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa
nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa và nước quốc dân đảng Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.
Mục lục
• 1 Hoàn cảnh và nguyên nhân
o 1.1 Tình hình Âu Châu
o 1.2 Tình hình Á Châu
• 2 Chiến trường châu Âu
o 2.1 Sự bành trướng của Đức và Liên Xô
• 3 Chiến trường Địa Trung Hải
o 3.1 Chiến dịch Bắc Phi
o 3.2 Mặt trận phía Đông

o 3.3 Chiến dịch Ý
o 3.4 Mặt trận phía Tây
o 3.5 Lực lượng phe Trục thua cuộc tại châu Âu
• 4 Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương
2
o 4.1 Sự bành trướng của Nhật Bản
o 4.2 Nhật Bản thua cuộc
• 5 Ảnh hưởng đến dân thường
o 5.1 Trại tập trung Đức quốc xã (Holocaust)
o 5.2 Xô Viết
o 5.3 Nhật
o 5.4 Các Đồng Minh Tây phương
o 5.5 Chiến tranh tổng lực
• 6 Hậu quả
o 6.1 Hậu quả lâu dài
• 7 Các nước tham chiến và hậu quả
• 8 Tóm tắt
• 9 Tham khảo
• 10 Liên kết ngoài
Hoàn cảnh và nguyên nhân
Lý do dẫn đến Đệ nhị thế chiến khác nhau trong mỗi nơi giao chiến. Tại châu Âu, lý do
nằm xung quanh hậu quả của Đệ nhất thế chiến: Đức muốn tránh phải tuân theo các điều
kiện trong Hòa ước Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ
nghĩa này có tham vọng cao, trong khi tình hình không ổn định tại Trung Âu và Đông Âu
sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ xảy ra. Tại Thái Bình Dương, ý định
biến thành cường quốc của Nhật Bản và sự thắng thế của một số thủ lãnh quân phiệt đã
khiến nước này có ý đồ chiếm Trung Quốc và các nước lân cận để thoả mãn nhu cầu tài
nguyên mà nước đảo nhỏ bé này không tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốn Nhật Bản vào
chiến tranh.
Tình hình Âu Châu

Đức Quốc Xã diễu binh chiến thắng ở Warszawa, thủ đô Ba Lan
Vào thập niên 1920 và 1930, chế độ phát xít giành được quyền lực tại Ý và Đức trong
khi các đảng phát xít khác cũng có nhiều thế lực trong chính trường Trung Âu. Riêng tại
Đức, đảng Đức quốc xã và thủ lĩnh Adolf Hitler đang có hoài bão tạo ra một chính quyền
3
kiểu mẫu. Họ đã khơi dậy và khai thác niềm tự hào dân tộc của người Đức, cũng như các
nền tảng trụ cột của chủ nghĩa phát xít như sự tôn trọng quân đội và tuân thủ chính quyền.
Các sự kiện này khiến Đức trở thành một nước hùng mạnh với quân đội mạnh được xây
dựng trên nền tảng tư tưởng chiến lược, một nền công nghiệp phát triển nhanh trong môi
trường khuyến khích thương mại và sự ủng hộ của dân chúng trong việc giành lại đất đai đã
bị mất sau Đệ nhất thế chiến và danh dự quốc gia. Tại Ý, Benito Mussolini cũng dùng thuật
hùng biện như Hitler, nhưng ít thành công hơn.
Sau khi Hitler lên nắm chính quyền, ông ta đặt ưu tiên vào việc tái tạo quân đội. Đức
bỏ tiền ra để nghiên cứu các vũ khí nguy hiểm hơn và xây dựng các công nghiệp quân sự.
Các thoả thuận với Liên Xô cho phép Đức huấn luyện các đơn vị lính trong bí mật, trái phép
với Hiệp ước Versailles. Vào năm 1936, Hitler tái chiếm đóng Rhineland và vào năm 1938,
Đức Quốc Xã sát nhập nước Áo.
Sau khi Áo bị sát nhập với Đức, Hitler đòi hỏi vùng Sudentenland từ Tiệp Khắc. Hai
nước Anh và Pháp không muốn tham chiến cho nên đã vứt bỏ liên minh quân sự với Cộng
hoà Tiệp Khắc và ký Thoả thuận München vào ngày 29 tháng 9 để nhân nhượng Đức. Đến
ngày 16 tháng 3 năm 1939, Đức đã chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc. Ý theo gương Đức, đã
tiến hành xâm lược Ethiopia năm 1935 và sát nhập Albania vào ngày 12 tháng 4 năm 1939.
Vào ngày 22 tháng 5, Ý và Đức ký Hiệp ước Thép, chính thức hoá liên minh quân sự
giữa hai nước. Vào ngày 23 tháng 8, Đức và Liên Xô ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, một
thoả thuận không xâm lược trong đó có một điều khoản bí mật chia sẻ Đông Âu giữa hai
nước này. Thoả thuận này làm các nước Tây phương ngạc nhiên, nếu nhớ rằng hai nước này
đã ủng hộ hai phía khác nhau trong Nội chiến Tây Ban Nha vừa mới kết thúc.
Tình hình Á Châu
Xem chi tiết:Chiến tranh biên giới Xô-Nhật
Xe thiết giáp Liên Xô bị quân Nhật phá hủy ở Khalkhyn Gol

