Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số câu hỏi về lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.86 KB, 18 trang )

Một vài câu hỏi về Lòch sử Việt Nam
Phần 1
I. Đâu là câu trả lời đúng:
1. Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là gì?
c) Văn Lang
2. Ai là người thiết kế và chỉ huy cơng trình xây thành Cổ Loa?
b) Cao Lỗ
3. Nước Văn Lang theo sử cũ chia làm bao nhiêu bộ?
b) 15 bộ
4. Vua Hùng Vương đã đóng đơ ở nơi nào?
c) Phong Châu (Việt Trì, Vĩnh Phú)
5. Hãy cho biết q hương của Trưng Trắc, Trưng Nhị?
b) Mê Linh
6. Ai đã giết Thi Sách?
a) Tơ Định
7. Ai là người Việt đầu tiên được vua Hán phong làm chức thái thú?
b) Trương Trọng
8. Ai đã phong Triệu Thị Trinh là: "Bật chính anh liệt hùng tài trinh"?
a) Lý Nam Đế
9. Triệu Thị Trinh cùng người anh tập hợp nghĩa qn khi bà bao nhiêu tuổi?
c) 19 tuổi
10. Sau khi được Lý Nam Đế trao quyền, Triệu Việt Vương đã chọn nơi nào làm căn cứ
chống giặc ?
a) Dạ Trạch (Bãi Màn Trò, Hải Hưng)
II. Điền vào chỗ trống:
1. Nhà Hán chia Giao Chỉ ra làm 9 quận.
2. Tơ Định làm thái thú quận Giao Chỉ từ năm Giáp Ngọ (34).
3. Trưng Trắc, Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng Hát giang vào ngày mùng 6 tháng 2
năm Q Mão (43).
4. Vua Ngô đã phái tướng Lục Dận sang Giao Chỉ làm thứ sử đàn áp cuộc khởi nghĩa của
Triệu Thị Trinh.


5. Mã Viện có cho dựng một cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới khắc sáu chữ là: "Đồng trụ
chiết, Giao Chỉ diệt".
6. Vua Lý Nam Đế tên thật là Lý Bôn hay Lý Bí. Sinh ngày 12 tháng 9 năm Quí Mùi (17-
10-503).
7. Thời Lý Nam Đế nước ta có tên là Vạn Xuân.
8. Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của nước ta đã được xây dựng vào thời vua Lý Nam Đế có
tên là chùa Khai Quốc.
9. Triệu Quang Phục thường được dân gian ta gọi là Dạ Trạch Vương.
10. Triệu Việt Vương đã bị tên phản trắc Lý Phật Tử đem quân đánh bại.
III. Trả lời một số câu hỏi:
1. Hãy nêu một số đặc điểm của thành Cổ Loa?
Thành có 9 vòng, chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km... Diện
tích thành trung tâm lên tới 2 km
2
. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu,
khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, luỹ xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt
trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-
12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính tới 2,2
triệu mét khối, chân thành được chẹn một lớp đá tảng, hòn nhỏ có đường kính 15cm, hòn
lớn 60cm. Xung quanh Cổ Loa, có một mạng lưới thủy văn dầy đặc, tạo thành một vùng
khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng một căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thành có 9 lớp
xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống (cung tên).
2. Hãy cho biết một số đặc điểm sống và phong tục văn hoá của người Văn Lang?
Thời ấy người Văn Lang lấy vỏ cây làm áo, bện cỏ làm chiếu, lấy nước nhựa cây làm rượu,
lấy bột cây quang lang làm cơm (tức cây đao, thân to như cây cọ, thân cây có bột ăn được)
lấy cầm thú ngư trùng làm mắm, lấy rễ gừng làm muối. Cày bằng đao, cắt bằng lửa, làm
cơm nếp bằng ống tre, gác cây làm nhà sàn, cắt ngắn tóc để đi trong rừng cho tiện, khi có
người chết thì lấy cối chày không ra mà giã để báo tin cho hàng xóm, trai gái lấy nhau chưa
dùng trầu cau mà lấy phong muối làm đầu v.v...
3. Bác Hồ đã từng dạy gì khi Bác đi thăm đền Hùng?

