Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN về ca dao, tục ngữ Địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.2 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I/ĐỀ TÀI :
SƯU TẦM CA DAO TỤC NGỮ DỰ BÁO THỜI TIẾT,KHÍ HẬU
ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ PHỤC VỤ DẠY MÔN ĐỊA LÝ
II/ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tinh thần nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội
khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định “Việc đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu nội dung,
phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học qui định trong luật giáo dục, khắc
phục những mặt hạn chế của chương trình SGK tăng cường tính thực tiễn, kỹ
năng thực hành, năng lực tự học của học sinh...”(Trích theo những vấn đề chung
về đổi mới giáo dục phổ thông)
Nhằm thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với
xã hội” trong việc giảng dạy địa lý, việc gắn lí thuyết ở nhà trường với thực tế
cuộc sống là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy địa lí của giáo viên
và việc học địa lí của học sinh nơi tôi đang công tạc thì vấn đề vận dụng kiến thức
địa lý, quan sát những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình để giải thích
chúng đã góp phần tích cực cho việc dạy - học bộ môn địa lý hiện nay. Đề tài “sưu
tầm ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết, khí hậu địa phương” dựa trên cơ sở tinh
thần đó.
III/CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM
a) Sưu tầm: Sưu tầm là tìm kiếm, thu thập.
b)Tục ngữ, ca dao: - Tục ngữ là câu tự nó diễn đạt một số ý, một nhận xét, một
kinh nghiệm...có khi là một sự phê phán. Nó là một thể loại sáng tác ngang hàng
với các loại ca dao - dân ca. Hầu hết các tục ngữ do nhân dân sáng tác, nhưng
cũng có một số ít các câu được rút ra từ các thi phẩm được phổ biến rộng rãi trong
dân gian. Tục ngữ được cấu tạo trên nhũng cơ sở khác nhau về sinh hoạt,về sản
xuất trong một quá trình lâu dài, nó là những đúc kết, những nhận xét được nhiều
người chấp nhận, để hướng dẫn con người trong sự nhìn nhận một khía cạnh, một
lĩnh vực của cuộc đời.


Trong quá trình lao động sản xuất,con người đã có những hiểu biết tối thiểu về
1
qui luật của tự nhiên. Thời xưa,tuy chưa có cơ sở khoa học nhưng bằng những
kinh nghiệm qua thực tế, tổ tiên chúng ta đã nắm được những chừng mực nhất
định của qui luật tự nhiên. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc
kết thành những câu xuôi tai hoặc vần vè đọc trong dân gian, được truyền
miệng cho nhau. Đó là những câu ca dao tục ngữ nói về thời thiết khí hậu,
chăn nuôi, cày cấy, các quan hệ giữa con người với tự nhiên...Tục ngữ ca dao
có 2 vế : vế đầu là nguyên nhân, vế sau là kết quả.
c) Hệ thống tục ngữ ca dao nói về thời tiết,khí hậu.
Tổ tiên người Việt gắn liền với nền văn minh lúa nước, sản xuất nông
nghiệp là một ngành có quan hệ chặt chẽ với thời tiết và khí hậu. Khí hậu VN
mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá đa dạng phức tạp theo không gian
và thời gian. Tuỳ theo sự thống trị của từng hoàn lưu trong các thời kì khác nhau
mà thời tiết, khí hậu nước ta có những chuyển biến khác nhau.
Trong quá trình khai thác tự nhiên, lao động sản xuất, tuy trình độ nhận
thức về các qui luật tự nhiên chưa sâu sắc lắm, nhưng qua quá trình quan sát lâu
dài các hiện tượng tự nhiên, nhân dân ta cũng rút ra được những qui luật của nó,
đặc biệt là các qui luật thời tiết, khí hậu và lưu truyền trong dân gian để mọi
người và thế hệ sau có thể nhận biết được, để hạn chế và phòng tránh các tác hại
cũng như khai thác mặt tích cực của nó phục vụ lại cho đời sống sản xuất. Các
kinh nghiệm đó được đúc kết bằng những câu nói dễ lưu truyền, đó là hệ thống
các câu tục ngữ ca dao. Đây cũng có thể coi là kinh nghiệm dự báo thời tiết khí
hậu của nhân dân ta dựa trên kinh nghiệm quan sát các hiện tượng tự nhiên.
d)Thời tiết và khí hậu
+Thời tiết : Có thể khái niệm ngắn gọn thời tiết là những hiện tượng khí
tượng diễn ra trên bề mặt trái đất trong một thời gian ngắn nhất định. Đặc điểm
của thời tiết được thể hiện bởi sự tác động qua lại giữa nhiệt độ không khí, lượng
mây, nước rơi, gió... được gọi là các yếu tố khí tượng. Sự thay đổi của thời tiết có
tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp và nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế khác