Tại châu Á, Nhật Bản đã có mặt tại Trung Quốc khi chiến tranh bắt đầu. Các khu vực
bị Nhật chiếm đóng trong quốc gia suy yếu này ngày càng nhiều trong những năm cuối thập
niên 1930. Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) đã bùng nổ sau khi hai phía quốc dân đảng
và cộng sản bớt đánh nhau để tập trung vào việc đánh đuổi Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc.
Lúc đầu, Trung Quốc giành được một số thắng lợi, nhưng sau này chiều hướng quay sang
phía Nhật và họ đã chiếm đóng hầu hết miền tây Trung Quốc. Trong cuộc tấn công của Nhật
4
có nhiều sự kiện khi dân thường bị tàn sát tàn nhẫn, trong đó có sự kiện Thảm sát Nam Kinh,
đã khiến dư luận quốc tế ra áp lực đòi hỏi Nhật rời khỏi Trung Quốc. Hoa Kỳ, trong khi biệt
lập đối với châu Âu, đã bày tỏ sự quan tâm đối với các hoạt động của Nhật, và bắt đầu dùng
các biện pháp trừng phạt như không cho hàng hóa được tàu chở đến Nhật, nhất là dầu mỏ.
Viên sỹ quan người Nhật tặng kẹo cho em bé Trung Hoa
Nhật đã chiếm đóng hầu hết các khu vực thành thị và công nghiệp tại Trung Quốc
trước khi Đệ nhị thế chiến bắt đầu. Tuy thế, Trung Quốc không có hai tài nguyên quan trọng
trong việc phát triển và bảo đảm an ninh của Nhật: đó là dầu mỏ và cao su. Có hai quan
điểm trong các tướng lãnh Nhật về cách đạt được các tài nguyên này: một là đánh vào phía
Bắc, tức là vào lãnh thổ Liên Xô và chiếm lấy một phần lớn của Tây Bá Lợi Á và hai là đánh
xuống phía Nam vào các thuộc địa của Âu Châu tại Đông Nam Á. Sau Chiến tranh biên giới
Xô-Nhật, nhiều người nghĩ rằng Nhật đã cho rằng cách đánh vào phía Bắc không thể đạt
được.
Chiến trường châu Âu
Sự bành trướng của Đức và Liên Xô
Phi cơ BF-110s của Không quân Đức vượt biên giới Ba Lan
5
Vào ngày 1 tháng 9, chỉ một tuần sau khi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được ký kết,
Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức để làm tròn bổn phận
theo hiệp ước với Ba Lan. Vào ngày 17 tháng 9, lực lượng Liên Xô tiến vào Ba Lan từ miền
đông khi biên giới đã bỏ trống do Ba Lan chuyển quân sang phía Tây chống Đức, với lý do
bảo vệ kiều dân của họ. Sự xâm nhập từ miền đông của một nước mạnh khiến chính phủ Ba
Lan phải ra lệnh quân đội rút khỏi đất nước và tổ chức lại ở Pháp. Đến ngày 6 tháng 10, Ba