Bác đã dạy hai câu thơ:
"Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"
4. Nguyên nhân làm cho nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà?
Có 3 nguyên nhân chủ yếu:
- Không nghe lời can ngăn của tướng quân Cao Lỗ.
- Bí mật nỏ Liên Châu và cách bố phòng trong thành bị Trọng Thủy nắm rõ.
- Chủ quan khi Triệu Đà tấn công.
5. Hãy tóm tắt ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
Trưng Trắc, Trưng Nhị quê ở Mê Linh. Quan lạc tướng Chu Diên muốn liên kết lực lượng
giữa hai vùng nên đã cho con trai là Thi Sách kết duyên cùng Trưng Trắc. Tô Định giật
mình trước cuộc kết duyên này vì thực chất là sự liên kết thế lực giữa hai vùng nên đã giết
Thi Sách. Tin dữ xảy đến Trưng Trắc quyết trả thù, nên đã hiệu triệu toàn dân Mê Linh tiến
đánh thành Luy Lâu. Trong phút chốc thành bị phá. Tô Định hoảng sợ chạy về nước. Hai
Bà Trưng được tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh, phong chức tước cho các nam, nữ tướng
sĩ. Năm Tân Sửu vua Hán sai Mã Viện, Lưu Long và Đoàn Chí đem 20 vạn tinh binh kéo
sang đánh Trưng Vương. Một loạt trận huyết chiến nổ ra. Dân Việt không đương nổi, sức
lực của người Việt hầu như dốc cạn. Ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão, Trưng Trắc,
Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng Hát Giang.
6. Hãy tóm tắt ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh?
Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ, là em gái Triệu Quốc Đạt một hào trưởng ở
miền núi Quan Yên. Năm 19 tuổi bà cùng người anh tập hợp nghĩa quân lập căn cứ Phú
Điền. Năm Mậu Thìn nghĩa quân bắt đầu tấn công quân Ngô. Các thành ấp của quân Ngô
đều bị đánh tan. Kẻ cai trị số bị giết, số chạy thoát. Hay tin, vua Ngô sai Lục Dận đem
8000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Sau 6 tháng chống chọi vì có kẻ phản bội, bà đã hi sinh
trên núi Tùng. Bấy giờ bà mới 23 tuổi.
7. Hãy kể một vài chính sách đô hộ của nhà Đông Hán đối với dân Việt?
Chúng bắt dân Việt phải theo phong tục tập quán sống như người Hán. Chúng còn bắt dân
ta học chữ Hán và tiếng Hán, truyền bá các tư tưởng "thần phục thiên tử", "quy phục thiên
triều". Hàng năm, chúng bắt dân ta phải nộp cống nào sừng tê, ngà voi , gỗ trầm, ngọc trai,

đồi mồi, san hô, kể cả hoa quả quý như vải, nhãn, dứa v.v... Cả đến những thợ thủ công tài
hoa cũng bị trở thành đồ cống.
8. Bạn biết gì về Trương Trọng?
Trương Trọng là thuộc lại quận Nhật Nam.
Cuối năm 78, theo lệ nhà Hán, Trương Trọng được viên thái thú cử sang kinh đô Lạc
Dương (Hà Nam) để tâu bày công việc trong quận lên vua Hán. Hán Minh Đế thấy Trương
Trọng người thấp bé lại là dân "man di" bèn hỏi xách mé:
- Viên tiểu lại kia người quận nào?
Trương Trọng trong lòng khó chịu nhưng điềm tĩnh đáp:
- Tôi là người thay mặt thái thú quận Nhật Nam vào chầu vua chứ không phải một viên tiểu
lại. Bệ hạ muốn dùng người tài cán hai chỉ muốn đo xương thịt?
Bất ngờ bị đối thủ trả lời cứng cỏi lại đứng đắn vua Hán giận lắm nhưng không làm gì
được.
Mấy ngày sau, nhân tết Nguyên Đán, vua mở tiệc yến. Nhận thấy trong số các quan vào
chúc tết có Trương Trọng, vua Hán muốn rửa nhục bữa trước bèn hỏi Trương Trọng:
- "Nhật Nam" có nghĩa là "phương Nam mặt trời". Ta nghe nói tất cả nhà cửa xứ ấy đều
quay về phương Bắc để trông thấy mặt trời có phải không?
Thấy vua Hán kiêu ngạo tự ví mình là mặt trời, bắt mọi người phải ngưỡng mộ sùng bái,
Trương Trọng quyết trả miếng. Bởi thế, trước trăm quan cùng một tâm địa cậy thế nước
lớn miệt thị nước nhỏ, Trương Trọng chậm rãi đáp:
- "Nhật Nam" không phải là phía Nam mặt trời. Một bậc túc nho không ai hiều như thế.
Đất Trung Nguyên (Trung Quốc) có quận gọi là "Vân Trung" nhưng quận ấy có ở trong
mây đâu? Có quận gọi là "Kim Thành" nhưng có phải là thành xây bằng vàng đâu? Ấy là
đặt tên thế thôi chứ thực không phải như thế. Lại nữa, ở nơi nào thì mặt trời cũng đều mọc
ở đằng đông, kẻ thất phu cũng hiểu được như thế. Còn ở xứ Nhật Nam không ai xoay về
phương Bắc để trông thấy mặt trời. Ngược lại "lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam" là
tục lệ của dân Nhật Nam. Chứ chẳng ai thay đổi được tục lệ đó.
Vua Hán và quần thần ngây người trước câu đối đáp rắn rỏi, mạnh mẽ của viên sứ thần có
tầm vóc bé nhỏ mà trí tuệ lớn. Về sau Trương Trọng được vua Hán cho làm thái thú quận
Kim Thành.