của con người.Thời tiết ở trên cao có ảnh hưởng lớn đến giao thông hàng không
và các hoạt động trên mặt đất.
+Khí hậu : Thời tiết luôn thay đổi theo không gian và thời gian nhưng ở
một khu vực nào đấy. Còn khí hậu là chế độ nhiều năm của điều kiện khí quyển
hay chế độ trung bình nhiều năm của thời tiết. Thời tiết của một khu vực có thể rất
khác nhau giữa các mùa trong năm, nhưng trong một chu kì nhiều năm này so với
chu kì nhiều năm khác thì không có sự khác nhau rõ rệt. Hay nói cách khác khí
hậu mang tính khu vực và tính bền vững.
e) Đặc điểm chung về thời tiết, khí hậu nước ta.
Khí hậu Việt Nam chúng ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đó là khí
hậu có nền nhiệt độ và độ ẩm cao nói chung của khu vực nội chí tuyến chịu sự tác
2
động của mặt trời. Những ảnh hưởng của chế độ gió mùa đã mang lại những tính
chất thất thường trong sự phân hoá mưa và trong cấu trúc địa phương của thời tiết.
Tuỳ theo chế độ hoàn lưu trong các thời gian khác nhau mà nước ta có nhiều loại
hình thời tiết.
IV/CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.Đối tuợng thực hiện.
Học sinh khối 8 : Mỗi học sinh sưu tầm 1 – 5 câu ca dao tục ngữ về dự báo
thời tiết và khí hậu địa phương.
- Về thời gian : Học kì II - Phần II : Địa lý Việt Nam
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bắt đầu từ tuần 20 đến hết tuần 25.
- Trước khi làm bài tập GV cho học sinh ôn lại các khái niệm “thời tiết,khí
hậu”( Địa lý 6)
- Giáo viên cho học sinh xác định thế nào là ca dao tục ngữ nói về thời tiết, khí
hậu địa phương.
2.Hướng dẫn tìm nguốn sưu tầm
a)Khai thác đối tượng
Hỏi người am hiểu về khoa học dân gian, những người kinh nghiệm trong
sản xuất và đời sống. Trao đổi với ông bà, cha mẹ anh chị các người hàng xóm và

láng giềng.
b).Sưư tầm qua sách báo.
“Ca dao tục ngữ với khoa học nông nghiệp”
NXB Đà Nẵng 1999 của Hà Huy Dáp.
c)Sưu tầm qua sân chơi truyền hình.
“Chìa khoá vàng”, “Ai là triệu phú”, “Đường lên đỉnh Olympia”...
3.Một số ví dụ minh hoạ của giáo viên.
a)Dự báo thời tiết mối quan hệ giữa thực vật và thời tiết
Ví dụ : Rễ Si(Sanh) mọc trắng, điềm nắng đã đến, hay Rễ Si(Sanh) ra trắng
chẳng nắng được đâu.
- Cơ sở khoa học:mỗi khi thời tiết thay đổi thì một số loại thực vật như cây
Si(Sanh) rất nhạy cảm với thời tiết nên các hoạt động sinh lý của nó biến đổi,
Si là loại cây to, lá nhỏ, rậm cành, có nhiều rễ phụ xuống, thường mọc ở bờ
nước nên rất nhạy cảm với độ ẩm không khí, khi độ ẩm không khí tăng lên rễ
Si sinh ra trắng xoá vì hút nhiếu nước. Như vậy thời tiết rất dễ mưa nên nhân
dân ta có cách dựa vào đó để dự báo thời tiết.
b)Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa động vật với thời tiết.
Ví dụ : Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to.
Kiến bò từ dưới lên cao
3
Mang theo cơm gạo gây nên mưa rào.
Đường đi kiến đắp thành bờ,
chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi.
Kiến cánh vỡ tổ bay ra,
Bão táp mưa sa tới gần
Cơ sở khoa học:
Kiến là loại côn trùng sợ nước sống ở dưới đất, trên các cành cây, trong các
khe đá, cửa tường nên độ ẩm không khí thay đổi ắt trời sẽ mưa, kiến phải di cư
để lánh nạn, đặc biệt là kiến đen, kiến lửa, kiến mối. Nên mỗi khi trời sắp mưa ta