Lan đã bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Lãnh thổ
Ba Lan do Đức kiểm soát nằm dưới quản lý của 1 viên Toàn quyền Đức trong khi lãnh thổ
Ba Lan bị Liên Xô chiếm giữ được sáp nhập vào nước này.
Ngay sau đó, lực lượng Liên Xô bắt đầu chiến tranh xâm lược các nước cộng hòa gần
biển Baltic nhưng đã bị Phần Lan phản kháng quyết liệt, dẫn đến Chiến tranh Liên Xô-Phần
Lan (1940) vào ngày 30 tháng 11 cho đến tháng 3 năm 1940. Cũng vào lúc này, Đức và các
nước Đồng Minh Tây phương đang trải qua một sự yên tĩnh buồn cười, với không một phía
nào chịu ra tay trước. Sự yên tĩnh này kết thúc khi cả hai bên đều tính giành các nước
Scandinavia còn lại và các khu mỏ quặng sắt quý giá ở Thụy Điển. Vào tháng 4, hai phía
ngẫu nhiên bắt đầu hành quân cùng lúc và kết quả là Đức chiếm đóng được Đan Mạch trong
khi một cuộc xung đột xảy ra tại Na Uy (xung đột đầu tiên giữa Đồng Minh và Trục). Cuộc
xung đột tại Na Uy cho thấy lực lượng hai phía là cân bằng, diễn biến nghiêng về phía Đức
khi nước này khởi sự một cuộc tấn công vào Pháp vào ngày 10 tháng 5, bắt buộc các lực
lượng Anh và Pháp đang ở Na Uy phải rút lui.
Phân chia phạm vi chiếm đóng giữa Liên Xô (trái) và Đức Quốc Xã (phải) ở Ba Lan
Cuộc tấn công vào Pháp và các nước Hà Lan, Bỉ và Luxembourg diễn ra rất nhanh
chóng và hiệu quả. Người Đức đã huy động vào mặt trận này 3.350.000 quân, nhiều hơn bất
kỳ mặt trận nào khác trong Thế chiến II. Trong vòng một tháng lực lượng Anh phải rút khỏi
lục địa. Ý, với ý định thâu chiếm lãnh thổ, tuyên chiến với Pháp (nay đã tê liệt). Đến cuối
tháng 6, Pháp đã đầu hàng, bị lực lượng Đức chiếm đóng hầu hết phần lớn các lãnh thổ,
phần còn lại do chính quyền bù nhìn Vichy điều hành.
6
Sau khi Pháp sụp đổ, chỉ còn Anh chống lại Đức. Đức khởi đầu một cuộc tấn công hai
nhánh vào Anh. Nhánh thứ nhất là những cuộc hải chiến trên Đại Tây Dương giữa các tàu
ngầm, nay có thể sử dụng các cảng tại Pháp, và Hải quân Hoàng gia Anh. Các tàu ngầm
được dùng để cản trở việc đưa hàng hóa theo đường biển. Nhánh thứ hai là một cuộc không
chiến trên bầu trời Anh khi Đức dùng Không quân của họ để tiêu diệt Không quân Hoàng
gia Anh, với ý định sử dụng ưu thế không gian để đổ bộ. Đến năm 1941, khi Anh vẫn còn
đứng vững, và vì một số nỗi lo âu khác nổi lên, Đức rút lực lượng Không quân ra khỏi nước
Anh.

Chiến trường Địa Trung Hải
Trong khi Đức đang tập trung lực lượng đánh Anh, Ý mở cuộc tấn công Hy Lạp vào
ngày 28 tháng 10 năm 1940. Cuộc tấn công này hoàn toàn thất bại: Hy Lạp chẳng những
đánh lui Ý trở lại Albania, mà còn tham chiến theo phía Đồng Minh (trước đó Hy Lạp trung
lập), cho phép Anh đổ bộ tại nước này để viện trợ và phòng thủ. Trong khi Ý đang đương
đầu với Hy Lạp, nước Nam Tư láng giềng bị một cuộc đảo chính vào ngày 27 tháng 3 năm
1941, đồng thời trục xuất chính quyền đã ký Hiệp ước Ba Bên chỉ ba ngày trước.
Các cường quốc phe Trục ký kết với sự hiện diện của Saburo Kurusu, Galeazzo Ciano
và Adolf Hitler năm 1940.
Trong khi bất phân thắng bại với Anh trên bầu trời đảo này, Đức cho một số quân đi ổn
định khu vực Balkan. Kế hoạch được đặt ra và Đức mở cuộc tấn công cả hai nước Nam Tư
và Hy Lạp vào ngày 6 tháng 4, quét sạnh và chiếm giữ khu vực này sau trận đánh tại Crete.
Chiến dịch Bắc Phi
Vào tháng 8 năm 1940, với lực lượng lớn của Pháp tại Bắc Phi chính thức trung lập
trong cuộc chiến, Ý mở một cuộc tấn công vào thuộc địa Somalia của Anh tại Đông Phi.
Vào tháng 9 xâm lược vào Ai Cập (cũng đang dưới sự kiểm soát của Anh). Cả hai cuộc xâm
lược này đều thất bại sau khi lực lượng Anh đẩy Ý ra khỏi cả hai khu vực và chiếm được
nhiều thuộc địa Ý, trong đó có Đông Phi thuộc Ý và Libya.
7
Quân Anh ở mặt trận Bắc Phi
Với sự thất bại của Ý, và thấy phe Trục có nguy cơ bị đẩy khỏi toàn bộ Phi Châu, Đức
gửi Quân đoàn Phi châu Đức dưới sự chỉ huy của Erwin Rommel đến Libya để tăng viện
cho đồng minh của mình vào tháng 2 năm 1941. Đơn vị này, cùng với quân Ý, đã đánh một
trận đánh ác liệt ven bờ biển Cyrenaica với lực lượng Anh vào năm 1941 và 1942. Cùng với
trận chiến này, Hải quân Hoàng gia Anh và Regia Maria của Ý cũng đánh nhau để giành
tuyến đường tiếp tế trên Địa Trung Hải, điển hình là trận đấu tại căn cứ quan trọng tại Malta.
Tướng Erwin Rommel và Quân đoàn Phi Châu ở Bắc Phi
Vào đầu năm 1942, việc Anh thắng lợi trong cuộc đánh bại lực lượng Regia Maria
khiến phía Đồng Minh thêm quân nhu và vật chất. Việc này cho phép các lực lượng Anh đẩy
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×