9. Nước Việt Nam ta đã trải qua bao nhiêu lần đổi niên hiệu? Kể rõ?
Nước Việt Nam ta đã trải qua 7 lần đổi niên hiệu:
- Văn Lang (Thời các vua Hùng)
- Âu Lạc (Thời Thục An Dương Vương)
- Vạn Xuân (Thời Tiền Lý - Lý Nam Đế)
- Đại Cổ Việt (Thời nhà Đinh)
- Đại Việt (Thời nhà Lý)
- Đại Ngu (Thời nhà Hồ)
- Việt Nam (Thời nhà Nguyễn - vua Gia Long Nguyễn Ánh)
10. Bạn biết gì về truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ"?
Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc ta là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng
An Lữ, Thuận Thành, Hà Bắc.
Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ
Linh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vũ Tiên, sau đó sinh được một
người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con
trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam
xưng là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương làm vua vào quãng năm Nhâm Tuất
(2879 trước công nguyên) và lấy con gái Thần Long là vua hồ Động Đình sinh được một
con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân, sau lấy con gái Đế
Lai là Âu Cơ sinh một cái bọc có trăm trứng, trăm trứng ấy nở thành trăm con trai. Một
ngày, Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thuỷ hoả
khác nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm chục người
theo mẹ về núi, năm chục người theo cha về biển, chia nhau thống trị các sứ, đó là thủy tổ
của các nhóm Bách Việt. Người con trưởng trong số các con theo mẹ lên Phong Sơn, được
tôn làm vua gọi là Hùng Vương.
Phaàn 2
I. Đâu là câu trả lời đúng:
1. Khi đánh bại Lý Phật Tử, nhà Tùy đã chia nước ta thành bao nhiêu quận?
a) 3 quận
2. Phùng Hưng là con cả của ai?

b) Phùng Hạp Khanh
3. Họ Khúc đã trải qua bao đời nối nghiệp?
a) 3 đời
4. Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng diễn ra vào khoảng thời gian nào?
c) năm 938
5. Ngô Quyền đã lợi dụng hiện tượng gì từ thiên nhiên để đánh bại quân Nam Hán?
c) thủy triều
6. Tướng quân Nam Hán chủ lực trong trận Bạch Đằng là ai?
a) Hoàng Thao
7. Đinh Bộ Lĩnh quê ở đâu?
a) Hoa Lư (Ninh Bình)
8. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế vào năm nào?
c) năm 968
9. Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn đã bị ai giết hại?
a) Đỗ Thích
10. Năm Canh Dần (990), Lê Hoàn đã được vua Tống phong hai chữ là gì?
b) Đặc tiến
II. Câu nào đúng và câu nào sai. Nếu sai bạn hãy sửa lại:
1. Chùa một cột được xây dựng vào thời vua Lý Thánh Tông.
- Sai.
- Chùa một cột được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tông.
2. Lý Thánh Tông là ông vua rất ưa chuộng Phật giáo.
- Đúng.
3. Lý Công Uẩn là người khởi nghiệp triều Lý hiển hách.
- Đúng.
4. Triều Lý đã trải qua 10 đời vua.
- Sai.
- Triều Lý đã trải qua 9 đời vua.
5. Vào thời vua Lý Nhân Tông, trường đại học đầu tiên đã được xây dựng.
- Đúng.