thường thấy kiến đen tha trứng, tha mồi chạy từ thấp lên cao hay trời sắp mưa
kiến cánh vỡ tổ bay ra khắp nơi. Qua đó ông cha ta có thể dự đoán thời tiết sắp
xảy ra.
c)Dự báo thời tiết dựa vào việc quan sát bầu trời.
Ví dụ : Dự báo bão
+Bạn chài thợ lái bảo nhau
mống đông chớp lạch quay mau về nhà.
+Rán mỡ gà có nhà thì giữ.
Hay: Đông rắc tía tía màu hồng
Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to
Nhà em tìm kiếm cây to
Chống nhà tránh bão đỡ lo sau này.
Cơ sở khoa học:
Rán mỡ gà, đông bắc tía tía hồng hồng....
Rán mỡ gà là những đám mây màu hồng giống như mỡ gà, khi đám mây này xuất
hiện trên đỉnh đầu thì có bão. Màu sắc của những đám mây mỡ gà giống như
những áng mây hồng xuất hiện ở chân trời vào sáng sớm hay hoàng hôn. Khi bão
tới gần, không khí ở trong bão xáo động mạnh làm gia tăng những hạt hơi nước
nhỏ trong không khí. Ánh sáng mặt trời chiếu qua lớp không khí này sẽ bị tán xạ
mạnh hơn, khiến các tia sáng có bước sóng ngắn tán xạ ra hết xung quanh chỉ còn
lại ánh sáng màu hồng chiếu xuống cho ta nhìn thấy
d)Dự báo thời tiết dựa vào việc quan sát mặt trăng, mặt trời.
Ví dụ : Mặt trăng má đỏ
Trời đã sắp mưa.
Cơ sở khoa học:
Ánh sáng Mặt Trời là dãy ánh sáng quang phổ gồm 7 màu. Mặt Trăng
không phát ánh sáng mà phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Nếu không khí trong
sạch tia xanh và tia tím sẽ bị khuếch tán nhiều hơn, bầu trời có màu xanh và lúc
4
ta nhìn thấy đĩa mặt trăng hay mặt trời có màu vàng. Trong trường hợp bầu trời

có nhiều nước, nhiều bụi, từ đó nhìn từ dưới đất nhìn lên bầu trời ta thấy Mặt
Trăng hay Mặt Trời có màu đỏ(Trăng má đỏ) bởi vì tia bức xạ bị khuếch tán
nhiều hơn cả. Như vậy khi thấy Mặt Trăng màu đỏ chứng tỏ không khí ẩm ướt
và vẫn đục, tình trạng thường thấy khi thời tiết chuyển xấu nên “Trăng má đỏ”
trời đã sắp mưa.
e)Dự báo thời tiết thông qua các qui luật thời tiết địa phương.
Mưa tháng 7, gãy cành Trám
Nắng tháng 8, rám trái bưởi
Giải thích :
Tháng 7 tức là tháng 8 dương lịch là thời kì hoạt động của áp thấp hội tụ
nhiệt đới, khi các nhiễu động này hoạt động thì thành mưa to gió lớn nên “Mưa
tháng 7 gãy cành Trám”. Sang tháng 8(tức tháng 9 dương lịch) thời kì này
cường độ bức xạ Mặt Trời tuy đã yếu và đã bắt đầu các đợt gió mùa đông bắc
sớm, nhưng cũng có những ngày nắng nóng khác thường phía tây chi phối nên
“tháng 8 nắng rám trái bưởi”
V/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.Nội dung và yêu cầu của bài tập
a)Học sinh ghi chép vào vở soạn hoặc vở thực hành địa lý(giáo viên đã qui định
khi học sinh học địa lý từ lớp 6)
b)-Phân loại ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết sau khi sưu tầm theo từng đối
tượng
-Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa thực vật với thời tiết.
-Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa động vật với thời tiết.
-Dự báo thời tiết qua quan sát Mặt Trăng, Mặt Trời.
-Dự báo thời tiết thông qua các qui luật của thời tiết ở địa phương
c)Bước đầu giải thích theo cơ sở khoa học của cách dự báo thời tiết qua kinh
nghiệm cuộc sống sản xuất.
2.-Phần kiểm tra theo dõi : Việc sưu tầm của từng nhóm qua vở soạn bài hoặc
vở thực hành(mỗi lớp một nhóm lớn)
-Sau tiết 36 bài 31 giáo viên thu bài và đánh giá so sánh giữa các lớp(có tuyên

dương và khuyến khích điểm thực hành)
3.Kết quả kiểm tra.
*Lớp 8/2
*Phần sưu tầm.
a)Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa thực vật với thời tiết.
+ Lá tre bóc lột,rét xộc tới nơi
5

×