6. Lý Huệ Tông đã truyền ngôi cho Chiêu Thánh rồi vào ở chùa Chân Giáo.
- Đúng.
7. Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến.
-Đúng.
8. Ngày 7 tháng 2 năm Bính Dần (906), vua Đường phong cho Khúc Thừa Dụ chức "Tĩnh
Hải hành quân Tư mã quyền chi lưu hậu".
- Sai.
- Ngày 7 tháng 2 năm Bính Dần (906), vua Đường phong cho Khúc Thừa Dụ chức "Tĩnh
Hải quận Tiết Độ Sứ tước Chống bình dương sự".
9. Nhà Tiền Lê tồn tại trong 25 năm, trải qua 3 đời vua.
-Sai.
- Nhà Tiền Lê tồn tại trong 29 năm, trải qua 3 đời vua.
10. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan diễn ra vào quãng năm Nhâm Tuất (722) đời vua
Huyền Tông nhà Đường.
- Đúng.
III. Điền vào chỗ trống:
1. Bản đồ đầu tiên của nước Đại Việt đã được vua Lý Anh Tông dầy công tạo dựng.
2. Vua Thái Tông trị vì đất nước được 27 năm, mất năm Giáp Ngọ (1054), thọ 55 tuổi.
3. Vua Lý Thái Tổ có 5 hoàng tử là: Thái Tông Phật Mã, Dực Thánh vương, Khai Quốc
Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoảng.
4. Trần Thủ Độ là người có công khởi nghiệp triều Trần.
5. Lý Công Uẩn đã từng được sư Vạn Hạnh tiên đoán về việc khởi nghiệp của triều Lý.
6. Lý Công Uẩn đã được sinh ra trong một hoàn cảnh đặc biệt ở chùa Ứng Tâm.
7. Đại La được đổi tên thành "Thăng Long thành" vào thời vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn).
8. Ngô Quyền là bộ tướng của Dương Đình Nghệ sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897)
ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội).
9. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
10. Đinh Toàn (Phế Đế) đã hy sinh trong chuyến đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cẩm
Thủy, Thanh Hoá.
IV. Hãy trả lời một số câu hỏi:

1. Vì sao Dương Vân Nga và Ỷ Lan đã bị sử sách phong kiến xoá sạch công lao?
- Dương Vân Nga: Vì bà đã trao chiếc long bào cho Lê Hoàn, về sau lại trở thành vợ Lê
Hoàn nên sử sách phong kiến đã xoá sạch công lao của bà.
- Ỷ Lan: Vì bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương (người đã dựa vào thế lực của Thái
sư Lý Đạo Thành gạt bà ra khỏi triều đình) cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến
chết. Vì tội trạng ấy, sử sách phong kiến đã xóa sạch mọi công lao của bà đối với dân
nước.
2. Những biểu hiện nào cho thấy Lê Hoàn là ông vua nội trị và ngoại giao xuất sắc?
Khi vừa đại thắng quân Tống, Lê Hoàn đã dốc sức chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bên trong, Lê Hoàn chống cát cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế. Đối với bên ngoài ông
thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập
của đất nước. Khi sứ nhà Tống là Trần Cảo sang sắc phong, Lê Hoàn đã có những chủ
trương làm nổi lên sự hùng mạnh của đất nước. Sứ Tống và cả Tống triều đều phải nể
phục.
3. Hãy kể vắn tắt trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền làm chủ tướng?
Mùa Đông năm Mậu Tuất (938), vua Nam Hán là Lưu Cung cho con là Vạn vương Hoàng
Thao đem quân sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp nghĩa quân
chống giặc mạnh. Sau khi giết tên nội phản Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền đã cho bố trí một
trận địa cọc nhọn bịt sắt cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi nước triều lên ông cho dụ
thuyền giặc vào bên trong hàng cọc, đợi khi thủy triều xuống sẽ dốc toàn sức tiêu diệt địch
bằng một trận quyết chiến nhanh gọn.
Tháng 12 năm Mậu Tuất (938) các chiến thuyền của giặc hùng hổ vượt biển tiến vào sông
Bạch Đằng. Chúng nghênh ngang tràn vào trận địa mai phục của Ngô Quyền. Bị đánh bất
ngờ nên chỉ trong một thời gian rất ngắn thuyền giặc bị đắm gần hết, quân giặc bị chết quá
nửa, máu chảy loang đỏ khúc sông, Hoàng Thao cũng bị đâm chết tại trận. Quân Tống
triều hoàn toàn bị tiêu diệt.
4. Hãy ghi lại một bài thơ ca ngợi người anh hùng Mai Hắc Đế của nhân dân ta?
Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng
Vạn An thành lũy khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức

Trăm trận Lý Đường phục võ công
Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.
5. Hãy chứng minh vua Lý Thánh Tông là vị vua rất để tâm đến phái Phật giáo?
Lý Thánh Tông đã cho xây cất nhiều chùa chiền và là người sáng lập phái Phật giáo Thảo
Đường. Lý luận của Thảo Đường thoả mãn sự đòi hỏi của vua muốn phát triển ý thức dân
tộc, muốn độc lập, tự cường, chống sự xâm lăng của Bắc Tống, hoà hợp với Khổng học tạo
nên sự thống nhất giữa ý chí và hành động của giới tu hành, thứ dân, nhằm xây dựng một
nước Đại Việt hùng mạnh. Khác với các triều đại trước, Lý Thánh Tông đem đạo vào đời,
mà cuộc đời ấy, theo nhà vua, phải lấy việc phụng sự dân tộc, lấy sự đồng tâm nhất trí làm
mục đích để tập trung vào hành động thiết thực, cứu thế bằng đức tin. Vua đã tìm thấy
trong Phật học triết lý sinh thành dưỡng dục theo nghĩa dài lâu nối tiếp, là phương tiện dạy
cho dân hiểu mình là ai, lấy ý chí tự cường để thắng số mệnh, phụng sự cho sự phồn vinh
bền vững của quốc gia.
6. Vua Lê Long Đĩnh là một ông vua tàn bạo, bạn hãy chứng minh điều đó?
Long Đĩnh đã giết anh, cướp ngôi vua. Thích lấy việc giết làm trò chơi. Có những tội nhân
phải tội hình, vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt cho chết. Có trường hợp vua
cho tù trèo lên cây cao rồi sai người chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ người vào sọt rồi đem thẻ
xuống sông. Vua thích chí ngồi xem đao phủ thực hiện mệnh lệnh ác độc của mình. Có lần
vua lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, thỉnh thoảng vờ nhỡ tay bổ dao vào đầu nhà sư
chảy máu, trông thấy thế vua thích thú vui vười...
7. Bạn hãy kể công những công tích của Ỷ Lan?
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho
Ỷ Lan. Ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi
sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được
dẹp yên, dân đói đã được cứu sống.
Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối
ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm
quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi
hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên.

Năm Đinh Tỵ (1077), Tống triều phát đại binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh
tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ
An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người
sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc
hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại, lủi thủi rút quân về nước.
8. Hãy kể một số việc làm của vua Lý Thái Tông khi ông đương ngôi?
Khi đương ngôi, Thái Tông luôn dạy dân tôn trọng phép nước, định rõ các bậc hình phạt,
đối với các tội nhẹ, cho được lấy tiền chuộc tội. Hễ năm nào đói kém, hoặc đi đánh giặc
về, vua đều giảm thuế cho dân. Ở trong cung, vua định rõ số hậu phi và cung nữ: Ví như:
hậu và phi: 13 người, ngự nữ: 18 người, nhạc kĩ: 100 người. Tất cả các cung nữ đều phải
học nghề thêu, dệt gấm vóc, khuyến khích triều thần dùng chế phẩm của họ. Cũng trong
thời gian này, Thái Tông đã cho xây dựng "Chùa một cột" một công trình kiến trúc chùa
chiền độc đáo của nước ta.
9. Hãy kể một số công lao của Hoàng hậu Trần Thị Dung?
Trần Thị Dung đã có công chỉ huy giới hoàng tộc chủ động rút khỏi kinh thành trong lần
giặc Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1257), sau đó, đảm nhận việc lo liệu thu nhặt
sắt thép, khích lệ các hiệp thợ rèn đêm ngày rèn binh khí cung cấp cho quân Trần. Trong
trận phản công chiến lược Đông Bộ Đầu tháng 12 năm Đinh Tý (1-1258), đuổi giặc chạy
về nước của dân tộc có một phần công của bà.
10. Tại sao sử sách phong kiến thường coi Trần Thủ Độ như một quyền thần vô học, có tài
mà không có đức, có công với triều Trần, nhưng có tội với triều Lý?
Lý do của việc này là vì Thủ Độ đã giết hết tôn thất nhà Lý. Chuyện rằng: năm Nhâm Thìn
(1232) nhân làm lễ Tiên hậu nhà Lý ở thôn Thái Đường (Đông Ngàn, Bắc Ninh), Thủ Độ
sai làm nhà lá ở trên các hố để đến khi các tôn thất nhà Lý vào tế thì bị sụt cả xuống, rồi
lấy đất đổ lên chôn sống hết.
Phaàn 3
I. Đâu là câu trả lời đúng:
1. Vua Trần Thái Tông là tác giả của tập kí nào sau đây?

×